Luận văn Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC MẶT TRẬN

DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRONG CÁCH MẠNG VIỆTNAM.7

1.1. Cơ sở lý luận.7

1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những

tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của Mặt trận Dân tộc thống nhất ViệtNam .18

1.3. Các hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạngViệt Nam .21

Tiểu kết chương 1.28

Chương 2. MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRONG KHÁNG

CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 -1954).30

2.1. Mặt trận Dân tộc thống nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính

quyền nhân dân (9/1945 – 12/1946).30

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu, chủ trương mở rộng Mặt trận đoànkết dân tộc.30

2.1.2. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam góp phần

xây dựng và bảo vệ chính quyền .36

2.2. Mặt trận Dân tộc thống nhất thực hiện nhiệm vụ của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược (12-1946 đến 7-1954).49

2.2.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và yêu cầu mở rộngMặt trận Dân tộc Thống nhất.49

2.2.2. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt góp phần giành thắng lợi bước

đầu của cuộc kháng chiến (1946 - 1950).52

2.2.3. Mặt trận Liên Việt góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi

hoàn toàn (1951 - 1954).59

Tiếu kết chương 2.69

Chương 3. MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRONG KHÁNG

CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) .71

3.1. Bối cảnh tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định

Giơnevơ 1954.71

3.2. Mặt trận Dân tộc thống nhất thực hiện nhiệm vụ của cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước.73

3.2.1. Mặt trận Liên Việt hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình .73

3.2.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây

dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất nướcnhà .76

3.2.3. Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam với sự nghiệp chống Mỹ,

