Luận văn Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC



Trang

Chương 1: Giới thiệu. . . 1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . . . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . . . 2

1.2.1. Mục tiêu chung. . . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể. . . 2

1.3. Phương pháp lu ận và phương pháp nghiên c ứu. . 3

1.3.1. Phương pháp lu ận. . . 3

1.3.2. Phương pháp nghiên c ứu . . . 15

1.4. Phạm vi nghiên cứu . . . 15

1.5. Lược khảo tài liệu . . . 16

Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam chi nhánh Cần Thơ . . . 17

2.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển . . . 17

2.1.1. Năng lực của ngân hàng . . . 18

2.1.2. Sản phẩm của ngân h àng . . . 19

2.2. Chức năng, nhiệm vụ các ph òng ban . . 21

2.2.1. Ban Giám đ ốc . . . 21

2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng . . . 21

2.2.3. Sơ đồ tổ chức . . . 27

2.3. Đánh giá kết quả hoạt dộng kinh doanh . . 30

2.3.1. Phân tích thu nhập củangân hàng từ năm 2006 –2008. 30

2.3.2. Phân tích chi phí c ủa ngân hàngtừ năm 2006 –2008 . 30

2.3.3. Phân tích l ợi nhuận của ngân h àng từ năm 2006 –2008 . 32

2.4. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng . . 32

2.4.1. Thuận lợi . . . 32

2.4.2. Khó khăn . . . 33

2.4.3. Phương hư ớng . . . 33

Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh . . 35

vii

3.1. Phân tích môi trư ờng bên trong ngân hàng. . 35

3.1.1. Yếu tố nguồn nhân lực . . . 35

3.1.2. Uy tín, ấn tượng đối với khách h àng . . 35

3.1.3. Yếu tố nghiên cứu phát triển . . 36

3.1.4. Yếu tố cơ sở vật chất . . . 36

3.1.5. Yếu tố tài chính kế toán . . . 37

3.1.6. Tổ chức quản lý. . . 38

3.2. Phân tích tình hình bên ngoài ngân hàng . . 39

3.2.1. Tình hình th ị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường . 39

3.2.2. Tác động của môi trường vĩ mô . . 42

3.2.3. Môi trường vi mô . . . 46

Chương 4: Lập kế hoạch marketing cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Namchi nhánh Cần Thơ . . . 49

