Luận văn Marketing địa phương - Nghiên cứu trường hợp thu hút nhà đầu tư Nhật bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .

DANH MỤC CÁC BẢNG.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.

DANH MỤC CÁC HÌNH.

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHưƠNG . 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 6

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài . 6

1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước. 9

1.2. Cơ sở lý luận về marketing địa phương và năng lực cạnh tranh của địa

phương. 11

1.2.1. Cơ sở lý luận về marketing địa phương . 11

1.2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các địa phươngError! Bookmark not

1.2.3. Tóm tắt về phương pháp điều tra và đánh giá chỉ số năng lực cạnh

tranh các tỉnh tại Việt Nam (PCI) .

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .

2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu .

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

CHưƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC CÔNG TÁC TRẠNG MARKETING

THU HÚT ĐẦU Tư NHẬT BẢN VÀO CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

TẠI TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.1. Đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang

pdf22 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Marketing địa phương - Nghiên cứu trường hợp thu hút nhà đầu tư Nhật bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yêu cầu, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tƣ nói chung.Error! Bookmark not defined. 4.3. Lộ trình thực hiện .................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 15 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải hình thành các khu, cụm công nghiệp (K-CCN) tập trung. Đây là yêu cầu mang tính khách quan để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển, trong sự liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn với giải quyết các vấn đề xã hội liên quan. Chủ trƣơng phát triển các khu, cụm công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Đặc biệt là đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động; tạo môi trƣờng cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng; sản xuất nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện để thu hút một khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung; xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì cũng còn nhiều hạn chế trong quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung trong giai đoạn vừa qua; đặc biệt là khả năng thu hút đầu tƣ của một số khu, cụm công nghiệp còn thấp, dẫn đến không phát huy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp... Bắc Giang là một tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội tƣơng đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Là địa phƣơng nằm ở vị trí đầu mối trung tâm: Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Quảng Ninh. Trung tâm tỉnh cách Hà Nội 50 km, cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng 110 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60 km, cách cảng nƣớc sâu Cái Lân 70 km, cảng Hải Phòng 140 km; nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có hệ thống giao thông thuận tiện. Hơn nữa Bắc Giang còn nằm trên trục đƣờng xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với địa hình trung du, miền núi không cao cũng không thấp; đất đai tƣơng đối rộng, có thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung lớn mà không cần phải sử dụng nhiều đến đất lúa. Lực lƣợng lao động trên địa bàn tƣơng đối dồi dào, chất lƣợng khá, do nhiều năm đƣợc Tỉnh tập trung đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực qua việc mở rộng và nâng chất lƣợng hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh các nhiệm kỳ từ năm 2000 đến nay đều xác định ƣu tiên phát triển các K-CCN và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đặc biệt là các nhà đầu tƣ Nhật Bản vào địa bàn. Với chủ trƣơng đó, cùng với sự phát triển các K-CCN trên cả nƣớc, đến nay, Bắc Giang đã hình thành một số K- CCN tập trung thu hút hàng trăm nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các