DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DN VÀ CÁ NHÂN 4
1.1. Tín dụng Ngân hàng 4
1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng, cho vay 4
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng 5
1.1.3. Một số hình thức cho vay chủ yếu trong nền kinh tế 6
1.1.3.1. Các loại cho vay của Ngân hàng thương mại: 6
1.1.3.2. Quy trình cho vay 9
1.2. Khái niện cho vay khách hàng DN và khách hàng CN 10
1.2.1. Khái niệm khách hàng DN 10
1.2.2. Khái niệm cho vay khách hàng CN 10
1.3. Đặc điểm cho vay khách hàng DN, KHCN 10
1.3.1 Đặc điểm cho vay đối với KHDN 10
1.3.2. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng CN 12
1.3.2.1 Đối tượng cho vay 12
1.3.2.2 Quy mô và số lượng khoản vay 13
1.3.2.3 Thời hạn vay 14
1.3.2.4 Chi phí cho vay 13
1.3.2.5 Lãi suấ cho vay 13
1.3.2.6 Rủi ro tín dụng 13
1.4 Vai trò cho vay khách hàng DN, khách hàng CN 14
1.4.1 Vai trò cho vay KHDN 14
1.4.2 Vai trò cho vay KHCN 14
1.5 Các loại hình cho vay KHDN, KHCN 14
1.5.1 Các loại hình cho vay DN 14
1.5.2 Các loại hình cho vay CN 19
1.5.2.1 Căn cứ theo phương thức cho vay 19
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt, chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ninh, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân (dư nợ bán lẻ) chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng ổn định trong những năm qua. Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh là khách hàng doanh nghiệp (36 doanh nghiệp, dư nợ đạt 2.010 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ). Đối với khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu Chi nhánh LPB Quảng Ninh hợp tác với các đơn vị thuộc Tập đoàn lớn như: Công ty CP vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, Công ty CP GOLF Vịnh Hạ Long và Công ty CP T và H Hạ Long; hiện tại tỷ lệ dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng này chiếm 66,2% tổng dư nợ toàn Chi nhánh với chất lượng tín dụng tốt. Ngoài ra đây còn là những khách hàng có tiềm năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của LPB như: thanh toán trong nước, thẻ ATM, thẻ Master, trả lương qua tài khoản tại LPB, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, SMS banking Trong thời gian tới, Chi nhánh vẫn tiếp tục củng cố duy trì nền khách hàng cũ và mở rộng phát triển các khách hàng mới để đa dạng hơn nữa nền khách hàng, góp phần phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua bị hạn chế một phần do tác động của suy thoái kinh tế, một phần do Chi nhánh LPB Quảng Ninh đang trú trọng vào phát triển Khách hàng doanh nghiệp - đối tượng khách hàng có nhu cầu vay tiền với giá trị lớn, độ an toàn cao. Tuy nhiên, do duy trì được lượng khách hàng truyền thống nên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2019 đạt 946,2 tỷ đồng chiếm 32% tổng dư nợ toàn chi nhánh, có sự tăng trưởng so với các năm trước đó. Các khách hàng cá nhân vay vốn tại LPB đa số là vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 38,4% tổng dư nợ cho vay KHCN), cho vay phục vụ tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN (chiếm 61,6%). Tổng số lượng khách hàng cá nhân tại thời điểm 31/12/2019 đạt 1.974 khách hàng. Các khách hàng bên cạnh việc sử dụng sản phẩm tín dụng còn được các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân tư vấn sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ ATM, ibanking,nên số khách hàng cá nhân sử dụng các dịch vụ Ngân hàng khác của LPB tăng lên nhanh chóng.
- Phân theo thời gian:
Qua bảng số liệu cho thấy, ngược với Nguồn vốn huy động, thì Dư nợ trung dài hạn hiện đang chiếm tỷ trọng chủ yếu. Việc dư nợ trung dài hạn của LPB Quảng Ninh hiện đang chiếm tỷ trọng cao là do đặc thù địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, cung ứng tàu biển và du lịch biển, với đặc thù các doanh nghiệp này nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ nhu cầu vận tải là rất lớn, do đó nhu cầu vốn chủ yếu là vốn trung dài hạn.
