Luận văn Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức tại Việt Nam hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.9

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.11

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.14

7. Kết cấu của Luận văn .15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO

THÍ, KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM .16

1.1. Các khái niệm liên quan.16

1.1.1. Khái niệm quan lại .16

1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại.18

1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa .19

1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam.21

1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại .21

1.2.1.1.Chế độ tuyển chọn quan lại.21

1.2.1.2.Chế độ sử dụng quan lại.25

1.2.2. Sơ lược về lệ khảo thí, khảo khóa .32

1.3. Tính kế thừa có chọn lọc của lịch sử hành chính.36

1.3.1. Quy luật của tính kế thừa lịch sử.36

1.3.2. Học hỏi và kế thừa có chọn lọc chế độ quan lại trong lịch sử .38

1.3.2.1.Sự kế thừa chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Việt Nam .38

1.3.2.2.Học hỏi kinh nghiệm chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Trung Quốc.41

Tiểu kết chương 1:.48

CHƯƠNG 2: LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG

(1460 – 1497).49

2.1. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh

Tông .49

pdf142 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiêm trọng. Mặc dầu khi lên ngôi vua Lê Thái Tông đã muốn củng cố sự thống nhất quốc gia bằng việc cùng các quan văn, võ trong triều, tế cáo trời đất, cùng nhau “giết ngựa trắng lấy máu ăn thề”, nhưng mưu đồ phân chia quyền lực giữa các tộc thiểu số vẫn liên tiếp diễn ra. Năm 1435, tù trưởng châu Ngọc Ma, Nghệ An; năm 1441, tù trưởng châu Thuận Mỗi, Sơn La; năm 1446, tù trưởng huyện Thu Vật, Tuyên Quang... thi nhau nổi dậy làm phản. Đó là thời vua Lê Thái Tông. Đến thời vua Lê Nhân Tông và thời Lê Nghi Dân tình hình này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. - Nội bộ suy yếu, giặc ngoại xâm được dịp tràn đến. Ở phía Nam và suốt dọc bờ biển phía Đông, từ Bắc chí Nam, giặc Chiêm Thành kéo đến cướp phá tàn sát dân Việt. Ở vùng biên giới phía Bắc, bọn xâm lược bành trướng xúi giục, chia rẽ, lôi kéo một số tù trưởng phản động nổi lên chống lại triều đình, đem đất, đem dân dâng nộp cho chúng. Nhiều vùng lãnh thổ của đất nước đã rơi vào tay giặc. Nguy cơ mất nước vì nạn ngoại xâm càng ngày càng lớn dần, mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt. 56 Thứ ba, khủng hoảng cung đình là nguyên nhân trực tiếp khiến vua Lê Thánh Tông phải tiến hành cải cách hành chính. Sau đại thắng quân Minh, tưởng chừng như đất nước mãi mãi đi lên mà không còn có trở lực nào có thể ngăn cản nổi, không kẻ thù xâm lược nào dám đụng đến nước Đại Việt nữa. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Ngay trong những năm đầu trị vì của vua Lê Lợi - ông vua đầu tiên của triều Lê (1428 - 1433) đã xuất hiện những mầm mống của khủng hoảng. Nguy cơ ngoại xâm tạm yên, mối hoạ trong nước đã bắt đầu âm ỉ. Nguyễn Chích, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi - những đại công thần ấy của triều Lê, những người đã từng nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử cùng vua Lê Lợi trong kháng chiến, nay vẫn giữ tròn đạo trung với vua, lần lượt đều bị khép vào tội tử hình vì