Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn . 7
7. Kết cấu luận văn . 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LUÂN CHUYỂN CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG . 8
1.1. Khái quát về bộ máy và cán bộ, công chức hành chính nhà
nước ở địa phương . 8
1.2. Luân chuyển cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà
nước ở địa phương . 18
1.3. Các yếu tác động đến luân chuyển cán bộ, công chức trong
bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương 37
130 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luân chuyển công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng được chú trọng, chất
lượng điều trị và phục vụ từng bước được cải thiện đáng kể, mở rộng các dịch
vụ y tế kỹ thuật cao. Cơ sở y tế và trang thiết bị đã được quan tâm đầu tư,
bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư và đưa vào sử dụng với 300 giường bệnh,
mạng lưới y tế cơ sở dần được củng cố và đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Công tác khám chữa bệnh được duy trì, nâng cao chất lượng. Một số dịch
bệnh có số mắc tăng cao nhưng đã được kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả. Trang
thiết bị y tế tại các cơ sở được sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực y tế chưa đồng đều, chất lượng chưa cao, nhất là tuyến y tế cơ sở;
Việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được cải
thiện đáng kể.
- Văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình, báo chí và thể dục, thể
thao: Phục vụ tốt nhu cầu văn hóa và cung cấp thông tin cho nhân dân, tổ
49
chức nhiều hoạt động văn hóa nổi bật. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị
di sản văn hóa dân tộc tiếp tục được chú trọng. Thiết chế văn hóa được quan
tâm đầu tư. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh từ tỉnh đến cơ
sở. Chất lượng phát thanh truyền hình được nâng lên đáp ứng yêu cầu nghe,
nhìn của người dân.
- Tình hình chính trị xã hội Đắk Nông ổn định; quốc phòng, an ninh
được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm
ẩn những nguy cơ phức tạp khó lường, các thế lực phản động trong và ngoài
nước luôn tìm mọi cách tuyên truyền, kích động, lôi kéo những phần tử cực
đoan, một bộ phận quần chúng là người DTTS nhẹ dạ, cả tin nghe theo,
chống phá lại khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại với đường lồi, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội: Tích cực triển khai các chính
sách an sinh, bảo trợ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 2%, tỷ lệ hộ nghèo
đồng bào DTTS tại chỗ ước giảm 05%. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn
gặp nhiều khó khăn, nguồn lực Trung ương phân bổ chậm. Khả năng tái
nghèo cao.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại: Tình hình quốc phòng
vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố, nâng cao. Chủ động
đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch. Tình hình trên truyến
biên giới cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội khu vực biên giới được giữ vững. Tình hình an ninh cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, an ninh nông thôn còn diễn biến phức tạp.
Nhìn chung, trong bối cảnh tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển
kinh tế xã hội năm 2017 ước đạt khá. Kết quả phấn đấu thực hiện kế hoạch
năm 2017 cơ bản đạt kế hoạch đề ra, là cơ sở để tiếp tục phấn đấu thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020.[29].
50
2.1.2. Bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
"Nguồn: Trang thông tin điện tử Thương mại Biên giới, Miền núi, Hải đảo"
51
Bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông được chia làm 03 cấp: cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã, mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
khác nhau:
2.1.2.1. Bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh
UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất trong
BMHCNN ở địa phương, có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND
tỉnh và báo cáo công việc thường xuyên thông qua các kỳ họp của HĐND
tỉnh Đắk Nông, đồng thời hoạt động của UBND tỉnh chịu sự giám sát của
HĐND tỉnh.
UBND tỉnh Đắk Nông có 19 cơ quan hành chính nhà nước thuộc quyền
quản lý gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông
vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra
tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ. Các cơ quan hành
chính nhà nước cấp tỉnh được thành lập theo quy định tại Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ. Do đặc thù là tỉnh có đông
đồng bào DTTS sinh sống có đường biên giới và quan hệ giao thương, văn
hóa với nước bạn Campuchia nên tỉnh đã thành lập thêm các cơ quan đặc thù
là Ban Dân tộc và Sở Ngoại vụ.
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh là các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực
hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo
quy định của pháp luật.
52
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm
tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về
ngành lĩnh vực cấp trên.
Ngoài ra còn có một số cơ quan đơn vị như:
- Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông do Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định của pháp luật; quản lý, tổ chức thực
hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên
quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu
công nghiệp.
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh do Ủy ban thường
vụ Quốc hội thành lập, là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và
HĐND tỉnh; biên chế nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do
UBND cấp tỉnh phân bổ.