cứu nước (1960 - 1975) .96

Tiểu kết chương 3.140

KẾT LUẬN

pdf189 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ dựa của chính quyền, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Điều đó được thể hiện, trong bộ máy nhà nước, từ cơ quan dân cử đến cơ quan hành chính các cấp đều thể hiện tính chất Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong số 1.314 đại biểu hội đồng nhân dân của 19 tỉnh miền xuôi bầu năm 1959 có 27 trí thức, 4 nhân sĩ, 10 linh mục, 12 hòa thượng, 4 tư sản. Trong số đại biểu Quốc hội khóa II, có 2 nhà tư sản, 2 linh mục, 3 hòa thượng. Mặt trận Tổ quốc đã tăng cường khối đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, phối hợp với các cơ quan chính quyền thi hành chính sách dân tộc, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số mở mang kinh tế, văn hóa, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, dựa vào quần chúng, phát huy vai trò của các nhà tu hành có uy tín, Mặt trận đã góp phần ngăn chặn hoạt động của bọn phản động 83 gây chia rẽ lương giáo và chống phá cách mạng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào có đạo đoàn kết xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp. Về công tác xây dựng pháp luật, Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể đã tích cực tham gia xây dựng chính sách mà nổi bật là việc tham gia xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, đặc biệt là Hiến pháp sửa đổi. Trong quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp và xây dựng pháp luật, Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể đã động viên nhân dân, đặc biệt là các nhân sĩ, trí thức, mạnh dạn phát biểu tranh luận. Ngày 25-4-1959, Ban Thư ký của Ủy ban Trung ương MTTQVN đã ra thông tri hướng dẫn các cấp Mặt trận thực hiện Lời kêu gọi của MTTQVN đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vị nhân sĩ, trí thức và kiều bào ở nước ngoài tích cực tham gia, góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Trong cuộc đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất nước nhà. Song song với nhiệm vụ xây dựng và củng cố miền Bắc, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã tham gia nhiều hoạt động cụ thể nhằm đấu tranh chống lại những hành động khiêu khích của địch ở vùng giới tuyến quân sự tạm thời; phá tan âm mưu cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam của bọn phản động. Ngày 21-12-1955, Hội nghị mở rộng Ban Thư ký Ủy ban Trung ương MTQTVN đã ra tuyên bố kịch liệt lên án Mỹ - Diệm tổ chức tuyển cử bầu quốc hội riêng rẽ ở miền Nam, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết hơn nữa, hưởng ứng mạnh mẽ Cương lĩnh của Mặt trận, đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất nước nhà Trong năm 1957, Mặt trận đã tuyên truyền, động viên ý chí đoàn kết, đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất; đặc biệt cuộc vận động chống âm mưu “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” của chính quyền Ngô Đình Diệm. Mặt trận đã phối hợp với Ban Thống nhất giúp đỡ thành lập Ban Quan hệ thư tín, góp phần làm tăng số bưu thiếp trao đổi giữa hai miền hơn nhiều lần so với năm 1956. Nhiều nơi đồng bào công giáo đã hưởng ứng, chuyển vào Nam hàng ngàn lá thư, nói lên tình cảm và nguyện vọng tha thiết thống nhất đất nước. Trong năm 1958, Mặt trận đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh thống nhất đất nước. Sau bức công hàm của Chính phủ (ngày 7-3-1958) gửi chính quyền miền Nam, Ủy ban Trung ương MTQTVN đã ra tuyên bố vạch trần 84 âm mưu can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam và yêu cầu hai miền cử đại biểu tiếp xúc trao đổi buôn bán, tạo điều kiện đi tới hiệp thương tổng tuyển cử. Trong dịp đấu tranh chống Mỹ nhân ngày 20-7-1958, Mặt trận Tổ quốc lên án chính sách của Mỹ - Diệm ở miền Nam, nêu cao quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ta, bảo vệ Hiệp định Giơnevơ, đề nghị hai miền gặp gỡ bàn bạc theo công hàm ngày 7-3-1958 và Tuyên bố của Chính phủ ngày 8-5-1958. Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể thành viên còn chủ trì, phối hợp đợt đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ trên toàn miền Bắc kéo dài liên tục từ tháng 7-1959 đến tháng 7-1960 để phản đối Mỹ - Diệm thi hành luật phát xít tàn sát đồng bào miền Nam, trả thù những người kháng chiến và cố tình phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt lâu dài đất nước ta. Sự ra đời và hoạt động của MTQTVN nhằm thực hiện Cương lĩnh đại đoàn kết, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong nhân dân miền Bắc để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), đã phân tích những biến đổi sâu sắc trong xã hội, biểu dương những thắng lợi của sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và khẳng định vai trò của Mặt trận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đoàn kết các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tán