MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PTTH 6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 9
1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT 16
1.4. Những xu hướng mới trong kiểm tra, đánh giá 23
1.5. Hiệu quả và các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra, đánh giá 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDCD CỦA HỌC SINH THPT THÁI PHIÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 33
2.1. Vài nét về lịch sử phát triển của trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng 33
2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng 34
2.3. Đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDCD CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 76
3.1. Cơ sở xác định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng 76
3.2. Các biện pháp 77
3.3. Khảo nghiệm biện pháp 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh ở THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ... Nên hầu hết giáo viên lên lớp với những bài tập và câu hỏi có trong sách giáo khoa, sự nhàm chán và đơn điệu là tâm lí chung của giáo viên khi dạy mười mấy lớp cũng bài tập đó và năm nào cũng như nhau. Học sinh thì không đầu tư đúng mức cho môn học, hầu hết các em buộc phải học thuộc lòng bài học khi biết phải kiểm tra, còn bài tập thì các em mở phần gợi ý in sẵn cuối sách bài tập để khỏi mất thời gian nghĩ ngợi. Thời gian học ở nhà, các em còn phải làm rất nhiều bài tập của các môn khác như: toán, lí, hoá... Chính tại các lớp có giáo viên dạy môn GDCD tích cực sưu tầm, tìm tòi soạn thêm bài tập cho học sinh thực hành lại không ủng hộ giáo viên môn này, khi phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm có ý kiến với thầy(cô) dạy môn GDCD nên tạo điều kiện cho học sinh có thêm thời gian học các môn "chính", đặc biệt với học sinh lớp 12.
Kiểm tra, đánh giá định kì gồm kiểm tra viết 45 phút và kiểm tra học kì cũng có thời lượng 45 phút. Thường được thực hiện sau khi học một phần chương trình hoặc sau một học kì để biết được mức độ nắm vững chương trình, kiểm tra định kì có tác dụng giúp giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố và mở rộng những điều đã học, tạo cơ sở để từ đó có định huớng tiếp tục dạy- học sang phần tiếp theo.
Loại bài kiểm tra 45 phút được qui định trong kế hoạch dạy học và được giáo viên thực hiện khá đầy đủ và có ý thức trách nhiệm. Tuy nhiên, nội dung kiểm tra, cấu trúc của đề kiểm tra hình thức của các câu hỏi chưa thật tốt. Nội dung câu hỏi chưa bao quát được các vấn đề trong một phần, một chương hay một chủ đề cần kiểm tra (chỉ có 2 hoặc 3 câu hỏi theo phương pháp tự luận), chưa đảm bảo về chất lượng (chủ yếu kiểm tra việc học thuộc và vận dụng đơn giản). Đối với học sinh, bài kiểm tra 45 phút rất quan trọng vì đây là điểm hệ số 2 nên hầu hết các em cố gắng để đạt điểm cao bằng cách học thuộc nội dung cho ôn tập để khi kiểm tra có thể ghi lại (thể hiện khả năng tái hiện kiến thức là chủ yếu). Học sinh chỉ học những gì sẽ kiểm tra, không quan tâm đến những nội dung khác. Năng lực học tập của học sinh được đánh giá theo điểm số của giáo viên cho, điểm số chỉ là công cụ để đánh giá mức thuộc bài, không đánh giá được tiềm năng, năng lực con người, càng không đánh giá được thái độ của học sinh.
* Thời điểm kiểm tra, đánh giá trong năm học.
Quy định hiện hành về số lượng điểm kiểm tra môn GDCD ở THPT trong một học kì gồm: 1 điểm miệng, tối thiểu 2 điểm 15 phút, 1 điểm tiết (45 phút), 1kiểm tra học kì (45 phút) và phân bố như sau: tuần thứ 4-5 tiến hành kiểm tra 15 phút bài đầu tiên, tuần thứ 8-9 kiểm tra 45 phút, tuần thứ 14 kiểm tra 15 phút bài thứ 2, tuần 16 kiểm tra học kì.
Tối thiểu mỗi học sinh phải có ít nhất 3 điểm kiểm tra thường xuyên và 2 điểm kiểm tra định kì. Điểm kiểm tra thường xuyên nhân hệ số 1, điểm kiểm tra 1 tiết nhân hệ số 2, cộng hai điểm đó vào và chia trung bình, gọi là điểm trung bình kiểm tra, lấy điểm trung bình kiểm tra nhân 2 rồi cộng với điểm kiểm tra học kì và chia cho 3, đó là điểm tổng kết học kì của học sinh. Điểm tổng kết học kì I được cộng với điểm tổng kết học kì II khi đã nhân 2 và chia 3 thì đó là điểm tổng kết cuối năm của học sinh.