- UBND tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Ban an toàn giao thông và
Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới tỉnh; biên chế nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do
UBND cấp tỉnh phân bổ.
2.1.2.2. Bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện
UBND cấp huyện tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của HĐND
cùng cấp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở cấp
huyện, thực thi nhiệm vụ do UBND tỉnh và HĐND cấp huyện giao nhằm
mục đích quản lý các mặt hoạt động xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phát
triển kinh tế bền vững, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của nhân dân.
53
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay có 07 huyện, 01 thị xã (gọi chung
là UBND cấp huyện). UBND cấp huyện được thành lập theo quy định tại
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ. Do đặc thù các
huyện, thị xã trong tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống nên tỉnh đã thành
lập thêm Phòng Dân tộc. Vì thế các huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông hiện có
13 phòng gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,
Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Thanh
tra huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Dân tộc, riêng Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng chỉ có ở
các huyện, còn ở thị xã có Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có chức năng tham
mưu UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND cấp huyện ủy
quyền và thep pháp luật quy định; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế CBCC, cơ cấu ngạch CBCC và công
tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
2.1.1.3 Bộ máy hành chính nhà nước cấp xã
UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước thấp nhất trong bộ báy
hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông, là nơi tiếp xúc trực tiếp thường xuyên
với nhân dân, lắng nghe và giải quyết nhu cầu hợp lý của nhân dân, phản ánh
những đề xuất, những mong muốn, kiến nghị của nhân dân lên cấp chính
quyền cao hơn từ đó có biện pháp cải cách về cách thức quản lý, phục vụ
nhân dân một cách tốt nhất. Hoạt động của UBND cấp xã được HĐND cấp
54
xã giám sát, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hàng năm, được bố trí ngân sách
hoạt động, có chức năng quản lý hành chính nhà nước về đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời quản lý và tôn trọng đầy đủ
các quyền tự chủ các đơn vị kinh tế tập thể cũng như kinh tế tư nhân. Chính
quyền xã có nhiệm vụ quản lý chủ yếu về mặt hành chính, hộ tịch, trật tự an
toàn xã hội, giữ gìn pháp chế về mặt đời sống xã hội trong xã.
Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có 71 xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND
cấp xã) thuộc 08 huyện, thị xã.
Về cơ cấu tổ chức: UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp
xã, Ủy viên Ủy ban – Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Ủy viên Ủy ban
– Trưởng Công an, có các chức danh công chức cấp xã gồm: Văn phòng
HĐND – UBND, Văn phòng Thống kê – Văn thư, Văn phòng thống kê –
Văn phòng Đảng ủy, Tư pháp – Hộ tịch, Địa chính - xây dựng – giao thông
thủy lợi, Chính sách – xã hội, Văn hóa – Thông tin, Kế toán – Ngân sách,
Phó Trưởng công an.
Ngoài ra các Tổ trưởng Tổ dân phố, thôn, buôn, bon cũng thuộc
BMHCNN cấp xã có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý an sinh xã hội,
các hoạt động có liên quan đế dân số, hộ tịch, hộ khẩu, triển khai thực hiện
các chính sách pháp luật của nhà nước đến người dân thực hiện.
2.2. Đội ngũ cán bộ, công chức và thực tiễn luân chuyển cán bộ,
công chức trong bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Đắk Nông, giai
đoạn 2011 – 2017
2.2.1. Tổng quan về đội ngũ CBCC tỉnh Đắk Nông
2.2.1.1. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC tỉnh Đắk Nông
- Theo số liệu thống kê tại Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, tính đến tháng
31/12/2017, CBCC hành chính cấp tỉnh, huyện là 2.099 người, trong đó cấp
tỉnh 1.329, cấp huyện 770 người, CBCC theo các tôn giáo 28 người.
