Luận văn Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. Thực trạng và giải pháp

Năm 2006, hiệu qủa sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp tương đối tốt, do năm này công ty mới thành lập, mua sắm mới các loại trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm này, hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tương ứng là 31,67 và 0,19 có nghĩa là với một đồng vốn cố định bỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem về 31,67 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận.

Năm 2007, Do trong năm này công ty mua mới máy móc, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho tài sản cố định tăng đột biến làm cho hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn giảm. Nếu như năm 2006 hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tương ứng là 31, 67 và 0,19 thì năm 2007 các hệ số này tương ứng là 8,13 và 0,03 thấp hơn so với năm 2006.

Năm 2008, Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty hiệu quả hơn, công ty đã tận dụng được lợi thế máy móc, phương tiện vận tải để đem về doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trên một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh. Hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tăng so với năm 2007 tương ứng là 1,06 và 0,01

 Đối với vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không hiệu quả do số ngày lưu chuyển của vốn lưu động tăng. Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động thể hiện: “ bao nhiêu ngày thì vốn lưu động thực hiện được một vòng quay". Khi chu kỳ luân chuyển vốn càng nhỏ thì công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động và ngược lại. Như vậy khi chu kỳ luận chuyên vốn càng nhỏ thì vòng quay của vốn lưu động càng ngắn và ngược lại khi chu kỳ luân chuyển vốn càng lớn thì vòng quay của vốn lưu động càng dài trong một năm

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thu và lợi nhuận trên vốn giảm. Nếu như năm 2006 hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tương ứng là 31, 67 và 0,19 thì năm 2007 các hệ số này tương ứng là 8,13 và 0,03 thấp hơn so với năm 2006. Năm 2008, Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty hiệu quả hơn, công ty đã tận dụng được lợi thế máy móc, phương tiện vận tải để đem về doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trên một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh. Hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tăng so với năm 2007 tương ứng là 1,06 và 0,01 Đối với vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không hiệu quả do số ngày lưu chuyển của vốn lưu động tăng. Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động thể hiện: “ bao nhiêu ngày thì vốn lưu động thực hiện được một vòng quay". Khi chu kỳ luân chuyển vốn càng nhỏ thì công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động và ngược lại. Như vậy khi chu kỳ luận chuyên vốn càng nhỏ thì vòng quay của vốn lưu động càng ngắn và ngược lại khi chu kỳ luân chuyển vốn càng lớn thì vòng quay của vốn lưu động càng dài trong một năm Chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động từ năm 2006 đến 2008 tương ứng là 190,49 -188,76 – 228,99 ngày. Hệ số doanh thu trên vốn lưu động qua các năm tương ứng là: 1, 89 – 1,91 -1,57. Năm 2007 chu kỳ luân chuyên của vốn lưu động giảm 1,73 ngày so với năm 2006. Do trong năm 2007 công ty đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày, số lượng hàng hoá tồn kho ít, công ty có thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên năm 2007 công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn so với năm 2006, một đồng vốn lưu động bỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu nhiều hơn (0,0173 đồng) so với năm 2006 nhưng lại giảm ( 0,3351 đồng) so với năm 2008. Sang năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát và tình hình giá nguyên liệu đầu vào biến động, tình hình chiếm dụng vốn tăng, số lượng hàng tồn kho nhiều, nên chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động tăng 147,69 ngày so với năm 2007 Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động của công ty chưa được tốt qua các năm, công ty chưa tận dụng được hết năng suất của máy móc trang thiết bị… để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong khi dó nguồn vốn lưu động của công ty không sử dụng hợp lý, chu kỳ luân chuyển của vốn còn cao. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 3.2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Đồ thị 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Từ đồ thị 3.2 và phụ lục 2 thấy, số lượng lao động tại công ty tăng lên liên tục qua các năm, lao động chủ yều trong khối sản xuất với trình độ thấp chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn đào tạo khác, (lao động có trình độ chuyên môn đào tạo khác là những lao động học trong các trung tâm nghề, sơ cấp, lao động phổ thông mới học song hoặc chưa học song cấp 3). Năm 2006, công ty có 72 lao động trong đó cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ĐH – CĐ, TC – Đào tạo khác là 8,33% - 36,13% - 55,59%, tỷ trọng lao động có trình độ đào tạo khác là tương đối lớn (trên 50%) trong đó lao động có trình độ cao tương đối thấp. Năm 2007, công ty tuyển thêm 22 lao động trong đó có 5 lao động được tuyển trong khối hành chính, còn lại 17 lao động là được tuyển thêm trong khối sản xuất, trong năm này công ty tiếp đẩy mạnh sản xuất bằng việc đầu tư mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Do công ty chủ yếu tuyển lao động trong các tổ sản xuất nên không tuyển lao động có trình độ cao mà chủ yếu là lao động phổ thông. Chính vì thế tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn có sự thay đổi, tỷ trọng lao động có trình độ đại học giảm 1,09 % so với năm 2006, tỷ trọng lao động có trình độ CĐ,TC giảm 1,4% so với năm 2006. Năm 2008, số lượng lao động được tuyển thêm là 26 lao động. Tỷ trọng cơ cấu lao động không có sự thay đổi nhiều. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp được tuyển thêm tăng 16 lao động so với năm 2007chiếm tỷ trọng 37,53 % tăng 1,4% so với năm 2007. Tỷ trọng lao động có trình độ đại học tiếp tục giảm 1,58% so với năm 2007. Số lượng lao động được tuyển thêm vẫn chủ yếu là lao động trong khối sản xuất với trình độ đào tạo khác. Như vậy, qua phân tích cơ cấu lao động của công ty thấy lao động chủ yếu trong công ty là lao động có trình độ chuyên môn không cao, phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty, lao động không cần trình độ cao. Để đánh giá được công ty sử dụng lao động đã hợp lý chưa sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau (xây dựng mô hình) ở phần 3.3 của chương. 3.2.3.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh theo tổ sản xuất Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo tổ sản xuất tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Đơn vị tính: Người Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 1 Tổ 2 CĐ,TC 7 5 11 6 15 10 13,47% 9,60% 15,94% 8,69% 16,30% 10,87% Đào tạo khác 25 15 34 18 40 27 48,08% 28,85% 49,28% 26,09% 43,48% 29,35% Tổng 32 20 45 24 55 37 61,55% 38,45% 65,22% 34,78% 59,78% 40,22% Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh là doanh nghiệp sản xuất số lượng lao động chủ yếu là lao động tham gia vào quá trrình sản xuất, còn lao động trong khối hành chính thì tương đối ít nên ta có thể phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty theo các tổ sản xuất các sản phầm khác nhau của công ty là tổ 1 (tổ bánh); tổ 2 (tổ kẹo và sản phẩm khác). Từ bảng 3.3 Thấy số lao động trong hai tổ sản xuất này là lao động có trình độ chuyên môn là trình CĐ, TC và đào tạo khác, trong đó chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn là đào tạo khác chiếm tỷ trọng khá lớn trên 70%, không có lao động có trình độ đại học, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty, yêu cầu lao động có trình độ không cao. Tuy nhiên đối với những sản phẩm mang tính chất khéo léo và kỹ thuật vẫn đòi hỏi những trình độ nhất định, trình độ của công nhân cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Qua bảng 3.3 ta thấy trong năm 2006 công ty không có nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao đẳng, trung cấp. Tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn CĐ, TC và Đào tạo khác là 23,07% - 76,93%, Số lượng lao động trong tổ 1 chiếm tỷ trọng 61,55 % trong tổng số lao động tham gia sản xuất tại công ty. Trong các năm 2007 và năm 2008 công tác tuyển dụng lao động đã được công ty quan tâm hơn tới những lao động có trình độ cao hơn nhưng không đáng kể, số lượng lao động được tuyển thêm vẫn chủ yếu là lao động có trình độ đào tạo khác, Số lượng lao động đựơc tuyển thêm có trình độ chuyên môn đào tạo khác là: 12người - 14 người. Tỷ trọng lao động trong Tổ 1 vẫn chiếm trên 70%. Như vậy, qua phân tích cơ cấu lao động theo tổ sản xuất tại công ty thấy lao động chủ yếu trong tổ 1, nhu cầu tuyển lao động của công ty không đòi hỏi lao động có trình độ cao, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn là đào tạo khác. Các sản phẩm chính của công ty đều là các loại bánh, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng sản lượng của công ty do đó lượng lao động sử dụng trong Tổ 1 là tương đối lớn. Để đánh giá việc sử dụng số lượng lao động trong tổ 1 và tổ 2 có hiệu quả hay không sẽ được phân tích cụ thể ở phần xây dựng mô hình ở phần 3.4 của chương. Phân tích chi phí sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Chi phí của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh được chia thành hai loại chi phí đó là chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh. Trong đó chi phí quản lý kinh doanh được công ty tính gộp gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh. Để phân tích tình hình sử dụng chi phí của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí (TSCF) Tỷ suất chi phí (F): F=; TSCF tài chính (F1): F1= * 100 TSCF quản lý kinh doanh (F2): F2 = *100 Trong đó: TC là tổng chi phí; TC = TC1 + TC2 TC1: Chi phí tài chính; TC2 : Chi phí quản lý kinh doanh TR: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Để đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng chi phí thì tổng chi phí có thể tăng lên hay giảm đi nhưng phải đảm bảo mở rộng quy mô, tăng tốc độ lưu chuyển hoá. Nếu tỷ lệ tăng doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí thì tỷ suất chi phí (F) tăng lên doanh nghiệp sẽ lãng phí mất chi phí, các chỉ tiêu phân tích sẽ có giá trị dương và ngược lại. Nếu tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí thì tỷ suất chi phí giảm khi đó doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khi đó các chỉ tiêu phân tích sẽ có giá trị âm. Bảng 3.4: Phân tích chi phí của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TR) 1.678,592 5.654,424 6.823,759 3.975,800 236,850 1.69,340 20,680 Chi phí tài chính - 59,544 65,141 - - 5,597 9,400 Chi phí quản lý kinh doanh 213,541 673,597 1.083,13 460,060 215,44 409,533 60,800 Tổng chi phí (TC) 213,541 733,141 1.148,271 519,6 243,33 415,130 56,620 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10,094 18,924 28,857 8,830 87,480 9,933 52,490 TSCF (%) 12,720 12,970 16,830 - 0,250 - 3,860 TSCF tài chính (%) - 1,050 0,950 - - - -0,100 TSCF quản lý kinh doanh (%) 12,720 11,910 15,870 - -0,810 - 3,960 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Từ bảng 3.4 Ta thấy qua các năm tỷ lệ tăng doanh thu luôn nhỏ hơn tỷ lệ tăng chi phí, do đó các chỉ tiêu được xét luôn có giá trị dương do đó doanh nghiệp lãng phí chi phí hay công tác quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Năm 2006, TSCF – TSCF tài chính –TSCF quản lý kinh doanh tương ứng là 12,72% -0% - 12,72%, có nghĩa là để có một đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 12,72 đồng tổng chi phí. Năm 2007, Do công ty chưa sắp xếp được nguồn vốn lưu động để phục vụ cho qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty đã đi vay tiền từ ngân hàng và một số các nhân trong công ty như: Bà Ngô thị Tính - giám đốc công ty, Ông Nguyễn Văn Kiệm - Phó giám đốc công ty nên trong này phát sinh thêm chi phí đi vay và TSCF tài chính trong năm này là 1,05%. Trong năm công ty đã sử dụng chi phí quản lý kinh doanh hiệu quả hơn do đó TSCF đã giảm 0,81% so với năm 2006. Năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động về giá cả nên ảnh hưởng tới việc mua các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số sản phẩm bị trả lại do hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, do đó trong năm này chí phí mua hàng của công ty đã tăng lên làm cho TSCF quản lý kinh doanh của công ty tăng cao tăng thêm 3,96% so với năm 2007. Vì trong năm 2008 lãi suất cho vay ngắn hạn tăng 6% so với năm 2007 nên trong năm này công ty sử dụng ít chi phí tài chính hơn nên TSCF tài chính giảm, để có một đồng doanh thu thì công ty cần 0,95 đồng chi phí tài chính (giảm 0,1 đồng so với năm 2007). Như vậy, qua phân tích chi phí của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, thấy công tác quản lý và sử dụng chi phí của công ty chưa hiệu quả, TSCF vẫn còn cao. Do mới thành lập nên công tác quản lý và sử dụng không tránh khỏi những thiếu sót, đặc thù sản phẩm kinh doanh của công ty mang tính mùa vụ, một số sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày như Bánh Xu Xê, Bánh Cốm nên chịu sự biến động của giá mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh các sản phẩm này, lãi suất thay đổi khiến cho công ty sử dụng ít chi phí tài chính hơn. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 3.2.6.1.Môi trường vĩ mô + Tình hình kinh tế, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước nói chung và công ty cổ phần bánh mứt kẹo nói riêng phát triển, có điều kiện tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian gần đây khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu của sự suy giảm, giá nguyên nhiên vật liệu tăng đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên (xem phụ lục 1) + Tình hình chính trị – pháp luật, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, hệ thống chính sách và pháp luật ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như luật pháp chung của quốc tế. Điều này đã ra một môi trường an toàn và ổn định cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang một số nước trong khu vực, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng thêm các yếu tố đầu vào vốn và lao động. +Sự thay đổi của thị trường vốn và lao động, đây là nhân tố tác động trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn và lao động trong công ty. Năm 2008 lãi suất cho vay ngắn hạn tăng mạnh khiến ban lãnh đạo công ty Bảo Minh sử dụng ít nguồn vốn tài chính thay vào đó công ty áp dụng chính sách huy động nguồn vốn trong công ty. + Đối thủ cạnh tranh, hiện nay trên thị trường ngày càng nhiều các công ty kinh doanh bánh mứt kẹo như: Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà (Bibica), công ty bánh kẹo Tràng An, công ty cổ phần Kinh Đô, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà….., các công ty này đã có thương hiệu và các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, điều này đòi hỏi công ty phải có những biện nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng máy móc trang thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. 