K-CCN này đã thu hút một số lƣợng lớn vốn đầu tƣ phát triển của các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu khoa học công nghệ, phân công lại lao động phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta. Theo trang thông tin điện tử đầu tƣ nƣớc ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, hiện nay, nhà đầu tƣ Nhật Bản đang đặt kỳ vọng lớn vào thị trƣờng Việt Nam khi AEC ra đời và TPP đƣợc ký kết. Trong đó, với AEC, họ kỳ vọng lớn nhất vào việc đơn giản hoá các thủ tục hải quan (chiếm 64%) và dỡ bỏ thuế nhập khẩu, thống nhất trong việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Còn với TPP, các nhà đầu tƣ kỳ vọng về thuận lợi hoá trong thƣơng mại và thuế quan, chiếm 66%, đứng đầu trong các nƣớc là đối tƣợng của khảo sát, tiếp cận thị trƣờng hàng hoá, hay quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Tại Bắc Giang, có 21 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ vào các khu công nghiệp của Bắc Giang với tổng vốn đăng ký đầu tƣ trên 185 triệu USD. Các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng trên 2.600 lao động, 240.000m2 đất và 47.00m2 nhà xƣởng, hoạt động khá hiệu quả và có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc thu hút đầu tƣ từ Nhật Bản vào các K-CCN ở Bắc Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: kết quả thu hút FDI chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và mức độ đầu tƣ của Tỉnh cho các khu công nghiệp; hầu hết các dự án có quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế. Làm thế nào để đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, để các K-CCN thực sự phát huy đƣợc sức mạnh đầu tàu của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng đang là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách. Do vậy, tác giả chọn đề tài "Marketing địa phương - Nghiên cứu trường hợp thu hút nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" để tìm ra những hạn chế, bất cập và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thút đầu tƣ các doanh nghiệp Nhật Bản vào các Khu, cụm CN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm trả lời và giải quyết những câu hỏi sau: - Có thể vận dụng những phương pháp, công cụ marketing nào vào việc thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? - Thực trạng công tác marketing thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào? - Cần phải có giải pháp và kiến nghị gì để khắc phục những hạn chế đã nêu ra nhằm nâng cao hiệu quả marketing thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? Việc nghiên cứu đề tài trên giúp cho tác giả vừa bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình về marketing địa phƣơng, vừa đóng góp những giải pháp cá nhân của tác giả vào việc thu hút thêm nhiều vốn đầu tƣ và nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp (K-CCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: - Nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu thu hút nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các Khu-Cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về marketing địa phƣơng và thu hút nhà đầu tƣ vào địa phƣơng. + Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tƣ Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua. + Xây dựng phƣơng hƣớng và đề xuất những các giải pháp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, chính quyền địa phƣơng thực hiện những hoạt động nhằm thu hút nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động marketing địa phƣơng nhằm thu hút đầu tƣ của nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. b. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan đến việc thu hút vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến hết 2015. + Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực hành marketing địa phƣơng trong thu hút các nhà đầu tƣ Nhật Bản của các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cụm từ “tỉnh Bắc Giang” trong Luận văn đƣợc hiểu là “chính quyền tỉnh Bắc Giang”, bao gồm Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang và Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về Marketing địa phƣơng; về K-CCN và thu hút nhà đầu tƣ Nhật Bản vào K-CCN. Đề xuất những giải pháp quản lý cơ bản, tính khả thi nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thu hút đầu tƣ từ Nhật Bản vào các K-CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định kế hoạch thu hút đầu tƣ từ Nhật Bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, chính quyền địa phƣơng hoặc quảng bá các hình ảnh, môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Bắc Giang. 5. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về marketing địa phƣơng Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng công tác marketing thu hút đầu tƣ Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp marketing đẩy mạnh thu hút đầu tƣ Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Kết luận CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài Một số nghiên cứu tiêu biểu về marketing địa phƣơng đƣợc tổng hợp và trình bày dƣới đây: - Philip Kotler et al (2002) trong tác phẩm "Marketing Asian Places“ đã cung cấp cơ sở lý thuyết vững chắc để phân tích một số điển hình marketing của một số địa phƣơng ở châu Á, trong đó có làm rõ các chủ thể của marketing địa phƣơng, xác định đối tƣợng hay khách hàng mục tiêu mà marketing địa phƣơng hƣớng đến; quá trình - các giai đoạn xây dựng chiến lƣợc marketing cho một địa phƣơng; các chiến lƣợc cụ thể để phát triển một địa phƣơng. - Jame Joyce (2013) tiến hành nghiên cứu với đề tài “Lý thuyết về marketing dựa trên kinh tế địa phƣơng (Resource-based theory) tại Trung tâm nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực tại Newton Burgoland, Leicestershire (Anh quốc). Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng một doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lƣợc (tạo ra giá trị) dựa trên nguồn lực đặc biệt của địa phƣơng mà các đối thủ cạnh tranh không thuộc địa phƣơng đó rất khó có thể thực hiện đƣợc. Lý thuyết này có thể đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải thích và đƣa ra kiến nghị quản lý cho sự phát triển vững mạnh và lâu bền của các tổ chức và doanh nghiệp. - Robert Royer (2012) tiến hành nghiên cứu “Marketing for New York City” - đây là một đề tài nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu về quản trị con ngƣời tại New York, Hoa Kỳ. Đề tài đã nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận marketing địa phƣơng, đề cao năng lực và sự đổi mới từ các nhà lãnh đạo; nghiên cứu và sử dụng các mô hình lý thuyết, mô hình định lƣợng để xem xét nên đƣa ra chiến lƣợc marketing nhƣ thế nào cho phù hợp đối với từng địa phƣơng. Bên cạnh đó đề tài còn đƣa ra cách tính để giúp doanh nghiệp xác định đƣợc mức độ tiềm năng phát triển của mình nếu đặt trụ sở hay chi nhánh tại các địa phƣơng mà doanh nghiệp đang nhắm tới. Một số nghiên cứu tiêu biểu về năng lực cạnh tranh của các địa phƣơng đƣợc tổng hợp và trình bày dƣới đây: - Paul Krugman (1996) cho rằng thúc đấy sự cạnh tranh giữa các địa phƣơng không có gì hơn là sự chú trọng vào thƣơng nghiệp và do đó dẫn đến tự do thƣơng mại. Krugman xem tính cạnh tranh nhƣ là sự đóng góp của các công ty, doanh nghiệp chứ không phải của thành phố, khu vực, quốc gia hay lục địa nào. Khả năng trực giác cho rằng một thành phố hoặc một địa phƣơng nào làm tốt hơn nơi khác và chúng ta có xu hƣớng coi đó là năng lực cạnh tranh. - Ciampi (1996) đƣa ra luận điểm sự cạnh tranh không phải là “một trò chơi tổng bằng không”. Nói cách khác, tăng tính cạnh tranh ở một quốc gia không phải sẽ gây ra tăng chi phí ở một quốc gia khác. Ngƣợc lại, việc đạt đƣợc sự hiệu quả và năng suất ở những quốc gia khác (hoặc thành phố, khu vực trong nội địa đất nƣớc đó) có thể là sự hội nhập và mang lại lợi ích về nhiều mặt. - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa năng lực cạnh tranh của một quốc gia: “Tại đây, dƣới điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng, quốc gia đó có thể đƣa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng sự kiểm tra của thị trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và tăng thu nhập cho ngƣời dân nƣớc đó trong một thời gian dài.” - Gorden và Cheshire (1998) cho rằng năng lực cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí bằng việc vận dụng khéo léo một số yếu tố, đóng góp cho lợi ích của khu vực đó nhƣ một sự định vị cho nhiều hoạt động khác nhau. Tại các thành phố nơi mà chi phí cố định cao và chi phí nhân công lao động đắt sẽ rơi vào thế bất lợi hơn. Đồng thời, lịch sử hình thành cũng nhƣ sự tổng hòa của các ngành công nghiệp sẽ có tác động lâu dài đến khả năng sản xuất của thành phố đó, từ đây có thể nắm bắt đƣợc các hình thức hoạt động mới. - Kresl (1995) định nghĩa năng lực cạnh tranh trong mối liên hệ với các nền kinh tế đô thị. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết của các chỉ số lựa chọn đƣợc dùng để đo lƣờng tính cạnh tranh và đã chỉ ra rõ sự tập trung vào sự phát triển đô thị có thể giúp đáng kể sự phát triển của đất nƣớc. Kresl đƣa ra 6 yếu tố mà ông ta cho là biểu hiện của một nền kinh tế đô thị cạnh tranh, bao gồm cả mục tiêu số lƣợng và chất lƣợng. - Việc làm phải là những công việc yêu cầu cao về mặt kĩ năng và mang lại thu nhập cao. - Sản xuất theo hƣớng đem lại các sản phẩm và dịch vụ thân thiện, không có hại với môi trƣờng - Tập trung sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm nổi bật ví dụ nhƣ đáp ứng yêu cầu đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân. - Tăng trƣởng kinh tế phải tƣơng thích để đạt đƣợc số lƣợng việc làm tối đa mà không gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực trong một thị trƣờng phải chịu áp lực quá lớn. - Thành phố nên tập trung vào những hoạt động có khả năng kiểm soát trong tƣơng lai để có thể lựa chọn giữa các biện pháp thay thế thay vì sẽ chấp nhận một cách bị động. - Thành phố cũng nên có khả năng nâng cao vị trí của mình trong hệ thống quản lý đô thị (Kresl,1995) Để lý giải các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh, Kresl đƣa ra ý kiến cho sự phân chia của mình thành các yếu tố thuộc về kinh tế (yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng) và yếu tố chiến lƣợc bao gồm các chính sách và luật pháp đƣợc ban hành. - Theo Cuadrado-Roura và Rubalcaba - Bermejo (1998), thành phố luôn luôn tổ chức một cách chuyên môn hóa và coi sự chuyên môn hóa là trọng tâm để thành phố phát triển nổi trội hơn so với những nơi khác. Họ cũng cho rằng sự chuyên môn hóa có thể đem lại ảnh hƣởng tiêu cực nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cho vị trí cạnh tranh của thành phố suy giảm hoặc động lực thị trƣờng quốc tế sẽ tiêu hủy sự cần thiết của việc chuyên môn hóa. Tuy nhiên hoạt động đa dạng hơn, mở rộng hơn có thế giúp thành phố bù lại sự suy giảm tƣơng đối ở một số lĩnh vực thông qua phát triển các lĩnh vực khác. - Theo MingZhang (2009), các hành động của thành phố nhằm nâng cao tính cạnh tranh đặc biệt tập trung vào 3 khía cạnh: + Đáp ứng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, truyền thông, nƣớc, vệ sinh + Nâng cao các dịch vụ công cộng bao gồm giáo dục, y tế, an ninh công cộng và nhà ở. + Giảm chi phí kinh doanh thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính để việc bắt đầu kinh doanh, nộp thuế, thuê nhân công, thuê mặt bằng và thủ tục đóng cửa kinh doanh dễ dàng hơn. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước - Nguyễn Đức Hải (2013) thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ kinh tế thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng với đề tài “Marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội“. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về marketing lãnh thổ nhằm thu hút FDI, đồng thời đánh giá thực trạng cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động marketing lãnh thổ nhằm thu hút FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2012. Trên cơ sở đánh giá nói trên, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác marketing lãnh thổ cho thành phố Hà Nội nhằm thu hút FDI trong giai đoạn 2013 - 2020. Trong nghiên cứu trên, tác giả đã phân tích cơ sở để xây dựng chính sách marketing lãnh thổ, gồm các nhân tố bên ngoài (môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh lãnh thổ, hành vi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ) và các nhân tố môi trƣờng bên trong (chính sách thu hút FDI của chính quyền thành phố, thái độ và hành vi của ngƣời dân thủ đô đối với FDI và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài). Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp marketing và chƣơng trình marketing cho thành phố Hà Nội, cụ thể gồm: - Truyền thông, quảng bá lãnh thổ; nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ (Promotion) - Tìm kiếm sự ủng hộ của ngƣời dân (Public) - Nguyễn Châu Hùng Vũ (2011) trong nghiên cứu“Xây dựng chiến lược marketing địa phương cho tỉnh Quảng Ngãi” đã đánh giá toàn diện hiện trạng kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đƣa ra một số giải pháp mang tính hệ thống, có tính khả thi cao, có giá trị tham khảo tốt cho chính quyền địa phƣơng, bao gồm: + Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị marketing địa phƣơng - Thành lập bộ phận nghiên cứu, phát triển thị trƣờng và sản phẩm - Tổ chức lại bộ phận thông tin + Phát triển nguồn nhân lực thực hiện chiến lƣợc marketing - Đổi mới, nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực - Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực - Bố trí, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực + Quản lý nguồn vốn đối ứng của địa phƣơng Ngoài ra còn có khá nhiều luận văn thạc sỹ với những đề tài luận văn tƣơng tự nhƣ đề tài của Nguyễn Châu Hùng Vũ (2011) nói trên, chỉ khác về địa phƣơng, do vậy tác giả chỉ trình bày một công trình nghiên cứu mang tính đại diện. Nhìn chung, các công trình trên đã tiến hành nghiên cứu về marketing lãnh thổ/marketing địa phƣơng trên nhiều khía cạnh có liên quan đến đề tài của luận văn mà tác giả đang thực hiện. Về cơ bản, các nghiên cứu đã khẳng định khả năng sử dụng các công cụ marketing cho các vùng lãnh thổ và các vùng lãnh thổ này thực sự nên đƣợc marketing một cách hiệu quả cũng nhƣ các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp - đã đến lúc các vùng lãnh thổ bắt đầu đƣợc hƣởng lợi từ việc ứng dụng các phƣơng thức marketing của khu vực tƣ nhân. Trọng tâm của những nghiên cứu này là việc phân tích các nhân tố thành công trong việc ứng dụng marketing lãnh thổ - địa phƣơng, phân tích mối quan hệ giữa các tác động môi trƣờng với các chiến lƣợc quản trị của tổ chức. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này trong quá trình thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc trình bày các lý thuyết về marketing địa phƣơng và vận dụng trong việc thu hút FDI vào một số địa phƣơng cụ thể, thí dụ nhƣ các thành phố ở châu Á hoặc một số thành phố lớn trên thế giới nhƣ New York... Chƣa có những nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu cho một đối tƣợng nhà đầu tƣ cụ thể nhƣ Nhật Bản chẳng hạn và cho một địa phƣơng cụ thể tại một quốc gia. Do vậy, luận văn của tác giả vừa mang tính kế thừa vừa mang tính nghiên cứu mới. 1.2. Cơ sở lý luận về marketing địa phƣơng và năng lực cạnh tranh của địa phƣơng 1.2.1. Cơ sở lý luận về marketing địa phƣơng 1.2.1.1. Khái niệm marketing địa phương Theo Philip Kotler (2002), marketing địa phƣơng đƣợc định nghĩa là “việc thiết kế hình tƣợng của một địa phƣơng để thỏa mãn nhu cầu của những thị trƣờng mục tiêu”. Điều này thành công khi ngƣời dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng và sự mong chờ của những ngƣời du lịch và nhà đầu tƣ. Trong đó, thị trƣờng mục tiêu của marketing địa phƣơng chính là những khách hàng mà các chủ thể làm marketing địa phƣơng hƣớng đến, bao gồm du khách tham quan du lịch, cƣ dân và ngƣời lao động, doanh nghiệp hiện có và doanh nghiệp từ nơi khác, thị trƣờng xuất khẩu. Marketing địa phƣơng thành công khi các khách hàng mục tiêu hài lòng với “sản phẩm địa phƣơng” và sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của họ. Cũng theo định nghĩa của Philip Kotler (2002), marketing địa phƣơng không chỉ là hành động quảng bá cho địa phƣơng đó mà marketing địa phƣơng là việc thiết kế một địa phƣơng nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu. Các nhà làm marketing địa phƣơng phải tạo ra đƣợc những “sản phẩm” địa phƣơng hấp dẫn, thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng đang mong đợi. Trong trƣờng hợp này, thuật ngữ địa phƣơng (hay còn