những lý do khác nhau. Vua Lê Lợi chết, Lê Thái Tông nối ngôi. Vua Lê Thái Tông đã làm cho tình hình đất nước ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng. Vua Lê Thái Tông thiếu bản lĩnh lại ưa thích xu nịnh. Xung quanh vua Lê Thái Tông là những quan lại đầy mưu mô, xảo quyệt. Những ai giám can ngăn vua làm điều trái đều bị mất chức, bị lưu đầy hoặc bị giết hại. Vua Lê Thái Tông chết, Bang Cơ lên ngôi vua khi vẫn còn rất nhỏ. Nguyễn Thị Anh buông rèm ngồi trị nước thay con. Người đàn bà mưu mô, xảo quyệt, lắm tham vọng này đã cùng với anh trai mình là Nguyễn Phù Lộ và bọn nịnh quan, lập thành phe phái, chi phối, lũng đoạn mọi công việc của triều đình. Họ không từ bất cứ thủ đoạn nham hiểm nào để đàn áp, thủ tiêu những người không cùng phe cánh. Chốn triều đình, người có đức, có tài bị ức hiếp hoặc vô hiệu hoá; bọn bất tài, thất đức tha hồ tác ai, tác quái, quấy đảo ở triều đình và các cấp hành chính. Năm 1459, Lê Nghi Dân - con cả vua Lê Thái Tông, bị cha truất quyền kế vị, nửa đêm cùng với những người thân tín đột nhập hoàng thành giết em ruột mình là Bang Cơ, tức vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái Hậu - mẹ Bang Cơ rồi tự xưng làm vua. Nghi Dân ở ngôi vua được 8 tháng. Do tính tình hung bạo, sa đoạ, nên các quan trong triều rất oán giận. Tháng 6 năm 1459, đảo chính xảy ra tại cung đình, Nghi Dân cùng bọn tay chân của y đều bị giết chết. Khắc Xương là con thứ ba của vua Lê Thái Tông được tôn lên ngôi vua. Vốn là người yếu đuối, Khắc Xương lo sợ cho tính mạng của mình nên một mực từ chối ngồi vào 57 ngai vàng. Các quan tiến bộ trong triều quyết định rước người con út của vua Lê Thái Tông là Lê Tư Thành về kinh đô và tôn ông lên làm vua, năm ấy ông mới 18 tuổi. Như vậy, với những nguyên nhân đã nêu trên, dựa trên những điều kiện sẵn có của Đại Việt bấy giờ, Lê Thánh Tông quyết định thực hiện một cuộc cải cách hành chính đất nước. Trước những tồn tại mà thực tế đặt ra, ông đã thực hiện cuộc cải cách hành chính này trên hai nội dung chủ yếu, đó là cải cách bộ mày hành chính và cải cách chế độ quan lại. Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Thái Tổ còn quá nhiều tầng nấc, chưa có quy củ rõ ràng. Tính cách tạm thời và phân tán quyền lực của bộ máy thời bấy giờ chỉ thích ứng với hoàn cảnh xã hội sau chiến tranh còn khá lỏng lẻo. Trải qua các đời vua, bộ máy nhà nước cơ bản được đặt ra khá hoàn thiện, nhưng lại chưa có cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động cụ thể. Khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành những cải cách sâu sắc làm cho bộ máy hành chính nhà nước ngày càng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và từng bước phát triển một cách vững chắc. Ông đã kiên trì cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương theo những mục tiêu: - Gọn, nhẹ mà có hiệu lực; - Chọn được những người thực sự có tài, có đức để bổ dụng làm quan; - Loại bỏ kịp thời bọn tham quan, ô lại, những quan lại không xứng chức. Với những mục tiêu cụ thể để thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính dưới triều Lê Thánh Tông là bộ máy điều hành có cơ cấu hoàn chỉnh hơn tất cả những bộ máy quản lý của các triều đại trước đó. Nó gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả cao. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ hỗ trợ, giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận trong bộ máy nhà nước được phân định tương đối rõ ràng, không có hiện tượng chồng chéo lẫn nhau. Quan niệm về sự cần thiết phải có đội ngũ quan lại chuyên nghiệp, trung thành với triều đại của mình thể hiện rất rõ trong các chiếu dụ của vua Lê Thánh Tông. Ông đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết của mình để tạo dựng một đội ngũ quan lại giúp việc đáp ứng được tiêu chuẩn “hiền - tài”. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để cải cách quan chế và triển khai các biện pháp hình thành đội ngũ quan lại là bản dụ Hiệu định quan chế (Hoàng triều quan chế) của vua Lê Thánh Tông và nhiều văn bản khác như: Lệ khảo khoá năm 1470, Sắc chỉ năm 1480, Điều lệnh năm 1485, Chiếu chỉ năm 1487 và đặc biệt là vào năm 1483 58 ông cho ban bố Bộ luật Hồng Đức, trong đó có nhiều điều khoản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của quan lại. Chế độ quan lại dưới triều Lê Thánh Tông được cải cách khá toàn diện, từ việc tuyển chọn, đào tạo; kiểm tra, giám sát đến việc khen thưởng và xử phạt đội ngũ quan lại triều đình đều được Lê Thánh Tông quan tâm. Để đội ngũ quan lại triều đình phát huy được hết tài năng, đức độ của họ trong thi hành nhiệm vụ, Lê Thánh Tông đã tỏ ra rất nghiêm khắc và chặt chẽ trong việc đặt ra những lệ mới và tiến hành các biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại các cấp. Để khuyến khích và bắt buộc các lại, quan đương chức phải luôn trau dồi năng lực, đạo đức và loại bỏ kịp thời những quan lại thoái hoá, biến chất, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “Khảo thí” và “Khảo khoá” quan lại. 2.1.2.2. Xuất phát từ mục đích cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông Việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa mục đích chính là nhằm kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực và phẩm hạnh của đội ngũ quan lại trong triều đình từ trung ương đến địa phương. Tùy vào từng triều đại mà mục đích, niên hạn, tiêu chí thực hiện khảo thí, khảo khóa được thực hiện khác nhau. Nhận thức được vai trò đặc biệt của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa; dưới thời Lê Thánh Tông, lệ khảo thí, khảo khóa được xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện như một lệ không thể bỏ qua. Có thể nói rằng, mục đích cụ thể của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa chính là phục vụ cho việc thực hiện cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông. Việc ban hành và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa là tối quan trọng và cần thiết để thực hiện mục đích cải cách đội ngũ quan lại vì những lý do sau đây: Thứ nhất, khảo thí, khảo khóa thường xuyên giúp hạn chế những vấn đề còn tồn tại từ việc tuyển chọn quan lại bằng chế độ khoa cử. Triều Lê sơ thực hiện khoa cử rộng khắp với tất cả các đối tượng, từ kẻ giàu đến người nghèo, từ nam đến nữ, từ những người trong kinh đến những người là thường dân ngoại đạo, tất cả mọi người chỉ cần là người được xã trưởng xác nhận về tư cách, đạo đức và không thuộc vào đối tượng: người phạm vào tội thập ác, con nhà phường hát. So với các triều đại trước, triều Lê sơ đã mạnh dạn mở rộng khoa cử đến tất cả các đối tượng. Cứ 3 năm một lần các khoa thi được mở ra để lựa chọn người tài. Mặc dù đã có những quy chế kiểm soát hoạt động tuyển chọn quan lại qua con đường khoa cử chặt chẽ và nghiêm minh hơn so với các triều