Luận văn Lồng ghép ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.3

1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và vấn đề đô thị hóa .3

1.1.1. Tổng quan về BĐKH.3

1.1.2. Đô thị hóa .7

1.1.3. Mối quan hệ giữa BĐKH và Đô thị hóa.9

1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch 13

1.3. Kinh nghiệm Việt Nam trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch.

.19

1.4. Tổng quan về quy hoạch và quy hoạch thành phố Thanh Hóa.24

1.4.1. Tổng quan về quy hoạch .24

1.4.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường thành phố Thanh Hóa .27

1.4.3. Khái quát về quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn

đến năm 2035. .30

CHƯƠNG 2.37

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.37

2.1. Đối tượng nghiên cứu:.37

2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. .37

2.3. Phương pháp nghiên cứu .37

2.3.1. Phương pháp điều tra và khảo sát .37

2.3.2. Phương pháp phân tích.38

2.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS .39

2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT .39

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.40

3.1. Các vấn đề BĐKH trong quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2035.40

3.2. Các nội dung và giải pháp lồng ghép ứng phó BĐKH trong quy hoạch phát

triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.59

3.2.1. Nội dung và giải pháp quy hoạch không gian đô thi.59

3.2.2. Nội dung và giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, cấp và thoát

nước .62

3.2.3. Nội dung và giải pháp quy hoạch ứng phó với rủi ro .75

pdf45 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lồng ghép ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khu nhà ở, hệ thống các trung tâm), ảnh hưởng đến mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị (ngập úng, lũ lụt, gây quá tải đối với hệ thống thoát và xử lý nước thải, thay đổi không gian mặt nước, công viên cây xanh, quảng trường, phá hỏng hệ thống CSHT kỹ thuật, ảnh hưởng tới không gian ngầm đô thị). BĐKH và nước biển dâng còn gây áp lực lên vấn đề di cư, đặc biệt là dòng người từ nông thôn lên thành thị, làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các đô thị đang phải đối mặt từ việc cung cấp nhà ở, CSHT, giao thông đô thị, đến giảm thiểu đói nghèo, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh lương thực. Các đô thị ở Việt Nam tập trung chủ yếu dọc theo vùng duyên hải và đồng bằng và giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia. Trong khi các ven biển và đồng bằng có thể chịu các tác động do BĐKH như nước biển dâng, bão và áp thấp, lũ lụt, xâm nhập mặn thì các đô thị vùng núi và trung du thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoanHầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội ở đô thị đều có thể chịu tác động của BĐKH. Do đô thị thường là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị nên khả năng dễ bị tổn thương và thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường, CSHT... sẽ lớn hơn. Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thương cũng đa dạng hơn do các vấn đề xã hội ở đô thị phức tạp hơn. Tuy vậy, khả năng ứng phó ở các khu vực đô thị luôn cao hơn các khu vực nông thôn do có mặt bằng chung về nhận thức cao hơn, trình độ và năng lực quản lý, hệ thống hạ tầng tốt hơn. Bảng sau đưa ra các ví dụ điển hình về các tác động hiện tại và dự báo các tác động của BĐKH tới công nghiệp, khu định cư, xã hội và mối tương tác với các quá trình khác. 11 Bảng 1: Các ví dụ điển hình về các tác động hiện tại và dự báo các tác động của BĐKH tới công nghiệp, khu định cƣ, xã hội và mối tƣơng tác với các quá trình khác. Các hiện tƣơng của BĐKH Các tác động hiện nay/tính dễ bị tổn thƣơng Các quá trình khác/ áp lực Dự báo các tác động trong