Luận văn Mô hình hiện đại - Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà Nội

Việc lựa chọn vị trí khu đất dựa trên các chỉ tiêu: quy hoạch tổng mặt bằng, theo các tiêu chuẩn cũ, diện tích khu đất xây dựng lớn dẫn đến diện tích cây xanh lớn.

Theo tiêu chuẩn cây xanh của TCVN – 4470-95 trong đó cây xanh chiếm 40% - 50%. Do yêu cầu cuộc sống hiện đại, đất dành cho công trình công cộng trong khu ở chiếm một lượng nhỏ tuỳ theo mỗi khu ở. Đất công trình bệnh viện là một phần nhỏ của đất công trình công cộng nên việc đảm bảo theo tiêu chuẩn cũ là rất khó, dẫn đến các quy định về cây xanh cần được tham khảo và xử lý theo các yêu cầu thực tế, áp dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả phục vụ của bệnh viện, Các bệnh viện của các nước trong khu vực và trên thế giới sử dụng diện tích cây xanh linh hoạt như tính đến diện tích cây xanh các khu xung quanh, vì vậy công trình có thể có ít cây xanh nhằm nâng cao diện tích xây dựng.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình hiện đại - Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội chủ nghĩa theo đường lối của Đảng “Xây dựng một hệ y tế mới, bền vững và công bằng ở Việt Nam”. Việc đa dạng hoá y tế là một nhu cầu tất yếu và đang dần được phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh, y tế tư nhân, bán công đã làm cho hệ thống y tế trở nên năng động hơn, hiệu suất hơn. Phương châm xã hội hoá, đa dạng hoá công tác y tế là quan điểm chỉ đạo và chính sách lâu dài của Đảng và nhà nước. Khi đời sống kinh tế được nâng cao, công tác xã hội hoá y tế vẫn là định hướng đúng đắn cho việc phát triển sự nghiệp bảo vệ & CSSK. Nhận xét: Công tác xã hội hoá thúc đẩy sự phát triển bệnh viện quy mô nhỏ phù hợp với quá trình xã hội hoá công tác y tế như việc xây dựng các bệnh viện công, liên doanh, dân lập và tư nhân… 2.1.4. Dân số và nhu cầu khám chữa bệnh. Tổng dân số Hà Nội năm 2002 là 2.847.100 người, trong đó dân số 7 quận nội thành 1.521.300 người tương đương 53,43% so với tổng dân số Thành phố. Phân bố không đồng đều, khu vực nội thành mật độ dân số cao 18.221 người/km2, đặc biệt tại khu phố cổ mật độ dân lên tới 70.000 - 80.000 người/km2. Do tốc độ đô thị hoá cao trong những năm vừa qua nên tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn Thành phố giai đoạn 1992 - 1997 dao động từ 2,1% đến 2,8% năm (năm 1997 tăng 2,8%). Riêng khu vực nội thành tỷ lệ tăng cao hơn, năm 1996 tăng 3,13% và năm 1997 tăng 4,6%. Cơ cấu lao động: - Khu vực I (nông ngư nghiệp ) : 6,5% - Khu vực II (công nghiệp, TTCN, XD) : 39,9% - Khu vực III (thương mại - dịch vụ) : 53,7% Quy hoạch Hà Nội. Hà Nội là một cực phát triển mạnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quy hoach phát triển thủ đo Hà nội nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xác định là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức kinh doanh và vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, khai thác triệt để các cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố hiện cókết hợp với công việc động viên nhiều nguồn vốn.