Luận văn Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến ở học sinh Trung học Phổ thông tại Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Lời cảm ơn . i

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.ii

Danh mục các bảng . v

Danh mục các biểu đồ.vii

MỞ ĐẦU . 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẤN

ĐỀ SKTT VÀ BNTT. 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về BNTT. 6

1.1.1. Các nghiên cứu về BNTT trên thế giới. 6

1.1.2. Các nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam . 16

1.2. Các khái niệm liên quan . 20

1.2.1. Bắt nạt trực tuyến . 20

1.2.2. Vấn đề sức khỏe tâm thần . 25

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT. 35

1.3.1. Đặc điểm sinh lý. 35

1.3.2. Đặc điểm đời sống tình cảm. 36

1.3.3. Đặc điểm nhận thức . 36

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

2.1. Tổ chức nghiên cứu. 37

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 37

2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu. 37

2.2. Quy trình nghiên cứu. 38

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 38

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 38

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 39

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 41

pdf105 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến ở học sinh Trung học Phổ thông tại Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng cụ học tập như bút, sách, vở bài tập, ví, chìa khóa, kính mắt, điện thoại di động hay các dụng cụ khác). 8. Thường dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài. 9. Thường quên các hoạt động hàng ngày như làm việc vặt trong nhà hoặc nơi làm việc, đối với trẻ VTN và người trưởng thành như gọi điện lại, trả hóa đơn, giữ đúng hẹn [25]. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT Học sinh THPT nằm trong độ tuổi từ 14-18 tuổi, là độ tuổi đầu thanh niên. Ở độ tuổi này, các em tiếp tục sự phát triển đồng thời về cả thể chất và tâm lý nhưng ở một mức độ hoàn thiện, trưởng thành hơn, đem đến cho các em những đặc trưng mới so với giai đoạn trước đó. 1.3.1. Đặc điểm sinh lý Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể tuy còn chưa thể hoàn chỉnh như một người lớn. Ở các em học sinh không còn sự phát triển dữ dội mất cân đối như lứa tuổi trước, thay vào đó là sự phát triển tương đối êm ả, cân đối về mặt thể chất. Đa số học sinh đã kết thúc tuổi dậy thì, những dấu hiệu của giới tính được phát triển làm cho bề ngoài của nam và nữ thay đổi một cách rõ rệt [19]. 36 Các em ở tuổi học sinh THPT đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể, và sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở các em mà trước hết đó là sự nẩy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân. Các em luôn hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn.Các em cũng luôn mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng mình.Tuy nhiên bản thân các em cũng tự ý thức được rằng mình vẫn chưa đủ khả năng như một người lớn thực sự. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong tình cảm của lứa tuổi thanh niên[19]. 1.3.2. Đặc điểm đời sống tình cảm: Ở lứa tuổi này, tình cảm phát triển mạnh như: tình cảm trách nhiệm, tình bạn thân thiết, tình yêu và tính hài hước [19]. Cũng giống như độ tuổi thiếu niên, ở học sinh THPT, tình bạn và tình yêu là là hai loại tình cảm quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm lý của các em. Tình cảm, cảm xúc của học sinh THPT còn bồng bột, dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài. Các em sẵn sàng có những hành vi bảo vệ cho các mối quan hệ có ý nghĩa đối với bản thân, kể cả việc dùng những hành động, lời nói không phù hợp. Ở lứa tuổi đầu thanh niên cũng phát triển các loại tình cảm: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và đặc biệt là tình cảm hoạt động – loại tình cảm đặc trưng của lứa tuổi này. 1.3.3. Đặc điểm nhận thức: Tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong nhận thức là đặc trưng tâm lý của học sinh THPT [13]. Các quá trình nhận thức phát triển theo chiều hướng thành phần chủ định