tƣơng lai/ Mức độ tổn thƣơng Khu vực, đối tƣợng bị ảnh hƣởng a) Những biến đổi lớn Bão nhiệt đới, bão Thương vong và thiệt hại do bão lũ gây ra; thiệt hại về kinh tế; hệ thống giao thông, du lịch, CSHT kỹ thuật (như năng lượng, giao thông), bảo hiểm Sử dụng đất/ mật độ dân số trong vùng ngập lũ, và vùng phòng lũ; năng lực thể chế Mức độ tổn thương tăng tại các vùng ven biển có bão; có thể ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân, du lịch, kinh tế và hệ thống giao thông, nhà cửa và các CSHT kỹ thuật khác Khu định cư và hoạt động của vùng ven biển; khu vực và nhóm người hạn chế về năng lực và nguồn lực; các công trình hạ tầng kiên cố, ngành bảo hiểm Mưa lớn, ngập lụt khu vực ven sông Xói mòn/lở đất; lũ; khu định cư, hệ thống giao thông, CSHT Tương tự như bão vùng ven biển cộng với CSHT thoát nước. Tương tự như các cơn bão của vùng ven biển cộng với CSHT thoát nước. Tương tự như các cơn bão ở vùng ven biển Nóng/lạnh Tác động tới sức khỏe con người; ổn định xã hội; nhu cầu về năng lượng, nước và các dịch vụ khác (như, nguồn dự trữ nước và lương thực), CSHT kỹ thuật (như: năng lượng, giao thông) Thiết kế xây dựng và kiểm soát nhiệt độ bên trong; Bối cảnh xã hội; năng lực thể chế Tổn thương tại một số khu vực và dân cư tăng lên, ảnh hưởng tới sức khỏe, thay đổi nhu cầu năng lượng Khu vực ôn đới; người già, trẻ em, và/hoặc rất nghèo Hạn hán Nguồn nước sẵn có, sinh kế, phát điện, di cư, hệ thống giao thông đường thủy Hệ thống cung cấp nước; cạnh tranh về sử dụng nước; nhu cầu về năng lượng; những khó khăn về nhu cầu nước Gây ảnh hưởng tới nguồn nước trong khu vực bị tác động; làm xáo động chỗ ở và hoạt động kinh tế; đầu tư hơn cho cấp nước. Những vùng khô hạn và bán khô hạn; những khu vực và nhóm người nghèo; những khu vực có tình trạng khan hiếm nước bởi chính các hoạt động của con người 12 b) Thay đổi các giá trị trung bình Nhiệt độ Chi phí và nhu cầu năng lượng; Chất lượng không khí đô thị; tan băng vĩnh cửu trong lòng đất; hoạt động du lịch và vui chơi giải trí; tiêu dùng; sinh kế; băng tan Những thay đổi về dân số và kinh tế; thay đổi về sử dụng đất; đổi mới công nghệ; ô nhiễm không khí; năng lực thể chế Thay đổi nhu cầu năng lượng; chất lượng không khí ngày càng giảm; các tác động tới đời sống và sinh hoạt của người dân phụ thuộc vào hiện tượng băng tan; đe dọa tới khu định cư/CSHT từ hiện tượng băng tan trong lòng đất ở một số khu vực Rất đa dạng, nhưng mức thiệt hại lớn hơn ở những khu vực và nhóm bị hạn chế về khả năng và nguồn lực trong công tác thích ứng. Lượng mưa Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp, xâm nhập mặn, du lịch, CSHT cấp, thoát nước, cung cấp năng lượng Cạnh tranh về nguồn nước giữa các vùng/khu vực (ngành); phân bổ nguồn nước Phụ thuộc vào từng vùng, mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của lượng mưa tăng (lũ lụt, nhưng có thể là tác động tích cực), và tại một số khu vực mưa có thể dẫn tới giảm thiệt hại (xem phần hạn hán ở trên) Khu vực/nhóm dân cư nghèo Xâm nhập mặn Tác động tới CSHT cấp, thoát nước Xu hướng mạch nước ngầm cạn dần Gia tăng mức thiệt hại ở các khu vực duyên hải. Những vùng đất thấp ven biển, đặc biệt là những khu vực có hạn chế về năng lực và nguồn lực Nước biển dâng Sử dụng đất vùng ven biển: Rủi ro về lũ lụt, ngập úng, CSHT cấp, thoát nước Xu hướng phát triển, khu định cư và sử dụng đất của vùng ven biển Trong dài hạn, mức độ tổn thương tới vùng thấp ven biển ngày càng tăng Tương tự như trên c) Thay đổi khí hậu đột ngột Phân tích các tác động tiềm tàng Dân số, kinh tế, và thay đổi công nghệ, phát triển thể chế Có thể gây tác động đáng kể tới toàn bộ các khu vực,cũng như dân số trên thế giới, ít nhất là trong 1 khoảng thời gian nhất định, Hầu hết các khu vực và các nhóm 13 1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch BĐKH là một nội dung mới trong quy hoạchvà các cơ chế để lồng ghép BĐKH trong QHĐT dường như vẫn còn khá mới mẻ với các nhà chuyên môn, hoặc chưa từng được mô tả trong các thông tin phổ biến cho cộng đồng và các lĩnh vực chuyên môn. Cho dù xem xét thích ứng và lập quy hoạch từ quan điểm phát triển bền vững hay quản lý rủi ro, thì đều có bốn nội dung chính như sau: 1. Xây dựng danh mục hành động. Có thể cần nhiều hành động để giải quyết một vấn đề có liên quan tới BĐKH trọng tâm. Ví dụ, để đối phó với vấn đề ngập lụt tại các khu vực đất đô thị có giá trị cao, các tòa nhà và CSHT, cần phải giải quyết bằng các khoản đầu tư vào quản lý hệ thống thoát nước lưu vực sông, tăng diện tích đất đô thị có khả năng thấm nước cao, và làm chậm hoặc hấp thụ dòng chảy, và các hệ thống cảnh báo sớm cho mực nước lũ ở sông. Tất cả các biện pháp này bao hàm các giải pháp và các quy định quy hoạch khác nhau. Tuy nhiên, không thể khái quát hóa các giải pháp về quy hoạch: các giải pháp không giống nhau tại các thành phố khác nhau. Và thậm chí nếu cùng một giải pháp được áp dụng ở nhiều thành phố, nó sẽ được thực hiện khác nhau. 2. Sự cần thiết có sự hợp tác giữa quy hoạch không gian và các quy hoạch ngành khác. Vai trò của QHĐT trong việc kết nối giữa sử dụng đất và CSHT đô thị, cũng như các dịch vụ khác như giao thông, cung cấp năng lượng, nhà ở và y tế cộng đồng là quan trọng đối với thích ứng với BĐKH bởi vì quy hoạch không gian của môi trường xây dựng là không đủ để giải quyết các rủi ro khí hậu trong tương lai, và bởi vì các quyết định trong quy hoạch không gian ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của các dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị. 3. Các giải pháp QHĐT nhằm cung cấp các mục tiêu chung về phát triển đô thị cho sự lựa chọn của các dịch vụ và nơi ở, cơ hội kinh tế, giải trí, đi lại và giao thông vận tải - tất cả đều cải thiện chất lượng cuộc sống và làm cho thành phố trở thành một địa điểm hấp dẫn để sống và đầu tư. Vì vậy, mục đích của quy hoạch không phải là để thích ứng với BĐKH. Cần thiết phải thích ứng với BĐKH để đạt 14 được các mục đích tiêu về quy hoạch. Vì vậy, quy hoạch thích ứng cũng cần đạt được các mục tiêu khác và nhiều cơ chế và phương pháp tiếp cận được sử dụng trong quy hoạch thích ứng với BĐKH cũng đảm bảo các cơ hội về giải trí, đi lại, sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống theo những cách khác. 4. Kiểm tra, giám sát một cách có hệ thống nhằm đánh giá quá trình thực hiện và rút ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong tương lai. Có ít kinh nghiệm về QHĐT thích ứng với BĐKH, rủi ro khí hậu trong tương lai chưa được hiểu rõ và còn nhiều điều không chắc chắn. Ngay cả nghiên cứu chi tiết cũng không dễ đưa ra các giải pháp trong dài hạn. Các biện pháp thích ứng cần phải được sửa đổi dựa trên kinh nghiệm, và dựa trên sự thay đổi về điều kiện khí hậu, CSHT đô thị và công nghệ. Các giải pháp thích ứng trong QHĐT đòi hỏi phải có tính linh hoạt, mềm dẻo, đổi mới và sáng tạo. Phương pháp kỹ thuật và phương pháp “mềm” (phi kỹ thuật). • Phương pháp kỹ thuật: Định hướng phát triển không gian đô thị trên cơ sở thân thiện với môi trường là rất cần thiết nhằm hạn chế đến mức tối đa việc san lấp sông, kênh rạch hoặc bê tông hoá các vùng đất trũng vốn là vùng thoát nước tự nhiên. Bằng cách thường xuyên kiểm tra và nạo vét các kênh, mương, tăng diện tích hồ chứa nước ở các đô thị. Ở Singapore có được thành công lớn đó là đa dạng hóa nguồn cung cấp nước, do đó nó có thể cung cấp đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của Singapore, bằng cách xây dựng một hệ thống 14 hồ chứa và một hệ thống thoát nước rộng lớn gồm kênh nước mưa kết nối với hồ chứa. Các mục tiêu và chương trình nghiên cứu và