Luận văn Mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hành vẽ

Tóm tắt luận văn

 

Chương

, Mục Nội dung Trang

 Lời mở đầu 01

Chương I Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của NHTM 05

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 05

1.1.1 Khái niệm về cho vay của NHTM 05

1.1.2 Nguyên tắc cho vay 05

1.1.3 Các hình thức cho vay 06

1.1.4 Quy trình cho vay 12

1.2 Mở rộng cho vay của NHTM 15

1.2.1 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay 15

1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay 22

1.3.1 Nhân tố khách quan 22

1.3.2 Nhân tố chủ quan 25

1.3.3 Mối quan hệ giữa mở rộng cho vay và chất lượng tín dụng 28

 Kết luận chương 1 30

Chương 2 Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 31

2.1 Khái quát về VPBank Nam Định 31

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động 31

2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Nam Định 35

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 35

2.1.2.2 Hoạt động cho vay 39

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ 42

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh 44

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 46

2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 46

2.2.1.1 Chính sách tín dụng của VPBank 46

2.2.1.2 Một số văn bản quản lý hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 52

2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay Tại VPBank Nam Định 55

2.3 Đánh giá chung 61

2.3.1 Kết quả hoạt động 61

2.3.2 Thành công đạt được 61

2.3.3 Tồn tại và nguyên nhân 65

 Kết luận chương 2 68

Chương 3 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 70

3.1 Định hướng, mục tiêu mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định đến năm 2010 70