ngày càng chiếm ưu thế, óc quan sát phát triển mạnh. Các em dễ dàng học hỏi, tiếp thu những cái mới như việc tiếp cận với sự phát triển của công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ cho việc học tập, vui chơi, liên lạc. Tuy nhiên việc lạm dụng hoặc sử dụng công nghệ với những mục đích không tốt có thể dẫn đến những hành vi không phù hợp. 37 CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại hai trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được lựa chọn theo nguyên tắc chọn mẫu tiện lợi: trường THPT Nguyễn Trãi (công lập), trường THPT Herman Gmeiner (dân lập). Trường THPT Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng với quy mô gần 1800 học sinh. Tuy nằm ở khu vực ven đô nhưng đây là một trường có chất lượng đào tạo thuộc top 5 thành phố, được đánh giá là trường chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, đầy đủ. Trường Phổ thông Hermann Gmeiner nằm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là một trong những dự án SOS do Chính phủ Việt Nam thoả thuận với tổ chức SOS Quốc tế mở ra. Trường có cả 3 bậc học, ưu tiên thu nhận, dạy dỗ trẻ mồ côi ở Làng trẻ em SOS Đà Nẵng ; trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi ở tỉnh Quảng Nam và trẻ ở địa phương nơi trường đóng, tạo điều kiện cho trẻ mồ côi và trẻ nghèo hoà nhập cộng đồng. Trường bắt đầu hoạt động từ năm học 1996-1997 và cho đến nay đã thu nhận hơn 15.000 lượt học sinh vào học. 2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Nghiên cứu này đã chọn mẫu khách thể là 500 học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc các khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12. 38 Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng học sinh Tỉ lệ (%) Trường THPT Nguyễn Trãi 351 70.2 THPT Herman Gmeiner 149 29.8 Lớp 10 156 31.3 11 173 34.7 12 169 33.9 Giới tính Nam 219 43.8 Nữ 281 56.2 2.2. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được tổ chức theo 7 giai đoạn gồm: (1) Xây dựng cơ sở lý luận; (2) Thiết kế công cụ điều tra; (3) Điều tra thử trên 3 học sinh để xem các câu trong bảng khảo sát có khó hiểu, tối nghĩa hoặc đa nghĩa hay không và thực hiện những chỉnh sửa cần thiết trước khi sử dụng thang đo khảo sát trên diện rộng; (4) Điều tra chính thức; (5) Nhập liệu và kiểm tra số liệu: sau khi nhập số liệu điều tra, chúng tôi tiến hành kiểm tra lại số liệu đã nhập của 100 phiếu (20%), các phiếu được lựa chọn ngẫu nhiên bằng trang web www.random.org (6) Xử lý số liệu; (7) Phân tích dữ liệu thu thập được và viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Từ nguồn tài liệu chủ yếu là sách, giáo trình, tạp chí và báo cáo khoa học, chúng tôi đã thu thập được những thông tin về: - Cơ sở lý thuyết liên quan đến bắt nạt trực tuyến, sức khỏe tâm thần. 39 - Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trên các ấn phẩm khoa học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp tài liệu và xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài. Trong đó, chúng tôi trình bày tổng quan các nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, những vấn đề sức khỏe tâm thần, những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT. 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi và điều tra thử trên 3 học sinh. Sau khi điều tra thử, chúng tôi chỉnh sửa lại bảng hỏi để phù hợp hơn và xuống trường phát phiếu khảo sát trên diện rộng. Chúng tôi cũng đã tham khảo các thang đo và nhận thấy Thang đo về bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến (Cyber victim and bullying scale) (Bayram Cetin, 2011) và thang đo BASC-2 SPR-A: hệ thống đánh giá hành vi trẻ em, phiên bản 2 (Behavior Assessment System for Children, Second Edition) bản tự thuật về dành cho thanh thiếu niên (12 -21 tuổi) (Self-Report of Personality– Adolescent) của Reynolds, Randy Kamphaus (2007) phù hợp với mục đích nghiên cứu nên chúng tôi đã tiến hành Việt hóa, chỉnh sửa để phù hợp với HS Việt Nam. Bảng hỏi gồm 3 phần: Phần 1: Thông tin cá nhân Chúng tôi tìm hiểu trường, lớp, giới tính để thấy được sự khác nhau về thực trạng BNTT của HS theo giới tính, trường và khối