Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục . iii
Danh mục các bảng.iv
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9
5. Phương pháp nghiên cứu .9
6. Đóng góp của luận văn .10
7. Cấu trúc luận văn .11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG .12
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản .12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học.12
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .15
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa .17
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.19
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng .19
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.21
Tiểu kết chương 1 .24
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN
KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.26
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam.26
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam .26
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không có một chút vị trí hay quyền hạn trong nhà.
Chúng sẵn sàng xưng xỉa, quát tháo, uy hiếp mẹ chúng. Chúng ta hãy suy nghĩ xem
liệu đây có phải là hành động và lời nói của những kẻ được gọi là "con" hay không?
"Cái Vàng Anh đang ngủ tung chăn ngồi dậy, giật lên the thé:
- Mẹ chỉ vớ vẩn! Làm gì còn gạo?
Cái Vành Khuyên tiếp lời chị:
- Có thừa cũng không cho mụ phò vay!
Cô Đại Bàng thét:
- Đồ mất dậy! Đồ vô phúc! Ai dạy chúng mày ăn nói hỗn láo thế, hử!
- Không biết ai vô phúc!
- Mày! Chúng mày là đồ vô phúc!
- Đã thế không cho vay nữa. Làm gì thì làm?
- A, con này láo? Quyền ở tao chứ quyền ở mày à? Bà đưa rá đây, bà. Con phải
cho chúng nó một trận, chứ thế này hóa ra họ nhà tôm lộn cứt lên đầu à.
Cô Đại Bàng hùng hổ bước vào nhà. Nhưng hai đứa con gái đã nhảy xuống đất,
cùng chồm ra như hai con sư tử con, đẩy mẹ chúng ra.
- Gạo của tao! Không phải của chúng mày.
- Của tôi! Của bố tôi!
Cô Đại Bàng sững người. Đó là lần đầu tiên cô nghe con Vàng Anh nói câu đó.
Chưa hết. Nó chống tay lên sườn, nhìn mẹ nó chong chóc, dằn:
- Mẹ nên nhớ rằng, tất cả của cải ở cái nhà này là của bố tôi gửi về nhé. Mẹ có cái
gì? Mẹ chỉ có cái ba-lô rách đem từ công trường về khi lấy bố tôi thôi nhé!" [25, tr.89-90]
Liệu còn gì đau đớn hơn cho một người mẹ! Trước những hành động và lời nói
như sét đánh ngang tai ấy của hai đứa con, cô Đại Bằng đã choáng váng đến sững
người, thật không ngờ và có lẽ cũng không bao giờ cô ngờ tới chúng lại đối xử với cô
như vậy. Lòng người mẹ giờ đây có lẽ đau đến đứt từng khúc ruột. Vừa xấu hổ, vừa
bàng hoàng, vừa đau đớn, cô chỉ biết ngồi sụp xuống, ôm đầu, hờ trời một cách tuyệt
vọng. Hai chị em Vàng Anh, Vành Khuyên không còn là những đứa trẻ bình thường
44
nữa, dường như chúng đã bị quỷ ám, ma nhập rồi thì phải? Nếu không sao chúng lại
như vậy? Kể từ đó, thái độ của chúng đối với mẹ càng ngày càng trở lên hỗn láo, xấc
xược; chúng coi mẹ chúng chỉ giống như một người ở nhờ, ở đậu, một người giúp
việc trong nhà chúng. Chúng quát tháo mẹ mỗi khi đến giờ mà mẹ chúng chưa về nấu
cơm cho chúng trong khi chúng ở nhà chơi không. Chúng cũng gạt cô Đại Bàng ra
khỏi danh sách những người được biết khối tài sản mỗi lần bố chúng gửi về từ nước
ngoài. Và mặc dù cùng hùa nhau vào để đối xử vô đạo đức, tàn ác với mẹ nhưng
chính chúng cũng không hòa thuận với nhau: chúng tranh nhau, chửi nhau, đánh nhau
đến sứt đầu mẻ trán để giành những món đồ trong nhà. Cuối cùng chỉ vì tranh giành
nhau mà chúng đã đốt cháy cả ngôi nhà tràn ngập của cải.
