Luận văn Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 - 2015

Mục lục

Chương I: 1

I. Tổng quan về Ngân hàng Agribank: 1

1. Giới thiệu: 1

2. Sơ đồ cơ cấu ngân hàng: 3

3. Mạng lưới hoạt động Agribank: 3

4. Văn hóa Agribank: 4

5. Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Agribank: 5

II. Sứ mệnh của ngân hàng Agribank: 8

III. Định hướng phát triển trong giai đoạn hiện tại và tương lai: 18

1. Các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện tại: 18

2. Các mục tiêu chiến lược trong tương lai: 21

Chương II: 25

I. Môi trường tổng quát: 25

1. Các yếu tố kinh tế: 25

2. Các yếu tố chính trị, pháp luật: 36

3. Yếu tố văn hoá - xã hội 40

4. Yếu tố tự nhiên: 41

5. Yếu tố CNTT: 42

II. Môi trường cạnh tranh: 45

1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: 45

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 58

3. Khách hàng: 67

4. Nhà cung cấp: 70

5. Sản phẩm thay thế: 71

III. Cơ hội và thách thức 74

IV. Dự đoán môi trường bên ngoài: 76

Chương III: 80

I. Chiến lược kinh doanh hiện tại và điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng Agribank: 80

1. Chiến lược kinh doanh hiện tại của Ngân hàng Agribank: 80

2. Điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng Agribank: 83

II. Năng lực cốt lõi của Ngân hàng Agribank: 86

III. Nguồn lực và năng lực cốt lõi: 86

1. Nguồn lực: 87

2. Thị phần hoạt động 91

3. Năng lực cốt lõi: 103

III. Dây chuyền giá trị của công ty: 106

A. Các hoạt động tạo giá trị chủ yếu: 106

B. Các hoạt động tạo giá trị hỗ trợ: 120

VI. Lợi thế cạnh tranh: 126

1. Bản chất của lợi thế cạnh tranh: 126

2. Các khối cơ bản của Lợi thế cạnh tranh của NH Agribank: 126

Chương IV: 133

I. Phân tích SWOT: 133

1. Những cơ hội nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then chốt: 133

II. Phân tích danh mục vốn đầu tư trên ma trận BCG: 143

1. Đánh giá triển vọng của các SBU: 143

III. Quyết định lựa chọn chiến lược : 151

 

 