lớp. Chúng tôi cũng đưa ra các câu hỏi để khảo sát về thói quen sử dụng internet của các em như mức độ sử dụng, phương tiện truy cập internet, mục đích sử dụng internet. Phần 2: Tìm hiểu thực trạng BNTT Để khảo sát thực trạng bắt nạt trực tuyến, nghiên cứu đã sử dụng “Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến” (Cyber victim and bullying scale) đã được Việt hóa. Thang đo bao gồm 2 tiểu thang đo dành cho thủ phạm của BNTT và nạn nhân của BNTT. Thang đo có 22 câu dùng chung cho 2 tiểu thang đo. Với mỗi tiểu thang đo, khách thể sẽ đánh giá bằng thang Likert với 40 5 mức độ “Không bao giờ”, “Hiếm khi”, “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, “Rất thường xuyên”. Hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha từ kết quả nghiên cứu của tiểu thang đo dành cho thủ phạm là 0,887 và tiểu thang đo dành cho nạn nhân là 0,943. Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hai nhóm nhân tố của thang đo gốc gồm hành vi bắt nạt bằng lời trên mạng (7 item và hành vi ngụy tạo trên mạng (10 item). Từ kết quả nghiên cứu, hệ số tin cậy của 2 nhân tố trong tiểu thang đo dành cho thủ phạm lần lượt là 0.859 và 0.773, trong tiểu thang đo dành cho nạn nhân lần lượt là 0.884 và 0.886. Phần 3: Tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở HS Nghiên cứu sử dụng thang đo BASC-2 SPR-A: hệ thống đánh giá hành vi trẻ em, phiên bản 2 (Behavior Assessment System for Children, Second Edition) bản tự thuật về dành cho thanh thiếu niên (12 -21 tuổi) (Self-Report of Personality– Adolescent) của Reynolds, và Randy Kamphaus (2007) đã được chúng tôi dịch sang tiếng Việt và khảo sát thử để nhận phản hồi của học sinh về các câu trong trắc nghiệm, chỉnh sửa trước khi điều tra trên diện rộng. Từ kết quả nghiên cứu, hệ số tin cậy của thang đo này là 0.912. Trong thang đo BASC có 2 loại đánh giá các item. Loại 1 từ câu 1 đến câu 69 là câu hỏi có 2 đáp án lựa chọn: đúng = Đ và sai = S; loại 2 từ câu 69 đến câu 176 đánh giá theo 4 mức độ 0 = không bao giờ, 1 = thỉnh thoảng, 2 = thường xuyên, 3 = luôn luôn. Mười vấn đề hành vi - cảm xúc chúng tôi sử dụng thuộc SPR-A là: Social stress - Căng thẳng về mặt xã hội (gồm 10 item) Anxiety - Lo âu (gồm 13 item). Depression - Trầm cảm (12 item) Somatization: Rối loạn dạng cơ thể (gồm 7 item) Hyperactivity: Tăng động (gồm 7 item) Attention Problem: Vấn đề tập trung chú ý (gồm 9 item) Atypicality: Tính bất thường (gồm 9 item) Locus of control - Khả năng tự kiểm soát (gồm 9 item) 41 Depression - Trầm cảm (12 item) Self – Esteem – Lòng tự tôn (8 item) 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập được các số liệu, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu, cho kết quả nghiên cứu và nhận xét ý nghĩa về mặt thống kê. Trong phần xử lý số liệu, chúng tôi sử dụng: - Thống kê mô tả tần suất, tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn để đưa ra kết quả về thực trạng BNTT, sức khỏe tâm thần ở học sinh - Phân tích tương quan để thấy được mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và BNTT - Phân tích hồi quy để tìm ra các yếu tố độc lập có ý nghĩa dự báo đối với BNTT 42 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẤN ĐỀ SKTT VÀ BNTT 3.1. Thực trạng tham gia vào BNTT ở học sinh THPT Chúng tôi thực hiện thống kê mô tả để tìm ra số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) của thủ phạm và nạn nhân BNTT, những em bắt nạt hoặc bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức (thường xuyên trở lên, tức là xác định với điều kiện chọn ít nhất một lần thường xuyên hoặc rất thường xuyên). Chúng tôi xác định điều kiện như vậy dựa trên đặc điểm và tính chất của bắt nạt nói chung và BNTT nói riêng, nạn nhân bị bắt nạt lặp đi lặp lại [49], mức độ “thường xuyên” hoặc “rất thường xuyên” thể hiện sự lặp đi lặp lại. Do tính lặp đi lặp lại của hành vi nên chỉ cần bị bắt nạt bởi ít nhất một hình thức cũng đã có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến nạn nhân. Từ điều kiện này, chúng tôi xác định được có 10.6% học sinh chỉ là thủ phạm của BNTT, 6.2% học sinh chỉ là nạn nhân, 8.6% học sinh vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân và 74.6% học sinh không tham gia vào BNTT. Như vậy, tỉ lệ học sinh có hành vi BNTT là 19.2% và tỉ lệ học sinh bị bắt nạt là 14.8%. Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học sinh THPT tham gia vào BNTT 43 Thực trạng về tỉ lệ học sinh bị bắt nạt thấp hơn so với các trường học ở khu vực phía Bắc (24% học sinh là nạn nhân)[2] hay với các quốc gia có trình độ phát triển và tần suất sử dụng internet cao như Thái Lan (43% khách thể bị làm phiền, đe dọa trên mạng internet) [33], Mỹ (30% khách thể là nạn nhân) [65], Anh (22% học sinh đã từng một lần là nạn nhân của BNTT) [72], Canada (23.8% khách thể là nạn nhân) [59]. Tuy nhiên con số này cũng đã cao hơn một số nước như Đức (14.1% khách thể là nạn nhân) [66] hay như trong một nghiên cứu trên sinh viên khuyết tật ở Hoa Kỳ (13.9% khách thể là nạn nhân)[53]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một bộ phận học sinh vừa là thủ phạm cũng vừa là nạn nhân của BNTT. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy sự xuất hiện của nhóm đối tượng này. Đó là khi học sinh đã từng bị bắt nạt sau đó trở thành thủ phạm đi bắt nạt người khác và ngược lại [74]. Đối với hình thức bắt nạt bằng lời trên mạng, các hành vi phổ biến nhất là “Chia sẻ thông tin trên mạng để làm trò đùa” (ĐTB=1.26; ĐLC=0.65), “Làm người khác xấu hổ trên mạng” (ĐTB=1.19; ĐLC=0.52), “Viết những bình luận khiêu khích xúc phạm” (ĐTB=1.13; ĐLC=0.47), “Sử dụng những biểu tượng trên mạng để khiêu khích, làm phiền” (ĐTB=1.12, ĐLC=0.46). Bảng 3.1. Các hành vi bắt nạt bằng lời trên mạng STT Các hành vi bắt nạt bằng lời trên mạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Chia sẻ những thông tin trên mạng để làm trò đùa 1.26 0.65 2 Làm người khác xấu hổ trên mạng 1.19 0.52 3 Viết những bình luận khiêu khích, xúc phạm 1.13 0.47 4 Sử dụng những biểu tượng trên mạng để khiêu khích, làm phiền 1.12 0.46 5 Chế giễu, nhạo báng trên mạng internet 1.09 0.4 6 Tung tin đồn trên mạng internet 1.08 0.41 7 Sử dụng nickname trên mạng để chế giễu, quấy rối 1.08 0.38 44 Đối với hành vi ngụy tạo trên mạng, các hành vi phổ biến nhất là “tự ý chia sẻ video của người khác” (ĐTB=1.79; ĐLC=0.98), “tự ý chia sẻ hình ảnh của người khác” (ĐTB=1.73; ĐLC=0.98), “sử dụng internet để tuyên truyền vì lợi ích cá nhân” (ĐTB=1.44; ĐLC=0.87). Có thể ở lứa tuổi học sinh THPT, các em vẫn chưa ý thức được việc tự ý đăng tải hình ảnh, video của người khác khi chưa có sự đồng ý hay sử dụng internet như một công cụ vì mục đích cá nhân là một hành vi ảnh hưởng đến người khác nên các hành vi này chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên những hành động này có thể gây ra sự khó chịu cho người khác hay thậm chí là xâm phạm đến quyền riêng tư của họ. Theo như nghiên cứu của Sygkollitou và cộng sự [26] thì có đến 40% người tham gia không ý thức được rằng họ là thủ phạm gây ra việc bắt nạt. Tiếp theo là các hành vi như “sử dụng internet để nói xấu” (ĐTB=1.26; ĐLC=0.6), “sử dụng lời nói xúc phạm trong email, tin nhắn” (ĐTB=1.16; ĐLC=0.54), “chỉnh sửa hình ảnh để khiêu khích, chế nhạo” (ĐTB=1.13; ĐLC=0.43), “sử dụng những biểu tượng liên quan đến tình dục khi nói chuyện trên mạng internet” (ĐTB=1.08; ĐLC=0.4). Thực trạng cho thấy những học sinh có các hành vi này chỉ chiếm số ít. Tuy nhiên, dù không phải hành vi phổ biến thì những hành vi này cũng mang tính nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, hình ảnh của người bị bắt nạt. Bảng 3.2. Các hành vi ngụy tạo trên mạng STT Các hành vi ngụy tạo trên mạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Tự ý chia sẻ video của người khác 1.79 0.98 2 Tự ý chia sẻ hình ảnh của người khác 1.73 0.98 3 Sử dụng internet để tuyên truyền vì lợi ích cá nhân 1.44 0.87 4 Sử dụng internet để nói xấu người khác 1.26 0.6 5 Sử dụng lời nói xúc phạm trong email, tin 1.16 0.54 45 nhắn 6 Chỉnh sửa hình ảnh để khiêu khích, chế nhạo người khác 1.13 0.43 7 Sử dụng những biểu tượng liên quan đến tình dục khi nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_moi_lien_he_giua_cac_van_de_suc_khoe_tam_than_va_ba.pdf
Tài liệu liên quan