đại trước, song giai đoạn đầu 59 thực hiện chế độ khoa cử mở rộng vẫn còn tồn tại vấn nạn mua quan, thi hộ, Mãi sau đó, những quy định hà khắc, chặt chẽ được ban hành mới làm giảm phần nào những vấn nạn tồn tại trong chế độ khoa cử. Để hạn chế việc mua quan, bán chức, thi hộ, đưa – nhận hối lội, vua Lê Thánh Tông cần có một biện pháp để thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng về cả đức và tài đội ngũ quan lại, kể cả đối với người vừa mới thi đỗ các kỳ thi hay đã làm quan lâu năm. Lệ khảo thí, khảo khóa vì thế được xây dựng và triển khai thực hiện rộng khắp, đối với tất cả các quan lại, không kể phẩm trật, vị trí làm việc. Thứ hai, khảo thí, khảo khóa đánh giá phẩm hạnh của đội ngũ quan lại, hạn chế sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của đội ngũ quan lại trong triều đình. Việc quan lại trong triều đình, đặc biệt là những vị quan đại thần được giao nhiều quyền hạn có những hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, hà hiếp bóc lột dân chúng, không tôn trọng nhân dân, tồn tại dưới thời phong kiến là một điều không khó để nhận thấy. Những vấn nạn này nhiều đến mức vua Lê Thái Tông đã phải ra lệnh chỉ nêu rõ: “Nay các khanh không kính giữ phép công, người giữ tiền bạc, sổ sách của cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ. Thuế đáng thu hay đáng miễn thì không chịu phê tâu dứt khoát để làm khổ dân. Người coi quan thì không thương dân đau khổ, còn kẻ coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, tha cho người giầu, bắt tội người nghèo, xử kiện không công bằng, chỉ gây bè phái lo hối lộ, làm việc không siêng năng, chỉ thích ăn uống, nhậu nhẹt” [5; tr332]. Để đánh giá đúng phẩm hạnh và hạn chế sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của đội ngũ quan lại trong tiều đình, vua Lê Thánh Tông thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa theo niên hạn 3 năm với đội ngũ quan lại. Song khác với những triều đại khác chỉ chú trọng kiểm tra và đánh giá trình độ kiến thức của đội ngũ quan lại, Lê Thánh Tông đã tập trung hơn vào việc đánh giá tư cách, phẩm chất đạo đức của đội ngũ quan lại, thông qua việc đánh giá về đời sống nhân dân nơi quan viên cai quản, sự mẫn cán của quan lại, thái độ làm việc có được lòng dân hay không, Thứ ba, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa giúp xây dựng một đội ngũ quan lại chất lượng từ trung ương đến địa phương, góp phần thực hiện cải cách hành chính nhà nước được thực hiện hiệu quả. Với mục đích xây dựng lực lượng thực hiện cải cách hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, góp phần đưa Đại Việt phong kiến đạt đến sự phát 60 triển cực thịnh, vua Lê Thánh Tông nhận thấy rõ vai trò và những đóng góp của đội ngũ quan lại. Bất kể là quan văn hay quan võ, ở trung ương hay địa phương đều cần có những chính sách phù hợp để động viên, khích lệ tinh thần đội ngũ quan lại. Trong lịch sử thực hiện các cuộc cải cách, đổi mới thời phong kiến trước cuộc cải cách hành chính được thực hiện bởi vua Lê Thánh Tông, các triều đại khác cũng đã từng thực hiện những cuộc cải cách, đổi mới trên nhiều phương diện và nội dung khác nhau: cải cách hành chính dưới thời Khúc Hạo, Lý Công Uẩn thực hiện đổi mới đất nước, Trần Thủ Độ đổi mới toàn diện xã hội, hay Hồ Quý Ly thực hiện cải cách xã hội. Mỗi cuộc cải cách, đổi mới đều đạt được những thành công nhất định với việc xây