doc153 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Đối với hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước. Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần trong nước không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số ngân hàng nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng trong nước và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng tương đối lớn. Theo quy định của ngân hàng Nhà Nước vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại tính đến 31/12/2008 là 1000 tỷ VNĐ và từ 2011 là 3000 tỷ VNĐ. Đây là con số không nhỏ và là rào cản gia nhập ngành lớn. Mức độ cạnh tranh trong ngành cao. Các ngân hàng đều có thâm niên và tiềm lực vốn tương đối lớn, lượng khách hàng truyền thống và thị phần nhất định nên không dễ cho các ngân hàng mới trong cuộc chiến dành thị phần. Rào cản gia nhập được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyếtđịnh khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam. Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, ngân hàng là một ngành khá nhạy cảm. Một ngân hàng lớn sụp đổ có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống và nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng. Do vậy ngân hàng Nhà Nước thường cân nhắc kỹ trước những yêu cầu xin thành lập ngân hàng. Hệ thống phân phối có sẵn là một yếu tố nữa có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM. => Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng trong và ngoài nước được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh. Đây cũng được coi như một động lực thúc đẩy về cạnh tranh để các ngân hàng thương mại Việt Nam đi lên. Và nếu một trong số các ngân hàng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị đào thải và lúc đó phải sáp nhập hoặc bán lại. Thị trường sẽ sàng lọc và những ngân hàng nào quản trị tốt, năng lực cạnh tranh cao sẽ tồn tại và phát triển mạnh. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Các ngân hàng nội sẽ có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng, đồng thời các ngân hàng trong nước còn có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ... Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, chia sẻ thông tin với các ngân hàng trung ương khác. Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng sau khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn. c. Một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam trong đó có Ngân hàng Agribank: Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ: Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn) Một số Công ty Tài chính: Tên công ty Vốn điều lệ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 5.000 Cty TNHH Tài chính PPF Việt Nam (PPF VN) 500 Cty TNHH một thành viên  tài  chính Than - Khoáng sản 1000 Cty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam 500 Cty tài chính Cao su 1.000 Cty TNHH một thành viên tài chính Tàu thuỷ 1.623 Công ty tài chính cổ phần Điện Lực 2.500 Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel 1.000 Trong tương lai, các công ty trên sẽ mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng vốn điều lệ và giành thị phần hoạt động của Ngân hàng Agribank nói riêng, ngành Ngân hàng nói chung. Các công ty Chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư …). Sau đây là một số công ty CK lớn nhất trong năm 2010: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank-SBS Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect Trong tương lai không xa, các tổ chức này sẽ là những đối thủ hùng mạnh cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các công ty Chứng khoán độc lập có quy mô lớn lên hoạt động ngân hàng đầu tư. 3. Khách hàng: Vấn đề sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nới khác. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ được áp lực từ khách hàng đối với Agribank. Những con số dưới đây là minh chứng cho thế mạnh cạnh tranh của Agribank trong việc thu hút khách hàng và cũng là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng hơn những ngân hàng khác. Bảng: Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng ( số liệu đến hết năm 2009) Tên ngân hàng Số lượng chi nhánh Agribank 2300 Vietinbank 150 BIDV 109 Vietcombank 326 Techcombank 200 Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy Agribank có số lượng chi nhánh nhiều nhất trong 5 ngân hàng với 2300 chi nhánh . Đây cũng là ngân hàng có số lượng chi nhánh nhiều nhất trong ngành ngân hàng hiện nay. Sở dĩ mạng lưới chi nhánh nhiều như vậy là do mong muốn được đáp ứng một cách thuận tiện và nhanh nhất các sản phẩm và dịch vụ đến với người dân. Bảng 2: ( số liệu đến hết năm 2009) Chỉ tiêu Tên ngân hàng Vốn huy động (tỷ đồng) Cho vay (tỷ đồng) Số lượng thẻ ATM phát hành Số lượng máy ATM