Không chỉ có tình cảm mẹ - con, cha - con, chị - em bị thoái hóa, biến chất mà
đến tình cảm vợ - chồng ở nhiều gia đình trong xã hội hỗn tạp ấy cũng không còn
nguyên vẹn, không còn đẹp đẽ, thủy chung. Chỉ vì không chế ngự được ham muốn
trần tục của bản thân, không chịu nổi vất vả, không cưỡng lại được sự quyến rũ của
đồng tiền... mà vợ bỏ chồng, chồng bỏ vợ, mẹ bỏ con.
Thụy - một người phụ nữ ba mươi tuổi thông minh, tươi đẹp "bỗng dưng gần
như là vô cớ từ bỏ một đời sống gia đình yên ấm, vui vẻ mà khối người ao ước chẳng
được". Sau khi Thụy sinh con, chồng cô nhập ngũ vào miền Nam rồi sang Cam-pu-
chia, mỗi sáng cô xách cái cặp lồng cơm, bế con đến nhà trẻ xí nghiệp; chiều về cơm
nước đã có mẹ chồng lo. Cô cũng chẳng bận bịu về con bởi Duy ngay từ bé đã là một
cậu bé cứng cáp, không vòi vĩnh mẹ hay khóc nhè; đêm đến lại ngủ với bà chứ không
ngủ với mẹ. Thụy lại có một người mẹ chồng hiểu biết, hiền hậu, ăn ở với mọi người
hết sức toàn vẹn, chu tất, không bao giờ có cảnh xích mích giữa mẹ chồng - nàng dâu.
Có một gia đình hạnh phúc, đẹp đẽ, đầm ấm như vậy mà sao Thụy lại "từ bỏ"? Không
ai giải thích được. Tất cả tấn bi kịch, sự tan vỡ ấy bắt đầu từ việc cả gia đình đột
nhiên mất liên lạc với Nguyên - chồng của Thụy; rồi những lần đi xem bói, xem số,
người ta phán rằng chồng cô đã hi sinh bên nước bạn, rằng cô có một cuộc đời bất
hạnh, khổ đau, sau mỗi lần như vậy cô lại khóc, lại kêu khổ, cô dần mất đi niềm tin.
Đỉnh điểm của mọi việc - cái mà đã thúc đẩy Thụy có hành động "gạt nước mắt',
"quay ngoắt đi", "cắm cúi bước", "rồi dún chân chạy gằn ra" bỏ lại sau lưng người
45
mẹ chồng già cùng đứa con nhỏ là cuộc gặp gỡ oái oăm giữa cô và người đàn ông có
chiếc xe tải lớn. Tuy nhiên cho dù có biết bao nhiêu hoàn cảnh bên ngoài tác động thì
suy cho cùng đó cũng không phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân ở chính bản
thân Thụy, là do Thụy không có lòng tin vào chồng, không chịu được sự cô đơn,
quạnh quẽ khi vẫn còn quá trẻ; cô cũng không đủ mạnh mẽ, kiên cường để chống lại
những cám dỗ, những hứa hẹn về một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ từ người đàn ông
lạ kia. Cho nên tự cô đã làm cho bản thân thay đổi.