3.1.1 Căn cứ xây dựng định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay 70

3.1.2 Định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay đến năm 2010

 75

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định đến năm 2010 81

3.2.1 Phát triển sản phẩm cho vay ôtô, cho vay đóng tàu vận tải 81

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing VPBank Nam Định 84

3.2.3 Xây dựng màng lưới cộng tác viên tại các khu công nghiệp và các thị trấn trong toàn tỉnh 85

3.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với CBCNV 86

3.2.5 Đẩy mạnh huy động vốn 89

3.2.6 Mở rộng hoạt động dịch vụ 92

3.2.7 Từng bước hiện đại công nghệ tại VPBank Nam Định 92

3.2.8 Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng 93

3.3 Kiến nghị 96

3.3.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định 96

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 97

3.3.3 Kiến nghị với VPBank Việt Nam 97

 Kết luận 100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư không lớn. Phát triển, chiếm lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng là phương hướng phấn đấu của VPBank Nam Định Bảng2.6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ (Từ 30/9/2007- 30/6/2008) Đơn vị: triệu đồng Quý I-2008 Quý II-2008 S Quý TT Chỉ tiêu IV-2007 Số So với Số So với Tiền QIV.07 Tiền QI.08 (%) (%) 1 Doanh số chuyển tiền 16 27 169 47 174 2 Số lượng thẻ ATM mở 127 159 125 50 31 3 Doanh số mua bán ngoại tệ 0.57 0.98 172 1.03 105 Nguồn: báo cáo kế toán VPBank chi nhánh Nam Định 2.1.2.4. Kết quả kinh doanh VPBank Nam Định cũng như các ngân hàng thương mại khác hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát nhất phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Chỉ tiêu lợi nhuận được tính bằng hiệu số giữa thu nhập và chi phí. Thu nhập của ngân hàng khác với các doanh nghiệp khác nó không bao gồn số tiền gốc thu về, thu nhập của ngân hàng chỉ là phần gia tăng ( lãi, phí). Muốn nâng cao lợi nhuận các ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, tỷ lệ tài sản sinh lời phải cao, phải đa dạng hoá tài sản sinh lời để phòng tránh rủi roGia tăng lợi nhuận còn phải chú ý đến vấn đề phát triển bền vững, nếu chỉ chú ý đến gia tăng lợi nhuận trước mắt mà không đầu tư để phát triển tạo ra các điều kiện trong tương lại thì không có sự gia tăng lợi nhuận bền vững. VPBank Nam Định là chi nhánh mới thành lập, quy mô tài sản sinh lời còn rất nhỏ và phát triển dần theo thời gian. Quy mô thu nhập tăng tỷ lệ với tốc độ tăng của tài sản sinh lời. Những tháng đầu hoạt động, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, VPBank Nam Định bị lỗ liên tục cho đến tháng 2/2008 ( 8 tháng sau khi bắt đầu hoạt động ) VPBank Nam Định đã bắt đầu có lãi. Từ tháng 3/2008 VPBank Nam Định đã chuyển từ trạng thái lỗ sang trạng thái có lãi và cho đến tháng 6/2008 VPBank Nam Định đã bù đắp được lỗ luỹ kế từ khi thành lập Khi thành lập Hội sở VPBank đưa ra mục tiêu cho VPBank Nam Định: sau 18 tháng kể từ khi khai trương hoạt động VPBank Nam Định phải hoạt động có lãi và tối đa sau 03 năm hoạt động phải hoàn đủ vốn đầu tư. So với mục tiêu mà Hội sở VPBank đưa ra thì VPBank Nam Định đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh trước ½ thời gian. Tính đến tháng 2/2008 VPBank Nam Định đã có lãi, tính đến tháng 6/2008 VPBank Nam Định đã cơ bản bù đắp được lỗ luỹ kế kể từ khi thành lập. Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH (30/9/2007- 30/6/2008) Đơn vị: tỷ đồng Quý I-2008 Quý II-2008 S Quý TT Chỉ tiêu IV-2007 Số So với Số So với Tiền QIV.07 Tiền QI.08 (%) (%) I Tổng thu nhập 2,94 5,46 186 8,1 147 1 Thu từ HĐ cho vay 2,9 5,83 189 7,9 146 Tỷ trọng (%) 97 98.3 97.5 2 Thu từ HĐ dịch vụ 0.04 91 102 0.2 220 Tỷ trọng (%) 3.0 1.7 2.5 II Tổng chi phí 3,1 4,9 157 7,2 147 III Thu nhập (I-II) -0.2 0. 