gọi là lãnh thổ) đƣợc sử dụng để chỉ tất cả những nơi nhƣ tỉnh (thành phố), vùng, quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ. Mặc dù marketing địa phƣơng có nhiều điểm tƣơng đồng so với marketing một sản phẩm cụ thể nhƣng do địa phƣơng là một loại “sản phẩm” đặc biệt nên marketing địa phƣơng có nhiều đặc trƣng quan trọng. Một địa phƣơng không chỉ là một không gian địa lý, một thị trƣờng với một cộng đồng dân cƣ nhất định mà còn bao gồm các yếu tố vô hình nhƣ văn hóa, xã hội, lịch sử, dân tộc. 1.2.1.2. Đặc điểm marketing địa phương Marketing địa phƣơng có những nét đặc thù riêng so với marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi marketing doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu định lƣợng (thị phần, doanh thu...) để đánh giá kết quả thì marketing địa phƣơng lại đƣợc đo lƣờng bằng các tiêu chí khác nhƣ mức độ thỏa mãn của cƣ dân, khả năng thu hút của thành phố hoặc vùng, sự hấp dẫn của lãnh thổ đối với doanh nghiệp, khả năng tạo công ăn việc làm... Marketing địa phƣơng mang tính cộng đồng trong khi marketing doanh nghiệp lại mang tính tƣ nhân. Marketing địa phƣơng không chỉ liên quan đến các nhà lãnh đạo địa phƣơng (phƣơng diện chính trị) mà nó còn liên quan đến các doanh nghiệp, khách du lịch (phƣơng diện kinh tế, thƣơng mại), có nghĩa là toàn bộ ngƣời sử dụng hiện tại hay tiềm năng của vùng lãnh thổ. Marketing địa phƣơng gắn với vai trò, chức năng của chính quyền. Trên thực tế, chính quyền thƣờng đóng vai trò động lực chủ đạo trong việc thực hiện một dự án phát triển lãnh thổ, nhất là thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách quy hoạch địa phƣơng. 1.2.1.3. Khách hàng mục tiêu của marketing địa phương Philip Kotler (2002) đƣa ra nhiều thị trƣờng mục tiêu mà một địa phƣơng có thể nhắm tới (tìm cách thu hút) nhƣ nhà đầu tƣ, nhà sản xuất, tổng hành dinh, văn phòng đại diện công ty, chuyên gia, du khách, đại biểu, nhà xuất khẩu... (xem hình dƣới đây). Hình 1.1.: Mô hình tiếp thị địa phƣơng Nguồn: Kotler & ctg. (2002:45) Khách hàng mục tiêu, hay còn gọi là thị trƣờng mục tiêu, là nhóm khách hàng mà chủ thể thực hiện marketing hƣớng đến, gồm 4 nhóm chính: du khách; cƣ dân/chuyên gia; doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà đầu tƣ) thị trƣờng xuất khẩu. Trong khuôn khổ của luận văn này, đối tƣợng khách hàng mục tiêu mà tác giả tập trung nghiên cứu là các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, mà cụ thể trong trƣờng hợp này là các nhà đầu tư Nhật Bản đang và có tiềm năng đầu tƣ tại tỉnh Bắc Giang. Mong muốn thu hút đầu tƣ kinh doanh, công nghiệp và kinh tế tạo nên nhóm khách hàng này. Đây là nhóm khách hàng có lịch sử lâu dài nhất và cũng tạo nên thị trƣờng nóng bỏng nhất hiện nay. Các nhà đầu tƣ ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm và lựa chọn địa phƣơng thích hợp. Trong một số trƣờng hợp, ngân hàng và các nhà môi giới bất động sản ở địa phƣơng nào đó chào hàng dịch vụ cho các nhà đầu tƣ. Các tổ chức ở nƣớc ngoài nhƣ tham tán kinh tế phải tổ chức các dịch vụ tƣ vấn về địa phƣơng đến các nhà đầu tƣ. Khi xem xét một địa phƣơng, nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến các vấn đề bao gồm: chiến lƣợc phát triển một địa phƣơng, đánh giá thị trƣờng lao động, so sánh điều kiện và chi phí hoạt động, so sánh thuế kinh doanh, nghiên cứu bất động sản, đánh giá động lực, đàm phán và ngay cả quản lý việc xây dựng dự án. Philip Kotler (2002) cho rằng mối quan tâm của nhà đầu tƣ vào địa phƣơng chủ yếu là: • Nơi đó có cái gì đƣợc xem là “hàng hóa”. • Thị trƣờng cung ứng, thị trƣờng tiêu thụ ở đâu. • Qui mô của thị trƣờng đáng đƣợc quan tâm không. • Thể chế, luật lệ địa phƣơng nhƣ thế nào, liên quan đến công việc kinh doanh của họ ra sao. • Khoảng cách từ địa phƣơng đó đến các trung tâm quan trọng chung quanh. • Vi trí địa lý, kinh tế tƣơng quan với các vùng chung quanh. • Thông tin liên lạc • Tình trạng giao thông • Y tế, giáo dục • Lực lƣợng lao động • Các ngành liên quan hàng dọc và hàng ngang với ngành hàng, mặt hàng họ kinh doanh. • Tình trạng kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007827_8749_2003153.pdf
Tài liệu liên quan