[5] Động lực phát triển của thủ đô trong giai đoạn tới gồm các ngành sản xuất phi vật chất như thương mại, dịch vụ, du lịch, quản lý hành chính, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng và các ngành sản xuất vật chất. Như nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản và lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội được dự báo như sau: Dịch vụ 2010: 52%. Công nghiệp và xây dựng 2010: 47%. Các đô thị xung quanh gồm chuỗi, cụm đô thị phía Tây: Xuân Mai-Hoà Lạc; phía Bắc: Sóc Sơn, Xuân Hoà, Đại Lải, Phúc Yên giữ vai trò điều hoà quá trình phát triển của thành phố trung tâm. Quy mô dân số của toàn khu vực đô thị Hà Nội: phát triển khoảng 4,5-5,0 triệu dân vào năm 2020, trong đó trung tâm Hà Nội: 2,5 triệu, bao gồm 7 quận nội thành và phần phát triển phía Nam ở Bắc Sông Hồng. Dự kiến đến năm 2020, toàn bộ diện tích đất đô thị của thành phố Hà nội khoảng 25 nghìn ha với chỉ tiêu bình quân 100m2 đất đô thị cho một người dân Hà Nội là một đô thị cải tạo và mở rộng do đó các khu chức năng đô thị cũng sẽ phát triển theo định hướng đó. Cấu trúc các khu dân cư được phân thành 3 khu vực đặc trưng là hạn chế phát triển, ngoài hạn chế phát triển và phát triển mới. Nhận xét : Sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà nội cả về dân số, địa giới hành chính trong tương lai gần đòi hỏi sự phát triển nhanh của ngành y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trong các khu đô thị mới và cũ. 2.2. Các yếu tố liên quan đến một bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ 2.2.1. Yếu tố công năng Bố cục mặt bằng. Phù hợp với dây chuyền khám chữa bệnh, hàI hoà với cảnh quan và kiến trúc khu vực. Các khối chức nằng được bố trí hợp lý, tận dụng đất đai, sử dụng các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của các yếu tố xung quanh. Bố cục hợp lý các khu chức năng: khám, điều trị, kỹ thuật, quản trị hậu cần…Bỗ cục hợp lý các khối ra vào của bệnh nhân, cán bộ công nhân viên, vật tư. Ngoài các yêu cầu chức năng thông thường của các bệnh viện , trong thời kì mới có thêm các yêu cầu khác như kết hợp tối đa chức năng sử dụng, tinh giảm các khoa, phòng theo trang thiết bị, yêu cầu sử dụng. Kết hợp cây xanh, bãI đỗ xe là một trong những vấn đề lớn trong bố cục mặt bằng. Sử dụng hợp khối các chức năng, các khoa, phòng là cần thiết. TạI Hà Nội, các khu đất dành cho bệnh viện với diện tích chật hẹp khó có thể đáp ứng yêu cầu của một bệnh viện đa khoa nên quan niệm về tổng mặt bằng cần phải thay đổi: ngoàI các quy định khống chế đặc biệt, còn lại có thể sử dụng theo các quy định chung của các công trình khác. Cách thức tổ chức quản lý bệnh viện đã thay đổi theo các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá… Các quy chế bệnh viện đang dần được hoàn thiện thông qua các văn bản, thể chế. Việc thay đổi quản lý kinh tế với yêu cầu phù hợp trong công tác khám chữa bệnh như bảo hiểm y tế, thu viện phí. .v..vHiện đại hoá quản lý hành chính. 2.2.2. Các yếu tố kỹ thuật xây dựng Cùng với sự phát triển chung của nền văn minh nhân loạI, kĩ thuật xây dựng phát triển nhanh, phục vụ trực tiếp đời sống con người. Với bệnh viện nói chung luôn sử dụng những công nghệ kĩ thuật mới nhất. Về kiến trúc: Xuất phát từ nhu cầu sử dụng, thẩm mĩ đã cấu thành nên hình khối kiến trúc, tạo ngôn ngữ riêng cho hình thức kiến trúc bệnh viện. Các không gian phù hợp với từng chức năng sử dụng mang tính thẩm mĩ đặc trưng. Kiến trúc bệnh viện quy mô nhỏ sử dụng trực tiếp các giải pháp kĩ thuật hiện đại. Về kết cấu: Việc sử dụng rộng rãi khung cột bêtong cốt thép chịu lực làm thay đổi kiễn trúc bệnh viện. Các khoa phòng từ chỗ không thể thay đổi về chức năng, yêu cầu sử dụng đến chỗ có thể thoảI máI ngăn chia, mở rộng, thu hẹp không gian sử dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức kiến trúc. Sơ đồ khung thích hợp cần được nghiên cứu đưa ra module hợp lý phù hợp với yêu cầu hiện đạI hoá các khoa, phòng; góp phần đIún hình hoá, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên diện rộng. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện. Sử dụng những tiến bộ mới nhất về khoa học xây dựng áp dụng cho tường, trần, sàn, vách ngăn… dẫn tới ảnh hưởng lớn đến chất lượng không gian kiến trúc theo các yêu cầu chuyên môn. Cấp độ vật liệu cũng cần được lưu ý để tránh lạc hậu trong tương lai gần. Vật liệu hoàn thiện với nhiều chủng loại, mẫu mã vật liệu mới như: hoà thiện bề mặt, trang trí, kĩ thuật; làm tăng khả năng sáng tạo của kiến trúc sư, giúp các không gian đạt hiệu quả tốt. Việc quản lí công tác hoàn thiện cũng là một mắt xích không thể thiếu trong việc thi công xây dựng công trình. 2.2.3. Trang thiết bị. Tiến bộ khoa học công nghệ dẫn đến thay đổi trang thiết bị y tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các bệnh viện đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại. Trong 8 ngành khoa học công nghệ cao, trụ cột của ngành kinh tế tri thức là khoa học thông tin, khoa học sinh mạng, năng lượng mới, vật liệu mới, khoa học môi trường, khoa học mẫu, khoa học không gian, khoa học hải dương. Ngành y tế sử dụng kết quả của 6 trong 8 ngành khoa học trên. Có thể nói, trang thiết bị y tế được thừa hưởng sự phát triển khoa học kĩ thuật. Chúng luôn được đổi mới: trong vòng 3 năm, có thể đã hình thành một thế hệ thiết bị mới. Trong điều kiện phát triển kinh tế, xu hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các bệnh viện là cần thiết, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ. Với việc đầu tư vừa phải, chủ yếu là sử dụng vào công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa những bệnh thông thưòng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài các trang thiết bị, còn phải tính đến các thiết bị kĩ thuật hiện đaị phục vụ cho cả công trình. Như các đưòng ống kĩ thuật, thông hơi, thông gió, thoát khí. Yêu cầu về các thiết bị kĩ thuật cần được tính đến khi thiết kế, có sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia, đảm bảo các yêu cầu về không gian kiến trúc, kĩ thuật mới. - Công nghệ thông tin và tự động hoá trong công tác khám chữa bệnh cần được nghiên cứu, ứng dụng trên diện rộng như trao đổi thông tin trong và ngoài bệnh viện qua mạng Internet, thông tin trực tuyến, thông tin bằng thiết bị viễn thông, phục vụ y tế từ xa (tele-medicine). Các thiết bị tự động hoá trong các khâu như rôbôt trong xét nghiệm và chẩn đoán đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, vận hành, xử lí các thao tác trong môi trường độc hại nhằm mang lại hiệu quả cao. Bảng 21: Sự đổi mới trang thiết bị y tế ảnh hưởng đến một bệnh viện Bộ phận chức năng Trang thiết bị công nghệ y tế kinh điển Trang thiết bị công nghệ y tế mới Yêu cầu mới (không gian tương thích) - Thiết bị đơn giản - Thiết bị hiện đại (sử dụng điện tử, vi tính) - Hành lang rộng, kết giao thông & chờ đợi Khám chữa bệnh ngoại trú - Khám thăm vấn trực tiếp - Thông tin truyền thông nộ bộ - Không gian lớn ngăn chia linh hoạt - Tổ chức tương đối độ lập - Khám có thiết bị tư vấn CSSK ban đầu - Ưu tiên không gian đón tiếp kết hợp với các - Tổ chức tập trung dịch vụ, truyền thông qua