55 0.83 152 IV Luỹ kế LN từ khi thành lập -1,2 -0.69 +0.14 Nguồn: báo cáo kế toán VPBank chi nhánh Nam Định 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay của VPBank chi nhánh Nam Định 2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tại VPBank Nam Định 2.2.1.1. Chính sách tín dụng của VPBank Chính sách tín dụng của VPBank được thể hiện trong quyết định số 02-2007/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VPBank ban hành ngày 12/1/2007. Chính sách tín dụng là văn bản quan trọng thể hiện quan điểm thấu suất trong quản lý và phát triển hoạt động tín dụng của VPBank. Cụ thể, chính sách tín dụng của VPBank bao gồn các nội dung cơ bản như sau: A. Các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng: - Nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm Ngân hàng có quyền, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động cấp tín dụng của mình, không một tổ chức cá nhân nào có quyền can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ cấp tín dụng của ngân hàng. Quá trình cấp tín dụng tại VPBank phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân cũng như phân định rõ các khâu trong quá trình cấp tín dụng. VPBank đề cao tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình cấp tín dụng. Quá trình cấp tín dụng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của ngân hàng nhà nước và của VPBank, làm trái quy định gây tổn thất sẽ phải chịu trách nhiệm và phải được xử lý nghiêm khắc. - Kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả VPBank chỉ cấp tín dụng cho các dự án phương án sản xuất kinh doanh khả thi hiệu quả, các dự án đời sống có đủ nguồn trả nợ trong thời gian cam kết. Không cấp tín dụng cho các dự án mạo hiểm, các dự án mới mà nhân viên ngân hàng chưa đủ kinh nghiệm thẩm định. - Chọn lọc khách hàng VPBank chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng có đầy đủ các điều kiện vay vốn và phù hợp với chiến lược khách hàng của VPBank. Ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng trung lưu ở các đô thị nơi có chi nhánh VPBank hoạt động. - Chính sách lãi suất linh hoạt. VPBank thực hiện chính sách lãi suất và phí tín dụng linh hoạt đối với từng khách hàng và từng phương án, dự án sán suất kinh doanh cụ thể theo nguyên tắc: khách hàng có mức độ rủi ro thấp, khách hàng có quan hệ thường xuyên, lâu đời, khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, đóng góp nhiều vào thu nhập của ngân hàng thì được hưởng lãi suất cho vay thấp. - Thẩm định toàn diện Việc thẩm định và quyết định cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở và phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện: về pháp lý, nhân thân lai lịch khách hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động SXKD, tính khả thi của phương án, dự án SXKD, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác. VPBank không cấp tín dụng chỉ dựa trên tài sản thế chấp. - Kiểm soát rủi ro Tất cả các khoản cho vay phải được giám sát chặt chẽ trong suất quá trình cho vay. Các yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: Hệ thống văn bản quy định quy chế, quy trình nghiệp vụ và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Các quy định về uỷ quyền, phân cấp phê duyệt cấp tín dụng của các cá nhân, Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng.Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức tại các chi nhánh và Hội sở VPBank. Công tác thẩm định, giám sát kiểm tra của các nhân viên trực tiếp cho vay. Thiết lập và thực hiện các biện pháp về hạn mức tín dụng. Cac cơ chế kiểm tra khác. Các khoản cho vay có mức độ rủi ro cao thì tần suất kiểm tra càng lớn. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát vốn vay nếu phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay phải tiến hành xử lý ngay. Các khoản nợ xấu phải được chuyển kịp thời sang bộ phận chuyên môn để xử lý. - Bảo thủ trong hoạt động tín dụng. Cán bộ và nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình quản lý tín dụng. Các vấn đề khó khăn vướng mắc phản ánh tập trung về Ban lãnh đạo để thống nhất phương hướng và biện pháp giải quyết, không tự động thực hiện sai các quy định, không vận dụng sai các quy trình quy định hiện hành. VPBank khuyến khích CBCNV sáng tạo cải tiến quy trình nhưng phải được báo cáo và phê chuẩn trước khi thực hiện. Các quyết cho vay định phải dựa trên những thông tin có cơ sở và phải được thiết lập bằng hồ sơ, không được dựa trên thông tin không được kiểm chứng hay những thông tin xuất phát từ cảm tính