Năm 2016 dư nợ ngắn hạn đạt 437 tỷ đồng chiếm 21% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn đạt 1.645 tỷ đồng chiếm 79% tổng dư nợ. Đến năm 2019 dư nợ ngắn hạn là 798 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn là 2.159 tỷ đồng chiếm 73% tổng dư nợ. Như vậy, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ đã có chiều hướng tăng lên. Việc tăng trưởng tỷ lệ dư nợ Ngắn hạn trong tổng dư nợ sẽ giúp cải thiện khả năng thanh khoản của Ngân hàng, tiến tới việc cân bằng tỷ lệ nguồn vốn – sử dụng vốn do vốn của các TCTD hiện nay chủ yếu là vốn ngắn hạn.
- Phân theo loại tiền tệ:
Hiện LPB Quảng Ninh ngoài dư nợ bằng VNĐ, còn có dư nợ ngoại tệ là USD. Đối với dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh là cho vay đối với 03 tập đoàn lớn trên với mục đích nhập khẩu thiết bị nước ngoài để phục vụ thi công các hạn mục, công trình, và máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 Công ty trên. Theo số liệu tại biểu trên cho thấy, từ năm 2016, dư nợ ngoại tệ tăng, giảm và giữ ở mức ổn định là 3% vào năm 2019. Việc dư nợ ngoại tệ của LPB Quảng Ninh tăng giảm ở mức bình quân 3 đến 4% và giữ ổn định 3% trong năm 2019 Chi nhánh đã cung cấp thường xuyên khoản vay ngoại tệ cho 3 tập đoàn lớn là: Công ty CP vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, Công ty CP GOLF Vịnh Hạ Long và Công ty CP T và H Hạ Long. Để nhập khẩu một số thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên việc phát sinh các khoản vay cho vay bằng ngoại tệ thường xuyên ổn định.
2.1.3.3. Dịch vụ Ngân hàng
Các dịch vụ Ngân hàng đã luôn được LPB Quảng Ninh chú trọng phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên, quy mô hoạt động dịch vụ vẫn còn tương đối hạn chế, nguồn thu từ dịch vụ mới chỉ chiếm 2% lợi nhuận hàng năm của LPB Quảng Ninh. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ thấp cũng là tình trạng chung của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển dịch vụ, LPB đã luôn xây dựng, ban hành những sản phẩm dịch vụ mới tiện ích, hiện đại nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của Khách hàng. Bên cạnh đó, LPB Quảng Ninh đã rất quyết liệt chỉ đạo cán bộ nhân viên mở rộng việc giới thiệu, bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng để thực hiện mục tiêu xây dựng một Chi nhánh Ngân hàng hiện đại theo chuẩn khu vực và Quốc tế.
- Thanh toán trong nước:
Phí chuyển tiền trong nước của LPB khá cạnh tranh so với phí của các ngân hàng trong cùng địa bàn tạo điều kiện để LPB Quảng Ninh lôi kéo, thu hút khách hàng từ các Ngân hàng bạn. Việc chuyển tiền qua các kênh diễn ra nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán khách hàng. Bên cạnh đó, LPB đang triển khai mạnh mẽ dịch vụ Ngân hàng điện tử với giao diện thân thiện, thao tác đơn giản dễ sử dụng, có tính bảo mật cao, cho phép người sử dụng có thể chuyển tiền qua Ngân hàng thanh toán tiền điện, nước, hóa đơn điện thoại, mua hàng hóa dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và chính xác.
- Kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng trong những năm qua, năm 2019 đạt 10 triệu USD. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của LPB Quảng Ninh sẽ còn có những bước tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tới do Chi nhánh LPB Quảng Ninh đang triển khai việc hợp tác trong việc thanh toán biên mậu để thanh toán các hàng hóa dịch vụ qua biên giới Việt - Trung. Với doanh số thanh toán Quốc tế ổn định, phí thanh toán cạnh tranh nhu cầu mua bán ngoại tệ của Khách hàng sẽ tăng lên tương ứng.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2019 của Chi nhánh đạt 43,4 triệu USD, phí dịch vụ thu được là 286 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu là chuyển tiền điện tử và thanh toán LC. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2019 tăng trưởng so với năm 2018 (tăng 3 triệu USD) là do trong năm 2019 Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC góp phần tăng doanh số thanh toán quốc tế của toàn Chi nhánh. Các khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mở LC trong những năm qua chủ yếu phát sinh từ các công ty lớn như: Công ty CP vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, Công ty CP GOLF Vịnh Hạ Long và Công ty CP T và H Hạ Long.