mạng & truyền hình - Xây dựng trung tâm kỹ thuật cao Xét nghiệm - Thiếu bị thủ công - Tốc độ chậm - Thông tin kém - Khả năng vô trùng kém - Bảo quản tiếp nhận bệnh phẩm thủ công - Lấy máu, phức tạp phải có không gian cách ly - Thiết bị hiện đại (hàng nghìn thông số/giờ) - Đa chức năng xét nghiệm sàng lọc và các xét nghiệm đặc trưng - Thông tin nối mạng - Tiếp nhận bệnh phẩm hiện đại, vệ sinh vô trùng - Lấy máu& Bảo quản hiện đại đơn giản - Không gian đặt thiết bị nhỏ không gian hoạt động & không gian dành cho hệ thống kỹ thuật vô cùng lớn - Vi khí hậu cưỡng bức - vật liệu hoàn thiện cao cấp dễ vệ sinh - Sử dụng thiết bị công trình hiện đại Chẩn đoàn hình ảnh - Chiếu X quang - Chụp phim X quang - Rửa phim thủ công - Bảo quản, đọc phim đơn giản - Chụp phim X quang - Chụp cắt lớp CT Scnner - Chụp mạch máu, MRI (cộng hưởng từ) - Tự động rửa phim - Có thiết bị đọc phim - Không gian phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thiết bị hiện đại. - Kết cấu linh hoạt, vật liệu đảm bảp an toàn tia xạ. Chẩn đoán hình ảnh - Siêu âm các loại - Không gian độc lapạ cho nội soi, siêu âm, đảm bảo vô trùng - Thăm dò chức năng - Hệ thống kỹ thuật hạ - Nội soi tầng đồng bộ dễ bảo trì Cấp cứu và hồi sức cấp cứu - Thiết bị thông thường - Theo dõi thủ công trực tiếp - Cấp cứu độc lập với hồi sức tích cực - Tiết bị cấp cứu hiện đại đa dạng. Nhiều chức năng (monitorm, máy thở, sốc tim tạo ôxy) - Vận chuyển cứu thương hiện đại kịp thời sơ cứu - Liên quan với xét nghiệm, chuẩn đoán và phòng mổ. - Yêu cầu vô trùng cao - Không gian cấp cứu ban đầu 1 phòng - Tổ hợp thành một đơn vị cấp cứu (ICU) 6 - 10 giường hoàn chỉnh độc lapạ - Thiết bị vật liệu cao cấp - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ Khu mổ - Thiết bị gây mê thủ công - Bàn mổ thường - Dụng cụ mổ và phục vụ mổ thông thường - Vận chuyển phức tạp - Dịch vụ mổ cấp thấp - Hạ tầng kỹ thuật kém - Không gian quan sát mổ phức tạp - Có máy gây mê, máy thở hiện đại cơ động - Bàn mổ hiện đại đa năng - Dụng cụ mổ tiện íc dễ thao tác và dễ vệ sinh vô trùng - Dịch vụ mổ đa dạng - Thông tin chẩn đoán hiện đại - Yêu cầu vô khuẩn cao, đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ, không khí, áp suất. - Quan sát bằng Camera - Phòng môt diện tích đù rộng đảm bảo vận hành của nhiều thiết bị cùng lúc - Vô trùng cao, tổ chức nhiều lớp không gian, hành lang sạch. - Giao thông 1 chiều sạch, bẩn. - Quản lý, điều khiển vi khí hậu trong phòng mổ. - Vật liệu hoàn thiện cao cấp dễ vệ sinh. - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. - Không cần không gian quan sát mổ. Khám chữa bệnh nội trú - Khám chữa trực tiếp qua bác sỹ, y tá. Trong phòng bệnh nhân hầu như không có thiết bị chăm sóc riêng mỗi người bệnh - Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị tới từng giường bệnh nhân.Các van cum, máy móc trang bị cho từng phòng. Thông tin về bệnh nhân được chuyển trực tiếp qua mạng thông tin nội bộ - Không gian lớn ngăn chia theo các tiêu chuẩn số giường. Trang thiết bị tương lai. Dự báo được sự phát triển của các thiết bị bệnh viện là cần thiết. Các thế hệ thiết bị ra đời ngày càng tiên tiến, nhỏ gọn, nhiều chức năng làm giảm sự phức tạp trong quá trình khám chữa bệnh, ảnh hưởng lớn đến dây chuyền của bệnh viện. - Nhận xét: tất cả các thiết bị hiện đại cũng như sự phát triển của chúng góp phần trong việc hiện đại hoá trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ sẽ được thừa hưởng những lợi ích trực tiếp này trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 2.2.4. Yêu cầu về vệ sinh môi trường. Việc lựa chọn vị trí khu đất dựa trên các chỉ tiêu: quy hoạch tổng mặt bằng, theo các tiêu chuẩn cũ, diện tích khu đất xây dựng lớn dẫn đến diện tích cây xanh lớn. Theo tiêu chuẩn cây xanh của TCVN – 4470-95 trong đó cây xanh chiếm 40% - 50%. Do yêu cầu cuộc sống hiện đại, đất dành cho công trình công cộng trong khu ở chiếm một lượng nhỏ tuỳ theo mỗi khu ở. Đất công trình bệnh viện là một phần nhỏ của đất công trình công cộng nên việc đảm bảo theo tiêu chuẩn cũ là rất khó, dẫn đến các quy định về cây xanh cần được tham khảo và xử lý theo các yêu cầu thực tế, áp dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả phục vụ của bệnh viện, Các bệnh viện của các nước trong khu vực và trên thế giới sử dụng diện tích cây xanh linh hoạt như tính đến diện tích cây xanh các khu xung quanh, vì vậy công trình có thể có ít cây xanh nhằm nâng cao diện tích xây dựng. Nhận xét : cây xanh là yếu tố cần thiết đảm bảo cảnh quan vi khí hậu, nhưng trong trong thành phố cần có những giải pháp cụ thể đưa cây xanh vào công trình. Xử lý chất thải. Trong thời gian gần đây, công tác sử lý môi trường, đặc biệt sử lí chất thải đã được quan tâm. Chỉ thị 36/CTTW, ngày 25-8-1998 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môI trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ghi rõ: “ưu tiên chất thải độc hại, chất thải bệnh viện”. Chất thải bệnh viện nghiên cứu gồm 8 loại do 3 nguồn: hoạt động chuyên môn; sinh hoạt bệnh nhân, cán bộ công nhân viên; hoạt động ntghiệp vụ. Chất thải bệnh viện chia làm 3 loại: chất thải rắn gồm các bệnh phẩm, chất thải sinh hoạt, các chất thảI trong nghiệp vụ y tế, lượng chất thải được tính với quy định 2,1-2,8 kg/giường/1 ngày đêm, cần được thu gom phân loạI trước khi tiêu huỷ; chất thải lỏng: nước thải được tính 470-600 l/giường/1 ngày đêm đều được sử lý bằng các phương pháp trước khi chảy vào hệ thống chung; chất thải khí: sản sinh từ các lavabo. Sự phân huỷ của chất thải, đIều hoà không khí cần được sử lý theo cá cách riêng. Chất thải còn được phân thành: chất thảI nhiễm khuẩn, chất thải sinh hoạt không nhiễm khuẩn, chất thải đặc biệt (chất thải hoá học và phóng xạ). Yêu cầu đặt ra với bệnh càng hiện đại thì yêu cầu tương ứng với việc xử lý chất thải cũng càng khắt khe và đáng quan tâm. Cần áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này một cách đồng bộ và hiệu quả. Các văn bản liên quan đến bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà nội. Những chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ toàn dân: Quyết định của thủ tướng chính phủ số 35/2001/QD-TTg về việc chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010. “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế đặc biệt là cơ sở. Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu”, “Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, đổi mới cơ chế chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người ngèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, “ Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được phát triển” Chính sách công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Nghị quyết ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với các mục tiêu : “ Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.”, “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, quan tâm những người có công với nước, những người ngèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em.” 1.1.3.3. Xã hội hoá công tác y tế. Nghị quyết số 90/CP của chính phủ ngày 21-08-1997 về phương hướng và chủ trương xã hội các hoạt động giáo dục y tế và văn hoá. Nghị định của chính phủ số 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế , văn hoá, thể thao. 1.1.3.4. Các quyết định, nghị định của bộ y tế, chính phủ như : Quyết định số 1351/1999/QĐ - BYT ngày 4/5/1999 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành Qui trình kỹ thuật bệnh viện. Quyết định số 1895/BYT – QĐ ngày 19/9/1997 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện. Các chính sách nghị định của chính phủ có tính định hướng cho mạng lưới y tế nói chung và bệnh viện đa khoa nói riêng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ của toàn dân. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là một mô hình thúc đẩy nhanh những vấn đề cần giải quyết đó. . Kết luận chương II Những yếu tố trực tiếp hoặc dán tiếp ảnh hưởng trong chương này là các luận cứ giúp cho việc đề xuất một mô hình hiện đại – bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ: Các yếu tố tự nhiên hướng mô hình bám sát với điều kiện tự nhiên Hà nội, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của nền kiến trúc các thời kỳ trước. Các yếu tố xã hội cho thấy sự phát triển thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như nhận thức của người dân, hướng tới một xã hội văn minh hiện đại. Định hướng quy hoạch Hà nội là một trong những nền tảng cho sự phát triển các yếu tố khác, nó bao hàm nhiều yếu tố : dân số, các nghành kinh tế, chính trị … Trang thiết bị hiện đại trong ngành y tế và các nghành khoa học khác làm cơ sở của các không gian, phương thức khám chữa bệnh hiện đại. Sự phát triển trong khoa học công nghệ xây dựng, vận dụng trong việc xử lý các không gian kiến trúc hướng tới sự hoàn thiện tốt nhất. Các yếu tố trên chính là cơ sở khoa học cho sự hình thành mô hình hiện đại bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ, sẽ được đề xuất giải quyết ở chương 3. Chương III đề xuất mô hình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ Xu hướng hiện đại hoá các công trình chăm sóc sức khoẻ trên thế giới và thực trạng bệnh viện đa khoa của Hà Nội cho ta thấy cần phải có những cơ cấu tổ chức mới giải quyết đưọc những vấn đề trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong hiện tại và tương lai đã được nêu rõ trong chương 1. Những tiến bộ về mặt xã hội cùng các thành tựu của các ngành khoa học kĩ thuật thúc đẩy sự phát triển ngành y tế, đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp. 3.1. Cơ cấu chức năng, quy hoạch tổng mặt bằng, mối quan hệ không gian 3.1.1. Quy mô, cơ cấu chức năng. 3.1.1.1. Quy mô. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là công trình nằm trong mạng lưới y tế ở vị trí cuối trong hệ thống phân cấp bệnh viện, nhưng là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu ban đầu hiệu quả, đầy đủ cho đô thị, bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là mắt xích quan trọng trong mạng lưới công trình y tế, hỗ trợ đắc lực trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Về quy mô, mô hình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ dựa trên bệnh viện