cá nhân. Nhìn chung các khoản cấp tín dụng phải có tài sản bảo đảm trừ các trường hợp sau đây: trường hợp bảo lãnh dự thầu có thể ký quỹ hoặc bảo đảm bằng tài sản dưới 10 % giá trị bảo lãnh. Trường hợp mở LC trả ngay có thể chấp thuận tỷ lệ ký quỹ hoặc bảo đảm bằng tài sản dưới 10% giá trị LC. Trường hợp cho vay tín chấp thông qua thẻ. Các trường hợp cho vay tín chấp khác B. Định hướng chiến lược, thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng - Định hướng chiến lược VPBank xác định chiến lược kinh doanh chủ đạo trong ngắn hạn và dài hạn là ngân hàng bán lẻ. Vì vậy hoạt động tín dụng của VPBank cũng phải nhất quán theo định hướng kinh doanh bán lẻ. Các sán phẩm tín dụng bán lẻ được VPBank chú trọng phát triển là: Các loại cho vay tiêu dùng trả góp. Các sán phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng. Các sán phẩm cho vay bán lẻ khác. - Thị trường mục tiêu: VPBank chú trọng việc cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc các đối tượng sau: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động SXKD Cá nhân có mức thu nhập cao ở thị trường thành phố. - Đối tượng khách hàng VPBank xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các phương án, dự án SXKD hoặc dự án tiêu dùng trong và ngoài nước. Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án SXKD ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của NHNN Việt Nam. - Những đối tượng không được cấp tín dụng Thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát Cán bộ công nhân viên VPBank trực tiếp thẩm định, quyết định cho vay. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc VPBank. VPBank cũng không chấp nhận bảo lãnh đối với các đối tượng nêu trên để làm cơ sở cấp tín dụng đối với khách hàng. Hạn chế cấp tín dụng Các đối tượng thực hiện hạn chế cấp tín dụng. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán tại VPBank. Các cổ đông lớn của VPBank. Các doanh nghiệp có các thành viên là các đối tượng không cho vay hoặc hạn chế cho vay sở hữu trên 10% vốn. Các khách hàng cung cấp thông tin không thường xuyên, không đầy đủ, không đúng, né tránh cung cấp thông tin đối với ngân hàng. Có những tiêu cực với ngân hàng, hiện đang có nợ quá hạn tại các ngân hàng. Các khách hàng thường trú hoặc tổ chức SXKD ở những nơi đi lại khó khăn hoặc cách xa nơi VPBank có điểm kinh doanh. Các khách hàng kinh doanh bất động sản hoặc kinh doanh các dự án có tính mạo hiểm cao. Các khoản vay mà tài sản đảm bảo của bên thứ ba. - Những trường hợp không được cấp tín dụng Các trường hợp mua sắm tài sản, thực hiện các chi phí mà pháp luật cấm. Các khách hàng là bị đơn của các vụ án dân sự, hình sự, các vụ án kinh tế đang trong quá trình tố tụng. Các khoản cho vay mà tài sản đảm bảo của bên thứ ba mà bên thứ ba đó không phải là cha, mẹ, vợ, con của người vay hoặc không phải là tài sản của một trong số các thành viên của hội đồng thành viên công ty. Không cấp tín dụng cho người dưới 18 tuổi hoặc trên 70 tuổi. C - Tài sản bảo đảm - Các loại tài sản được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm để cấp tín dụng: Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng. Giá trị quyền sử dụng đất. Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá. Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, kim loại quý, đá quý. Số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VPBank phát hành. Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Chính phủ, ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước phát hành. Trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được VPBank chấp nhận. Giấy tờ có giá do NHTMCP phát hành được VPBank chấp nhận. Trái phiếu, cổ phiếu do công ty phát hành được VPBank chấp nhận. Các tài sản hình thành từ vốn vay được VPBank chấp nhận. Các khoản phải thu được VPBank chấp nhận. Các tài sản khác phù hợp với các quy định của pháp luật. - Các tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm. Tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu. Nhà ở, đất ở cách xa thành phố, thị trấn, thị tứ trên 5 km mà ô tô không đi lại được. Đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản không có tính chuyển nhượng