Thời điểm tiến hành từng loại bài kiểm tra và cách thức tính điểm dựa trên những căn cứ khoa học giáo dục nên việc tuân thủ đúng những quy định đó là yêu cầu tối thiểu để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có hệ thống của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Có thể nói, trường THPT Thái Phiên là một trường rất điển hình về thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và đã đạt được nhiều thành tích về hoạt động này, được sự công nhận của cả Sở và Bộ GD - ĐT. Cũng chính vì vậy, mà các giáo viên dạy môn GDCD phải chịu một áp lực không nhỏ vào thời điểm tiến hành kiểm tra học kì, với đặc trưng của môn học có 1 hoặc 2 tiết/ tuần và một giáo viên dạy khoảng 10 lớp (một lớp khoảng 45 học sinh). Trong thực tế việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, người giáo viên buộc phải đặt ra cho mình yêu cầu đầu tiên là kiểm tra đúng tiến độ, chấm bài đúng tiến độ, vào điểm đúng tiến độ với số lượng bài khoảng 400 đến 500 bài trong thời gian khoảng hai tuần. Trong thời gian đó, giáo viên vừa lên lớp đủ 18 tiết, vừa chấm bài và vào điểm. Chúng tôi thấy, đây là điểm không hợp lí cần có sự điều chỉnh chính từ phân phối chương trình và cũng có phần ở kế hoạch của nhà trường. Để cải thiện được tình trạng này thì giáo viên cần phải chấm nhanh nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá.
*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Bảng 4: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD được sử dụng ở THPT
Phương pháp
Mức độ (%)
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
GV
HS
GV
HS
GV
HS
Vấn đáp
76
86
24
14
0
0
Viết (tự luận)
92
95
8
5
0
0
Trắc nghiệm khách quan
12
11
88
89
0
0
Thực hành
28
17
72
83
0
0
Qua kết quả khảo sát ý kiến của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD ở THPT về việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho thấy tất cả các phương pháp kiểm tra, đánh giá đều được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhưng mức độ sử dụng rất khác nhau. Trong đó, có tới 92% ý kiến xác định phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận được sử dụng thường xuyên trong các dạng bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và cả kiểm tra tổng kết. Khi được hỏi phương pháp trắc nghiệm tự luận là phương pháp cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường THPT hiện nay? Thì có tới 96% ý kiến giáo viên xác định đúng là như vậy đồng thời họ cho biết lí do: phương pháp trắc nghiệm tự luận có rất nhiều các ưu điểm đó là học sinh biểu đạt được những tư tưởng và kiến thức của mình và trong cùng một thời điểm giáo viên kiểm tra được một số lượng lớn học sinh. Như vậy, việc kiểm tra được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng hơn nữa phương pháp kiểm tra này rất phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay tại các trường THPT hiện nay. Để kiểm tra cho một lớp bao gồm 45 học sinh ngồi trong một phòng học có khoảng 10 bàn dài, như vậy mỗi bàn có tới 4 học sinh thì việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm tự luận sẽ khắc phục được một hạn chế rất lớn đó là tình trạng học sinh coi cóp bài của nhau. Bài làm của học sinh dưới dạng bài viết nên để trả lời câu hỏi tự luận đòi hỏi phải trả lời dài hoặc dưới dạng tiểu luận. Dạng bài này buộc học sinh phải tự diễn đạt, phải biết tóm tắt, trình bày thành những đoạn văn. Nên học sinh khó có thể xem bài của nhau trong khi kiểm tra, mà nếu có chép bài của nhau thì khi chấm bài thầy, cô rất dễ phát hiện vì văn phạm không thể giống nhau cho dù cùng trình bày một vấn đề. Có thể nói đây là một phương pháp kiểm tra mang tính chất sách lược của thầy, cô trong điều kiện hiện nay. Trắc nghiệm tự luận đó đòi hỏi học sinh không chỉ thể hiện kiến thức mà còn phải thể hiện được kĩ năng phân tích tổng hợp, đánh giá và khái quát những vấn đề cần trình bày. Chính vì vậy, có một số giáo viên lão thành tuyệt đối hóa phương pháp trắc nghiệm tự luận đối với các môn học xã hội trong đó có môn GDCD, các thầy, cô này cho rằng phương pháp trắc nghiệm khách quan áp dụng cho việc kiểm tra kết quả học tập môn học GDCD là không phù hợp vì phương pháp trắc nghiệm khách quan chỉ có khả năng đo được ở mức độ hiểu và biết của học sinh, như vậy thì không thể đạt yêu cầu của kiểm tra và đánh giá. Nhưng số ý kiến này không nhiều