đa khoa cấp khu vực trong tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam: TC VN 4470-1995 và tiêu chuẩn thiết kế trung tâm y tế quận huyện: 52 TCN-CTYT-2003, bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ có từ 100 đến 200 giường. Bệnh viện đa khoa là bệnh viện có ít nhất 5 khoa: nội ,ngoại, phụ-sản, nhi, lây. Qua nhu cầu thực tế, tác giả nhận thấy phải có vị trí của chuyên khoa, các chuyên khoa khác nhau được tổ chức trong một bộ phận 1 đơn vị hộ lý gọi chung là chuyên khoa. Với quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế, phục vụ số dân khoảng 150.000 người, việc xác định số giường tương đối theo: Ni: các trường hợp chủng loại bệnh nhân. N: tổng số bệnh nhân: N1, N2, N3. NT: tổng số dân trên địa bàn phục vụ của bênh viện đa khoa trong đó: N1 là tỷ lệ người bệnh nặng nhất cần cấp cứu; N2 là người nặng cần nội trú điều trị ngay; N3 là những người cần được khám sơ chẩn và hướng dẫn dụng thuóc( bệnh nhân ngoại trú). ( N=N1+N2+N3). Việc xác định tốt số giường của bệnh viện làm cho: Bệnh viện phục vụ hết công suất, không có quả nhiều giường bỏ trống, lãng phí thiết bị và quỹ lương. Bệnh viện không bị căng thẳng vì thiếu giường. Trị G nền là bao nhiêu, đó là con số do nhóm các nhà chuyên môn xác định gồm các ngành: xã hội học y tế, kinh tế học, kién trúc và quy hoạch bệnh viện, huấn luyện điều trị chăm sóc sức khoẻ, dân số học. Ngoài số giường còn căn cứ vào các bệnh viện hiện có theo số liệu thống kê bệnh nhân của bệnh viện trong vòng 2 năm trở lên. 3.1.1.2. Cơ cấu chức năng. Mô hình dựa trên cơ sở chức năng bệnh viện đa khoa nói chung với đầy đủ các chức năng, đã được giản lược, bổ xung thêm vào cho phù hợp với xu hướng hiện đại. Cơ cấu chức năng gồm : Khối khám chữa bênh ngoại trú: hạt nhân là chẩn đoán điều trị, goi tắt là chẩn trị gồm các chức năng: sơ khám, phân loại bệnh nhân quyết định nội hay ngoại trú, tiến hành chẩn đoán kĩ, lên phương án điều trị, cấp thuốc. Bộ phận này có quan hệ trực tiếp với các bộ phận như xét nghiệm, mổ, X-quang, lý liệu pháp, pha chế dược..v..v… Khối kỹ thuật nghiệp vụ: hạt nhân là các phòng mổ, bàn mổ, thí nghiệm, xét nghiệm, giảng dạy, đào tạo qua thực tiễn, lâm sàng. Có quan hệ trực tiếp với khu bệnh nhân nôị trú, khu chẩn trị, khu hậu cần , hành chính. Khối bệnh nhân nội trú: gồm các phòng bệnh nhân, y tá, hộ lý; liên hệ trực tiếp với khu chẩn trị, khu kĩ thuật nghiệp vụ. Khối hành chính quản trị phục vụ hậu cần. Đây là khu vực gồm nhiều chức năng, phục vụ cho sự vận hành phức tạp của bệnh viện , đòi hỏi có sự gắn bó trực tiếp với hầu hết các khối khác trong bệnh viện. Khối dịch vụ tổng hợp: Trong điều kiện kinh tế thị trường mọi vấn đề phục vụ người bệnh không còn như trước nữa, công trình bệnh viện mang chức năng của một công trình công cộng phục vụ người dân như thuốc, ăn uống, giải khát … Thực hiện khám và chữa bệnh đa khoa: nội, ngoại, phụ, sản, nhi, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, bệnh truyền nhiễm. Liên kết với các công trình y tế khác trong mạng lưới y tế. Đảm nhiệm vai trò tuyến trên trực tiếp của y tế cơ sở (phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cơ sở), tiếp nhận bệnh nhân từ tuyến cơ sở và chuyển tiếp bệnh nhân nặng lên tuyến trên (trong trường hợp cần thiết); Tư vấn, đào tạo nghiệp vụ và cập nhật thông tin y tế cho cán bộ tuyến cơ sở trong địa bàn; 3.1.2. Quy hoạch tổng mặt bằng 3.1.2.1 