công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Bảo đảm ổn định, an toàn dân cư cho các đô thị, các vùng, miền, giữ an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Ở Australia và New Zealand đã tiến hành công tác đánh giá tác động của BĐKH tới hệ thống hạ kỹ thuật, bao gồm CSHT giao thông, hệ thống thoát nước, đê điều, được đánh giá trên các phương diện giá trị vật chất, các dịch vụ hạ tầng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp. 15 Thích ứng với nhiệt độ tăng: Ảnh hưởng của BĐKH làm cho nhiệt độ mùa hè tăng trong những ngày nắng nóng, sóng nhiệt làm cho nhựa đường của hệ thống đường sá bị lún, tan chảy, bức xạ nhiệt lớn gây ảnh hưởng đến CSHT. Vì thế phải bảo trì thường xuyên hơn; phát triển vật liệu chịu và cách nhiệt mới; phát triển các đường phố chịu nhiệt và cảnh quan của con đường (quy hoạch trồng cây xanh ở trong đô thị, ven đường giao thông; thiết kế trục cảnh quan nâng cao khả năng thông gió trong đô thị); thực hiện đúng thiết kế xây dựng. Ở Tokyo đã có phương pháp rất hữu hiệu là trồng cây xanh tạo vườn trên mái nhà nhằm giảm tác động của hiệu ứng nhiệt. Thích ứng với lụt, bão: Nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng có nguy cơ ngập lụt trong điều kiện nước biển dâng; quy hoạch chống lũ cho các hệ thống sông, kênh rạch ở các đô thị... Công tác thủy lợi có thêm nhiệm vụ chống úng ngập cho các vùng đồng bằng trũng, thấp bảo vệ đất canh tác, bảo vệ nhà cửa dân cư trong khu vực này, đồng thời chống úng, ngập cho các đô thị, khu công nghiệp ở những vùng đất thấp ven biển,... Navotas, Philippines là thành phố tương đối thấp, có đến 165 ngày trong một năm thành phố nằm dưới mực nước biển do thủy triều. Do đó vấn đề được quan tâm hàng đầu tại đây là xây dựng đê biển và các trạm bơm dọc theo các khu vực ngập lụt dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống tường biển được hình thành để giảm thiểu các tác động của sóng biển, gió bão và lũ lụt. Phát triển CSHT khác như du lịch, dịch vụ, giao thông khai thác tiềm năng sông nước, từ đó đề xuất quy mô đầu tư xây dựng công trình chỉnh trị sông theo quy hoạch, có như vậy thì hạn chế lượng giao thông ngày càng đông ở đường bộ, và từ đó người dân cũng nhận thức được rằng cần phải bảo vệ cảnh quan ở các dòng sông chính bảo vệ phương tiện giao thông mà họ đi lại hàng ngày. Và cần phải ngăn chặn tình trạng xây dựng, lấn chiếm bờ sông, lòng sông, xả rác thải ra lòng sông như ở sông Nile, Cairo, Ai Cập. Lượng mưa tăng, lũ lụt gây ngập lụt các đô thị, CSHT, đường sá có nguy cơ sụt lún. Do đó phải cải thiện hệ thống thoát nước đô thị, tăng lượng chứa nước mưa trong những đợt ngập lụt, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống đường, cầu 16 cống thoát nước thải, gia tăng khả năng bơm nước cho các đường hầm, tăng độ cao CSHT và đường sá. Ở Jakarta mới đây đã khởi xướng một chương trình để xây dựng một kênh thoát nước lớn nhằm thoát nước tối đa trong những đợt lũ lụt. Tương tự như vậy, đô thị ven biển Navotas – Philipines hiện nay cũng đang bị chịu ảnh hưởng rõ rệt của triều cường, bão và nước biển dâng gây úng lụt.Chính quyền đô thị đã xây dựng hệ thống đê bao cho các khu vực chịu rủi ro ngập lụt cao hiện nay và trầm trọng hơn trong tương lai.Cùng với hệ thống đê này, là một loạt các trạm bơm tiêu nước hỗ trợ giải quyết trong trường hợp có mưa lớn và bão nhằm đảm bảo thoát nước cho khu vực trong đê. Bão lũ, lốc xoáy ảnh hưởng rất lớn tới CSHT, nhà cửa, đường sá, mùa màng. Nhà cửa, đường sá có nguy cơ bị sụt lún, CSHT, mùa màng bị tàn phá. Vì vậy cần phải tăng khả năng giám sát các hệ thống chắn gió, hệ thống thoát nước, bổ sung các cấu trúc nhằm duy trì độ dốc và các cơ sở nhằm chống lại quá trình lở đất, sụt lún, xói mòn của các đô thị. Xây dựng hệ thống các tuyến đê, hệ thống bơm thoát nước. Thích ứng với nước biển dâng và