chỉ chiếm tỉ lệ dưới 10%, sở dĩ có những ý kiến trên bởi thực tế là trình độ và kĩ năng soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan của giáo viên hiện nay còn rất hạn chế nên chất lượng của đề kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan không cao. ở trường THPT Thái Phiên, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường giáo viên ở các bộ môn cũng hết sức cố gắng soạn thảo các đề bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trong các cuộc họp chuyên môn việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan rất được quan tâm trong các cuộc họp này. Tổ chuyên môn còn có hướng sẽ xây dựng những bộ đề trắc nghiệm khách quan để có thể sử dụng trong nhiều năm, trong nhiều kì kiểm tra,thi. Song tất cả mọi cố gắng của giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ những bài trắc nghiệm khách quan tự soạn được sử dụng trong những phạm vi hẹp ở từng lớp học để đo thành quả học tập trong quãng thời gian không quá một học kì hoặc ngắn hơn. Việc làm đó cũng có mặt tích cực của nó phù hợp với cách dạy và học của giáo viên với học sinh lớp mình nhưng khó phổ biến cho tất cả các lớp khác. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan tự soạn của các giáo viên cũng có rất nhiều những hạn chế chưa được gọt dũa, định cỡ để đảm bảo chất lượng cao của câu hỏi tức là thiếu tính tiêu chuẩn hoá. Để soạn thảo những câu hỏi này tốn rất nhiều công sức của người giáo viên mà chỉ sử dụng một lần trong phạm vi hẹp thì rõ ràng là không hiệu quả.
Trong khi đó trắc nghiệm tự luận tốn rất ít thời gian và công sức để soạn câu hỏi hơn nữa việc sử dụng phương pháp này đã trở thành thói quen của giáo viên trong rất nhiều năm qua nên việc thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng là một trở ngại với giáo viên vì trình độ và kĩ năng soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan của giáo viên còn nhiền hạn chế. Trong nhiều đợt kiểm tra của trường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan thì hầu hết đều cho kết quả không chính xác bằng phương pháp trắc nghiệm tự luận. Sau khi rút kinh nghiệm tổ chuyên môn thấy rằng với việc bố trí ngồi kiểm tra của lớp học hiện nay thì tình trạng coi cóp sẽ nhiều hơn khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và một nguyên nhân nữa đó là các yếu tố ngẫu nhiên cũng như bất định trong các lựa chọn để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan còn quá nhiều. Ví dụ: một học sinh có thể không nắm rõ phần kiến thức để trả lời được câu hỏi A nào đó nhưng em học sinh đó vẫn có thể dùng các phương pháp loại trừ và tích (x) hú hoạ vào ô vuông và rất có thể câu đó lại được tính điểm. Chính vì vậy, phương pháp trắc nghiệm tự luận vẫn được sử dụng chủ yếu trong các kì kiểm tra hiện nay.
Vậy thì phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được các cấp quản lí ở nhà trường khuyến khích thực hiện trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ không được đông đảo giáo viên ủng hộ? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra như sau: Theo thầy, cô sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THPT có đem lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp kiểm tra khác không?. Tỉ lệ ý kiến của giáo viên thu được sau kết quả điều tra là 72% đồng ý với phương pháp trắc nghiệm khách quan có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp kiểm tra khác, 20% ý kiến chung chung còn lại một vài ý kiến cho rằng không hiệu quả bằng các phương pháp kiểm tra khác. Vậy điều này có mâu thuẵn với ý kiến phần trên của các giáo viên khi nói về những khó khăn và hạn chế hiện tại của phương pháp trắc nghiệm khách quan và khẳng định những ưu điểm, sự phù hợp của phương pháp trắc nghiệm tự luận trong điều kiện dạy và học hiện nay tại các trường THPT không? Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng các ý kiến này không hề mâu thuẫn mà nó có một lôgíc rất chặt chẽ phản ánh một thực tế việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong một giai đoạn đang có nhiều sự cố gắng để cải tiến, đổi mới đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của giáo dục và đào tạo hiện nay nhưng lại nằm trong một điều kiện còn rất nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất, những hạn chế về mặt trình độ năng lực của giáo viên cũng như đội ngũ quản lí.