Bố trí các khối Mặt bằng tổng thể của bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ có các khối chức năng sau sơ đồ được thể hiện trong hình 3.1 zzzz Các khối có thể kết hợp với nhau để thuận lợi trong việc bố cục kiến trúc, giao thông. Có nhiều cách kết hợp: Kết hợp khối khám chữa bệnh ngoại trú và khối dịch vụ tổng hợp. Kết hợp khối nội trú và khối hậu cần Hình 3.1 – Sơ đồ bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ Căn cứ vào dây chuyền công nghệ đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai. Bố cục hợp khối các khối có cùng chức năng trong tổng thể, tuỳ theo điều kiện khu đất mà bố trí hợp khối từng phần hay hợp khối toàn bộ, những nơi như ngoại thành hoặc các khu đô thị mới quỹ đất dành cho bệnh viện theo quy hoạch nnên bố trí theo kiểu hỗn hợp, vì theo cách sử dụng, quan niệm , điều kiện trong bệnh viện của nước ta còn chậm thay đổi. Hướng nhà nên chọn hướng Bắc Nam là hợp lý nhất, Bố cục sân trong hợp lý, có thể có mái che. Lối vào nên bố trí 2 cổng vào trên hai trục giao thông khác nhau gồm một lối chính, một lối phụ. Các giải pháp cây xanh cách ly cần được tuân thủ Các giao thông phụ trợ xung quanh công trình cần được bố trí thuận lợi cho các hoạt động : cấp cứu, cứu hoả, vệ sinh môi trường, hệ thống kỹ thuật hạ Khi hợp khối tuỳ theo các điều kiện hiện đại khống chế số tầng cao theo quy hoạch tổng thể quy hoạch chung, cần tính đến khả năng mở rộng, nâng cấp trong tương lai . 3.1.2.2 Yêu cầu diện tích. Tổng diện tích mặt bằng của khu đất được quy định trong bảng 3.1 : Bảng .3.1- Yêu cầu diện tích tương ứng Quy mô (số giường bệnh) Diện tích khu đất Diện tích (m²/ giường bệnh) Diện tích khu đất (ha) Quy mô 100-200 120-150 1,2 – 2 Diện tích chiếm đất của tất cả các khối công trình (mật độ xây dựng) không lớn hơn 40% tổng diện tích khu đất. Trong trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định trên vì diện tích khu đất, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối cao tầng nhưng phải tuân thủ dây chuyền hoạt động của một bệnh viện.[4] 3.1.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật : Khoảng cách từ công trình tới chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4470-1995 và quy định của quy hoạch chung. Diện tích cây xanh không nhỏ hơn 35% tổng diện tích khu đất. Hệ thống giao thông nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các luồng giao thông không chồng chéo ( sạch - bẩn một chiều). Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ hậu cần, vận chuyển rác và phải có tối thiểu 2 cổng ra vào; Cổng chính dành cho bệnh nhân, CBCNV và khách, bố trí đường riêng cho cấp cứu 24h/ngày. - Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ Đường nội bộ phải được thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho xe cấp cứu, xe vận chuyển vật tư và xe chữa cháy (tới được tất cả các khu vực); Hệ thống hành lang, đường dốc, nhà cầu phải được thiết kế có mái che theo tiêu chuẩn dành cho người đi bộ, ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmoi11.doc
  • dot41.dot
  • rarbenh vien.rar
  • rarbenh vien1.rar
  • docbiahoang.doc
  • docDoc1.doc
  • docDoc1rrr.doc
  • docmoi111.doc
  • docPhu luc.doc
  • rarVien trang thiet bi y te.rar
  • dotW4.dot
  • docz1.doc
  • dotz1.dot
  • docz2.doc
  • docz3.doc
  • docz4.doc
  • docz11.doc
  • dotz22.dot
  • docz33.doc
  • docz42.doc
  • docz333.doc
Tài liệu liên quan