cao. Nhà xưởng nằm trên đất thuê ngoài đô thị, không thuộc khu công nghiệp có khả năng chuyển thấp. Máy móc đã lạc hậu có thời gian sản xuất quá 5 năm hoặc máy móc sản xuất bằng phương pháp tiểu thủ công nghiệp có khả năng chuyển nhượng thấp. Hàng quốc cấm, hàng hoá ứ đọng kém mất phẩm chất, hàng khó có khả năng tiêu thụ . - Tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản bảo đảm. Tuỳ theo tính chất của từng loại tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ áp dựng tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản đảm bảo phù hợp. Tỷ lệ tối đa từng cấp tín dụng trên giá trị tài sản đảm bảo được Tổng Giám đốc công bố từng thời kỳ. Trường hợp cần thiết cấp tín dụng vượt giới hạn so với tỷ lệ quy định của Tổng Giám đốc phải được Ban Tín dụng hoặc Hội đồng Tín dụng đồng ý. - Nguyên tắc thẩm định tài sản bảo đảm Bộ phận thực hiện đánh giá tài sản bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm phải do một bộ phận chuyên trách độc lập với CBTD thực hiện. Trong trường hợp cần thuê ngoài để đảm bảo tính chính xác và khách quan thì nơi thực hiện thẩm định tài sản có thể thuê chuyên gia để thực hiện. Đối với các khoản vay nhỏ hoặc các khoản vay cho vay mà tài sản bảo đảm dễ xác định giá trị như ôtô mới thì CBTD trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thẩm định tài sản để tạo thuận lợi cho khách hàng. - Quản lý tài sản bảo đảm Hồ sơ tài sản bảo đảm phải được quản lý trong kho tiền của ngân hàng trong suất thời gian vay vốn. Riêng tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VPBank phát hành có thể quản lý tại két chi nhánh hoặc phòng giao dịch nơi cho vay. Tài sản cầm cố phải được quản lý tại kho của ngân hàng hoặc kho của bên thứ ba do ngân hàng chỉ định. Trường hợp đặc biệt có thể được để tại kho của khách hàng nếu được ngân hàng đồng ý. Việc quản lý tài sản cầm cố để tại kho của khách hàng hoặc kho của bên thứ ba thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc, nếu chưa có hướng dẫn của Tổng Giám đốc thì Ban Tín dụng, Hội đồng Tín dụng phải đưa ra phương pháp quản lý. 2.2.1.2. Một số văn bản quản lý hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định Các ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ công chúng, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế của một quốc gia vì vậy hoạt động cho vay nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước. Cơ quản trực tiếp quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại là ngân hàng Nhà nước. Vì vậy cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tại VPBank Nam Định được chia thành 02 nhóm văn bản, đó là các văn bản do ngân hàng Nhà nước ban hành, và nhóm các văn bản do VPBank ban hành. Văn bản do ngân hàng Nhà nước ban hành Quản lý hoạt động cho vay đối với các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước có một hệ thống các văn bản, các văn bản chủ yếu bao gồm: - Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/1/2002 về việc sửa đổi điều 2 quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng - Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 về việc sửa đổi khoản 6 điều 1 của quyết định số127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 418/2000/QĐ-NHNN ngày 11/1/2002 về việc sửa đổi điều 2 quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/09/2000 của Thống đốc NHNN về việc quy định các đối tượng cho vay bàng ngoại tệ. Văn bản do VPBank ban hành - Quyết định của Hội đồng Quản trị VPBank số 02-2007/QĐ-HĐQT ngày 12/1/2007 về việc ban hành chính sách tín dụng - Quyết định của Hội đồng Quản trị VPBank số 467/QĐ-HĐQT ngày 6/6/2002 về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng. - Quyết định của Hội đồng Quản trị VPBank số 144/QĐ-HĐQT ngày 21/3/2005 về việc sửa đổi quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định của Hội đồng Quản trị VPBank số 467/QĐ-HĐQT ngày 6/6/2002 về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng. - Quyết định của Tổng Giám đốc VPBank số 954-2005/QĐ-TGĐ ngày 20/7/2005 về việc ban hành quy trình xuất nhập kho tài sản bảo đảm. - Quyết định của Tổng Giám đốc VPBank số 1477/QĐ-TGĐ ngày 22/9/2005 về việc ban hành quy trình kiểm tra