Lý - một người phụ nữ xinh đẹp, quý phái, thông minh, tài giỏi, sắc sảo; đôi khi
có phần chanh chua, ghê gớm. Cô có cá tính mạnh mẽ, không chịu thua bất cứ ai
cũng như không chịu khuất phục trước bất kỳ công việc khó khăn nào. Những việc
người ta làm được cô cũng làm được, thậm chí những việc người ta không tài nào làm
được cô lại làm được. Chứng cứ chính là việc từ khi cô chuyển qua kho vật tư, công
việc bên đó vốn bị trì truệ, đọng lại cả một núi những công việc đã trôi đi một cách
nhanh chóng, rồi những việc đối ngoại ở ngoài cảng tàu. Tất cả mọi việc đều được Lý
giải quyết gọn ghẽ, dứt khoát, nhanh chóng, khiến tất cả mọi người trong công ty đều
phải thán phục. Việc ngoài xã hội là vậy, việc ở nhà Lý càng giỏi giang, tháo vác hơn
nữa. Cô là một người nội trợ đảm đang, một mình cô có thể làm tất cả mọi việc, chăm
sóc chu đáo cho tất cả mọi người. Một con người toàn vẹn như vậy nhưng Lý cũng
không tránh khỏi sự cám dỗ về vật chất và sự tha hóa về đạo đức. Lý đã để cho những
cơn ghen tức, nỗi xót của và lòng phẫn nộ với tất cả mọi người trong nhà phá đi cái tổ
ấm của chính mình: ban đầu gây sự, cãi nhau với chồng, rồi đến Luận, đến Phượng;
Lý còn tuyên bố với Đông một cách xanh rờn: "- Còn điều này nữa, tôi phải nói
ngay, kẻo sau lại trách. Ông cụ có nằm xuống thì liệu mà bảo ban nhau thu xếp, chứ
đừng có gào: bà dâu trưởng đâu? Tiền tôi kiếm được không phải là để cung phụng
cho các người! Xin nhớ cho!". Lý rất coi trọng đồng tiền, chính đồng tiền đã khiến
cho chị thay đổi, thay đổi một cách chóng mặt, nhanh chóng để rồi chạy theo một
người đàn ông có thể nói là lắm tiền nhiều của, biết ăn chơi, chiều chuộng Lý.
Cùng với Thụy trong "Côi cút giữa cảnh đời", Lý trong "Mùa lá rụng trong
vườn", Xuyến - vợ của thầy giáo Tự trong "Đám cưới không có giấy giá thú" cũng là
46
người phụ nữ bị đồng tiền, bị những cám dỗ của xã hội làm cho thay đổi, Xuyến cũng
không giữ trọn đạo làm vợ của mình.
Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, không chỉ những người phụ nữ bị suy
thoái về đạo đức gia đình mà cả những người đàn ông cũng không phải ngoại lệ. Đó
là ông Đại Bàng, sau khi ra nước ngoài công tác, kiếm chác được nhiều tiền, ông liền
chê người vợ đã cùng ông sinh sống biết bao nhiêu năm, để mặc cho những đứa con
hư hỏng "đạp" lên đầu mẹ nó và rồi ông cặp kè với những cô nhân tình trẻ hơn, đẹp
hơn, khéo hơn. Thậm chí khi bị cơ quan phát giác, bị trục xuất về nước, ông cũng
không thèm về với vợ, với con mà ở luôn trong Sài Gòn với tình nhân.
Như vậy, có thể nói sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức gia đình không chừa
một ai cả, từ đàn ông đến phụ nữ, từ người già đến con trẻ. Bằng cái nhìn sâu xa,
bằng ngòi bút tinh tế, Ma Văn Kháng đã phơi bày một hiện thực đến đau lòng đang
tồn tại trong không ít gia đình Việt Nam.
2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn kháng thời kì
Đổi mới
2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam
Việt Nam là đất nước có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các
khía cạnh. Cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam luôn có cho mình những phong
tục tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm
tin bền vững trong tín ngưỡng...
Với thái độ trân trọng, mong muốn bảo tồn, duy trì những truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, Ma Văn Kháng đã tái hiện những truyền thống ấy vào trong các
sáng tác của mình. Chính điều này đã trở thành một nét mang tính đặc trưng, làm nên
nhiều giá trị cho sáng tác của nhà văn.
Đối với người Việt Nam, tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm, nó mở đầu
một năm mới với biết bao niềm vui và hi vọng. Trong đời sống tinh thần của người
Việt, tết có một ý nghĩa thiêng liêng. Bởi suốt cả một năm dài mọi người đã phải vất
vả để kiếm sống; có những người vì cuộc sống mưu sinh, họ đã phải rời xa gia đình
để đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Tết chính là cơ hội, là dịp để họ có thể gác lại mọi
47
chuyện, gác lại những lo toan trong cuộc sống để trở về đoàn tụ với gia đình. Đó là lí
do mà tết Nguyên Đán còn được gọi là tết Đoàn Viên.