thành chủ nghĩa xã hội, nhờ đó đã động viên mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ của dân tộc để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”[27, tr.611]. Thứ hai, trong giai đoạn từ 1960 đến 1968: MTTQVN đã có những đóng góp quan trọng đối với việc xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và ra sức chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của đồng bào miền Nam. Sau khi tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhu cầu khách quan về tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc và MTDTTN chẳng những không giảm đi mà còn tăng lên. Cương lĩnh MTTQVN năm 1955 đã xác định MTTQVN là mặt trận chung của cả nước. Qua 5 năm, cách mạng miền Nam đã phát triển, thực tế cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đặt ra yêu cầu cần có hình thức tổ chức mặt trận mới thích hợp và MTDTGPMNVN đã ra đời vào ngày 20-12-1960. Trong bối cảnh mới, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra xung quanh các vấn đề: tính chất, 85 đối tượng, vai trò, vị trí và nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc đã bộc lộ rõ mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu phải đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với tình trạng quan hệ sản xuất mới vừa được thiết lập, chưa được củng cố, với việc cải thiện đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng. Trong khi đó, về quan hệ quốc tế, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa nhìn chung đều nhất trí, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng nội bộ còn có bất đồng về quan điểm nên gây không ít khó khăn trong việc hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế, kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà. Xuất phát từ tình hình trên, MTDTTN chẳng những không bị thu hẹp mà còn cần được củng cố và mở rộng hơn nữa. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II MTTQVN đã được tiến hành từ ngày 25 đến ngày 29-4-1961 tại Hà Nội với 496 đại biểu các chính đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, quân đội, mặt trận địa phương, đồng bào miền Nam tập kết, các nhân sĩ tiến bộ và kiều bào mới về nước. Đại hội hoàn toàn nhất trí với đường lối, phương châm do Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đề ra. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Đại hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết thể hiện quyết tâm của toàn dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, nghị quyết nêu rõ một số điểm chính sau: tích cực đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước; củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; tăng cường đoàn kết quốc tế, đấu tranh góp phần củng cố và bảo vệ hòa bình thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân đã đoàn kết chặt chẽ trong MTTQVN, ra sức khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa và đã giành được thắng lợi to lớn trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965). 86 Trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Mặt trận đã phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, triển khai nhiều hoạt động hướng vào phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tham gia giải quyết việc làm, các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành và góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, y tế đi đôi với tích cực vận động nhân dân xóa bỏ mê tín và những hủ tục lạc hậu, ra sức thực hiện cuộc vận động nếp sống mới. Mặt trận phát động và tổ chức nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động cách mạng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, đoàn kết nhất trí của các tầng lớp nhân dân đã được thể hiện đậm nét qua các phong trào thi đua yêu nước, điển hình như: Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong, Nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công, Trường phổ thông cấp II Bắc Lý, phong trào “Ba nhất” trong các lực lượng vũ trang, phong trào “Phụ nữ năm tốt”, phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng” Mặt trận và các đoàn thể cũng phối hợp triển khai cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi và tích cực tham gia vào việc phát triển, củng cố, hoàn thiện hợp tác hóa nghề cá ở vùng biển; củng cố và nhân rộng hợp tác xã tín dụng ở miền xuôi, miền núi và hợp tác xã mua bán trên tất cả các vùng, miền để hoàn thiện công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp một cách toàn diện. Ngoài ra, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tiếp tục giúp đỡ các nhà tư sản đã tiếp thu cải tạo thật sự trở thành những người lao động và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, nêu gương người tốt việc tốt, Mặt trận còn đi sâu vận động thuyết phục, đấu tranh, giáo dục những người lạc hậu. Đồng thời, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể thành viên đã có