3.2.6.2. Môi trường vi mô + Sản phẩm, sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty, việc lựa chọn các danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm hợp lý đa dạng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng rất quan trọng. Tiền thân của công ty là một cơ sở sản xuất tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm truyền thống làng nghề hàng Than với các sản phẩm chính là bánh cốm, bánh xu xê, bánh khảo, bánh trung thu. Tuy nhiên các sản phẩm này của công ty chỉ tiêu thụ nhiều vào các mùa nhất định trong năm, công ty luôn phải dự trữ hàng, nguyên liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, hàng hoá tồn kho của công ty luôn chiếm trên 50% trong tổng số vốn lưu động của công ty điều này khiến cho chu kỳ luân chuyển vốn của công ty dài ngày, thiếu vốn để tiến hành chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Mặt khác do tính chất sản phẩm mang tính mùa vụ nên ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn và bố trí lao động vào các tổ sản xuất, dẫn đến tình trạng thừa lao động trong một số tháng trong năm. + Khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà công ty sản xuất, kinh doanh, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng vốn và lao động củat công ty. Khi quy mô của công ty lớn thì công ty sẽ sử dụng nhiều lao động và ngược lại. Bảo Minh là một công ty sản xuất vừa và nhỏ, khối lượng hàng hoá sản xuất ra trung bình 7 tấn/ năm do đó lao động mà công ty sử dụng ở đây chủ yếu là lao động trong khối sản xuất với trình độ không cao, có thể CĐ, TC, hoặc qua lớp học nghề, số lượng lao động trong khối hành chính ít hơn, yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn. Bên cạnh đó khối lượng hàng hoá sản xuất ra cũng ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng nguồn vốn, công ty phải có kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý, tránh lãng phí. + Quản trị doanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác tổ chức, công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý sao cho hiệu qủa hơn, các phòng ban dần dần được hợp lý hoá, số lao động tham gia vào quá trình sản xuất được công ty sử dụng có hiệu quả hơn, tuy nhiên công tác mua hàng và bán hàng của công ty vẫn chưa hiệu quả, khiến chi phí của công ty vẫn còn cao, tuy nhiên bên cạnh đó do còn một số hạn chế nên công ty chưa có bộ phận nghiên cứu dự báo thị trường, bộ phận kế hoạch riêng điều này ảnh hưởng tới việc lên kế hoạch sử dụng vốn và lao động của công ty. K ẾT QỦA PHÂN TÍCH TRÊN MÔ HÌNH VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH Xây dựng mô hình hàm sản xuất Để đánh giá tình hình sử dụng vốn và lao động của công ty ta xây dựng mô hình hàm sản xuất trong ngắn hạn + Hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng Q= A*L3 + B* L2 (điều kiện A0 để đảm bảo đúng quy luật của hàm bậc ba và theo đúng quy luật năng suất cận biên giảm dần), Đối với dạng hàm này thì áp dụng để phân tích thực trạng sử dụng lao động của công ty theo các tổ sản xuất. Đối với tổ 1, hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng: Q1 = A1* L13 + B1 * L12 (điều kiện A1 0 để đảm bảo đúng quy luật của hàm bậc ba và theo đúng quy luật năng suất cận biên giảm dần) Đối với tổ 2 , hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng: Q2 = A2* L13 + B2 * L22 (điều kiện A2 <0, B2 < 0 để đảm bảo đúng quy luật của hàm bậc ba và theo đúng quy luật năng suất cận biên giảm dần). Trong đó: Q1, Q2 là sản lượng của tổ 1; tổ 2 . L1, L 2: là lao động làm việc trong tổ 1; tổ 2. + Hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng Q= C* Kα * Lβ (điều kiện C>0) (3.1) Đối với dạng hàm này dùng để đánh gía chung về tình hình sử dụng vốn và lao động của công ty qua các năm, Trong đó: Q là sản lượng; K là vốn lưu động; L là số lao động doanh nghiệp sử dụng; (Do vốn cố định không ảnh hưởng nhiều tới quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nên coi nó là không đổi như một hằng số trong hàm sản xuất dài hạn) Nếu α +β = 1 thì biểu thị hàm sản xuất không đổi theo quy mô. Nếu α+ β > 1 thì biểu thị hàm sản xuất tăng theo quy mô. Nếu α +β < 1 thì biểu thị hàm sản xuất giảm theo quy mô. Để có thể ước lượng hàm sản xuất trong dài hạn ta phải chuyển hàm về dạng tuyến tính