dựng và phát triển đất nước. Song có thể thấy rằng, những cuộc cải cách đổi mới trước Lê Thánh Tông vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả nhất, bởi chỉ tập trung cải cách, đổi mới các cơ chế, chính sách mà chưa tập trung cách tân đội ngũ tổ chức và thực hiện các chính sách đó. Ngay như cuộc cải cải hành chính của Khúc Hạo, mặc dù đã quan tâm đến tổ chức lại bộ máy nhà nước; cải cách cơ chế hành chính; đặt thêm chức quan để trông coi, quản lý các xã (trước đó chính quyền đô hộ chưa bao giờ đặt ra các chức xã quan để quản lý các xã) nhưng chưa đi sâu quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, các chức quan; đồng thời cũng chưa chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ quan lại đủ đức đủ tài thực hiện cải cách hành chính đồng bộ và thống nhất cho triều đình. Do vậy, cải cách hành chính của Khúc Hạo dù đã đem lại sự vững vàng và ổn định hơn cho đất nước song chưa đưa đất nước đạt đến sự phát triển hưng thịnh được như cải cách của Lê Thánh Tông. Bằng việc chú trọng vào cải cách chế độ quan lại; chú trọng kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ quan lại đang làm việc từ trung ương đến địa phương, vua Lê Thánh Tông đã gây dựng được một nguồn lực vừa đủ đức vừa đủ tài, một nguồn nhân lực lớn mạnh, góp phần tạo nên thành công của cuộc cải cách hành chính nhà nước đương thời nói chung và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ quan lại nói riêng. 2.2. Nội dung lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông 2.2.1. Mục đích thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa 2.2.1.1. Làm cơ sở để thực hiện các chế độ sử dụng quan lại Kết quả của các kỳ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông trước tiên được lấy làm cơ sở để đánh giá quan lại theo từng hạng, bậc; từ đó thực hiện các chế độ sử 61 dụng đối với quan lại. Tùy thuộc vào kết quả của kỳ khảo thí, khảo khóa đã đạt được mà các quan lại có thể sẽ được thăng quan, thăng thưởng, hay giáng chức; được tuyển bổ hoặc bị luân chuyển đến vùng khác hay giản thải; nhiều quan lại có thể đổi ngạch đang đảm nhiệm sao cho phù hợp với năng lực thực tế của các quan lại. Tháng 2 năm 1478, vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ rằng: “Xét các quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan Nho học dạy dỗ nhân tài, hàng năm có người được sung cống sĩ hay không, nhiều hay ít, đều ghi tên tâu lên để định việc thăng hay giáng” [5; tr471]. - Kết quả khảo khóa làm cơ sở để thực hiện chế độ thăng thưởng, ví dụ như: “Quan viên nào không phải kẻ phạm tội bị giáng chức nếu đã đủ lệ khảo khóa thì cho được thăng chức như lệ quan viên các xứ. Nếu khảo khóa là xứng chức thì chỉ được thăng lên Thừa ty bản xứ, không được chuyển đổi về chỗ gần” [5; tr502]. Chiếu năm 1496 có quy định: “Giám sinh, nho sinh, học sinh, án lại, lại viên các nha môn thi hội đã trúng nhiều kỳ làm việc lâu năm, biết việc, siêng năng và có quân công thì ban đầu được trao các chức Tri huyện, Tri châu, Huyện thừa, Đồng tri châu, Thủ lĩnh, tự ban; đủ 3 năm không phạm lỗi gì thì mới cho thực thụ; sau 6 năm không phạm lỗi thì Tri huyện, Tri châu được thăng bổ Viên ngoại lang; Huyện thừa, Đồng tri châu, Tri hạ, Điển hạ, Tự ban được bổ các chức Tư vụ, Chủ sự, Thôi quan, Đô quan; đủ 6 lần khoá không phạm lỗi thì Viên ngoại lang, Đồng tri phủ mới được thăng làm tri phủ” [5; tr515]. - Trong