triều cường: Mực nước biển dâng ảnh hưởng đến các vùng, đô thị ven biển có nguy cơ bị nước biển lấn chiếm nhất là các vùng có cao độ nền thấp so với mức nước biển, gây xói mòn các bãi biển, tăng độ mặn của các con sông, hồ và nước ngầm. Gây thiệt hại rất lớn đến CSHT, đường sá cầu cống, mùa màng của người dân, đặc biệt là các nước Đông Á, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. Do đó phải tăng cường độ cao CSHT, phải tìm và nghiên cứu vật liệu xây dựng mới nhằm chống chịu được với ảnh hưởng do nước biển, tăng cường và nâng cao khả năng chống chịu của đê biển, xây dựng các trạm bơm nhằm hạn chế sự úng ngập. Như ở Singapore đã quyết định tăng cao độ nền xây dựng ở tất cả các chương trình cải tạo. Ở Thượng Hải, Trung Quốc đã hình thành nhiều dự án nhằm điều tiết lưu lượng nước trong khu vực để giảm lũ lụt và có thể theo dõi chất lượng nước. Anh, chính phủ cũng thiết lập hệ thống điều tiết nước trên sông Theme nhằm giảm thiểu rủi ro của lũ lụt, triều cường, bão. Hệ thống này có thể đóng mở một 17 cách linh hoạt. Vị dụ nổi bật nhất là đất nước Hà Lan. Họ đã xây dựng các tuyến đê biển kết hợp với hệ thống đê thông minh có thể điều khiển đóng mở. Hình 4: Hệ thống điều tiết nước trên sông Theme - Anh Hình 5: Đê biển tại Navotas – Philipines Tuy nhiên, để thực hiện các chương trình và giải pháp này cần đầu tư nhiều công sức, tiền của và phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng thập kỷ sao cho các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng vừa phù hợp với yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cấp, kiên cố và hiện đại khi mức nước biển ngày một dâng cao trong tương lai. Tập trung cao độ cho việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và triển khai sớm các công trình thủy lợi, công trình thoát nước để đối phó và thích ứng với BĐKH là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực đô thị một cách ổn định, vững chắc trước những bất lợi do biến đổi thời tiết gây ra. • Phương pháp “mềm”. Phương pháp phi kỹ thuật áp dụng một số cách tiếp cận “mềm” giúp giảm thiểu tác động và tác hại của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật của đô thị. Khái niệm tiếp cận phi kỹ thuật được sử dụng ở đây để chỉ phương pháp phòng chống và giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, hạn hán ở đô thị nhằm hỗ trợ cho các phương pháp kỹ thuật như xây dựng như đập nước, đê hay tôn nền như đã nói ở trên. Các phương pháp trong nhóm giải pháp phi kỹ thuật bao gồm: 18 + Nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH, chúng gây nên những ảnh hưởng, mối nguy hại tới đời sống, cơ sở vật chất của họ như thế nào; xây dựng chương trình hành động cụ thể; kế hoạch thực thi và triển khai chi tiết từ Trung ương đến địa phương. + Công cụ quy hoạch sử dụng đất: phát triển ở nơi ít rủi ro cục bộ và khu vực xu hướng rủi ro không gia tăng + Công cụ thị trường: thông tin nguy cơ lũ lụt kết hợp việc sử dụng công cụ thuế nhằm điều chỉnh thị trường bất động sản sao cho phù hợp với các rủi ro như ngập lụt, sạt lở, cũng như ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai khác. Thực chất, tại nhiều nơi, nhiều quốc gia đã hình thành những quỹ tài chính để xây dựng và duy trì đê điều, tuy nhiên hiện nay các quỹ này đang được củng cố thêm thông qua công cụ thuế. + Công cụ thiết kế đô thị: gia tăng không gian mặt nước, mặt đất tự nhiên và cây xanh để hạn chế lũ lụt và tạo cảnh quan đô thị. Singapoređã thiết lập quy hoạch sử dụng đất cho không gian cây xanh nhằm giảm thiểu khí nhà kính phát sinh cũng như hiện tượng tăng nhiệt độ đô thị. Đồng thời, quy hoạch cũng hình thành một loạt các hồ chứa nước tạo cảnh quan, giảm ngập lụt và là nguồn cấp nước. Phát triển chiến lược về BĐKH sẽ làm rõ lộ trình ưu tiên cho đô thị để giảm tác động thông qua sự thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và chính sách quản lý kiến thức và các hoạt động. Hầu hết các nước trên thế giới đang bắt đầu triển khai chiến lược phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm ứng phó với BĐKH. Các quốc gia này đều muốn tận dụng những nguồn lực, cách tiếp cận, chính sách, kiến thức về khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm khác nhằm ứng phó với BĐKH từ các nước phát triển cụ thể như: + Các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi BĐKH phải tăng cường hợp tác nhằm củng cố nâng cao năng lực thích ứng trước các tác động tiềm tàng của BĐKH; Tăng cường hợp tác thông qua các hội thảo quốc tế về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng phó, sử dụng cơ sở dữ liệu chung về quy hoạch vùng đô thị, các dự án xây dựng trong khu vực; Thực hiện những nghiên cứu mới về tiêu chuẩn thiết kế 19 CSHT nhằm thích ứng với tác động của BĐKH, tập trung chủ yếu vào các khu vực ven biển cũng như những khu vực có tính tổn thương cao trước rủi ro của BĐKH. + Phương pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền giáo dục: Ví dụ bên cạnh các phương tiện truyền thông như: báo chí, truyền hình, radio, có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như các tiểu phẩm, các bài hát, với sự phong phú về văn hóa của từng nước. Qua đó gửi thông điệp về biến BĐKH đến người dân.Ngoài ra, cũng cần học hỏi, tham khảo kinh nghiệm truyền thống của người dân từ các vùng miền khác nhau với những đặc điểm đặc trưng khác nhau trong công tác giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Cách tiếp cận mềm có thể được áp dụng đối với Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những nơi có địa hình thấp so với mặt nước biển nhưng lại có tốc độ phát triển cao. Một ví dụ tiêu biểu cho cách tiếp cận thích nghi với nước trong quy hoạch và thiết kế đô thị là Chương trình “Dành chỗ cho Nước” (Room for Water) của Hà Lan. Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước lũ, các giải pháp quy hoạch cần tạo ra nhiều không gian hơn cho nước, để nước có thể thâm nhập vào đô thị theo cách có kiểm soát, qua đó giúp cải thiện vi khí hậu, cải thiện cảnh quan, cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu chi phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước Tuy nhiên, cách tiếp cận kỹ thuật như xây dựng đê chắn sóng và đê biển có thể được áp dụng dọc bờ biển miền Trung vì đó là những nơi có địa hình cao và có địa chất vững chắc.Cách tiếp cận này nên áp dụng sau khi đánh giá chi tiết tác động lên khu vực ven bờ của những phương pháp giảm thiểu.Một điều cần chú ý là việc thích ứng của các khu vực ven biển một cách bền vững cũng đòi hỏi sự đa dạng hóa nền kinh tế của chúng ta – một quốc gia có kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. 1.3. Kinh nghiệm Việt Nam trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch. Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và đang thu hút được rất nhiều hỗ trợ quốc tế trong công tác thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Tuy nhiên, công tác lập QHĐT hiện nay ở Việt Nam dường như chưa có 20 những hướng dẫn, cách tiếp cận bài bản nhằm ứng phó với những tác động của BĐKH và nước biển dâng. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu, dự án thậm chí là một số quy hoạch đang được lập hiện nay bước đầu đã xem xét các vấn đề về BĐKH trong quy hoạch như rủi ro lũ lụt, nước biển dâng. Một trong các dự án quốc tế có liên quan mật thiết tới công tác phát triển và QHĐT là ACCCRN (Mạng lưới các thành phố có khả năng chống chịu với BĐKH tại châu Á). Mục tiêu chung của dự án là nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH cho đô thị. Hiện nay, 3 đô thị Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn được chọn là đô thị mục tiêu của dự án