- Dịch vụ Bảo lãnh:
Doanh số phát hành bảo lãnh của Chi nhánh LPB Quảng Ninh cũng đã tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Doanh số Bảo lãnh của Chi nhánh trong năm 2019 đạt 79,5 tỷ đồng, thu phí bảo lãnh đạt 351 tr.đồng. Trong đó: bảo lãnh thanh toán là 48,7 tỷ đồng, bảo lãnh bảo hành là 1,8 tỷ dồng, bảo lãnh dự thầu là 3,4 tỷ đồng, bảo lãnh thực hiện Hợp đồng là 18,7 tỷ đồng và bảo lãnh ứng trước là 6,9 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh cũng chưa xứng với tiềm năng. Nhận thức tầm quan trọng cũng như lợi ích từ dịch vụ phát hành bảo lãnh, LPB Quảng Ninh đã rất chú trọng tới loại hình dịch vụ này và đang có rất nhiều ưu đãi để phát triển khách hàng.
- Dịch vụ thẻ
Từ năm 2017, LPB đẩy mạnh hoạt dịch vụ thẻ động việc phát hành thẻ trả lương hưu trí, thẻ thất nghiệp. Đến 31/12/2019, LPB Quảng Ninh có 10 Phòng giao dịch trực thuộc với 01 máy ATM, nhưng liên kết với mọi cây ATM của các ngân hàng, phí dịch vụ ưu đãi luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu rút tiền cũng như xử lý các vấn đề phát sinh của chủ thẻ. LPB đã tham gia vào 03 liên minh thẻ là Smartlink, Banknetvn và VNBC. Chủ thẻ của LPB không phải trả phí giao dịch trực tiếp cho các ngân hàng thành viên Smartlink, Banknetvn và VNBC ngoại trừ phí do ngân hàng phát hành thẻ quy định đối với các giao dịch ngoại mạng.
Trên cơ sở đó cùng với sự nỗ lực của Chi nhánh, trong năm 2019 Chi nhánh đã phát hành được 1.741 thẻ Solid, nâng tổng số thẻ phát hành lên 3.000 thẻ, số dư bình quân trên tài khoản đạt 1,1 triệu đồng/thẻ. Với số dư tiền gửi không kỳ hạn từ các tài khoản này đã giúp Chi nhánh LPB Quảng Ninh huy động được nguồn vốn lãi suất thấp, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Số lượng thẻ Master phát hành trong năm 2019 chiếm tỷ lệ quá thấp (>20 thẻ) do Chi nhánh LPB Quảng Ninh cũng như hội sở LPB mới bắt đầu triển khai lĩnh vực thẻ này. .
2.1.3.4. Kết quả hoạt động
Trong những năm qua, Chi nhánh LPB Quảng Ninh đã luôn hoạt động kinh doanh có lãi, đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của LPB. Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB trong những năm qua cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2019
Đơn vị: tr đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
1
Tổng thu nhập
197.539
227.170
268.060
318.992
2
Tổng chi phí
168.020
193.223
228.003
264.761
3
Chênh lệch thu chi
29.519
33.947
40.057
54.231
4
Trích dự phòng rủi ro
2.309
1.664
2.298
2.333
5
Lợi nhuận trước thuế
27.210
32.283
37.759
51.898
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Đi đôi với tăng trưởng quy mô dư nợ, huy động vốn, tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế của LPB Quảng Ninh cũng tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 27,2 tỷ đồng, năm 2019 lợi nhuận trước thuế đạt 54,2 tỷ đồng, gần gấp gần 2 lần năm 2016. Với kết quả kinh doanh như trên, LPB Quảng Ninh là Ngân hàng có mức tăng trưởng ổn định nhất trên địa bàn Quảng Ninh. Đây là kết quả của đường lối đúng đắn trong quản trị điều hành và định hướng hoạt động của LPB nói chung, LPB Quảng Ninh nói riêng.