giám sát vốn vay. - Quyết định của Tổng Giám đốc VPBank số 3171-2005/QĐ-TGĐ ngày 26/12/2006 về việc ban hành quy định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm - Quy chế tổ chức của Ban tín dụng , Hội đồng tín dụng của HĐQT VPBank. - Văn bản uỷ quyền phán quyết của Tổng Giám đốc VPBank đối với các chi nhánh, Phòng Giao dịch ngày 1/7/2006 - Văn bản uỷ quyền của Tổng Giám đốc VPBank đối với các CBNV thay mặt Tổng Giám đốc ký các Hợp đồng tín dụng và hồ sơ liên quan ngày 16/9/2006. - Tài liệu hướng dẫn xếp loại tín dụng số 661-2003/QĐ-TGĐ ngày 1/12/2003 của Tổng Giám đốc. - Hướng dẫn thực hiện cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng ngày 13/8/2002 của Tổng Giám đốc VPBank. - Thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học số 28-2004/QĐ-TGĐ ngày 8/1/2004. - Thể lệ cho vay mua nhà số 610/QĐ-HĐQT ngày 04/05/2006 - Thể lệ cho vay mua ô tô số 207/QĐ-HĐQT ngày 04/05/2005 - Thể lệ cho vay có đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng số 2183-2006/QĐ-TGĐ ngày 22/09/2006. - Sửa đổi một số điều trong thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng số 2330-2006/QĐ-TGĐ ngày 18/10/2006. - Thể lệ cho vay có bảo đảm bằng cổ phiếu của các ngân hàng TMCP số 680-2006/QĐ-TGĐ ngày 09/09/2006. - Sửa đổi thể lệ cho vay có đảm bảo bằng cổ phiếu của các ngân hàng TM số ngày 29/09/2006. - Thể lệ cho vay có bảo đảm bằng trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng TMCP số 2191-2006/QĐ-TGĐ ngày 27/09/2006. -Thông báo về việc thực hiện một số quy định trong thể lệ cho vay cầm cố cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng TMCP ngày 12/10/2006. - Biểu phí dịch vụ tín dụng ban hành ngày 08/01/2007. - Thể lệ cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên ban hành theo quyết định số 942/2007/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VPBank ngày 20/11/2007. - Quyết định của HĐQT số 802 /2007QĐ-HĐQT ngày 14/8/2007 về quy định phát hành và sử dụng tẻ tín dụng . - Quyết định của Tổng Giám đốc VPBank số 3010/2007/QĐ-TGĐ ngày 16/8/2007 ban hành quy trình phát hành thẻ tín dụng . - Quyết định số 3011-QĐ-TGĐ ngày 16/8/2007 về việc ban hành danh mục cơ quan doanh nghiệp và các chức danh quản lý được VPBank xem xét cấp thẻ tín dụng . Ngoài các văn bản quản lý nghiệp vụ nêu trên, trong từng thời điểm căn cứ vào diễn biến của thị trường hoặc do các yêu cầu quản lý của ngân hàng Nhà nước, VPBank có những văn bản chỉ đạo phù hợp. 2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định. Tính đến nay VPBank chi nhánh Nam Định mới khai trương hoạt động được hơn 1 năm . Khoảng thời gian tuy ngắn nhưng VPBank chi nhánh Nam Định đã thực hiện mở rộng cho vay khá tốt. Qua nghiên cứu phân tích các báo cáo hoạt động của VPBank Nam Định thấy rằng, ngay từ khi thành lập VPBank đã nhận thức rõ được vai trò của hoạt động tín dụng và mở rộng cho vay đối với hoạt động của VPBank trong giai đoạn đầu phát triển. Từ đó có các giải pháp đúng hướng đối với mở rộng cho vay. Nam Định tuy là trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc bộ nhưng nền kinh tế Nam Định hiện nay có phần chậm phát triển hơn các tỉnh lân cận. Vì vậy tại thị trường Nam Định chưa thể phát triển các dịch vụ ngân hàng do nhu cầu của khách hàng còn hạn chế. Muốn mở rộng hoạt động, thì mở rộng cho vay là hướng đi tối ưu nhất trong giai đoạn đầu phát triển của VPBank Nam Định. Để phản ánh khái quát về tình hình cho vay, mở rộng cho vay, sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định giai đoạn từ 30/9/2007 đến 30/6/2008. Bảng 2.8 – KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH MỞ RỘNG CHO VAY (30/9/2007-30/6/2008) Đơn vị: tỷ đồng S Quý IV.2007 Quý I.2008 Quý II.2008 TT Chỉ tiêu Số So với Số So với Số So với Tiền QIII.07 Tiền QIV.07 Tiền QI.08 (%) (%) (%) 1 Doanh số CV 76.0 475 69.9 92 12.7 18 2 Doanh số thu nợ 21.1 301 18.1 86 11.0 61 3 Chỉ tiêu dư nợ 68.9 492 120.7 175 122.4 101 4 Nợ xấu - 0 - 0 - 0 5 Thu lãi tiền vay 2.9 483 5.8 201 7.9 136 6 Số KH vay vốn 245 1441 417 170 422 101 7 Số CN, PGD 1 100 2 200 3 150 8 Quy nhân lực 30 100 58 193 58 100 9 Nhân viên TD 18 164 29 161 29 100 Để phản ánh chi tiết về mức