những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực khác như: đẩy mạnh công tác văn hóa quần chúng; đấu tranh chống bọn phản cách mạng và gián điệp biệt kích của Mỹ - ngụy, cải tạo tại chỗ những phần tử xấu, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ; vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, hoàn thành nghĩa vụ quân sự và tăng cường quản lý lương thực, ổn định giá cả thị trường 87 Song song với việc động viên nhân dân thực hiện kế hoạch 5 năm, Mặt trận còn vận động các tầng lớp nhân dân miền Bắc ủng hộ miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà. Các tổ chức đảng phái, đoàn thể đã có nhiều hình thức huy động quần chúng tham gia mít tinh, biểu tình, hội thảo, lấy chữ ký, đưa đơn kiến nghị tố cáo âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trước dư luận trong nước và quốc tế, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Để bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của nhân dân miền Bắc với đồng bào miền Nam trong nạn lũ lụt, ngày 13-11-1961, Ủy ban Trung ương MTTQVN ra tuyên bố đòi chính quyền miền Nam phải chấm dứt các cuộc càn quét, tổ chức cứu giúp đồng bào bị lũ lụt; kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế hãy can thiệp để chính quyền miền Nam tiếp nhận gạo, vải, thuốc men của tổ chức Hồng thập tự (Chữ thập đỏ) của nước VNDCCH gửi giúp nạn nhân bị lũ lụt ở miền Nam. Ngày 20-7-1962, ngay sau khi Ủy ban Trung ương MTDTGPMNVN công bố “Bốn chủ trương cứu nước khẩn cấp”, Ủy ban Trung ương MTTQVN cùng các chính đảng, đoàn thể ở miền Bắc đã lên tiếng hưởng ứng. Để thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một sự kiện quan trọng đã diễn ra để lại tình cảm sâu đậm và đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự phối hợp đấu tranh giữa hai tổ chức Mặt trận của hai miền, đó là chuyến viếng thăm chính thức miền Bắc của Đoàn đại biểu MTDTGPMNVN vào ngày 19-10-1962. Các tầng lớp nhân dân miền Bắc đã đón tiếp Đoàn bằng tình cảm sâu nặng với nhiều hoạt động thiết thực. Cuộc hội đàm và tuyên bố chung giữa hai đoàn đại biểu Mặt trận hai miền đã khẳng định tình đoàn kết chiến đáu vì mục tiêu chung đã đề ra trong Cương lĩnh của MTTQVN và Cương lĩnh MTDTGPMNVN. Không những vậy, Mặt trận còn động viên nhân dân miền Bắc ra sức thi đua sản xuất để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Tính từ năm 1960 đến năm 1963, hơn 4 vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội ở miền Bắc được điều động vào miền Nam đánh giặc, chiếm trên 50% lực lượng quân sự tập trung ở miền Nam. Hơn 165.000 khẩu súng các loại và hàng ngàn tấn phương tiện khác được vận chuyển vào NamCon đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng. Tính đến cuối năm 1964, lực lượng vũ trang tập trung ở miền Nam đã lên 88 tới 150.000 người, du kích tự vệ có khoảng 30 vạn người. Tháng 11-1964, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã đánh giá: “Đó là sự hỗ trợ vô giá, xuất phát từ tình cảm ruột thịt của người cùng một nước và xuất phát từ nhiệm vụ chung của nhân dân hai miền”[35, tr.424]. Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ngoan cố và liều lĩnh thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” để xâm lược miền Nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc - bởi chúng nhận thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến cứu nước ở miền Nam. Với âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom bắn phá một số nơi trên miền Bắc, như: sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường, thị xã Hồng Gaivào ngày 5-8-1954. Đặc biệt, ngày 13-2- 1965, Giônxơn quyết định mở rộng các hoạt động đánh phá thành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, với những mục tiêu: phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài cho miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. Mỹ huênh hoang cho rằng, với lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng ngàn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, kể cả những loại mới nhất như B52, F111 và một khối lượng bom đạn khổng lồ thì chỉ trong vòng 6 tháng, chúng sẽ đưa miền Bắc trở lại “thời kỳ đồ đá”. Trước tình hình căng thẳng đó, Đảng ta đã nhận định: đế quốc Mỹ là tên cầm đầu phe đế quốc. Nếu lần này chúng bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam thì đấy sẽ là một thất bại lớn, mang theo những hậu quả hết sức tai hại cho cả Mỹ và phe đế quốc. Vì vậy, chúng không chịu thất bại một cách dễ dàng, trái lại chúng rất ngoan cố. Tình hình mới đó đặt ra cho “chúng ta phải động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”[34, tr.634]. 