Một phong tục tập quán không thể thiếu trong dịp lễ tết chính là tục thờ cúng
ông bà, tổ tiên. Dù cuộc sống có nghèo khó, thiếu thốn đến đâu thì mọi gia đình cũng
đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cỗ để cúng ông bà, tổ tiên. Phong tục này có ý
nghĩa rất lớn trong việc tác động sâu sắc vào tâm thức của mỗi người dân Việt, nhắc
nhở mọi người nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của những thế hệ trước.
Việc sắm sửa đồ đạc chuẩn bị tết của gia đình ông Bằng (Mùa lá rụng trong
vườn) đã thể hiện truyền thống tốt đẹp đó. Ngày tết Lý đi chợ về với hai cái làn đầy
ắp đồ. Nhà văn miêu tả: "Trên mặt bàn, dưới nền đá hoa là bức tranh tĩnh vật ngổn
ngang, màu mỡ, đầy phong vị tết nhất. Trên bàn, dưới đất là cuộc trưng bầy, là vật
chất hóa tính lo toan tỉ mẩn, tài tháo vát, chu đáo và sự khéo khôn, thành thạo của
Lý. Miếng thịt lợn ba chỉ, khổ mỡ dày nửa gang tay, chềnh ênh, trắng ngộn. Cà chua
đỏ hồng. Cà rốt đỏ gạch. Miếng bóng vàng ngậy. Bó hành xanh bóng. Hoa súp lơ
trắng ngà... Tất cả là thịt, là rau, là miếng sống, miếng chín vẫn ăn cả thôi mà sao
vẫn hiển nhiên vẻ đặc sắc khác thường." [24, tr.16-17] Chợ ngày tết bao giờ cũng
vậy, càng về những ngày cuối năm giá cả mọi mặt hàng đều tăng giá liên tục, nhất là
hai ngày hai chín, ba mươi tết. Giá cả leo chóng mặt dưới sự ngỡ ngàng của những
người đi chợ, kể cả với Lý - một người phụ nữ chịu chơi, chịu sắm. Đến chiều ba
mươi tết, những người con dâu trong gia đình nhà ông Bằng cùng nhau làm mâm cơm
thắp hương tổ tiên, còn những người đàn ông trong gia đình quây quần, nói chuyện
với nhau bên ấm trà. Đặc biệt, không khí trong gia đình nhà ông Bằng trở lên ấp áp
hơn, vui vẻ, phấn khởi hơn nhờ sự xuất hiện của người con dâu cả - chị Hoài. Mặc dù
đã đi lấy chồng khác, đã có một gia đình riêng và dù ở cách xa nhưng chị vẫn lặn lội
về ăn tết với gia đình ông Bằng. Sự xuất hiện bất ngờ, đột ngột của chị như tạo ra một
nguồn sinh khí mới cho gia đình này. Đây cũng là một truyền thống đẹp có từ lâu đời
của người Việt Nam.
Theo đúng phong tục của người Việt, trên bàn thờ nhà ông Bằng đã được bầy
mâm ngũ quả, xung quanh có treo mấy bức câu đối, cạnh chiếc bàn uống nước có
một cây quất to, đẹp và cuối cùng mâm cơm cúng chiều ba mười mới thịnh soạn làm
48
sao: "Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lý cố tình để sát vào mâm cỗ cho
bữa ăn thêm đẹp, thêm sang là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món
thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng
gà, súp lơ xào thịt bò... món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là
các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả thìa, mọc, vây..."
[24, tr.80] Đặc sản nhất là món vịt tần, vây và mọc. Ông Bằng là người lớn tuổi nhất,
là người chủ của ngôi nhà do vậy ông chính là người làm lễ, cầu khấn với tổ tiên. Còn
những người khác cũng lần lượt đứng yên đằng sau ông với dáng vẻ thành kính. Sau
đó cả gia đình ngồi vào mâm cơm với một vẻ hân hoan khác thường.