AGRIBANK 567,206 354,112 4.235.721 1702 VIETINBANK 220,000 163,170 3.000.000 1.047 BIDV 188,828 198,979 - 1.000 VCB 169,457 141,621 966.243 1503 ACB 64,216 34,832 - - SACOMBANK 60,516 59,657 - - TECHCOMBANK 105,347 41.580 762.000 - Bảng số liệu trên đây cũng chỉ ra rằng lượng khách hàng đến với Agribank nhiều hơn hẳn với các ngân hàng khác thông qua các con số về số vốn cho vay ,vốn huy động kể cả số lượng thẻ ATM phát hành và số máy ATM. Tất cả đều nói lên rằng sự cạnh tranh trong vấn đề thu hút khách hàng của Agribank vượt trội hơn hẳn các ngân hàng khác. Khách hàng cá nhân: nhóm khách hàng này gây áp lực cho Agribank về mức độ hài lòng, phí dịch vụ, lãi suất tiết kiệm và cho vay, chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Vì thế mà Agribank luôn chú trọng và đặt lên hàng đầu rất nhiều dịch vụ cho khách hàng là cá nhân Tài khoản và tiền gửi Tiết kiệm Giấy tờ có giá Cho vay cá nhân, hộ gia đình Bảo lãnh Chiết khấu, tái chiết khấu Thanh toán trong nước Dịch vụ séc Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ kiều hối Thanh toán biên mẫu Mua bán ngoại tệ Dịch vụ thẻ SMS Banking VNTOPUP ATRANSFERS APAYBILL Dịch vụ khác Khách hàng doanh nghiệp: nhóm khách hàng này gây áp lực rất lớn cho mọi ngân hàng chứ không riêng gì Agribank, Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tín dụng ngày càng cao đòi hỏi ngân hàng phải tạo ra nhiều gói sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp Tài khoản và tiền gửi Tín dụng ngân hàng Bảo lãnh Bao thanh toán Chiết khấu,tái chiết khấu Thanh toán trong nước Dịch vụ séc Thanh toán quốc tế Thanh toán biên mẫu Kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ thẻ SMS Banking VNTOPUP Apaybill Giấy tờ có giá Tuy nhiên, khách hàng đại gia cũng là một áp lực cạnh tranh cho ngân hàng, một khi tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh họ có thể không còn cần đến ngân hàng nữa mà họ sẽ tự lập ngân hàng riêng. Đặc thù của ngành ngân hàng là quyền lực thương lượng của khách hàng. Sự sống còn của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khách hàng. Do đó, các ngân hàng luôn phải tìm mọi cách giữ chân khách hàng và lôi kéo thêm khách hàng của đối thủ về mình. 4. Nhà cung cấp: Nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu, thiết bị Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu Nhà cung cấp tài chính: Sau đây là một số nhà cung cấp tài chính chủ yếu của NH Agribank: Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Cơ quan phát triển Pháp (AFD) Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD)... Ngoài ra còn rất nhiều tổ chức khác trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho NH Agribank trong nhiều hoạt động khác nhau. Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận và triển khai 138 dự án với tổng số vốn trên 5,4 tỷ USD, trong đó số vốn qua Agribank đạt hơn 4,4 tỷ USD, số giải ngân 2,3 tỷ USD. Trong năm, Agribank tiến hành đàm phán, thu hút các dự án mới: Hợp đồng Tín dụng môi trường giai đoạn II (EIB); Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) do ADB tài trợ. Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 3 của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD); Dự án Hỗ trợ người nghèo vay vốn tại Đắc Nông thông qua tổ nhóm (IFAD)... Bên cạnh đó, Agribank tích cực thu hút các dự án ngân hàng phục vụ. Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận 85 dự án ngân hàng phục vụ với tổng số luỹ kế đạt 3,821 tỷ USD. Tuy nhiên phải tính đến nhà cung cấp tài chính quan trọng nhất là NHNNVN. Vì là mộ NHTMNN, do vậy, NH Agribank đã có thể giảm bớt áp lực cạnh tranh đến từ phía nhà cung cấp ở chỗ NH này có thể tự chủ mà không phụ thuộc vào nguồn cung tài chính đến từ các NH lớn khác hay các tổ chức đến từ nước ngoài. 5. Sản phẩm thay thế: Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng, Đối với khách hàng tiêu dùng thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là rất cao vì sự bất tiện trong thanh toán cộng thêm tâm lý chuộng tiền mặt và lo sợ sự phá sản của các ngân hàng, sự mất giá của đồng tiền Việt Nam vì lạm phát ngày càng tăng đã khiến họ muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Việc sử dùng thẻ để thanh toán rất mất thời gian ở một số siêu thị và không phải nơi nào khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ để thanh toán cộng thêm tính tiện dụng khi dùng tiền mặt là có thể mua hàng ngay ở bất cứ đâu dù là cửa hàng, siêu thị, nhà hàng lớn hay là quán tạp hóa nhỏ. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như gửi tiết kiệm tại các bưu điện, quy đổi ngoại tệ để cất giữ, đầu tư vào chứng khoán, tham gia bảo hiểm, mua vàng để dữ trự hoặc đầu tư vào bất động sản vì đó đều là những ngành có mức độ hấp dẫn sau ngành ngân hàng. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp của những người có tiền nhàn rỗi nhưng không muốn đến ngân hàng vì những thủ tục,giấy tờ và phải lựa chọn hình thức gửi, kỳ hạn gửi,…như là “chơi hụi”, “ chơi biêu”. Sau đây là những phân tích cụ thể về các sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng: Tình hình đầu tư vào thị trường vàng: Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện có thể đang nắm giữ khoảng 500 tấn vàng. Người dân Việt Nam chuộng vàng do thói quen tặng vàng trong dịp cưới. Bên cạnh đó, vàng còn được người Việt Nam coi là công cụ tích trữ an toàn trong bối cảnh tiền đồng liên tiếp mất giá. Người Việt Nam, vốn quá quen với lạm phát cao và bất ổn trong nhiều năm, thường có thói quen dự trữ vàng. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các NHVN trong việc huy động lượng vàng nhàn rỗi trong két sắt của dân cư. Tình hình đầu tư vào thị trường chứng khoán: Đầu tư tư nhân khả quan do nguồn tiết kiệm dồi dào có thể tạo cơ hội cho người dân và DN chi tiêu và đầu tư mạnh tay hơn vào chứng khoán khi tâm lý lạc quan chiếm ưu thế. Khi đó vô tình các hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ được người dân thay thế cho hoạt động gửi tiết tiền vào ngân hàng. Tình hình đầu tư vào thị trường bất động sản: Diễn biến về giá bất động sản nhà ở tại Việt Nam trong nhiều năm qua có chiều hướng tăng hoặc chững lại trong một thời gian chứ không hề giảm. Nếu giá giảm đó là chỉ giảm trong ngắn hạn rồi sau đó lại tiếp tục tăng lại. Thị trường bất động sản trở thành một sân chơi hết sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ. Do vậy tâm lý người tiêu dùng là sẵn sàng bỏ tiền kinh doanh BĐS hơn là cất tiền vào Ngân hàng. Điều này dẫn đến những đe dọa về sản phẩm thay thế cho các NHTM nói chung, ngân hàng Agribank nói riêng. Tình hình đầu tư vào thị trường ngoại bảo hiểm: Tính đến hết tháng 6/2010, có 50 Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trên thị trường trong đó bao gồm 27 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ, 11Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, 10 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 Doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2010 đạt 13.792 tỉ đồng, tăng 16,5%. Dẫn đầu là Prudential 5.374 tỉ đồng, BảoViệt 4.023 tỉ đồng, Manulife 1.460 tỉ đồng. Tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới toàn năm 2010 đạt 822.946 hợp đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm theo thống kê tại các đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) tính đến cuối kì là 162.423 người tăng 32%, trong đó Prudential 82.539 người, Bảo Việt 19.999 và AIA 15.294 người. Như vậy có thể thấy số lượng khách hàng tham gia sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các công ty bảo hiểm là rất đông. Tất cả những điều trên cho thấy khả năng thay thế của sản phẩm, dịch vụ khác đối với các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng là rất cao. Nếu như NHTMVN không có sự chuẩn bị và chính sách hợp lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, NHTMVN cần có những hướng đi đúng đắn để hạn chế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế này. III. Cơ hội và thách thức 1. Cơ hội cho các NHTMVN nói chung và Agribank nói riêng: Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các NHTMVN nâng cao hơn nữa công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị và quản lý rủi ro, đào tạo đội ngũ nhân sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới Cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Thị trường trong nước nhiều tiềm năng: với 86 triệu dân nhưng mới chỉ có chưa đến 10% người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng và hơn 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Ngành ngân hàng đang trong giai đoạn tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn năm 2011 – 2015 là khoảng 20% Sự phục hồi của thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn hiệu quả của ngân hàng. Các nguồn vốn đầu tư dự báo có thể huy động được cao hơn nhiều so với năm trước nguồn vốn đầu tư dự báo có thể huy động được cao hơn nhiều so với năm trước nhờ ổn định kinh tế vĩ mô và lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các chính sách phục hồi nền kinh tế và phát triển bền vững của nước ta. Hành lang pháp lý hoàn thiện, trình độ dân trí, văn hóa sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các ngân hàng trong đó có NH Agribank hoạt động trong một môi trường bình đẳng. Tình hình chính trị ổn định, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách toàn hệ thống ngân hàng Mãi lực đầu tư và thị trường tiêu thụ bắt đầu tăng trưởng trở lại sẽ tác động đến xuất khẩu. Điều đó sẽ giúp các ngành ngân hàng trong nước tận dụng cơ hội để tăng trưởng và phát triển. 