tại Việt Nam. Các hợp phần đang thực hiện tại các đô thị này cấp những thông tin, các hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh việc cân nhắc các vấn đề BĐKH trong phát triển và QHĐT.Ngoài ra, một số đồ án QHĐT, thiết kế QHCT tại các đô thị như Cần Thơ, Hà Nội cũng đã bước đầu cân nhắc các vấn đề về BĐKH chủ yếu tập trung vào lũ lụt Khung 2: Thành phố Cần Thơ 1. Xây dựng hệ thống quan trắc xâm nhập mặn và cơ chế ứng phó với BĐKH Dự án nhằm tăng cường khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ trước rủi ro xâm nhập mặn đối với nguồn nước mặt. Hợp phần này cũng góp phần cung cấp các thông tin đầu vào cũng như các giải pháp về nguồn nước cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý trong quá trình lập QHĐT và quản lý cấp nước đô thị. 2. Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị có cân nhắc tới các vấn đề BĐKH Quy hoạch chung thành phố Cần thơ đến năm 2030 tập trung vào vấn đề BĐKH thông qua cách xử lý chi tiết các chiến lược cảnh quan đô thị. Bằng cách thống nhất các quy trình kỹ thuật và tự nhiên, đề xuất củng cố các luận cứ hiện tại để tạo một cảnh quan hạ tầng cơ sở, sẽ trở thành căn bản cho một hình thái địa phương và đô thị mới. Phương thức „xây dựng thích ứng‟ được khuyên dùng như một cách thích nghi với sự biến đổi của khí hậu nhằm giảm hoặc điều tiết tác 21 động có thể dự báo của các thảm họa thiên nhiên, và dự án điều chỉnh phát triển quy hoạch của Cần Thơ sẽ phải vận dụng sự phối hợp của cảnh quan, hạ tầng cơ sở và đô thị hóa. Tiền đề của đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể của Cần Thơ là một hệ thống quản lý nước tổng hợp có năm nguyên tắc chính: 1] cân bằng đào và đắp càng nhiều càng tốt; 2] không gian cho các sông ngòi; 3] các hồ giữ nước; 4] một hệ thống thoát nước mưa đi đôi với hạ tầng cơ sở đường bộ; 5] các hệ thống lọc nước phân cấp. Cả năm công cụ được thiết kế như là một phần của khu vực công cộng và đi đôi với các hệ thống không gian mở của Cần Thơ Đô thị hóa mới sẽ được xây dựng trên các nền đất tôn cao ở cả các khu vực nông thôn và đô thị của Cần Thơ. Các nền xây dựng này được đắp ở các độ cao khác nhau (từ 2,7m trở lên) và tương ứng với mức an toàn dự kiến (tránh ngập lụt). Đề xuất mới: Vùng ngập “linh hoạt" ven sông trong quy hoạch chung TP. Cần Thơ Khung 3: Thành phố Đà Nẵng 1. Ứng dụng mô hình thủy lực, thủy văn mô phỏng phát triển đô thị Mục tiêu dự án là xây dựng mô hình thủy lực, thủy văn và xây dựng cơ sở 22 dự dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác xem xét các vấn đề BĐKH trong quy hoạch và phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững và hỗ trợ việc ra quyết định. Ý nghĩa quan trọng của dự án là cung cấp thông tin quan trọng về các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lũ lụt cho các nhà quy hoạch nhằm giúp họ có được các định hướng QHĐT phù hợp với kịch bản BĐKH, lũ lụt trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Cải thiện hệ thống đƣờng thoát lũ khu vực Đồi Vàng tại Đà Nẵng, thiết kế khái niệm (SOM 2012) 2. Nhà ở và quỹ tín dụng hỗ trợ về nhà ở cho các đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi bão lũ. Mục tiêu là tăng cường khả năng chống chịu cho các phường, đối tượng có tính tồn thương cao trước rủi ro của BĐKH thông qua quỹ cho vay hỗ trợ. Chương trình này, có ý nghĩa về quản trị, quản lý đô thị nhiều hơn, tuy nhiên cũng gợi ý cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị có các mô hình ở, quy hoạch đơn vị ở phù hợp hơn cho các đối tượng có tính dễ bị tổn thương cao trước rủi ro của BĐKH Khung 4: Thành phố Quy Nhơn 1. Phục hồi rừng ngập nƣớc nhằm giảm thiểu tác động của bão và nâng cao khả năng chống chịu trong sử dụng đất Mụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003388_1_7966_2002686.pdf
Tài liệu liên quan