Với người Việt, ba ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán là những ngày quan trọng
nhất, một trong những việc làm của các gia đình Việt Nam là chúc tết. Ngay trong
bữa cơm tất niên của gia đình ông Bằng, mọi thành viên trong nhà cũng cùng nhau
nâng ly rượu và lần lượt chúc tụng nhau. Đầu tiên là ông Bằng - với tư cách là người
chủ gia đình, sau khi góp ý với Lý về việc chị mua cây quất hơi quá đà thì ông đã
rưng rưng xúc động bày tỏ niềm cảm xúc hân hoan của mình, cuối cùng ông chúc tết
toàn thể các con trong nhà. Ngay sau lời chúc của ông, từng thành viên cũng lần lượt
chúc nhau những gì tốt đẹp nhất. Không chỉ chúc tết trong nhà mà bước sang ngày
mùng 1 trở đi, mọi người lại cùng nhau đến chúc tết những người họ hàng rồi cả
những người hàng xóm, những người đồng nghiệp. Ngoài việc chúc tết thì việc đi
xem các lễ hội, đi chùa đầu năm cũng là một nét văn hóa của nước ta.
Ma Văn Kháng đã rất tài tình, linh hoạt trong việc đưa những cảnh sinh hoạt văn
hóa vào trong các trang văn của mình, điều này làm cho các tác phẩm của ông rất
đậm "tính Việt Nam". Và mặc dù hầu như các sáng tác của Ma Văn Kháng đều có
xuất hiện những cảnh sinh hoạt văn hóa nhưng không bao giờ người đọc cảm thấy
nhàm chán bởi nhà văn không lặp lại, mỗi tác phẩm là một cảnh, một màu sắc riêng,
không đụng chạm nhau.
Nếu như "Mùa lá rụng trong vườn" là cảnh sinh hoạt ngày tết đầm ấm, sum họp
thì "Côi cút giữa cảnh đời" nhà văn lại vẽ ra một cảnh sinh hoạt văn hóa trang
nghiêm, tĩnh lặng nơi nghĩa trang Yên Kỳ. Người Việt Nam khá coi trọng đời sống
tâm linh, dân gian ta có câu "trần sao âm vậy" do vậy sau khi một người trong gia
49
đình không may qua đời, những người còn lại trong gia đình phải có trách nhiệm
chăm sóc, sửa sang... phần mộ của người đã khuất. Việc làm đó gắn liền với đạo đức
và bổn phận của con người Việt Nam.
"Ngồi xuống, bà tôi lấy từ cái làn xách theo ra đồ Cúng và bày lên trước mộ.
Một miếng thịt ba chỉ luộc đặt trên cái đĩa sứ. Một đĩa cơm trắng. Cút rượu, quả cau,
lá trầu. Gói hoa, sấp tiền giấy. Tôi che cái mũ chắn gió để bà đánh diêm châm
hương. Hương cháy, bà san ra làm đôi, một nửa bà cắm xuống mộ ông, một nửa bà
đưa tôi bảo tôi đi cắm ở các mộ xung quanh." [25, tr.80]
Người Việt ta quan niệm: chết không phải là hết mà người ấy vẫn luôn tồn tại ở
dạng linh hồn, người trần mắt thịt không thể nhìn thấy họ nhưng họ có thể nhìn thấy
chúng ta, đi theo chúng ta, phù hộ đội trì, bảo vệ, giúp đỡ con cháu mỗi khi con cháu
gặp khó khăn. Đó là lý do mà vào những ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng người
Việt thường hay thắp hương để khấn vái, để xin những người đã khuất phù hộ. Nét
văn hóa này được thể hiện nổi bật qua nhân vật người bà trong "Côi cút giữa cảnh
đời". Có thể nói đây là nhân vật chịu nhiều bất hạnh, khổ cực; nhiều bi kịch nhất
trong ba tiểu thuyết mà chúng tôi tiến hành khảo sát. Tuổi cao, sức yếu những vẫn
phải một mình bươm trải, vật lộn với cuộc sống để nuôi dạy hai đứa cháu bất hạnh.