2. Thách thức đối với các NHTMVN trong đó có Ngân hàng Agribank: Sức ép cạnh tranh: chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ VN do sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh. Áp lực sản phẩm dịch vụ thay thế ngày càng cao do sự phát triển của thị trường vốn sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ của các công ty bảo hiểm, quỹ công chúng, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện, trung tâm giao dịch chứng khoán và các định chế tài chính khác… sẽ cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm của ngân hàng. Sự bùng nổ công nghệ hiện đại và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ. Mặc dù, NH agribank đang sở hữu một hệ thống thông tin tương đối hiện đại và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, tuy nhiên trong môi trường kinh doanh hội nhập và xu thế tụt hậu nhanh của công nghệ thì việc tụt hậu về công nghệ thông tin ngân hàng là nguy cơ tiềm ẩn lớn đối với NH Agribank. Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh vào tạo thị phần cho mình. Do đó, các NHTMVN cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho ngân hàng mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Hiện tượng chảy máu chất xám là căn bệnh nan y không chỉ đối với ngành tài chính – ngân hàng mà đối với tất cả các ngành kinh tế ở VN. Áp lực từ phía khách hàng: Lạm phát không thuyên giảm, giá cả sinh hoạt tăng cao đột biến, tỷ giá ngoại tệ tăng giảm thất thường dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu và gây khó khăn cho các hoạt động của Ngân hàng Sự khác nhau về môi trường chính trị và pháp luật giữa các vùng, miền, lãnh thổ, khu vực Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán ảnh hưởng đến tính liên kết giữa các NH. Nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa dễ tiếp cận với dịch vụ vay vốn của NH do lãi suất biến động liên tục và thủ tục còn phức tạp. Những thách thức từ tự nhiên: ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là thị trường chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt) nên rủi ro thất thoát là rất lớn. IV. Dự đoán môi trường bên ngoài: Ngành Ngân hàng VN đã đi qua năm 2010 với các chỉ tiêu khá thận trọng. Tăng trưởng tiền tệ tín dụng năm 2010 nằm trong tầm kiểm soát thận trọng của NHNN, các chỉ số tăng trưởng tín dụng, huy động và tổng phương tiện thanh toán gần như sát kế hoạch đề ra, khoảng từ 20-25% so với năm 2009. Việc một số ngân hàng chưa hoàn thành việc tăng vốn đạt 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ tối thiểu vào thời điểm cuối năm 2010 dường như hoàn toàn nằm trong dự báo của nhiều người. Nhưng đó lại là điều kiện tốt về thời gian để các ngân hàng cải thiện về quản trị và chờ cơ hội giá cổ phiếu tốt hơn... Sự ổn định lại các chỉ tiêu năm 2010 sau một số năm tăng trưởng quá mạnh có thể là giai đoạn tích lũy cho năm 2011 tăng trưởng bền vững và kỳ vọng hơn của thời gian tiếp theo. Các điều chỉnh chính sách vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp và cẩn trọng sẽ hỗ trợ cho khu vực ngân hàng phát triển bền vững và hạn chế rủi ro tương ứng. Các điều chỉnh trung hạn cho thấy, VN đang hướng tới sự ổn định, cân đối hơn. Điều này thể hiện trong định hướng kinh tế - xã hội năm 2011-2015, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính, một số chỉ tiêu liên quan đã giảm đáng kể: tăng trưởng kinh tế là 7-7.5%, vốn đầu tư toàn xã hội là 40% GDP, lạm phát 7%..., thâm hụt ngân sách nhà nước trung bình 5%. Các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2011 và những năm tiếp theo cho ta rất nhiều thông điệp về sự điều chỉnh hợp lý vĩ mô hỗ trợ cho khu vực ngân hàng. Những chỉ tiêu kế hoạch trên cho thấy, khu vực tiền tệ ngân hàng đã được giảm tải đáng kể vào năm 2011 và những năm tiếp theo. Trong 5 năm tới, tổng mức đầu tư toàn xã hội dần được điều chỉnh giảm xuống mức dưới 40% GDP; thâm hụt ngân sách nhà nước được kiềm chế ở mức dưới 5% GDP. Với giải pháp khơi thông các nguồn tiền trong dân (như vàng, ngoại tệ...) sẽ một mặt làm cầu về vốn trên thị trường tăng trong khi cầu về vốn trên thị trường (nhất là huy động trái phiếu của Chính phủ) mặt khác là cơ sở để cung cầu vốn tín dụng trên thị trường trở nên cân bằng hơn và sẽ có cơ sở kinh tế để ổn định lãi suất. Hơn thế nữa việc định hướng giảm đầu tư toàn xã hội xuống mức thấp hơn sẽ giảm áp lực nhu cầu tài trợ vốn từ nước ngoài và qua đó giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối và tạo điều kiện ổn định tỷ giá hối đoái.... Khu vực chứng khoán cũng đã và đang có cải thiện đáng kể, hỗ trợ cho khu vực ngân hàng năm 2011. Hiện các cơ quan chức năng đã và đang có nhiều biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng NNo&PT NT - Agribank giai đoạn 2010 - 2015.doc
Tài liệu liên quan