Mặc dù khó khăn của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thì rất lớn nhưng sự quyết tâm phấn đấu của giáo viên cũng không nhỏ. Điều này được thể hiện ở phần đóng góp ý kiến của giáo viên cho việc đổi mới các phương pháp kiểm tra, đánh giá đặc biệt khi các thầy, cô phân tích những ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan: Ưu điểm thứ nhất nổi bật được trên 90% ý kiến đồng tình đó là, phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương tiện để chống được lối học vẹt của học sinh đồng thời giúp hạn chế một số tiêu cực trong giáo dục như việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Đó là một biện pháp hữu hiệu cho vấn đề nan giải hiện nay đang đe doạ chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta.
ưu điểm thứ hai là, một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan nếu được xây dựng với một hệ thống câu hỏi mang tính chất tiêu chuẩn hoá sẽ có những ưu thế sau:
- Thuận tiện cho học sinh trả lời (bằng một dấu hiệu hay cụm từ).
- Bao quát được phạm vi kiến thức rộng.
- Có khả năng đo được các mức độ cao của nhận thức (vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Chấm bài rất nhanh, chính xác và khách quan.
- Kết quả điểm số có độ tin cậy cao.
Những ưu điểm này của trắc nghiệm khách quan có giá tri rất lớn trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đang phải đấu tranh để xoá bỏ lối học tủ, học lệch của học sinh và bệnh thành tích của nhà trường.
Tuy nhiên, phương pháp trắc nghiệm tự luận cũng có ưu thế hơn trong việc kiểm tra, đánh giá khả năng diễn đạt và khả năng tư duy hình tượng của học sinh. Đây là những khả năng cần được phát hiện, bồi dưỡng và phát triển thành những năng lực cần thiết cho học sinh trong việc học tập các môn học xã hội. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD tức là phải biết kết hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách hiệu quả nhất theo mục đích kiểm tra của giáo viên. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm không thể tuyệt đối hoá bất kỳ một phương pháp nào. Trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải sử dụng tất cả các phương pháp sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung học tập cần kiểm tra.
Khi tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT Thái Phiên, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến học sinh và thu được kết quả (bảng 4) 100% ý kiến học sinh khẳng định cả bốn phương pháp kiểm tra bằng vấn đáp, viết (tự luận và trắc nghiệm khách quan), thực hành đều được sử dụng. Trong đó, phương pháp trắc nghiệm tự luận được sử dụng ở mức độ thường xuyên với 95% ý kiến học sinh đồng ý, phương pháp vấn đáp được sử dụng hàng ngày trong kiểm tra bài cũ đầu tiết học hoặc trong phần củng cố bài cuối tiết học với 86% ý kiến đồng ý của học sinh, trắc nghiệm khách quan có được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD nhưng ở mức độ thỉnh thoảng với 89% ý kiến đồng ý của học sinh và các em cũng cho biết thêm phương pháp này mới chỉ được sử dụng trong năm học này, còn phương pháp thực hành được sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng với tỷ lệ 83% ý kiến đồng ý của học sinh.
Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD (như bảng 4) có sự thống nhất về nội dung: cả bốn phương pháp kiểm tra, đánh giá trên đều được sử dụng, phương pháp viết được dùng nhiều nhất vì tiến hành kiểm tra nhanh chóng, thuận tiện cho nhiều học sinh trong cùng một thời điểm. Trong đó, trắc nghiệm tự luận vẫn là phương pháp cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Môn GDCD ở THPT có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được quan điểm đạo đức XHCN và những kiến thức cơ bản về pháp luật CHXHCN Việt Nam từ đó giáo dục ý thức công dân cho các em, những người bước vào độ tuổi trưởng thành sẽ tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đúng mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Vậy thì, đánh giá kết quả học tập môn GDCD không thể chỉ dừng lại ở mức độ hiểu, biết mà phải hình thành được kĩ năng, kĩ xảo trong cuộc sống sinh hoạt, học tập của các em và đánh giá ở môn học này không chỉ đánh giá khả năng nắm kiến thức mà phải đánh giá được thái độ của các em đối với các vấn đề được học tập như thế nào.
Có thể nói, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD bằng thực hành là rất quan trọng. Điều này, cũng được các giáo viên nhất trí: 92% ý kiến đồng ý với nội dung quan trọng và 8% ý kiến đồng ý với nội dung ít quan trọng, không có ai đồng tình với nội dung không quan trọng. Trong quá trình tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi cũng đã thu thập được rất nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng phần thực hành thêm phong phú và hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD.