Thậm chí có những khi tưởng chừng như bà đã gục ngã trước sự bạc bẽo, nham hiểm
của đời, những lúc ấy bà lại tìm cách để tự động viên mình, rồi lại cố gắng đứng dậy
bởi lúc này bà không thể gục ngã, bà gục ngã thì hai đứa cháu tội nghiệp kia biết phải
làm sao? Vào những lúc gặp cơn bí cực, lao lung bà vẫn cầu viện và trò chuyện với
người chồng đã mất. Dù không biết sự cầu viện ấy có giúp bà thoát khỏi những tình
huống khó khăn, những bi kịch ấy không nhưng có lẽ đó là cách duy nhất để trấn an
tâm lý, để từ đó dần dần tọa lập lại niềm tin và nghị lực trong bà.
2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam
Xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ thì
những mặt trái của nền kinh tế cũng đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn
hóa và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét của xu hướng này là
sự suy giảm về mặt đạo đức của không ít người, nhất là của lớp trẻ, thậm chí một số
cán bộ, Đảng viên cũng đang dần bị thoái hóa, biến chất. Cùng với đó là sự xuất hiện
50
của nhiều yếu tố tiêu cực khác. Đặc biệt là đời sống văn hóa - xã hội đang bị chi phối
mạnh mẽ bởi lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật
chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối
sống, trong cách ứng xử giữa người với người. Những mặt trái, những tiêu cực này
đang ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta. Mối quan hệ
giữa người với người, ý thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với
những người thân trong gia đình, đối với cộng đồng và toàn xã hội đang trở thành vấn
đề cấp thiết, cần có hướng giải quyết thỏa đáng. Với ý thức trách nhiệm của người
cầm bút, Ma Văn Kháng không chỉ viết, không chỉ đề cập đến những giá trị văn hóa ở
khía cạnh đẹp nhất, hoàn mỹ nhất mà ông còn dũng cảm phác họa nó ở khía cạnh
thiếu sót, đang bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực, đang dần bị tha hóa trầm trọng.
Bằng các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã đặt ra rất nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi,
nhiều nỗi băn khoăn, nhức nhối cho mọi người, cho toàn thể xã hội.
Theo như Lê Ngọc Bảo thì "Đám cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu
thuyết luận đề." Vậy, vấn đề gì được nhà văn đưa ra ở đây? Đó chính là những mặt
trái, những sai sót trong công tác giáo dục. Giáo dục Việt Nam ở thời điểm quá độ đã
bị xuống cấp khiến cho không ít thầy không ra thầy, trò cũng không ra trò; công tác
cán bộ trong nhà trường không được làm đúng theo quy trình đào tạo cán bộ, công tác
học tập và giảng dạy thì sa sút. Ma Văn Kháng có một cái nhìn hiện thực rất tỉnh táo
cho nên ông không bao giờ bị những thói xấu, cái bất bình thường vốn đã nảy sinh
trong xã hội lấn át, hoặc chỉ có cái nhìn một chiều đầy u ám mà không thấy một chiều
khác đầy nắng rực rỡ. Đặt vấn đề bản chất và năng lực của người lãnh đạo, nhà văn
muốn nhắc nhở: mỗi người trong số chúng ta cần nhìn lại cuộc sống đã qua, nhìn lại
chính bản thân mình để xét lại mọi suy nghĩ và hành động nhằm vận động đúng theo
tinh thần đổi mới mà Đảng đã đề ra.
Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo nhưng theo Mác thì "Đó phải là giai
cấp công nhân đại công nghiệp. Cũng có nghĩa rằng, đó là một giai cấp công nhân
trí thức". Cùng với Mác, Lênin cũng đã phát biểu: "Chỉ có thể đem toàn bộ kho tri
thức của nhân loại làm giàu cho bộ óc của mình, chúng ta mới có thể trở thành người
cộng sản. Cũng có nghĩa rằng, chất cộng sản và chất trí thức trùng khít làm một".
51
Nếu theo đúng như nguyên tắc và yêu cầu của Mác và Lênin thì liệu Cẩm có xứng
đáng ở vị trí lãnh đạo, có xứng đáng là một người thầy?