độ mở rộng cho vay, các biến động về cơ cấu cho vay phân tích theo loại cho vay, phân tích theo ngành nghề cho vay, phân tích theo biện pháp đảm bảo tiền vay, phân tích theo mục đích sử dụng tiền vay. Dưới đây là các báo cáo chi tiết về kết quả mở rộng cho vay của 3 quý Bảng 2.9- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ IV-2007 Đơn vị: tỷ đồng Dư nợ DS cho vay Dư nợ So sánh S Chỉ tiêu 30/09/2007 Quý IV.2007 31/12/2007 Với đầu kỳ TT Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Dư nợ Trọng Dư nợ Trọng Dư nợ Trọng Tuyệt T. Đối (%) (%) (%) Đối (%) Tổng dư nợ 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 I Phân theo loại vay 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 1 Cho vay ngắn hạn 2.9 20 16.2 21 16.2 23 13 563 2 Cho vay trung hạn 11.2 80 59.9 79 51.8 75 41 463 3 Cho vay dài hạn - - - - 1.0 1 1 III Phân theo TPKT 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 1 Cho vay DNNN - - - - - - - - 2 CVDN ngoài QD 10.0 71.0 42.0 55 49.7 72 40 497 3 Cho vay HSXKD, CN 4.1 29.0 34.0 45 19.3 28 15 473 IV Theo hình thức 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 Đảm bảo tiền vay - - - 1 Cho vay có bảo đảm 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 Bằng tài sản - - - 2 Cho vay Ko bảo đảm - - - - - - - - Bằng tài sản - - - V Theo mục đích SD 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 1 Cho vay SXKD 9.0 64 51.7 68 44.8 65 36 498 2 Cho vay tiêu dùng 5.1 36 24.3 32 24.1 35 19 477 - - - Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động VPBank Nam Định quý IV-2007 Mức gia tăng dư nợ bình quân: 18 tỷ đồng / tháng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của quý là 130%/tháng. Dư nợ trung dài hạn giảm dần từ 80% vào thời điểm đầu quý xuống còn 75 % vào thời điểm cuối quý. Bảng 2.10- - KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ I-2008 Đơn vị: tỷ đồng Dư nợ DS cho vay Dư nợ So sánh S Chỉ tiêu 31/12/2007 Quý I.2008 31/03/2008 Với đầu kỳ TT Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Dư nợ Trọng Dư nợ Trọng Dư nợ Trọng Tuyệt T. Đối (%) (%) (%) Đối (%) Tổng dư nợ 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 I Phân theo loại vay 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 1 Cho vay ngắn hạn 16.2 23 15.9 23 29.3 24 13 181 2 Cho vay trung hạn 51.8 75 53.5 77 90.0 75 38 174 3 Cho vay dài hạn 1.0 1 0.5 0.7 1.5 1.2 1 150 III Phân theo TPKT 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 1 Cho vay DNNN - - - - - - - - 2 CVDN ngoài QD 49.7 72 46.9 67 90.0 74 40 181 3 Cho vay HSXKD, CN 19.3 28 23.1 33 30.8 26 11 159 IV Theo hình thức 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 Đảm bảo tiền vay - - - - - 1 Cho vay có bảo đảm 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 Bằng tài sản - - - - - 2 Cho vay Ko bảo đảm - - - - - - - - Bằng tài sản - - - - - V Theo mục đích SD 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 1 Cho vay SXKD 44.8 65 44.7 64 79.7 66 35 178 2 Cho vay tiêu dùng 24.1 35 25.3 36 41.1 34 17 170 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động VPBank Nam Định quý I-2008 Mức gia tăng dư nợ bình quân: 17 tỷ đồng / tháng Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là : 25%/ tháng. Nhận xét về mức độ mở rộng dư nợ của quý V.2007 và quý I.2008 thì thấy rằng hoạt động cho vay và mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định có mức gia tăng dư nợ cũng như tốc độ tăng trưởng dư nợ rất cao. Qua phân tích thấy rằng đây là thời kỳ có nhiều thuận lợi cho hoạt động cho vay bởi vì đây là khoảng thời gian tết nguyên đán, nhu cầu SXKD tăng cao. Hơn nữa vào khoảng thời gian này VPBank Nam Định đã bổ sung thêm một số cán bộ và mở thêm 01 PGD. Bảng 2.11- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ II-2008 Đơn vị: tỷ đồng Dư nợ DS cho vay Dư nợ So sánh S Chỉ tiêu 31/03/2008 Quý II.2008 30/06/2008 Với đầu kỳ TT Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Dư nợ Trọng DSCV Trọng Dư nợ Trọng Tuyệt T. Đối (%) (%) (%) Đối (%) Tổng dư nợ 120.8 100 12.7 100 122.4 100 2 101 I Phân theo loại vay 120.8 100 12.7 100 122.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2674.doc
Tài liệu liên quan