2.2. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với DN và Cá nhân tại LPB Quảng Ninh
2.2.1. Chính sách cho vay đối với DN
Như đã trình bày ở phần trên, LPB có lợi thế là đối tác của Công ty CP vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, Công ty CP GOLF Vịnh Hạ Long và Công ty CP T và H Hạ Long. Trong những năm qua, LPB Quảng Ninh đã tận dụng lợi thế này để phát triển, vươn lên thành Ngân hàng vị thế trên địa bàn trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, dư nợ của LPB đã và đang tập trung rất nhiều vào 3 Đơn vị là Công ty CP vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, Công ty CP GOLF Vịnh Hạ Long và Công ty CP T và H Hạ Long, lệ thuộc rất lớn vào một nhóm khách hàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nhóm Khách hàng này gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhận thức rõ vấn đề này, LPB Quảng Ninh đã rất chú trọng mở rộng nền khách hàng, tăng cường hoạt động bán lẻ, đặc biệt là mở rộng quan hệ với các khách hàng DNNVV để cơ cấu lại tỷ lệ dư nợ. LPB đã ban hành nhiều chính sách, sản phẩm cho vay đối với các đối tượng khách hàng DNNVV và có nhiều ưu đãi về lãi suất, tài sản đảm bảo, thời hạn vay, tỷ lệ tài trợ cũng như cho các doanh nghiệp thi công các dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước không cần tài sản đảm bảo để lôi kéo Khách hàng. Từ năm 2010 đến nay, LPB đã liên tục ban hành các sản phẩm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Trong đó phải kể đến là sản phẩm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, vươn tới thành công” với mục đích:
- Hướng dẫn các Đơn vị kinh doanh cho khách hàng vay vốn bổ sung vốn lưu động đặc biệt chú trọng đối với DNNVV phục vụ phương án sản xuất kinh doanh.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
- Góp phần vào nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
- Nâng cao uy tín của LPB, mở rộng thị phần, thu hút khách hàng mới.
2.2.2 Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân
Cũng như tất cả các Ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt nói chung và Chi nhánh LPB Quảng Ninh nói riêng đều phải tuân thủ theo các quy định chung của Ngân hàng nhà nước, quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, quyết định số 407/2002/QĐ-NHNN-HĐQT ngày 29/03/2002 về việc ban hành hướng dẫn quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân
Bên cạnh đó Chi nhánh LPB Quảng Ninh cũng luôn thực hiện theo các quy định do Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ban hành nội bộ về các chính sách cho hoạt đông cho vay cá nhân như: Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay mua nhà, nền nhà tại các dự án, khu dân cư, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp CBND, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay hưu trí Các quy định này được thay đổi và cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo sự phù hợp, hợp lý giữa các sản phẩm tín dụng với chính sách phát triển của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân dần được chuẩn hòa và cụ thể hóa, giúp giảm bớt thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
LPB Chi nhánh quảng Ninh thực hiện cho vay khách hàng cá nhân dựa trên cơ sở chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt. Chính sách cho vay của Ngân hàng thường có sự thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện cụ thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn bền vững. Với những quy định này trình tự cho vay khách hàng cá nhân, chính sách cấp tín dụng với từng nhóm đối tượng khách hàng cá nhân được quy định chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.
Tóm lại: Chính sách cho vay của Ngân hàng là những định hướng, hoạch định của ngân hàng liên quan đến hoạt động cho vay, bao gồm:
+ Đối tượng khách hàng, ngành hàng kinh doanh
+ Đối tượng cho vay
+ Phương thức quản lý các hoạt động cho vay
+ Những điều kiện ràng buộc về tài chính đối với khách hàng
+ Các sản phẩm cho vay khác nhau do Ngân hàng cung cấp
+ Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động cho vay
+ Phương thức quản lý danh mục cho vay
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng đối với các loại sản phẩm cho vay khác nhau
+ Cơ cấu, quy mô cho vay của Ngân hàng
+ Các yếu tố khác theo quyết định của các cấp có thẩm quyền của Ngân hàng
2.2.3. Quy trình, cơ sở pháp lý cho vay
Quy trình cho vay: Việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt được thực hiện như sau:
Cơ sở pháp lý cho vay:
Hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định tại quy chế cho vay của Ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, căn cứ các thông tư của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay, các giới hạn,tỷ lện đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
Căn cứ Quy chế Quản trị nội bộ, quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng trong hợp đồng tín dụng.
Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, khách hàng là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực trạng mở rộng cho vay đối với khách hàng DN và Cá nhân tại LPB Quảng Ninh
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thực tế này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn và cho vay của LPB Quảng Ninh, đặc biệt là việc tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân . Đặc biệt tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, rồi tình hình lạm phát cao ở Việt Nam, để kiềm chế lạm phát Ngân hàng Nhà Nước phải nâng lãi suất cơ bản làm cho lãi suất huy động tăng lên và tất yếu lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên tương ứng, làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và của LPB Quảng Ninh nói riêng và cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Sau đây, Luận văn xin đưa ra một vài số liệu chủ yếu cho thấy diễn biến tình hình dư nợ tín dụng của LPB Quảng Ninh đối với doanh nghiệp và CN giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019:
2.3.1. Số lượng DN và CN có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh
Một trong những chỉ tiêu về mặt lượng đánh giá mở rộng cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN là số lượng các DN và CN có dư nợ tín dụng:
Bảng 2.7: Số lượng DN và CN vay vốn trong giai đoạn 2016 đến 2019 của LPB Quảng Ninh
Đơn vị: số lượng DN và CN
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Số lượng DN vay vốn
9
19
32
36
So với năm trước
10
13
4
Số lượng CN vay vốn
925
1.314
1.625
1.974
So với năm trước
389
311
349
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng DN có quan hệ vay vốn với LPB Quảng Ninh không ổn định và đã có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 10 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 lại tăng 13 khách hàng và năm 2019 có tăng nhưng chỉ tăng 4 khách hàng. Trong giai đoạn 2016 đến 2019, LPB Quảng Ninh mới tăng được 27 khách hàng DN.
Sự tăng trưởng quá chậm về số lượng DN vay vốn từ năm 2016 đến 2019 là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, giảm vốn vay Ngân hàng, thậm chí một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh đó số lượng CN có quan hệ vay vốn với LPB Quảng Ninh tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 389 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 311 khách hàng và năm 2019 tăng 349 khách hàng. Mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng lượng khách hàng cá nhân tại LPB Quảng Ninh luôn tăng đều qua các năm là do sự hợp tác của LPB trong chiến lược cho vay đối khách hàng vay hưu trí.
Bảng 2.8 So sánh số lượng, tỷ trọng khách hàng DN và Cá nhân có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 đến 2019
Đơn vị: Số lượng DN, CN
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
I. Khách hàng DN
9
1,0%
19
1%
32
2%
36
2%
Trong đó
DN L
2
22,2
2
10,5
3
9,4
3
8,3
DNNVV
7
77,8
17
89,5
29
90,6
33
91,7
II. Khách hàng CN
925
99,0%
1.314
99%
1.625
98%
1.974
98%
Tổng cộng (I+II)
934
100%
1.333
100%
1.657
100%
2.010
100%
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng khách hàng là DN có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất thấp 1% giữ ổn định và có tăng trưởng 2% vào năm 2018 và 1019. Trong khi đó, số lượng CN chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, chiếm tới 99%/tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp khá khiêm tốn , xong trong những năm qua, tỷ lệ DN vay vốn tại LPB Quảng Ninh có xu hướng tăng nhưng rất chậm, do nguyên nhân chính đã nêu ở trên, các DN đặc biệt là DNNVV bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động, việc mở rộng đầu tư sản xuất hạn chế, một số doanh nghiệp còn có xu hướng thu hẹp lại để chờ thời cơ. Mặt khác, việc cho vay với DNNVV trong thời gian qua cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên LPB Quảng Ninh đã đẩy mạnh cho vay vào các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tốt hơn, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với tình hình ấm dần lên của nền kinh tế, cộng với định hướng đẩy mạnh bán lẻ và mở rộng cho vay đối với DNNVV của LPB nói chung, LPB Quảng Ninh nói riêng, tỷ trọng khách hàng DNNVV vay vốn tại LPB sẽ tăng lên trong những năm tới.
Số lượng khách hàng cá nhân tại LPB Quảng Ninh chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu khách hàng do LPB đã ký thỏa thuận hợp tác Tổng công ty bưu điện Việt Nam, có chính sách và cơ chế riêng đối nhóm khách hàng vay hưu trí mà Tổng công ty Bưu chính đang thực hiện chi trả lương hưu vì vậy LPB Quảng Ninh nói riêng đang sở hữu nguồn data khách hàng vay hưu trí toàn tỉnh là rất lớn.