Cẩm xuất phát là một anh bí thư Đoàn thanh niên xã, do có sức khỏe và giật giải
trong cuộc chạy thi 1.000m ở huyện đã được mời về dạy ở một trường cấp hai. Ban
đầu anh chỉ dạy nghiệp dư, sau đó thì được chuyển sang dạy chính thức rồi ít lâu sau
lại được đề bạt lên làm hiệu trưởng. Đến đây một câu hỏi được đặt ra: sao một thầy
giáo dạy thể dục, trình độ văn hóa chỉ mới lớp 7 lại được làm hiệu trưởng? Đó là vì
Cẩm là đảng viên duy nhất trong trường. Và rồi do nhu cầu đào tạo, Cẩm lại được cử
đi học đại học sư phạm. Điều này là quá sức so với một người chỉ mới học xong lớp 7
như Cẩm. Theo như nhà văn giải thích thì việc Cẩm được cử đi học là do: "Về mặt
văn hóa, tuy Cẩm chỉ có bằng lớp 7 nhưng Cẩm lại là hiệu trưởng một trường cấp
hai. Hiệu trưởng một trường cấp hai lẽ nào lại không đáng mặt chọn tuyển để đào
tạo thành giáo viên cấp ba?" và nhiều khi "Sự đời lắm khi rất đơn giản. Rất đơn giản
thế này thôi: sau khi xem xét nhân sự sinh viên mới nhập học, tổ chức trường đại học
nhận thấy rằng, lực lượng đảng viên ở trong sinh viên khoa văn vừa ít vừa non, vậy
cần tăng cường bằng cách san ở các khoa khác về. Thế là Cẩm trở thành sinh viên
khoa văn, hơn nữa lại tham gia chi ủy, trực tiếp làm trưởng một trong hai lớp toàn
khoa." [24, tr.458] Mọi người cho rằng "Đã là đảng viên thì làm lãnh đạo được". Lẽ
dĩ nhiên một người mới học xong lớp 7 thì làm gì có đủ trình độ mà học đại học. Cho
nên trong cả ba năm học, năm nào anh cũng có tới bốn năm môn điểm dưới trung
bình. Nếu như chỉ là một sinh viên bình thường thì Cẩm đã được nhà trường lịch sự
mời ra khỏi cổng trường rồi nhưng tiếc rằng Cẩm lại là chi ủy viên, là lớp trưởng. Lại
một lần nữa nghịch lý tái diễn: Cẩm vẫn lên lớp bình thường, hơn nữa lại tốt nghiệp
loại ưu. Một cuộc hôn nhân gượng ép đã đẻ ra một hậu quả dị thường.
Cẩm không chỉ là một người lãnh đạo bất tài mà còn là điển hình của loại thầy
không ra thầy. Sau hơn chục năm ra trường, Cẩm vẫn rỗng tuếch và cằn cỗi như xưa.
Dạy văn là sự giải mã một cách nghệ thuật cái vô hình sau cái hữu hình, cái im lặng
sau cái âm thanh, cái thần thái của mỗi xác chữ... nhưng Cẩm dạy văn học, giải thích
sai từ này, từ nọ là chuyện cơm bữa, ông bắt học trò chữa cụm từ hào khí Đông A
thành hào khí đông nam châu á. Dạy thơ Nguyễn Trãi thì thật vừa khổ cho học trò
52
vừa tội nghiệp cho chí sĩ, thi nhân, bài nào cũng giống như bài nào, cũng chỉ bình
phẩm quẩn quanh mấy câu chung chung, quen thuộc, liên hệ thực tế thì gò bó, gượng
ép. Cẩm dạy Truyện Kiều thì thật là làm trò cười cho giáo giới, cho học trò. Cái biệt
danh Đẽo-cày-giữa-đường của Cẩm cũng bắt nguồn từ cái năng lực kém cỏi, dở dở
ương ương, không đến đầu không đến cuối đó.
Trong "Đám cưới không có giấy giá thú", Cẩm là điển hình nhưng không phải
là duy nhất của hiện trạng "thầy không ra thầy". Ngoài Cẩm ra còn có bà Thảnh dạy
hóa, Thuật dạy toán... Chính vì sự kém cỏi, vô trách nhiệm, thờ ơ của những người
thầy như thế này đã đưa đến hậu quả không nhỏ trong kỳ thi cuối cấp lớp 12.