bằng cách “ln” cả hai vế của phương trình (3.1) ta có lnQ = Ln C + α* lnK +β lnL Y = ln Q; E = lnC; X= lnK ; Z= ln L Ta có (3.1) trở thành Y= E + α* X +β* Z (3.2) Thu thập, xử lý số liệu Để phục vụ cho quá trình xây dựng hàm sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn ta cần thu thập số liệu về sản lượng vốn và lao động, số liệu cần thiết được thu thập trong giai đoạn 3 năm từ 2006 đến 2008 theo từng quý (mỗi năm thu thập có 4 quý). Do đó tập số liệu thu thập đựơc thể hiện qua 12 quý. Đối với sản lượng thì thu thập tổng sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra trong một năm và sản lượng của từng tổ sản xuất trong năm. Đối với vốn thì cần thu thập lượng vốn lưu động của công ty vi nó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Đối với lao động số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong khâu sản xuất Để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình thì Số liệu được thu thập để sử dụng để xây dựng mô hình được tổng hợp từ nhiều phòng khác nhau. Sự biến động về lao động, tiền lương trả cho người lao động được thu thấp từ phòng hành chính tổng hợp và phòng kế toán của công ty. Số liệu về sản lượng sản phẩm theo từng tổ sản xuất, theo từng quý được tổng hợp từ phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính của công ty, ngoài ra còn thu thập thêm ở bộ phận kho hàng của công ty (xem phụ lục 3 ) Kết quả ước lượng hàm sản xuất 3.3.3.1 Hàm sản xuất trong ngắn hạn (Q = A* L3 + B* L 2 ) Hàm sản xuất đối với tổ 1 Q1 = A1* L13 + B1 * L12 . Với số liệu thu thập như trên, bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất ta có bảng sau Từ bảng ước lượng trên ta có phương trình của hàm sản xuất tổ 1 là: Q1 = -0,609*L13 + 20,453*L12 Xem phần phụ lục 4 thấy: - Hệ số của hàm sản xuất bậc ba trong ngắn hạn là: A1= -0,609 0 thoả mãn với điều kiện hàm bậc ba và tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần. - Các biến ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê với mọi mức α = 0,2 % vì giá trị P- value của biến L13 là 0,0013, P- value của biến L12 là: 0,000 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. - Với R2 = 0,967643 < 1 có nghĩa rằng 96,76% sự thay đổi của lao động được giải thích bởi sản lượng bánh sản xuất. Với kết quả này hàm sản xuất có thể tin cậy được. Vậy hàm ước lượng từ phụ lục 4 hoàn toàn phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. è MPL1= (Q1)’L1 = - 1,827* L12 + 40,906 * L1 Hàm sản xuất đối với tổ 2 là: Q2 = A2* L23 + B2 * L22 Với số liệu thu thập ở trên, bằng phương pháp ước lượng bình phương nh ỏ nhất ta có bảng sau: Từ phụ lục 5, ta có phương trình hàm sản xuất của tổ 2 là: Q2 = -1,903*L23+ 35,097*L22 - Hệ số của hàm sản xuất bậc ba trong ngắn hạn là: A2= -1,903 0 thoả mãn với điều kiện hàm bậc ba và tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, - Các biến ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê với mọi mức α = 0,0% vì giá trị P- value của biến L23 là 0,000; P- value của biến L22 là:0,000 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. - Với R2 = 0,917062 < 1 có nghĩa rằng 91,70620% sự thay đổi của lao động được giải thích bởi sản lượng kẹo và các sản phẩm khác sản xuất. Với kết quả này hàm sản xuất có thể tin cậy được. Vậy hàm ước lượng từ phụ lục 5 hoàn toàn phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. è MPL2 = (Q2)’L2 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 Theo nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí, công ty cần phải lựa chọn số lượng lao động trong hai tổ sản xuất sao cho = . Do w1 = w2 nên MPL1 = MPL2 è - 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 Mà L = L1 + L2 Nên để giảm thiểu chi phí sản xuất trong ngắn hạn công ty nên thuê lượng lao động thoả mãn điều kiện sau: - 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 ( 3.3) L = L1 + L2 . Hàm sản xuất trong ngắn hạn( hàm Cobb-Douglas) Từ phụ lục 6 ta