2.3.2. Dư nợ cho vay đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh
Diễn biến dư nợ cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN trong những năm qua như sau:
Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay đối với DN và CN của LPB Quảng Ninh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Tổng dư nợ
2.082
2.263
2.632
2.957
I. Dư nợ cho vay đối với DN
1.499
1.516
1.842
2.011
Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%)
72%
67%
70%
68%
Tăng trưởng so với năm trước (%)
1%
21%
9%
II.Dư nợ cho vay đối với CN
583
746,9
789,5
946,2
Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%)
28%
33%
30%
32%
Tăng trưởng so với năm trước (%)
28%
6%
20%
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Căn cứ bảng 2.9 cho thấy, năm 2016, dư nợ cho vay đối với DN là 1.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72% tổng dư nợ, dư nợ cho vay CN là 583 tỷ đồng chiếm 28% tổng dư nợ của LPB Quảng Ninh. Năm 2017 dư nợ DN là 1.516 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67%/tổng dư nợ, tăng trưởng 1% so với năm 2016, dư nợ cá nhân là 746 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33% tổng dư nợ, tăng trưởng 28% so với năm 2016.
Năm 2018, dư nợ DN là 1.842 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tăng 70% tổng dư nợ, tăng trưởng so với năm 2017 là 21%; dư CN là 789,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ, tăng trưởng so với năm 2017 là 6%. Có thể nói năm 2018 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành Ngân hàng, cũng như đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức dư nợ tín dụng đối với DN và CN vẫn tăng so với năm 2017, cho thấy mức độ rất quan tâm của LPB Quảng Ninh đối với khách hàng DN và khách hàng CN. Sang năm 2019, dư nợ DN vẫn tếp tục tăng đạt 2.011 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ và tăng 9% so với năm 2018; dư nợ CN tăng đạt 946,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% và tăng 20% so với năm 2018.
Nhìn chung, mặc dù số lượng khách hàng DN và CN vay vốn tại LPB Quảng Ninh luôn tăng qua các năm, tình hình dư nợ tín dụng đối với các DN và CN tại LPB Quảng Ninh cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2017 dư nợ DN tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng thấp đạt: 1% tuy nhiên dư nợ cá nhân có sự tăng trưởng khá cao so với năm trước tỷ lệ tăng đạt 28%, năm 2018: dư nợ DN có sự tăng trưởng cao đạt 21%, dư nợ cá nhân đạt tỷ lệ tăng trưởng 6%; năm 2019: dư nợ DN tăng trưởng đạt 9%, dư nợ cá nhân tăng đạt 20%. Tỷ trọng dư nợ của DN và CN trong tổng dư nợ của LPB Quảng Ninh có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức tăng trưởng chưa đồng đều, năm 2017 DN là: 1%, CN là 28%; năm 2018: DN là 21% CN là 6%; năm 2019: DN là 9%, CN là 20%. Cũng do tình hình kinh tế khó khăn trong những năm qua, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh cùng với tình trạng lạm phát cao đã tác động đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp và cá nhân, làm tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DN và CN có xu hướng chậm lại, các Ngân hàng nói chung, LPB Quảng Ninh nói riêng cũng rất thận trọng trong việc phê duyệt cho vay đối với DN và CN.
Bảng 2.10 Tình hình dư nợ và tỷ trọng cho vay DN phân theo loại hình doanh nghiệp của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 đến 2019
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ cho vay đối với DN
1.499
100%
1.516
100%
1.842
100%
2.011
100%
Công ty TNHH
524,7
35%
424,6
28%
460,6
25%
432,3
21,5%
Công ty cổ phần
974,5
65%
1.091,8
72%
1.381,7
75%
1.578,4
78,5%
Doanh nghiệp tư nhân
Hợp tác xã
Doanh nghiệp nhà nước
-
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Theo Bảng 2.10 và tỷ trọng dư nợ cho vay của LPB Quảng Ninh đối với loại hình Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất là ~78,5%, tiếp theo là Công ty TNHH chiếm tỷ trọng ~21,5%, các loại hình doanh nghiệp khác không phát sinh.
Bảng 2.11 Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
I. Doanh nghiệp
1.499
1.516
1.842
2.011
Dư nợ ngắn hạn
224,9
15%
273,0
18%
221,1
12%
261,4
13%
Dư nợ trung, dài hạn
1.274,3
85%
1.243,5
82%
1.621,1
88%
1.749,4
87%
I. Cá nhân
583
746,9
789,5
946,2
Dư nợ ngắn hạn
58,3
10%
67,2
9%
110,5
14%
75,7
8%
Dư nợ trung, dài hạn
524,7
90%
679,7
91%
679,0
86%
870,5
92%
Tổng cộng:
2.082
2.263
2.632
2.957
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Theo bảng số liệu cho thấy:
− Dư nợ tín dụng đối với cho vay ngắn hạn của DN và CN chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mo_rong_cho_vay_doi_voi_doanh_nghiep_va_ca_nhan_tai.doc