Tiến hành khảo sát cả ba cuốn tiểu thuyết nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi nhận thấy rằng: cả "Côi cút giữa cảnh đời", "Mùa lá rụng trong vườn",
"Đám cưới không có giấy giá thú" đều đề cập đến lối sống thực dụng chạy theo đồng
tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển của chủ nghĩa
cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa người với người.
Nhân vật Lý (Mùa lá rụng trong vườn) trong một cơn cuồng nộ đã lớn tiếng
phát biểu "Đời chỉ là một chữ T thôi". Chính cái triết lý ấy đã làm thay đổi con người
Lý - từ một người phụ nữ đẹp, thủy chung, đảm đang trở thành một kẻ ăn chơi, sa
ngã, bất chấp đạo lý. Không phải ngay từ đầu Lý đã có cái triết lý ấy. Trước năm
1975, khi chị bị nghĩa lớn của dân tộc hấp dẫn, khi được sống trong một môi trường
lành mạnh thì chị vừa tham gia phục vụ chiến đấu, vừa quán xuyến việc nhà một cách
chu toàn. Có thể nói đây là quãng đời tuyệt đẹp của chị. Nhưng sau chiến tranh,
người chồng trở về, anh sống vô vị, thiếu trách nhiệm với gia đình, từ đó nỗi thất
vọng của chị cứ ngày một lớn dần. Cái câu chị vẫn nói đùa, đầy trìu mến với chồng
"Không hiểu sao tôi lại lấy phải ông, ông Đông nhỉ?" ngày càng thay đổi sắc thái,
chua chát, cay đắng hơn. Bản thân Lý là một người phụ nữ ít được học hành, vụ lợi,
tham lam, đua đòi, hay ganh ghét với người khác, thích chơi trội không muốn kém ai.
Thêm vào đó là những diễn biến phức tạp đang diễn ra ở xí nghiệp - nơi chị làm việc;
những mánh khóe gian ngoan, thủ đoạn của gã trưởng phòng vật tư xấu xí, nhiều tuổi
nhưng lắm tiền và thành thạo mọi ngón ăn chơi xa hoa đã đẩy Lý từng bước đến chỗ
53
hư hỏng. Lý trở thành một kẻ coi trọng đồng tiền, coi trọng vật chất, sẵn sàng vứt bỏ
mọi đạo lý gia đình để chạy theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.
Cùng với Lý (Mùa lá rụng trong vườn) thì Thụy, Vàng Anh, Vành Khuyên...
(Côi cút giữa cảnh đời); Xuyến, Thuật... (Đám cưới không có giấy giá thú) cũng là
những con người đam mê vật chất, sung sướng khi được một bộ quần áo đẹp, một cái
tủ đẹp, coi đồng tiền là trên hết, tìm mọi cách để kiếm tiền dù biết đó là việc làm sai
trái, không có đạo đức.
Tiểu kết chương 2
Dấu ấn văn hóa Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới
được thể hiện đậm nét ở bức tranh thiên nhiên, con người và đời sống văn hóa - xã
hội Việt Nam. Ma Văn Kháng thông qua các tác phẩm của mình đã làm tái hiện một
bức tranh thiên nhiên với bốn mùa rõ rệt, bức tranh thiên nhiên vườn gắn liền với đời
sống... mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời, nhà văn cũng
bộc lộ sự am hiểu sâu sắc của mình về tâm hồn cũng như tính cách của con người
Việt Nam: đó là những con người mang trong mình những giá trị đạo đức truyền
thống; họ luôn luôn giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống; đặc biệt, trong thời kì
Đổi mới, trước những biến động, những mặt trái của đạo đức truyền thống, mỗi người
lại có cách phản ứng, một thái độ, cách nhìn nhận khác nhau.
Ngoài ra, hiện thực đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam cũng được nhà văn nhìn
nhận và thể hiện ở cả hai mặt tốt và xấu, những nét đẹp văn hóa cũng như những mặt
trái của đời sống xã hội nhằm phản ánh đầy đủ, toàn vẹn hiện thực đời sống trong
thời kỳ mới có đầy biến động.
54
Chương 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA
TRON
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mau_sac_van_hoa_trong_tieu_thuyet_ma_van_khang_thoi.pdf