55
+ Cơ cấu theo giới tính, dân tộc, độ tuổi:
Bảng 2.2.1. Tổng hợp cơ cấu CBCC cấp tỉnh, huyện tỉnh Đắk Nông
Tổng số Giới tính
DTTS
Độ tuổi
2.099 Nam Nữ Dưới 31 Từ 31-50
Từ 51-55
(nữ) 51-
60 (nam)
Số lượng 1.457 642 117 307 1.235 557
Tỷ lệ % 69,41 30,59 5,57 14,63 58,84 26,54
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Bảng 2.2.2. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ CBCC cấp tỉnh,
huyện ở tỉnh Đắk Nông
Tổng số Bậc đào tạo
2.099 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Số lượng 05 209 1.475 64 346
Tỷ lệ % 0,24 9,96 70,27 3,05 16,48
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
+ Về trình độ LLCT:
Bảng 2.2.3. Tổng hợp trình độ LLCT của CBCC cấp tỉnh, huyện ở tỉnh
Đắk Nông
Tổng số Bậc đào tạo
Chưa qua đào tạo
2.099 Cao cấp, cử nhân Trung cấp
Số lượng 455 304 1.340
56
Tỷ lệ % 21,68 14,48 64,14
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.2.4. Cơ cấu ngạch CBCC cấp tỉnh, huyện ở tỉnh Đắk Nông
Stt Ngạch CBCC Số lượng Tỷ lệ %
1 Chuyên viên cao cấp và tương đương 15 0,71
2 Chuyên viên chính và tương đương 215 10,24
3 Chuyên viên và tương đương 1.441 68,65
4 Cán sự và tương đương 394 18,77
5 Nhân viên 34 1,63
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
+ Về trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng DTTS
Bảng 2.2.5. Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ và tiếng DTTS của
CBCC cấp tỉnh, huyện ở tỉnh Đắk Nông
Tổng số Tin học Ngoại ngữ
DTTS
2.099
Trung trấp
trở lên
Chứng chỉ
Cao đẳng
trở lên
Chứng
chỉ
Biết tiếng
DTTS
Số lượng 70 1.593 42 1.562 435
Tỷ lệ % 3,33 75,89 2,0 74,41 20,72
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
+ Về vị trí chức danh CBCC :
Bảng 2.2.6. Tổng hợp vị trí, chức danh CBCC cấp tỉnh, huyện ở tỉnh
Đắk Nông
57
Stt Vị trí chức danh Số lượng Tỷ lệ %
1 CBCC giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý 913 43,50
2 CBCC không giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý 1.186 56,50
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông
+ Về năng lực công tác:
Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 2017 cho thấy có 27,1%
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 69,7% hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, có 2,6 % hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế một số mặt, có 0,6%
không hoàn thành nhiệm vụ.
Riêng đối với CBCC là thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
đều có trình độ từ đại học trở lên và đạt chuẩn chức danh về cao cấp LLCT,
quản lý nhà nước. Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT và quản lý nhà
nước được đảm bảo nên trong thực tiễn công tác đã phát huy được kiến thức
chuyên môn và năng lực thực tiễn. Kết quả đánh giá hàng năm 100% CBCC
giữ chức vụ lãnh đạo được, đánh giá từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Kết
quả trên cho thấy năng lực lãnh đạo quản lý của CBCC cơ quan hành chính nhà
nước cấp huyện, tỉnh ở Đắk Nông đã được nâng lên một bước rõ rệt và ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
So với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo và CBCC có chức vụ từ phó trưởng
phòng trở lên thì CBCC chuyên môn có trình độ chuyên môn, LLCT và quản lý
nhà nước thấp hơn rất nhiều. Do trình độ chuyên môn cũng như trình độ LLCT
và quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC chuyên môn còn nhiều hạn chế nên đã
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực thi công vụ.
Kết quả trên cho thấy đa số CBCC cơ quan hành chính nhà nước cấp
huyện, tỉnh của Đắk Nông hiện nay được đánh giá là tương đối tốt, thực hiện có
58
hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao. Đây chính là ưu điểm rất lớn cần được
tiếp tục phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước ở địa phương trong thời gian tới.
- Về Cán bộ, công chức cấp xã
Tổng số CBCC cấp xã là 1.536 người, trong đó nữ 441 người, dân tộc
thiểu số 195 người, đảng viên 1.259 người, tôn giáo 44 người.
+ Về trình độ chuyên môn: đại học trở lên 875 người (trong đó trình độ
thạc sỹ 5 người), trình độ cao đẳng, trung cấp 431 người, trình độ sơ cấp 43
người.
Có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị trở lên 797 người, đã qua bồi
dưỡng các kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ 1.420 người. Biết
tiếng DTTS 233 người. [Phụ lục số 05, trang 116].
+ Về năng lực công tác:
Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 2017 cho thấy hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 11,17%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm
84,06%; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm 2,73%;
không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 2,04%.
2.2.1.2. Đánh giá chung về đội ngũ CBCC trong bộ máy hành chính nhà
nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Những ưu điểm:
Về phẩm chính trị, đạo đức, lối sống: hầu hết CBCC các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay đều giữ vững lập trường,
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong công tác và trong đời sống đã
chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Về trình độ chuyên môn: cơ bản đội ngũ CBCC cơ quan hành chính nhà
nước cấp huyện, tỉnh đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ.