* Tính chính xác, khách quan của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: Tính khách quan, tính toàn diện, tính thường xuyên, có hệ thống và tính phát triển.
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác tới mức tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ đúng thực chất khả năng và trình độ của mình, ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực khi làm bài như nhìn bài, nhắc bài cho bạn, quay cóp. Tránh các đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm, một tổ học tập và những nhận định chủ quan áp đặt thiếu căn cứ. Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học.
- Đảm bảo tính toàn diện là một bài kiểm tra có thể nhằm vào một vài mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống các bài kiểm tra, đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng là mặt chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kĩ năng, thái độ.
- Đảm bảo tính thường xuyên và có hệ thống là việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống đánh giá trước, trong và sau khi học xong một phần của chương trình, kết hợp theo dõi thường xuyên với kiểm tra, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết cuối năm học, cuối khoá học. Số lần kiểm tra phải đủ mức để đánh giá chính xác.
- Đảm bảo tính công khai là việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể tự đánh giá xếp hạng trong tập thể lớp, để tập thể học sinh hiểu biết nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau.
- Đánh giá cần dựa theo tiêu chí nhất định là, khi tiến hành đánh giá, bắt buộc phải đặt ra những tiêu chí làm chuẩn mực để làm thước đo sao cho việc đánh giá được công bằng và chính xác.
- Đánh giá cần được coi là cơ sở để đặt ra những hướng dẫn, chỉ dẫn. Vấn đề này đặt ra khi đánh giá là sau khi được đánh giá, học sinh sẽ có thêm được những kiến thức gì, hiểu biết gì về nội dung kiến thức, về phương pháp học tập và cách làm bài kiểm tra. Chính vì vậy, khi kiểm tra, đánh giá cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung, hình thức và phương pháp để đảm bảo nguyên tắc này.
- Đảm bảo tính phát triển là kiểm tra, đánh giá phải tác động tích cực vào học sinh, đòi hỏi phải xem xét theo hướng phát triển của các em. Do đó, cần kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập trên cơ sở xem xét kết quả từng khâu, từng giai đoạn học tập của học sinh đồng thời giáo viên phải biết trân trọng những cố gắng, đánh giá cao những nỗ lực, thành tích của học sinh và uốn nắn, sửa chữa những sai sót, hạn chế của các em để mở ra triển vọng và hướng phát triển.
Bảng 5: Đánh giá của học sinh về sự đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá trong các bài kiểm tra môn GDCD
Các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá
ý kiến học sinh(%)
Đã
Tương đối
Chưa
Tính khách quan
25
62
13
Tính toàn diện
11
52,5
36,5
Tính thường xuyên, có hệ thống
68,5
31,5
0
Tính phát triển
30
41
29
Khi đưa kết quả khảo sát trên ra trao đổi với 25 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD, chúng tôi đã nhận được sự nhiệt tình, thẳng thắn của họ: Những yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, cần phải được thực hiện đồng thời trong quá trình kiểm tra, đánh giá và là đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục. Nhưng thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD nói riêng chưa hoàn toàn đảm bảo được các yêu cầu trên, thậm trí còn có nhiều trường hợp chưa đảm bảo được các yêu cầu đó. Nguyên nhân khách quan thuộc về nội dung, chương trình, điều kiện dạy và học còn nguyên nhân chủ quan thuộc về tinh thần, thái độ, năng lực chuyên môn của giáo viên.
Đa số giáo viên nhất trí với kết quả khảo sát trên, điều đó được thể hiện ở: 80% ý kiến của giáo viên đồng ý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay chỉ đáp ứng được ở mức độ tương đối các yêu cầu đề ra; 12% ý kiến cho rằng sự phản ảnh của học sinh như vậy còn là quá cao so với thực tế, nếu chúng ta tin vào kết quả đó thì chúng ta sẽ có sự lạc quan tếu, vì thực tế chất lượng kiểm tra, đánh giá của chúng ta thấp; 8% ý kiến cho rằng sự phản ảnh của học sinh như vậy là thấp hơn thực tế, những giáo viên này khẳng định bản thân họ thực hiện rất nghiêm túc các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá vì vậy, sự đánh giá của họ đối với kết quả học tập của học sinh lớp mình phụ trách là đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá.
Nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên không ngừng phải nâng cao năng lực chuyên môn của mình đồng thời luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với học sinh, với nhà trường và xã hội để có được kết quả cuối cùng là học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Vậy cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy của người giáo viên phải là kết quả học tập của học sinh. Trong hoạt động dạy học để có được kết quả cao thì năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của giáo viên mới chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ là: phải có nội dung, chương trình phù hợp, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng được yêu cầu dạy và học của thầy và trò.
Thực tế, có rất nhiều giáo viên không chịu nhận về mình kết quả học tập không tốt của học sinh mà cho rằng do các yếu tố khách quan như: các nguyên nhân từ phía học sinh, nhà trường, xã hội...còn bản thân họ đã làm tròn trách nhiệm và năng lực chuyên môn thì đã được khẳng định nhiều lần trước đồng nghiệp. Những trường hợp này thường rơi vào những giáo viên đã có thâm niên nghề nghiệp cao và có bề dày thành tích trong dạy học. Phản ứng này của nhiều giáo viên cho thấy nhận thức của giáo viên về vấn đề này chưa thực sự sâu sắc, nhất là trong điều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay. ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần có phương án kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp và xác thực, phản ánh đúng tình hình dạy và học của thầy và trò. Nếu suy nghĩ tích cực thì chúng ta mới có thể phát huy tinh thần sáng tạo trong quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao cho công việc.
Bảng 6: Nhận thức và thái độ của giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kết quả học tập của học sinh được thể hiện ở
ý kiến (%)
Mức độ mà học sinh đạt được so với các mục tiêu chung đã xác định
76
Mức độ mà HS đạt được trong tương quan chung với những HS khác
56
Điểm số hoặc lời nhận xét cụ thể mà GV đã đánh giá
84
Quá trình phấn đấu của từng HS cụ thể trong một giai đoạn xác định
52
Kết quả khảo sát cho thấy một sự bất ngờ 84% giáo viên cho rằng kết quả học tập của học sinh thể hiện ở điểm số hoặc lời nhận xét cụ thể mà giáo viên trực tiếp giảng dạy đã đánh giá. Như vậy đây là nội dung được nhiều giáo viên đồng ý nhất còn lại các nội dung khác có tỷ lệ đồng ý thấp hơn. Trong đó 76% ý kiến đồng ý kết quả học tập của học sinh thể hiện ở mức độ mà học sinh đạt được so với mục tiêu chung đã xác định. Điều này dễ lí giải vì mục tiêu chung của quá trình dạy học được cụ thể hóa trong từng tiết dạy của giáo viên nên rõ ràng để đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu chung đã xác định. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy giữa các trường khác nhau thì có sự khác nhau về bước xác định từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể (không đi sâu vào vấn đề này vì nó nằm ngoài mục đích nghiên cứu của đề tài). Nhưng qua đó, ta có thể hiểu rõ hơn tại sao số giáo viên lựa chọn nội dung thứ ba (kết quả học tập của học sinh thể hiện ở điểm số hoặc lời nhận xét cụ thể mà giáo viên trực tiếp giảng dạy đã đánh giá) lại nhiều nhất.
Nếu như vậy, chỉ cần xem điểm tổng kết trong học bạ của một học sinh nào đó, ví dụ: Điểm tổng kết môn học DG CD của học sinh A (cả năm là 8,4) đã có thể khẳng định được học sinh đó đạt loại khá giỏi về các mặt tri thức, kĩ năng và có thái độ tốt trong học tập môn GDCD ? Đây cũng chính là câu hỏi mà tôi đã đưa ra trong các cuộc trao đổi với giáo viên và đều được trả lời:"Việc đánh giá đó chỉ mang ý nghĩa tương đối". Vì sao chỉ có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách tương đối chứ không phải là chính xác như nó tồn tại ? Để lí giải điều này, theo tôi có nhiều vấn đề:
Thứ nhất, điểm tổng kết môn học GDCD của học sinh thường là rất cao (9,0 hoặc 8,5) nhiều em đạt được điểm số như vậy trong một lớp học(chiếm khoảng trên 40%), rất ít trường hợp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh ở môn GDCD dưới 5,0 hoặc 6,0. Khi đưa vấn đề này ra khảo sát ở học sinh thu được kết quả:
Bảng 7: ý kiến của học sinh về các hiện tượng xuất hiện trong quá trình dạy và học môn GDCD
Các hiện tượng có ở trường, lớp em
ýkiến(%)
Đúng
Không đúng
Điểm trung bình môn GDCD thường cao hơn điểm trung bìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- muc luc.doc