quá trình làm việc, nếu có vị trí nào bị khuyết cần chọn bổ cũng được lựa chọn dựa trên việc khảo khóa để tuyển bổ: “Thừa ty, Hiến sát là những phương diện quan, trách nhiệm đã tôn, quyền uy cũng trọng, khi tuyển bổ phải dùng người tốt. Nếu bị khuyết: Tham nghị thì dùng quan từ lục phẩm trở lên: có tài năng kiến thức và uy tín, nhậm chức đủ 4 lần khảo khóa trở lên; Hiến sát thì dùng quan các nha môn, khoa đài, Quốc tử giám, Lục tự mà thanh liêm, sáng suốt, từng trải đủ 4 lần khảo khóa trở lên được mọi người suy tôn ca ngợi, theo lệ mà tuyển bổ” [5; tr496]. - Sau kỳ khảo khóa, dựa vào năng lực công tác có thể được quyết định đổi ngạch: “Năm ấy (năm 1496) có sắc chỉ cho chỉ huy các vệ ty túc trực làm việc đủ hạn 4 lần khảo khóa trở lên, có người nào giữ công chăm việc, không tội lỗi, thì trưởng quan của vệ xét thực làm tờ trình lên, Lại bộ theo chỗ khuyết mà đổi bổ sang văn chức” [3; tr567]; hoặc 62 thuyên chuyển vị trí công tác: “Các quan viên nhận chức ở vùng đất độc hại đã đủ hai lần khảo khóa trở lên mà xứng đáng với chức vụ, không có tội lỗi, thì Lại bộ xét thực rồi điều chuyển về chỗ đất lành” [5; tr480]. - Kết quả khảo thí, khảo khóa làm cơ sở để tiến hành chế độ giản thải quan lại. Việc tổ chức khoa thi lấy đỗ nhiều tiến sĩ làm cho bộ máy quan lại ngày càng phình to, tốn kém. Do vậy, vua có chủ trương giảm bớt bằng cách tiến hành rà soát quan lại: “Trưởng quan theo đạo công xét kỹ những quan viên dưới quyền giản hoặc có người hèn kém bỉ ổi không thể làm việc được giao bộ Lại xét thực đều bắt về hưu. Lại chọn người từng trải làm được có tài khí kiến thức thông thạo mà thay bổ vào” [9; tr178]. Ngay cả chức danh xã trưởng tại các địa phương cũng được vua đưa ra quy định thực hiện chế độ khảo hạch, giám sát để giản thải một cách nghiêm khắc: “Quan phủ huyện châu theo phép công mà phúc khám, không câu nệ là xã chính, xã sử hay xã tư cứ người nào làm việc cẩn thận chu đáo nên giữ lại, còn người nào gian tham bỉ ổi không biết chức đều tinh giản cho về, các hạng già lão ốm đau đều hoàn làm dân” [9; tr178]. Năm 1467 dưới triều Lê Thánh Tông, “khảo thi và sa thải bọn Đông cung thị giảng là Vũ Nguyên Tiềm và Tạ Bưu ở Phụng Nghi đường” [5; tr423]. Phép khảo thí và khảo khóa được thực hiện nghiêm ngặt, các quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông không một ai nghĩ rằng khi đã được phong quan thì sẽ được làm quan suốt đời. Họ luôn đứng trước nguy cơ bị bãi chức nếu như tài năng và đức độ không đáp ứng. Việc thực hiện khảo thí, khảo khóa quan lại vừa là động lực vừa là áp lực kích thích sự rèn luyện thường xuyên của quan lại cả về khả năng và đức hạnh để được đánh giá là xứng chức. Tháng 3 năm 1479, ra sắc chỉ rằng: “Các quan viên lười biếng, bì ổi, đê tiện, yếu hèn, nếu là con cháu công thần thì bãi chức bắt về làm dân, nếu là còn cháu thường dân thì bãi chức sung quân” [5; tr475] Năm 1480 ông cũng quy định rõ: “Hình quan và các quan thừa hiến phủ, huyện các xứ xét xử án kiện, lấy của đút thì nhiều, giữ lẽ công thì ít, có trường hợp để ứ đọng văn án đến 3, 4 năm; có trường hợp nha môn trên dưới đùn đẩy lẫn nhau, đổi trắng thay đen, cho trái làm phải, gian trá trăm cách, lý ngay không được tỏ bày, oan trái nhiều, sầu than lắm, đến nỗi hạn hán xảy ra luôn, Triều thần phải công bằng mà lựa chọn hoặc sa thải hình 63 quan và quan thừa hiến phủ huyện các xứ để đều được người