89 Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử nặng nề và vẻ vang đó, Đảng ta xác định: “củng cố và mở rộng hơn nữa MTDTTN chống Mỹ, cứu nước trên cơ sở liên minh công nông, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, tập trung mũi nhọn chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai” [34, tr.635]. Đối với miền Bắc: cách mạng có nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời phối hợp với cuộc chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam; vừa ra sức chiến đấu vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh và làm nghĩa vụ hậu phương lớn. Để thực hiện nhiệm vụ mới, Đảng thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc với tinh thần: chống lại những hành động phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân ta với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại và của cả lực lượng dân quân du kích, tự vệ chiến đấu của toàn dân, bất cứ già trẻ, gái trai, với vũ khí thông thường, hễ địch đến là đánh. Ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, khi bình thường thì toàn dân sản xuất. Với sự quyết tâm cao độ đó, MTTQVN đã góp phần xây dựng miền Bắc vững mạnh và đánh bại cuộc tấn công phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Ngay sau khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và sau chiến thắng của quân dân Nam Ngạn (Hàm Rồng - Thanh Hóa), Ủy ban Trung ương MTTQVN kêu gọi toàn dân phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết triệu người như một kiên quyết bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Sang năm 1966, Mỹ mở rộng phạm vi đánh phá các đường giao thông quan trọng, các cơ sở công nghiệp, các công trình thủy lợi lớn, những vùng đông dân cư và tăng cường bao vây, phong tỏa vùng biển hòng làm lung lay quyết tâm của ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, Mặt trận và các đoàn thể phối chặt chẽ với chính quyền và các lực lượng vũ trang tổ chức cho nhân dân sơ tán triệt để người già, trẻ em, người không trực tiếp sản xuất và di dời, phân tán kho tàng dọc đường giao 90 thôngDưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận, công tác sơ tán đã được tiến hành khẩn trương với một khối lượng công việc cực kỳ to lớn. Nhờ đó, sang năm 1967, mặc dù địch tăng cường, mở rộng chiến tranh phá hoại đánh phá miền Bắc ác liệt hơn, nhưng nhân dân miền Bắc vẫn vững vàng, những thiếu sót trong công tác phòng không sơ tán được khắc phục, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân. Vai trò của Mặt trận, các đoàn thể được phát huy rõ nét, đặc biệt ở địa phương, cơ sở trong việc tổ chức, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phối hợp, hỗ trợ dân quân, tự vệ và bộ đội, tham gia đánh trả máy bay địch, tạo nên mạng lưới phòng không dày đặc. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại đã huy động được mọi đơn vị, cá nhân thuộc các tầng lớp, thế hệ: thanh niên, phụ nữ, phụ lão, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên tham gia; đã trực tiếp chiến đấu, bắt sống giặc lái Mỹ. Sau 4 năm tiến hành đánh phá ác liệt miền Bắc bằng không quân, hải quân, đế quốc Mỹ đã buộc phải chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam, Mặt trận đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động việc đóng góp sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương lớn “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Chỉ trong vòng 4 năm (1965-1968), dưới sự huy động của Mặt trận, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu cùng với hàng chục vạn tấn vật chất và nhiều vật dụng khác. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong vòng 4 năm này đã tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước. Nguồn lực chi viện trên cùng với thắng lợi giành được trong chiến đấu và sản xuất của quân dân miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam, buộc chúng phải phi Mỹ hóa chiến tranh, chấp nhận sự thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Trước những thắng lợi to lớn đã giành được, ngày 3-11-1968, Hội nghị bất thường Ủy ban Trung ương MTTQVN đã ra tuyên bố biểu dương thành tích của quân dân ta, kêu gọi đồng bào hai miền thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ nâng cao 91 tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc và tiến tới thống nhất nước nhà. Thứ ba, trong giai đoạn 1969 - 1975: MTTQVN đã động viên nhân dân miền Bắc khôi phục, phát triển kinh tế; đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ; làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước bước vào thời kỳ gay go, quyết liệt nhất, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trước sự kiện vô cùng đau buồn và mất mát to lớn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ và MTTQVN ra thông cáo đặc biệt kêu gọi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài hãy biến đau thương thành hành động cách mạng, dũng cảm tiến lên tiếp tục thực hiện sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ngày 14 đến ngày 16-12-1971, Đại hội lần thứ III MTTQVN đã họp tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 460 đại biểu đại diện các chính đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, Việt kiều mới về nước và Mặt trận các địa phương. Đặc biệt, Đại hội lần này của Mặt trận còn vinh dự được đón tiếp đoàn đại biểu của MTDTGPMNVN và LMCLLDTDC&HBVN. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc Đại hội và khẳng định: Đại hội lần này là biểu thị sắt đá của toàn dân ta của toàn dân ta quyết tâm đoàn kết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Hoàng Quốc Việt đọc Báo cáo chính trị, đúc kết những kết quả, thành tựu của Mặt trận qua chặng đường 10 năm với những đóng góp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và các tổ chức, đoàn thể thành viên của Mặt trận. Đồng thời, Báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm về quan điểm, nhận thức và phương thức tiến hành công tác Mặt trận trong những năm qua; rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra nội dung, phương hướng hoạt động của Mặt trận trong nhiệm kỳ tới. Trong Đại hội lần này, đồng chí Trường Chinh còn trình bày một văn kiện quan trọng nữa là Báo cáo Về công tác mặt trận hiện nay. Văn kiện đã nêu ra những vấn đề : tổng kết những vấn đề lý luận, thực tiễn của chặng đường hơn 3 thập kỷ kể 92 từ hình thức tổ chức mặt trận đầu tiên do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập; phân tích, lý giải những vấn đề cơ bản về MTDTTN trong cách mạng dân tộc, dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; khẳng định tính tất yếu khách quan, sự cần thiết phải duy trì, phát triển MTDTTN trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa; đồng thời chỉ ra những nhận thức mới về vai trò, vị trí, phạm vi, đối tượng và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận trong thời kỳ mới của cách mạng. Ngoài ra, Đại hội còn thông qua Điều lệ sửa đổi; thông qua Nghị quyết với 5 nhiệm vụ và phương hướng công tác cụ thể của Mặt trận các cấp trong thời gian tới; bầu ra Ủy ban Trung ương khóa mới của MTTQVN gồm 134 vị đại biểu cho các chính đảng, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang, các dân tộc, các tôn giáo, một số ngành, một số địa phương. Đoàn Chủ tịch gồm 34 đồng chí, Cụ Tôn Đức Thắng được tái cử làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN. Đại hội III của MTTQVN thực sự trở thành một sinh hoạt chính trị lớn của đất nước và là dịp để tổng kết, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Mặt trận và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận nói chung và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc nói riêng. Trên đà thắng lợi của Đại hội, MTTQVN đã huy động nhân dân miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế; đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ; chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công tác khôi phục, phát triển kinh tế: Mặt trận Tổ quốc đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân miền Bắc ra sức tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Mùa hè năm 1971, nhân dân nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phải trải qua trận lụt lớn chưa từng có, gây ra những thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất. Trước tình hình đó, Mặt trận và các đoàn thể đã phối hợp cùng với chính quyền huy động mọi lực lượng cứu hộ đưa người, tài sản của nhân dân, kho tàng của Nhà nước, của hợp tác xã ra khỏi vùng bị lũ lụt; tổ chức lực lượng phân phát lương thực, thuốc 93 men cho nhân dân; phối hợp với chính quyền tăng cường vận động và giúp đỡ nhân dân nhanh chóng sửa chữa nhà cửa, kho tàng, dọn vệ sinh và khôi phục sản xuất, chăn nuôi. Mặt trận và các đoàn thể còn đi đầu trong việc tổ chức, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại về sức người cũng như sức của. Bị thiệt hại nặng nề trên chiến trường miền Nam cũng như chiến trường Lào - Cămpuchia, từ cuối năm 1971, đế quốc Mỹ đã tiến hành đánh phá trở lại miền Bắc với quy mô lớn và khốc liệt hơn nhiều. Trước tình hình nghiêm trọng đó, cùng với việc tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân dũng cảm chiến đấu để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của địch, Mặt trận và các đoàn thể còn đảm bảo sẵn sàng sản xuất và xây dựng, ổn định đời sống nhân dân với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Vận dụng kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận đã huy động nhân dân khẩn trương chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, sẵn sàng đáp trả lại quân địch. Chính vì vậy, các tầng lớp nhân dân đã bẻ gãy ngay từ đầu các đợt tấn công đầu tiên của địch. Trong vòng một tháng, từ ngày 8-4 đến ngày 8-5-1972, quân và dân miền Bắc đã anh dũng, mưu trí bắn rơi 90 máy bay, bắn cháy, bắn bị thương 20 tàu chiến, hạn chế hoạt động phá hoại của địch, đảm bảo chi viện cho cách mạng miền Nam. Cùng với việc động viên các lực lượng chống chiến tranh phá hoại, Mặt trận và các đoàn thể còn phối hợp với các ngành, các gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_19_6816325413_7344_1872733.pdf
Tài liệu liên quan