59
Trình độ đào tạo phù hợp với vị trí công tác. CBCC đứng đầu cơ quan và cấp
phó của người đứng đầu đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, LLCT, quản
lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định. Trong thực tiễn công tác đã
phát huy được kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo công tác quản lý nhà nước tại tỉnh,
đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, phù hợp với xu thế xây
dựng nền hành chính hiện đại.
Đội ngũ CBCC cơ quan hành chính nhà nước đã chú trọng chủ động học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT, quản lý nhà nước, nhất là các kỹ
năng phục vụ công tác, nhờ đó chất lượng và năng lực công tác được nâng lên
rõ rệt.
Việc sắp xếp, bố trí CBCC đã cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn chức danh
theo quy định. CBCC giữ chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương đều đạt
chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên, tuy nhiên trình độ LLCT
và quản lý nhà nước còn nhiều người chưa đạt chuẩn chức danh theo quy
định.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản như vừa nêu, đội ngũ CBCC cơ quan
hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh ở tỉnh Đắk Nông hiện nay còn tồn tại
một số hạn chế cơ bản, cụ thể:
Một bộ phận CBCC chưa thực sự chú ý giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo
đức, tư cách, tác phong công tác; thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường
xuyên, có biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức lối
sống làm giảm niềm tin trong nhân dân.
Một bộ phận CBCC có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí
công tác, chưa đạt chuẩn chức danh theo quy định; sử dụng CBCC không
đúng với chuyên môn được đào tạo, không đúng với sở trường và năng lực
60
thực tiễn dẫn đến hiệu quả công tác thực tế không cao và cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến CBCC có thái độ quan liêu, hách dịch khi giải
quyết công việc cho nhân dân.
Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT, quản lý nhà
nước cũng còn nhiều bất cập, chưa có một kế hoạch tổng thể. Việc đào tạo
nhiều trường hợp còn mang tính tự phát, đối phó, chủ yếu để đạt chuẩn về
bằng cấp mà chưa đạt chất lượng theo yêu cầu vị trí. Trong đào tạo còn nặng
về kiến thức lý luận chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng trong
thực thi công vụ phù hợp với vị trí mà CBCC đảm nhận.
Trong thực thi công vụ còn có nhiều trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội, quan liêu, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân; có CBCC
có lúc thiếu tận tụy, thiếu chu đáo trong giải quyết công việc làm giảm niềm
tin của nhân dân vào chính quyền, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà
nước của chính quyền.
Do xuất phát điểm thấp, từ một tỉnh nông nghiệp đi lên nên một bộ
phận CBCC còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm, còn
biểu hiện tùy tiện trong công tác làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả
công tác.
Do được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận CBCC
có trình độ chuyên môn thấp, nhất là CBCC đã lớn tuổi, từng có nhiều năm
tham gia công tác, CBCC là người DTTS. Một số CBCC được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp vừa học vừa làm, từ xa, cử tuyển
nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực công tác thực tiễn.
Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà
nước tỉnh Đắk Nông nói riêng và CBCC nói chung trong nhiều năm trước đây
chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn tình trạng thiếu hụt nguồn CBCC
kế cận trước mắt và lâu dài.
61
Đội ngũ CBCC trẻ mới được tuyển dụng chủ yếu từ đầu năm 2004 đến
nay khi mới thành lập tỉnh, tuy có trình độ chuyên môn khá tốt, nhưng còn
hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác nên ảnh hưởng đến việc bố trí sử
dụng, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ.
Nhìn chung, so với những năm đầu mới thành lập tỉnh, đội ngũ CBCC
trong BMHCNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có bước trưởng thành cả về số
lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, LLCT,
năng lực công tác, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đội ngũ CBCC của tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế nhất
định, đa số CBCC của tỉnh có tuổi đời tương đối trẻ (dưới 40 tuổi chiếm
65%), kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, kỹ năng giải quyết công việc còn nhiều
hạn chế, ít được trãi nghiệm thực tiễn. Vì thế cần phải tiếp tục đào tạo, rèn
luyện, cọ sát trong thực tiễn.
2.2.2. Công tác luân chuyển cán bộ, công chức trong bộ máy hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2011 - 2017
2.2.2.1. Tình hình triển khai văn bản của Trung ương về công tác luân
chuyển CBCC trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Nông đã bám sát Nghị quyết số 11-
NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý; Kết luận số 02-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về
đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những
năm tiếp theo, Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 28-KH/TU ngày
03/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về luân chuyển cán bộ
lãnh đạo quản lý của tỉnh sau quy hoạch giai đoạn 2015 – 2020; Kế hoạch số
29-KH/TU ngày 14/6/2013 về luân chuyển cán bộ nguồn đã qua đào tạo bồi
dưỡng kiến thức thực tiễn về công tác tại các cơ sở.