giỏi, xét xử đung lẽ, phải tâu lên để thi hành” [5; tr481]. Như vậy, mục đích đầu tiên của việc thực hiện chế độ khảo khóa là để làm căn cứ thưởng, phạt quan lại (thăng giáng chức tước phẩm hàm hoặc cấp thêm bổng lộc), vừa để làm căn cứ chọn bổ, điều chuyển quan lại cho phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, vừa để giản thải quan lại. 2.2.1.2. Nâng cao ý thức đạo đức đội ngũ quan lại triều đình Lê Thánh Tông lên ngôi vua giữa lúc tình hình chính trị đất nước đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, ông đã chứng kiến những hành vi của bọn tham quan ô lại bạo ngược cậy quyền cậy thế, vơ vét tận đáy của cái của lương dân. Cho nên trong cải cách nền hành chính quốc gia, ông cho rằng, cải cách quan lại đóng vai trò chủ yếu. Với quan điểm: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài thềm, bậc dẫn đến họa loạn”. Để sử dụng đội ngũ quan lại sao cho phù hợp nhất, cần phải biết được đâu là người hay, kẻ dở, trong trăm quan ai là người có thực tài, mẫn cán, yêu nước thương dân, ai là người vô tài, vô đức, làm thì láo mà báo cáo thì hay, nhũng nhiễu dân chúng Trên cơ sở đó, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa thường xuyên giúp nhắc nhở quan lại phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình, kích thích sự rèn luyện thường xuyên của quan lại cả về năng lực và đức hạnh để đáp ứng với yêu cầu thực tế, gắn trách nhiệm của quan lại với việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tháng 11 năm 1471, khi ra chỉ dụ về việc cấm để chậm các kì khảo khóa vua Lê Thánh Tông có nói rằng: “Phéo khảo khóa cốt để phân biệt người hay kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước” [5; tr458]. Đối với quan lại, Lê Thánh Tông không chỉ yêu cầu tài năng mà còn cần phải đáp ứng yêu cầu về đạo đức. Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên của triều Hậu Lê đưa ra nội dung khảo khóa về tư cách đạo đức. Vì vậy, người làm quan cần phải giữ gìn và nâng cao đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với bản thân quan lại, với công việc. Để đáp ứng được yêu cầu của các kỳ khảo khóa, các quan lại không còn cách nào khác ngoài việc giữ gìn phẩm cách người quân tử và nâng cao đạo đức công vụ. Trong công cuộc cải cách hành chính, Lê Thánh Tông chú ý nhất là vấn đề cải cách con người, đề cao thực tài và tâm đức của người làm quan trong hoạt động công vụ thì mới làm cho đất nước phát triển được, những chính sách của nhà vua mới có thể thực hiện được triệt để. Vì vậy, để tìm 64 ra được người tài năng đức độ, thấy được kẻ kém cỏi, quan tham đồng thời luôn thúc giục quan lại nâng cao đạo đức công vụ không có cách nào khác ngoài việc thực hiện chế độ khảo khóa quan lại thường xuyên. Khảo thí cũng được thực hiện đúng theo niên hạn, thực hiện trên cả phương diện trình độ kiến thức và thái độ làm việc. Mỗi một vị quan khi được cân nhắc về việc thăng chức hay chọn bổ đều phải căn cứ vào kết quả của những kỳ khảo thí, khảo khóa gần nhất. Thậm chí, có những vị trí cần phải xét đến 4 kỳ khảo thí mới được. Khi nhắc đến việc khảo thí chức huấn đạo ở các phủ, Lê Thánh Tông có lời: “Nếu khuyết viên huấn đạo nào thì sai quan sở tại chọn giám sinh các đường và lại viên các nha môn, người nào thi hội trúng các kỳ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, lại có hạnh kiểm, học vấn, từ 35 tuổi trở lên, theo như lệ năm trước, khảo