4.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch . . . 49

4.2. Phân tích SWOT . . . 51

4.3. Xâydựng kế hoạch . . . 52

4.3.1. Kế hoạchsản phẩm . . . 52

4.3.2. Kế hoạch về giá . . . 52

4.3.3. Kế hoạch phân phối . . . 53

4.3.4. Kế hoạch chiêu thị. . . 54

4.3.5. Kế hoạch về phương tiện hữu hình . . 60

4.3.6. Kế hoạch về quy tr ình dịch vụ . . 60

4.3.7. Kế hoạchvề con người . . . 62

4.4. Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động marketing . 65

Chương 5: Kết luận và kiến nghị . . . 67

5.1. Kết luận . . . . 67

5.2. Kiến nghị . . . . 67

Tài liệu tham khảo . . . 69

pdf79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo qui định. 2.2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng - Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng. - Thực hiện công tác phòng chống rữa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. -Chịu trách nhiệm: + Kiểm tra pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 25 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà + Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mỗi hoạt động giao dịch với khách hàng. + Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. - Đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng. 2.2.2.5. Phòng – tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. - Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hoạt động thương mại quốc tế. - Chịu trách nhiệm về việc phát triển về nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác đúng đắn đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của chi nhánh/ BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. 2.2.2.6. Phòng – tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. - Đề xuất tham mưu giám đốc chi nhánh về các biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. - Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. 2.2.2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp A. Công tác kế hoạch tổng hợp: - Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 26 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà - Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của chi nhánh qua từng thời kỳ. - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức, triển khai kế hoạch kinh doanh. - Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. B. Công tác nguồn vốn: - Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất và huy động vốn. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. - Thu thập và báo cáo với BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý. - Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán trạng thái ngoại hối của chi nhánh. - Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định. 2.2.2.9. Phòng - Tổ điện toán - Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh: +Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin (Chương trình phần mềm, máy móc thiết bị…) phục vụ hoạt động kinh doanh, khách hàng. + Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh. - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 27 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà - Tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. 2.2.2.10. Phòng Tài chính – Kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. - Quản lý thông tin và lập báo cáo. - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng. 2.2.2.11. Phòng Tổ chức – Nhân sự - Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc giám đốc và triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. 2.2.2.12. Văn phòng - Thực hiện công tác văn thư theo qui định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi – đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. - Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. - Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc. 2.2.3. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, với chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban rõ ràng và thống nhất, hoạt động của từng bộ phận được dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Ban lãnh đạo ngân hàng có năng lực quản lý chuyên môn cao, được nhân viên công ty tín nhiệm. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 28 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Ban Giám đốc PGD khu CN trà Nóc PGD Ninh Kiều PGD Thốt Nốt Khối quản lý rủi ro Khối quan hệ khách hàng Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng kế hoạch tổng hợp (bao gồm bộ phận điện toán) Phòng DVKH cá nhân Phòng DVKH doanh nghiệp (bao gồm TTQT) Phòng Quản lý dịch vụ kho quỹ Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 29 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch (2007/2006) Chênh lệch (2008/2007) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. THU NHẬP 128.777 100.429 174.262 - 28.348 - 22,01 73.833 73,52 1. Thu nhập từ lãi 86.781 84.408 149.024 - 2.373 - 2,73 64.616 76,55 Thu từ lãi cho vay 85.379 84.400 149.017 - 979 - 1,45 64.617 76,56 Thu từ lãi tiền gửi 1.402 8 7 - 1.394 - 99,43 - 1 - 12,5 2. Thu nhập ngoài lãi 41.996 16.021 25.238 - 25.975 - 61,85 9.217 57,53 II. CHI PHÍ 107.528 85.308 161.172 - 22.220 - 20,66 75.864 88,93 1. Chi phí lãi 71.636 57.550 126.338 - 14.086 - 19,66 68.788 119,53 Chi phí trả lãi tiền gửi 23.880 25.751 28.375 1.871 7,84 2.624 10,19 Chi phí trả lãi tiền vay 45.746 31.799 97.963 - 13.947 - 30,49 66.164 208,07 2. Chi phí ngoài lãi 35.892 27.758 34.834 - 8.134 - 22,66 7.076 25,49 Chi phí dự phòng rủi ro 1.200 14.222 8000 13.022 1.085,17 - 6.222 43,75 III. THU NHẬP TRƯỚC THUẾ 20.249 15.121 13.090 - 5.128 - 25,32 - 2.031 - 13,43 IV. THU NHẬP RÒNG 14.579,28 10.887,12 9.424,8 - 3.692,16 - 25,32 - 1.462,32 - 13,43 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp) Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 30 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.1. Phân tích thu nhập của ngân hàng từ năm 2006 – 2008 Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm (trang 36) ta thấy: Tổng thu nhập trong năm 2007 đạt 128.777 triệu đồng, giảm 28.348 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 22,01%. Trong đó thu nhập từ lãi đạt 86.781 triệu đồng giảm 2.373 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 2,73%. Bên cạnh đó thì thu nhập ngoài lãi cũng giảm 25.975 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 61,85%. Nhìn chung ta thấy, năm 2007 thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đều giảm so với năm 2006 nhưng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh nên tổng doanh thu cả năm của ngân hàng giảm xuống đáng kể. Nhưng năm 2008 thì thu nhập lại tăng đáng kể so với năm 2006 và 2007 mà đặc biệt là năm 2007. Cụ thể, tổng thu nhập trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 73.833 triệu đồng tương ứng 73,52%. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 64.616 triệu đồng tương ứng 76,55%, và thu nhập ngoài lãi tăng 9.217 triệu đồng tương ứng 57,53%. Sở dĩ thu nhập của Chi nhánh tăng lên đáng kể như vậy là do lãi suất đầu ra – đầu vào tăng lên so với các năm trước. Từ đó cho thấy, thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Qua 3 năm 2006 - 2008 thu nhập của Chi nhánh tăng giảm không ổn định do tỷ lệ lạm phát ngày càng cao và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ. 2.3.2. Phân tích chi phí của ngân hàng từ năm 2006 – 2008 Chi phí của Chi nhánh gồm các khoản mục: Chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi phí ngoài lãi và chi phí dự phòng rủi ro. Phần này sẽ tiến hành phân tích kết cấu chi phí để hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung chi phí của Chi nhánh cũng tăng, giảm không ổn định cùng với sự tăng, giảm thu nhập và vốn huy động. Năm 2006 tổng chi phí của Chi nhánh là 107.528 triệu đồng; năm 2006 tổng chi phí là 85.308 triệu đồng giảm 22.220 triệu đồng về tuyệt đối, giảm 20,66% về tương đối; năm 2008 tổng chi phí là 161.172 triệu đồng Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 31 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà tăng 75.864 triệu đồng về tuyệt đối, tăng 88,93% về tương đối, nguyên nhân là do khoản chi phí trả lãi tiền vay tăng cao và phải trích dự phòng rủi ro nhiều. Song song với nghiệp vụ cho vay thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng. Do đó chi phí dành cho hoạt động trả lãi là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 chi phí trả lãi là 23.880 triệu đồng chiếm 22,21% trong tổng chi phí, năm 2007 là 25.751 triệu đồng (chiếm 30,19%) tăng 1.871 triệu đồng (tăng 7,84%), năm 2008 là 28.375 triệu đồng (chiếm 17,60) tăng 2.624 triệu đồng (tăng 10,19%). Do giá vàng tăng lên một số khách hàng chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, một số khách hàng khác có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng dự trữ đầu cơ. Do đó Chi nhánh muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất lên, điều này dẫn đến chi phí cho huy động vốn tăng lên. Một khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí hoạt động của Chi nhánh là chi trả lãi tiền vay. Trả lãi tiền vay trong 2006 là 45.746 triệu đồng, năm 2007 là 31.799 triệu đồng giảm 13.947 triệu đồng tương ứng 30,49% so với năm 2006, năm 2008 chi trả lãi tiền vay là 97.963 triệu đồng, tăng 66.164 (tăng 208,07%) so với năm 2007. Trong 3 năm thì năm 2008 số lãi tiền vay phải trả tăng cao vì trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc phục khó khăn. Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng còn rất hạn chế nên chi nhánh phải vay thêm Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác nên phải trả lãi cao. Các khoản chi phí khác như: Chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang đồng phục cơ quan, chi mua sắm công cụ giao dịch, chi bảo dưỡng công cụ thường xuyên, chi thuê nhà, chi văn phòng phẩm, chi thuê mặt bằng, công cụ lao động, chi xăng dầu, công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,... chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Chi nhánh (hơn 20%). Đây là những khoản chi mà trong những năm tới Chi nhánh nên có biện pháp để hạn chế tăng như tiết kiệm Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 32 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi lại công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,... Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định Chi nhánh không quản lý tốt những khoản chi của mình, bởi có những điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh buộc phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, lãi vay ngân hàng Đầu tư Trung ương,...) mà trái lại chính những tác động đó tạo cho Chi nhánh cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí phát sinh không cần thiết có như vậy mới góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh. 2.3.3. Phân tích lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2006 – 2008 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà tất cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hướng đến, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, để đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển của mình BIDV – Cần Thơ cũng không ngoại lệ, từ bảng số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh ta ta thấy lợi nhuận của BIDV – Cần Thơ có sự giảm sút qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 20.249 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 15.121 triệu đồng giảm 25,32% so với năm 2006, năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 13.090 triệu đồng giảm 13,43% so với năm 2007. Lý do lợi nhuận trước thuế của năm 2007 và 2008 giảm so với năm 2006 là do phải trích dự phòng rủi ro nhiều và các khoản chi phí khác tăng quá cao. 2.4. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng 2.4.1. Thuận lợi - Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các cơ quan Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Nền kinh tế của thành phố có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả cao do đó tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ. - Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 33 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà - Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. - Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Vị thế, uy tín của BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng ngày càng được củng cố và nâng cao. Mối quan hện giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển. 2.4.2. Khó khăn - Số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng trong khi đó trụ sở chi nhánh thì không được rộng. - Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi năng suất cao trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế. - Do mới hiện đại hoá ngân hàng vài năm gần đây nên có một số nghiệp vụ chưa triển khai. Điều này làm hạn chế các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. - Do mạng lưới chưa được mở rộng đến từng quận, huyện mà còn tập trung ở thành phố Cần Thơ và những nơi lân cận nên làm hạn chế nguồn huy động đầu vào. - Sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng trên địa bàn làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. - Bên cạnh đó, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, số đơn hàng, việc làm giảm, nhiều doanh nghiệp đang phải cắt giảm lao động, nên tạm thời giãn, hoãn thời gian thực hiện các dự án đầu tư, việc vay vốn các dự án cũng sẽ giảm. .2.4.3. Phương hướng Trên nền tảng kết quả đạt được năm 2008, năm 2009 BIDV Cần Thơ tiếp tục phát triển theo mục tiêu, phương châm kinh doanh "Chất lượng - Tăng trưởng bền vững -Hiệu quả -An toàn" làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả, chất lượng bền vững và kiểm soát được được rủi ro, thực hiện đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ kinh doanh, không ngừng nâng Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 34 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng cung ra thị trường các sản phẩm có tính đột phá, khác biệt, sức cạnh tranh cao. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động kinh doanh, tăng cường hoạt động quản lý, phân tích thực trạng, đánh giá chất lượng các hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, đúng đắn, rõ ràng, minh bạch đảm bảo cho ngân hàng hoạt động "Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn". Chuyển đổi cơ cấu hoạt hoạt đông, đổi mới cách thức quản lý - quản trị kinh donah - quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại, phát huy vai trò chủ đạo trong thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trên địa bàn, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 35 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 3.1. Phân tích môi trường bên trong ngân hàng 3.1.1. Yếu tố nguồn nhân lực BIDV Cần Thơ nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển và thành công. Vì vậy một vấn đề được BIDV quan tâm đó là đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thông qua thực hiện các biện pháp sau:  Quan tâm hơn đến công tác tuyển dụng những nhân viên có đầy đủ trình độ và bằng cấp.  Ở Việt Nam, hàng năm hệ thống các trường đại học, cao đẳng cung cấp hàng ngàn sinh viên ra trường ở nhiều ngành nghề khác nhau với số lượng lớn các sinh viên tốt nghiệp về Tài chính Ngân hàng. Cũng có lượng lớn các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Khoa Tài chính Ngân hàng ở nước ngoài muốn trở về làm việc cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hàng năm cũng có một khối lượng lớn sinh viên ra trường cần có việc làm, đây cũng là một nguồn nhân lực dồi dào cho BIDV Cần Thơ.  