62
Trên cơ sở Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ
Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số
93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị
quyết số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày
19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm lại, luân
chuyển, từ chức, miễn nhiệm CBCC lãnh đạo. UBND tỉnh phối hợp với Ban
Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện luân chuyển CBCC trên địa bàn tỉnh.
Để CBCC yên tâm công tác, ngoài tiền lương, HĐND tỉnh Đắk Nông đã
ban hành Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 và UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 về triển khai
thực hiện Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND
tỉnh, quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 - 2015, trong đó có chính sách về điều động
và hỗ trợ luân chuyển CBCC lãnh đạo.
Theo đó, tùy từng điều kiện, yêu cầu của từng ngành, địa phương, vị trí
công tác cụ thể mà chính quyền các cấp quyết định luân chuyển CBCC cho
phù hợp.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách luân chuyển CBCC trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông
Luân chuyển CBCC là chủ trương có tầm quan trọng về công tác cán bộ
của Đảng nhằm tăng cường đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất đạo đức, trình
độ, năng lực từng bước đáp ứng nhu cầu CBCC của địa phương, đơn vị; luân
chuyển được một số cán bô, công chức trẻ tuổi, trong quy hoạch, có triển
vọng từ sở, ban, ngành về giữ các vị trí chủ chốt cấp huyện, từ huyện về cơ
sở để có kinh nghiệm thực tiễn chuẩn bị lực lượng kế thừa cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện.
63
Ngày 09/3/2012, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số
03/2012/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 về triển khai thực hiện Nghị quyết số
35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh, quy định chính sách
phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2012 - 2015, trong đó có chính sách về điều động và hỗ trợ luân chuyển
CBCC lãnh đạo được áp dụng thực hiện từ năm 2012 và kéo dài thời gian
thực hiện đến năm 2016. Tỉnh đã triển khai phổ biến đến toàn thể đội ngũ
CBCC trong hệ thống các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã; đồng thời
chỉ đạo bộ phận tham mưu thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các quy định của
chính sách đã đề ra.
- Hiệu quả của chính sách:
Qua quá trình thực hiện chi trả chính sách về điều động và hỗ trợ luân
chuyển CBCC lãnh đạo đã góp phần tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng thử
thách, nhất là đội ngũ CBCC trẻ, có triển vọng. Đồng thời giúp CBCC trưởng
thành nhanh và toàn diện, vững vàng về chính trị, đáp ứng yêu cầu đào tạo,
xây dựng đội ngũ CBCC lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành vừa có kiến
thức, vừa có năng lực thực tiễn. Mặt khác, việc điều động, luân chuyển
CBCC đã góp phần chống tư tưởng chủ quan, phát huy được tính năng động,
sáng tạo của đội ngũ CBCC, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng,
nhận thức của CBCC, đưa việc điều động, luân chuyển CBCC vào nề nếp,
thường xuyên trong công tác cán bộ, khắc phục được tình trạng cục bộ, khép
kín trong từng cơ quan hành chính nhà nước. Sau thời gian luân chuyển đa số
CBCC đã trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đề bạt, bổ
nhiệm các chức vụ cao hơn, phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi CBCC.
Việc thực hiện chính sách về điều động và hỗ trợ luân chuyển CBCC
trong giai đoạn vừa qua bước đầu đạt được kết quả thiết thực, giúp đội ngũ
CBCC được điều động yên tâm, công tác và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
64
được giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về hỗ trợ luân chuển
CBCC đã được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, HĐND, UBND tỉnh, người
đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, do đó đã
phát triển về số lượng và chất lượng.
Các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thực hiện
việc chi trả chính sách hỗ trợ cho CBCC kịp thời, đúng quy định.
- Hạn chế trong sử dụng chính sách:
Trong quá trình triển khai thực hiện đã cho thấy chính sách điều động và
hỗ trợ luân chuyển CBCC của tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế như một số
cơ quan, đơn vị trong BMHCNN chưa xây dựng kế hoạch điều động, luân
chuyển CBCC; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách chưa
kiên quyết, triển khai chưa đồng bộ; việc chi trả chính sách hỗ trợ luân
chuyển CBCC còn thụ động; cơ quan quản lý tài chính của tỉnh chưa chủ
động trong việc tham mưu cấp kinh phí về cơ quan, đơn vị có CBCC luân
chuyển đang công tác thường xuyển để thực hiện hỗ trợ kịp thời, chưa th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_luan_chuyen_cong_chuc_trong_bo_may_hanh_chinh_nha_n.pdf