có hàm sản xuất trong ngắn hạn là: Y = 3,577 + 0,334X + 0,684*Z è Ln Q = ln 3,577+ 0,334*ln K + 0,684*ln L è Phương trình hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn là: Q = 35,766 * K 0,334 *L 0,684 - Hằng số của hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn là: α= 0,334, β= 0,684 và α +β = 1,018 >1 biểu thị hàm sản xuất tăng theo quy mô. - Các biến ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê với mọi mức α = 0,4% vì giá trị P- value của hệ số chặn C là 0,000; biến X (X= lnK) là 0,001, P- value của biến Z (Z= lnL) là: 0,0039 và P- value của hệ số chặn là 0,000 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. -Với R2 = 0,970238 < 1 có nghĩa rằng 97,0238% sự thay đổi của vốn và lao động được giải thích bởi sản lượng bánh, kẹo và các sản phẩm khác sản xuất. Với kết quả này hàm sản xuất có thể tin cậy được. Vậy hàm sản xuất ước lượng từ phụ lục 6 hàm Cobb- Douglas trong ngắn hạn hoàn toàn phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. è MPK = (Q) K’ = 0,684*; MPL = (Q)L’ = 0,334* Kết luận rút ra từ mô hình hàm sản xuất 3.3.4.1. Một số kết luận rút ra từ việc sử dụng lao động theo tổ sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Từ kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất trong ngắn hạn cho từng tổ ta có thể tính được MPL1 và MPL2 cho từng quý. Bảng 3.5: Sản phẩm cận biên của lao động tổ 1 và tổ 2 của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Chỉ,tiêu Q1 Q2 L1 L2 MPL1 MPL2 (Tấn) (Tấn) (Người) (Người) Năm 2006 Quý 1 703,498 340,692 7 3 223,28 159,2 Quý 2 950,24 612,121 7 4 223,28 189.43 Quý 3 1.024,24 802,302 8 7 244,88 211.62 Quý 4 1.352,11 741,587 10 6 280,36 215.64 Năm 2007 Quý 1 1.403,58 801,21 10 6 280,36 215.64 Quý 2 1.604,38 836,81 11 6 294,24 215.64 Quý 3 1.840,53 851,49 11 6 294,24 215.64 Quý 4 1.993,12 880,239 13 6 314,28 215.64 Năm 2008 Quý 1 2.018,15 1.201,45 13 7 314,28 211.62 Quý 2 2.172,64 1.420,48 13 8 314,28 196.18 Quý 3 2.340,43 1.598,24 14 10 320,43 131.04 Quý 4 2.444,77 1.763,763 15 12 324,02 20.232 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình Trong ngắn hạn, vốn được coi là cố định do đó để giảm thiểu chi phí sản xuất thì công ty sử dụng đầu vào lao động sao cho = . Do mức lương mà công ty trả cho lao động ở hai tổ sản xuất này là như nhau (w1 = w2 ) nên MPL1 = MPL2 Nếu MPL1 > MPL2 thì công ty nên tăng cường lao động cho tổ 1. Nếu MPL1 < MPL2 thì công ty nên tăng cường lao động cho tổ 2. Từ bảng 3.5 thấy: Đối với tổ 1 thì năng suất cận biên của lao động (MPL) ở tổ 1 qua các năm tăng, có nghĩa số lượng lao động được công ty thuê thêm đạt hiệu quả Đối với tổ 2, trong hai năm đầu thành lập (năm 2006 và năm 2007) lượng lao động được thuê thêm đạt hiệu quả, sản lượng tăng thêm khi thuê thêm lao động. Tuy nhiên trong năm 2008 công tác sử dụng lao động cuả công ty ở tổ 2 không hiệu quả. Trong hai quý đầu năm 2008 số lượng lao động của công ty thuê thêm sử dụng hiệu quả, sản lượng tăng thêm khi công ty thuê thêm lao động, sang hai quý cuối năm do công tác dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm kẹo và các sản phẩm khác không được tốt nên lượng lao động mà công ty thuê thêm không hiệu quả. Năng suất cận biên của lao động thuê thêm này bắt đầu giảm và giảm mạnh trong qúy IV của năm 2008 Như vậy, qua phân tích ta thấy việc côn ty bổ sung lao động nhìn chung là hợp lý vì sản phẩm cận biên của lao động có xu hướng tăng qua các năm. Việc phân bổ lao động giữa hai tổ sản xuất là chưa hợp lý vì sản phẩm cận biên của lao động tổ 1 cao hơn so với tổ 2. Trong hai tổ sản xuất thì tổ 1 làm việc hiệu quả hơn tổ 2, năng suất cận biên của tổ 1 luôn lớn hơn, mặt khác khi thuê thêm lao động ở tổ 1thì MPL1 có xu hướng tăng lên trong khi đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLựa chọn đẩu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phẩn bánh mứt kẹo bảo minh thực trạng và g.doc
Tài liệu liên quan