thi 4 kỳ đều đỗ thì mới cho làm” [5; tr411]. Như vậy, cả việc thực hiện khảo thí và khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông đều trở thành cơ sở để áp dụng các chế độ quan lại khác đối với đội ngũ quan lại. Trên cơ sở thực hiện khảo thí, khảo khóa theo niên hạn đã định, đội ngũ quan lại tích cực trau dồi và rèn luyện kiến thức, kỹ năng cũng như phẩm chất đạo đức, góp phần nâng cao ý thức đạo đức trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao của mình. 2.2.2. Kỳ hạn thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa Lệ khảo thí được thực hiện theo niên hạn 3 năm một lần. Cứ 3 năm một lần, các quan lại đương chức từ quan nhất phẩm đến cửu phẩm, cả quan văn lẫn quan võ, từ trong kinh đến ngoài đạo đều phải trải qua khảo thí. Ngay cả đối với những người đã đỗ trong các kỳ thi Đình, được bổ làm quan, đến kỳ khảo thí cũng phải khảo thí. Người thi đỗ được xét ban thưởng hoặc thăng chức. Lại, quan không thi đỗ liền bị giáng cấp hoặc bãi chức, binh lính không thi đỗ thì bị thải hồi, bất kể quân hay tướng. Việc khảo thí dưới triều vua Lê Thánh Tông như một ngày hội của tất cả các quan lại trong kinh, ngoài đạo. Mọi quan lại, binh lính trong công việc thường ngày đều ra sức cố gắng rèn luyện, đợi đến ngày khảo thí để trổ tài. Tinh thần “trung quân ái quốc” của đội ngũ quan lại cũng do vậy mà luôn được duy trì. Không một lại, quan nào, binh lính nào muốn để mình bị bãi chức, bị thải hồi vì thi hỏng, thi trượt trong các kỳ khảo thí này. Vua Lê Thánh Tông kiểm tra đức, tài bằng lệ khảo khóa. Sau khi đã nhậm chức từ đủ 3 năm trở lên, các lại, quan tham gia một kỳ khảo khóa để kiểm tra khả năng và tinh 65 thần trách nhiệm. Vua xuống dụ: “Phép khảo khóa cốt để phân biệt người hay, kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước Nay nha môn trong ngoài các ngươi, người nào nhậm chức đã đủ 3 năm, phải báo ngay lên quan trên không được để chậm. Nếu quá một trăm ngày mà không kê dánh sách gửi đi, thì tính số người chậm mỗi người phải phạt 1 quan tiền, kẻ nào theo tình riêng mà dung túng đều phải trị tội cả” [5; tr458]. Khảo khóa không chỉ nhằm kiểm tra, đánh giá công tích hay sai lầm của các quan lại để thăng giáng, mà còn nhằm chuyển đổi nơi nhiệm sở một cách hợp lý, có tính chất tưởng lệ. Năm 1480, Vua từng ban lệnh: “Các quan viên nhận chức ở vùng đất độc hại đã đủ hai lần khảo khóa trở lên mà xứng đáng với chức vụ, không có tội lỗi thì Lại bộ xét thực, rồi điều về chỗ đất lành.” [5; tr423]. Lệ khảo khóa tuy đã được tiến hành từ thời Lý nhưng chưa thành quy chế. Đến năm Hồng Đức thứ 19 (1488), qua khảo khóa đem lại hiệu quả thiết thực, nhà vua mới định ra “Lệ khảo khóa”. Lệ khảo khóa dưới triều Vua Lê Thánh Tông gồm 4 điểm cơ bản, trong đó điểm 1 quy định: “Phép khảo khóa: 3 năm sơ khảo, 6 năm tái khảo, 9 năm thông khảo rồi mới tiến hành thăng giáng” [5; tr504]. Cụ thể là: Sơ khảo Cứ ba năm một lần, các quan trên phải kiểm tra, đánh giá quan lại dưới quyền – đây là kỳ sơ khảo. Lại, quan nào chăm lo đến dân, được dân ủng hộ, trong hạt ít người lưu vong, an ninh ổn định, kinh tế phát triển thì được cho là xứng chức. Ngược lại, lại, quan nào nhũng nhiễu, đục khoét, tư túi, làm bậy, trong hạt nhiều người phải lưu vong, hay xảy ra trộm cướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_le_khao_thi_khao_khoa_duoi_thoi_vua_le_thanh_tong_v.pdf
Tài liệu liên quan