Hàng năm, BIDV đều tổ chức thi tuyển để lựa chọn các nhân lực đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu vào làm việc.  Để giữ đội ngũ nhân viên có kỹ năng và bằng cấp làm việc lâu dài tại một ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay cũng là một thách thức đối với BIDV.  Trình độ nhân viên: Hầu hết nhân viên đều tốt nghiệp đại học, bên cạnh đó còn có một số nhân viên trong quá trình làm việc muốn nâng cao trình độ của mình nên đã đăng ký đi học cao học để có thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra, mỗi phòng đều có trưởng phòng, phó phòng điều hành và giải quyết công việc nên công việc của ngày trước không bị tồn đọng lại ngày sau. 3.1.2. Uy tín, ấn tượng đối với khách hàng Trong thời gian xảy ra khủng hoảng, BIDV đã đi tiên phong trong việc điều chỉnh giảm lãi suất đã tạo nên ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Điều đó đã giúp cho Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 36 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Đồng thời, công tác phân loại khách hàng để áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, thiết thực luôn được BIDV tuân thủ và thực hiện tốt trong thời gian qua, mang lại hiệu quả đặc biệt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao. Các chính sách tín dụng theo nhiều chương trình, đối tượng này của BIDV đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và được nhiều đối tượng khách hàng đánh giá tích cực. Đây cũng là hoạt động để giữ nguyên các cam kết với khách hàng theo các chương trình đã triển khai, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, đồng thời điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp hơn với diễn biến thị trường, khẳng định rõ chính sách tín dụng của BIDV. 3.1.3. Yếu tố nghiên cứu và phát triển Nằm trong hệ thống BIDV Việt Nam nên hoạt động nghiên cứu và phát triển do hệ thống BIDV Việt Nam đảm nhiệm. 3.1.4. Yếu tố cơ sở vật chất Cơ sở vật chất các thiết bị văn phòng hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi nhân viên được trang bị máy tính riêng để thuận tiện làm việc. Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 37 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà 3.1.5. Yếu tố tài chính kế toán Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính của 3 năm 2006 – 2007 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn triệu đồng 838.007 946.538 1.080.065 Tổng vốn huy động triệu đồng 509.839 428.209 493.848 Doanh số thu nợ triệu đồng 2.751.681 2.480.427 3.205.555 Tổng dư nợ triệu đồng 808.045 922.827 1.069.181 Dư nợ bình quân triệu đồng 735.137 674.968 982.088 Nợ quá hạn triệu đồng 4.887 1.146 112.598 VHĐ/ Tổng NV % 60,84 45,24 45,72 Tổng dư nợ/VHĐ % 96,42 97,49 98,99 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 0,6 0,12 10,53 Vòng quay vốn tín dụng lần 3,74 3,67 3,08 LN ròng/DT thuần % 11,33 10,84 5,41  Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ vốn trên cho thấy tỷ lệ vốn huy động/ tổng tài sản tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2006 là 60,84%, năm 2007 là 45,24% và năm 2008 là 45,72%. Tỉ lệ này có xu hướng giảm cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngay càng khó khăn hơn trước, mà nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng không đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác về lãi suất (do BIDV Cần Thơ là ngân hàng thương mại nhà nước nên việc điều chỉnh lãi suất không được chủ động mà phải theo hệ thống).  Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỉ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng đã không đạt hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỉ lệ này luôn thấp hơn 100%, năm 2006 tỉ lệ này là 96,42%, năm 2007 là 97,49% và năm 2008 là Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ GVHD: Phạm Lê Thông - 38 - SVTH: Lê Thị Ngọc Hà 98,99%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động được rất có hiệu quả.  Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, tỉ lệ này không vượt quá 5% là tốt. Tỷ lệ này vào 2 năm 2006 và 2007 là rất tốt (0,6% và 0,12%). Tuy nhiên, năm 2008 được xem là năm đầy khó khăn đối với chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng rất cao 10,53% vượt quá mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Nguyên nhân là do sự làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính xảy ra.  Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lượng quay vòng vốn là vốn ngắn hạn vì thời gian trả nợ ngắn. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm đều giảm, năm 2006 vòng quay vốn là 3,74 lần, năm 2007 là 3,67 lần nhưng đến năm 2008 là 3,08 lần. Năm 2008 định kỳ hạn nợ cho vay kéo dài ra do sản xuất kinh doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLập kế hoạch marketing cho ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan