MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I 3
Một số vấn đề cơ bản về vốn lưu động và 3
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3
doah nghiệp thương mại 3
I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1 Khái niệm về vốn lưu động 3
1. 2. Phân loại vốn lưu động 5
1.3. Vai trò của vốn lưu động 9
II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 10
2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 10
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 12
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .12
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ 18
3.1 Nhân tố khách quan 19
3.2 Nhân tố chủ quan 21
Chương II 22
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội 22
I Tổng quan về công ty 22
1.1 Lịch sử hình thành của Công ty: 22
1.2 Mạng lưới kinh doanh của Công ty: 23
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: 24
1.4 Cơ cấu Tổ chức quản lý 26
1.5. Một số kết quả kinh doanh của công ty .29
II. Thực trạng Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội giai đoạn 2000- 2002 34
2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 34
2.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 40
2.3 Phân tích khả năng thanh toán 47
III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội 53
3.1 Kết quả đạt được: 53
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 54
Chương III 58
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội 58
I- Phương hướng và nhiệm vụ năm 2003 58
II Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội 60
2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch và quản lý. 60
2.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên 61
2.3. Biện pháp quản lý tiền mặt 62
2.4. Biện pháp về quản lý các khoản phải thu 63
2.5. Biện pháp quản lý dự trữ hàng dự trữ 65
2.6. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí 69
2.6 Tăng cường áp dụng hình thức tín dụng thương mại trong quan hệ mua hàng 71
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo .74
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phòng Tài chính - kế toán được biên chế 11 cán bộ công nhân viên thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty; Hướng dẫn việc kiểm soát và thực hiện hạch toán kế toán ở các đơn vị trực thuộc; Quản lý và theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công ty; Kiểm tra, xét duyệt báo cáo của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn Công ty.
- Phòng Kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng gồm 24 cán bộ công nhân viên. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh của toàn Công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn Công ty, đề xuất các biện pháp điều hành chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng Công ty đến các cơ sở trực thuộc. Xác định quy mô kinh doanh, định mức hàng hoá, đồng thời tổ chức khai thác điều chuyển hàng hoá xuống các cửa hàng, chi nhánh. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu từ các cảng đầu mối ở Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh về kho Công ty hoặc đem đi tiêu thụ.
- Ban Thu hồi công nợ: Gồm có hai cán bộ công nhân viên giúp việc cho Giám đốc trong việc theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và có các biện pháp để thu hồi nợ một cách có hiệu quả.
Các đơn vị trực thuộc: Công ty có 5 Xí nghiệp, 6 cửa hàng và 1 Chi nhánh trong TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó Công ty còn có hai kho tại địa bàn Hà Nội. Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và được hạch toán báo sổ về Công ty. Các đơn vị này được quyền mua - bán, quyết định giá mua - bán trên cơ sở phương án kinh doanh đã được Giám đốc phê duyệt. Mặt khác, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phải bán hàng do Công ty điều chuyển theo giá chỉ đạo chung. Công ty giao vốn (thông qua điều chuyển hàng và các hình thức khác) cho các đơn vị trực thuộc và thủ trưởng các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc quản lý vốn của Công ty. Thủ trưởng đơn vị là người được Tổng giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm về việc làm và thu nhập của người lao động tại đơn vị.
1.5. Một số kết quả kinh doanh của Công ty
bảng1: kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
Doanh thu thuần
588.363
705.300
708.318
2
Giá vốn hàng bán
546.567
693.277
677.433
3
Chi phí bán hàng
10.061
11.402
11.063
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.036
3.081
6.206
5
Lợi nhuận thuần tư HĐKINH DOANH
9.693
(2.460)
7.292
6
Lợi nhuận hoạt động tài chính
(10.008)
(11.195)
7
Lợi nhuận hoạt động bất thường
439
233
(5)
8
Tổng LNTT(LNST)
128
(13.421)
7.287
Về doanh thu
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thép, lĩnh vực mà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và ngoài nước. Doanh thu của Công ty có biến động trong thời gian qua một phần cũng do biến động của thị trường
Nếu xét về doanh thu, thì doanh thu không ngừng tăng qua các năm và đạt mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây là năm 2002 với mức708.318 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ Công ty đã thích ứng được với thị trường trong điều kiện mới khắc phục được khó khăn.
Doanh thu thuần là nhân tố có tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu đo lường các hệ số về năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, cũng như vòng quay tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân đều chịu tác động của doanh thu thuần. Doanh thu thuần tăng sẽ làm cho các chỉ tiêu khác tăng theo nhưng trong điều kiện là các chỉ tiêu khác không đổi.
Doanh thu thuần của Công ty vẫn tăng mạnh, năm 2000 doanh thu thuần là 588.363 triệu đồng sang năm 2001 doanh thu thuần tăng19,875%(số tuyệt đối 116.937 triệu đồng). Năm 2002 không duy trì nhưng năm 2002 mức tăng vẫn đạt 0,428%(số tuyệt đối 3.018 triệu đồng). Doanh thu thuần phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và giá bán của sản phẩm.
Về chi phí
Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp phải thường xuyên đến việc quản lý chi phí, phấn đấu tiết kiệm và tăng hiệu quả của các chi phí trong hoạt động của mình. Bởi vì, một mặt mỗi đồng chi phí tiết kiệm được sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mặt khác mỗi đồng chi phí tăng thêm có thể tạo ra thu nhập và lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp.
Chi phí tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận của Công ty lại phụ thuộc vào chi phí, chi phí hoạt động cao thì làm giảm lợi nhuận
Về giá vốn hàng bán
Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu thuần. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi giá vốn hàng bán càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là Công ty kinh doanh thương mại nên giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào gía mua hàng và chênh lệch hàng dự trữ, do vậy việc tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nguồn hàng cung cấp, ảnh hưởng biến động của tỷ giá đều ảnh hưởng đến gía vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay hàng dự trữ. Việc giảm hay tăng gía vốn hàng bán đều có ảnh hưởng đến vòng quay hàng dự trữ trong kỳ.
Qua số liệu bảng: Giá vốn hàng các năm lần lượt là 546.567, 693.277, 677.433. Năm 2001 tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 26,84% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần 19,875%. Điều này có thể do công tác quản lý chi phí của Công ty chưa thật sự hợp lý, các khâu quản lý chưa thực sự ăn khớp nên làm cho giá vốn hàng bán tăng. Đây là một điều đáng lo ngại nhưng sang năm 2002 tình hình được cải thiện hơn, tốc độ tăng doanh thu 0,428%, trong khi giá vốn hàng bán lại giảm 2,29%.
Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là một khoản chi phi liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhìn chung Công ty thường tìm cách giảm hoặc hạn chế đến mức thấp nhất chi phí này tuy nhìn phải đảm bảo mức hợp lý của nó.. Những khoản chi phí này tuy chỉ chiếm tỷ trọng không lớn đối với Công ty nhưng khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận
Về lợi nhuận
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đâu của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động đáng kể trong vòng ba năm trở lại đây. Năm 2001 Công ty kinh doanh thua lỗ tới 13.421 triệu đồng làm cho mức lợi nhuận năm 2001 giảm 13.549 triệu đồng so với năm 2000 nhưng tình hình có được cải thiện vào năm 2002 với mức lợi nhuận đạt được là 7.287 triệu đồng làm cho mức tăng lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 là 20.708 triệu đồng.
Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản nên việc đầu tư vào các khoản mục một cách hợp lý sẽ quyết định lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 2: Kết cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2000 – 2002
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
TS
219600
100
224469
100
210113
100
4869
2,22
-14356
-6,34
TSLĐ
209179
95,24
211843
94,38
197943
94,21
2664
1,27
-13900
-6,6
TSCĐ
10.421
4,76
12.626
5,62
12170
5.79
2.205
21,10
-456
-361
Thông quả bảng 2 ta thấy, tổng tài sản của Công ty năm 2001 tăng 2,22%(số tuyệt đối 4.869triệu đồng), điều này chứng tỏ năm 2001 Công ty không ngừng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Sang năm 2002 nguồn vốn lại giảm 6,34%(số tuyệt đối là 14.356)
Xét trong tổng tài sản, quy mô tài sản lưu động ngày càng giảm năm 2000 chiếm 95,24%, năm 2001 chiếm 94,38% và đến năm 2002 chỉ chiếm 94,21%. Tuy nhiên tài sản lưu động ở đây là biến động không đáng kể. Công ty là doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thép nên tài sản lưu động bao giờ cũng lớn hơn tài sản cố định. Mức biến động của tổng tài sản chủ yếu là do biến động của tài sản lưu động, thông qua so sánh giữa các năm 2001/2000 tài sản lưu động tăng 1,27%(số tuyệt đối 2.664triệu đồng), năm 2002/2001 tài sản lưu động giảm 6,6%(số tuyệt đối13.900triệu đồng)
Vốn lưu động của Công ty bao gồm bốn bộ phận: tiền, các khoản phải thu, hàng dự trữ, tài sản lưu động khác. Tỷ trọng tài sản lưu động khác thường chỉ chiếm dưới mức 10%, chủ yếu là ba bộ phận còn lại. để theo dõi đánh giá cơ cấu vốn lưu động và sự biến động của nó ta căn cữ vào số liệu bảng.
Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng, các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu phương hướng rõ ràng trong sử dụng vốn cũng như các nguồn lực có sẵn. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động đến kết quả kinh doanh và tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của Công ty bao gồm bốn bộ phận: tiền, các khoản phải thu, hàng dự trữ, tài sản lưu động khác. Trong bốn thành phần cấu thành vốn lưu động thì khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, thường trên 50% tổng vốn lưu động ( năm 2001 là55.47%, năm 2001 và 2002 lần lượt là 61.43% và 72.48%) . Công ty để tình trạng các khoản phải thu như thế là hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được giải thích, năm 2001 do giá thép thị trường giảm nên Công ty phải bán tống bán tháo nên các khoản phải thu tăng lên còn năm 2002 tăng có thể là do chíên lược kinh doanh của Công ty
Khoản mục hàng dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong vốn lưu động, nhưng so với khoản phải thu vẫn ở mức thấp. Năm 2000 hàng dự trữ chiếm 34,29% nhưng năm 2001 và 2002 giảm xuống còn 31,49% và 22,47% . Điều này cũng có thể giải thích là năm 2001 là do tình trạng bán tống bán tháo còn năm 2002 là do nhu cầu thị trường về thép là cao
Tiền là một chỉ tiêu quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty, năm 2001 giảm xuống còn 4,08% so với năm 2000 là 4,065%, năm 2002 đạt mức cao nhất là 5,06% . Dự trữ tiền mặt thấp có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty vì các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đều được các ngân hàng lưu tâm khi tiến hành cho vay và vốn bằng tiền còn để thanh toán các chi phí hàng ngày của doanh nghiệp.
II. Thực trạng Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội giai đoạn 2000- 2002
Do tính tạm thời của vốn lưu động nên vốn lưu động trong bảng được tính theo công thức:
VLD đầu kỳ +VLD cuối kỳ
VLD bình quân năm =
2
179.366 +238.933
Năm 2000: = 209.179 triệu đồng
2
238.933 +184.693
Năm 2001: = 211.843 triệu đồng
2
184.693 +211.193
Năm 2002 = 197.943 triệu đồng
2
Quy mô vốn lưu động ba năm gần đây có biến đổi, nhưng nhìn chung không đáng kể.
2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
bảng 3: Tình hình về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
(đơn vị:triệu đồng)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2001/2000
+/(-) %
2002/2001
+/(-) %
1
Doanh thu thuần
588.363
705.300
708.318
116.937
19,875
3.018
0,428
2
Lợi nhuận sau thuế
128
(13.421)
7.287
(13.549)
(10.585,15)
20.708
3
Vốn lưu động bình quân
209179
211.843
179.943
2.664
1,274
(13.900)
(6,652)
4
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (1) : (3)
2,8127
3,3293
3,5784
0,5166
18,367
0,2491
7,428
5
Doanh lợi vốn lưu động (2) : (3)
0,0006
(0,0634)
0,0368
(0,064)
10666,667
0,1002
6
Mức đảm nhiệm vốn lưu động (3) : (1)
0,3555
0,3004
0,2795
(0,0551)
(15,993)
(0,0209)
(6,957)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty có biến động như sau:
Năm 2000, năm 2001, năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn lưu động lần lượt là 2,8127trđ/trđ, 3,3293trđ/trđ và 3,5784trđ/trđ. Điều này chứng tỏ năm 2000 1đồng vốn lưu động sử dụng bình quân thì tạo ra được 2,8127 đồng doanh thu, năm 2001 cứ một 1 đồng vốn lưu động sử dụng bình quân thỉ tạo ra được 3,3293 đồng doanh thu và đến năm 2002 thì một đồng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra được 3,5784 đồng doanh thu. Ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng qua các năm.
Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
705.300 588.363
= 0,559
209.179 209.178
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
705.300
= - 0,042
211.843 209.179
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2001 tăng 0,5167 trđ/trđ(số tương đối 18,367%) là do.
Doanh thu thuần năm 2001 tăng 116.937 triệu đồng so với năm 2000(tương ứng 19,875%) làm hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,559 lần
Vốn lưu động sử dụng bình quân năm 2001 tăng 2.664 triệu đồng(tương ứng 1,274%), làm hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 0,042 lần.
Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
705.300
= 0,0142
211.843 211.843
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
708.318
= 0,235
197.943 211.843
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2002 tăng 0,2491 trđ/trđ so với năm 2001(tương ứng 7,482%) là do.
Doanh thu thuần năm 2002 tăng 3.018 triệu đồng( tương ứng 0,428%) làm hiệu suất sử dùng vốn lưu động tăng 0,0142 lần
Vốn lưu động sử dụng bình quân năm 2002 giảm 13.900 triệu đồng (tương ứng 6,625%), làm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Doanh lợi vốn lưu động
Doanh lợi vốn lưu động năm 2000, năm 2001, năm 2002 lần lượt là 0,0006, - 0,0634, 0,0368. Điều đó nói lên năm 2000 cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra 0,0006 đồng lợi nhuận, năm 2001 cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ thì Công ty bị thua lỗ tới 0,0634 đồng và đến năm 2002 tỷ lệ này được cải thiện đáng kể với mức 1 đồng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra được 0,0368 đồng lợi nhuận. Tình hình đó được thể hiện qua việc phân tích sự ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến doanh lợi vốn lưu động.
Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế
13.421 128
= - 0,065
209.179 209.179
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
13.421
+ = 0,0008
209.179
Doanh lợi vốn lưu động năm 2001 giảm 0,064 so với năm 2000 là do.
Lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 giảm 13.549 triệu đồng làm doanh lơi của vốn lưu động giảm 0,065
Vốn lưu động sử dụng bình quân tăng 2.664 triệu đồng làm sức sinh lời của vốn lưu động tăng 0,0008
Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế
13.421
+ = 0,0978
211.843 211.843
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
7.287
= 0,0024
211.843
Doanh lợi vốn lưu động năm 2002 tăng 0,1002 lần so với năm 2001 là do.
Lợi nhuận sau thuế năm 2002 tăng 20.708 triệu đồng so với năm 2001 lam cho doanh lợi vốn lưu động năm 2002 tăng 0,0978 so với năm 2001
Vốn lưu động sử dụng bình quan năm 2002 giảm 13.900 triệu đồng so với năm 2001 làm cho doanh lợi vốn lưu động năm 2002 tăng 0,0024 so với năm 2001.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Năm 2000 để tạo ra một đơn vị doanh thu doanh nghiệp sử dụng đến 0,3555 đơn vị vốn lưu động, năm 2001 là 0,3004 và năm 2002 chỉ sử dụng 0,2795.
Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
209.179
= 0,0045
588.363 588.363
Do ảnh hưởng của doanh thu
211.843
= - 0,0596
705.300 588.363
Năm 2001 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 15,993%(số tuyệt đối là 0,0551 trđ/trđ) là do:
Vốn lưu động năm 2001 tăng 1,274%(số tuyệt đối 2.664triệu đồng) làm doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0045trđ/trđ.
Doanh thu năm 2001 tăng 19,87%(số tuyệt đối là 116.937 trđ) làm doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0596trđ/trđ
Năm 2002 so với năm 2001.
Do ảnh hưởng của vốn lưu động
179.943 211.843
= - 0,0197
705.300 705.300
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
197.943
708.318 705.300
Như vậy, ta thấy năm 2001 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 15,993%(số tuyệt đối 0,0551) so với năm 2000, tiếp đến năm 2002 tỷ lệ này lại giảm 6,957%(số tuyệt đối 0,0209). Dựa vào tỷ lệ này ta có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động trong ba năm trở lại đây là có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa hiệu quả vốn lưu động trong những năm tới.
2.2.Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Bảng 3: Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
1
Doanh thu
588.363
705.300
708.318
116.937
19,875
3.018
0,428
2
Giá vốn hàng bán
546.567
693.277
677.433
146.710
26,84
(15.848)
(2,29)
3
Tiền mặt bình quân
9.733
8.530
10.021
(1.203)
(12,36)
1.491
17,48
4
Các khoản phải thu bình quân
116.030
130.130
143.477
14.100
12,15
13.347
10,26
5
Hàng tồn kho bình quân
71.723
66.700
40.440
(5.023)
(7)
26.260
39,37
6
Vòng quay tiền mặt (1):(3)
60,45
82,68
70,67
22,23
36,77
(12)
(14,51)
7
Thời gian một vòng quay của tiền 360 : (6) (ngày)
5,96
4,35
5,09
(1,61)
(27,01)
0,74
17,01
8
Vòng quay các khoản phải thu (1) : (4)(trđ/trđ)
5,07
5,43
4,49
0,36
7,1
(0,49)
(9,02)
9
Kỳ thu tiền bình quân 360 : (8)(ngày)
71
66,45
72,92
(4,58)
(6,45)
6,5
9,79
10
Vòng quay hàng tồn kho (2) : (5)(trđ/trđ)
7,87
10,39
16,75
2,52
32,02
6,36
61,21
11
Thời gian vòng quay hàng tồn kho 360 : (10)(ngày)
45,74
34,64
21,49
(11,1)
(24,27)
(13,13)
(37,96)
Biểu đồ 1- Năng lực hoạt động
- Vòng quay của tiền mặt
Năm 2001 so với năm 2000, vòng quay của tiền mặt có xu hướng tăng. Năm2000 vòng quay của tiền mặt là 60,45 vòng/năm, năm 2001 là 82,68 vòng/năm
Do ảnh hưởng của doanh thuần đến vòng quay tiền mặt
705.300 588.363
= = 12,0145
9.733 9.733
Do ảnh hưởng của tiền mặt
705.300 705.300
= = 10,22
8.530 9.733
Năm 2001 vòng quay của tiền mặt tăng 36,77%(số tuyệt đối 22,23 vòng) là do:
Doanh thu năm 2001 tăng 19,875%( số tuyệt đối 116.937) làm vòng quay tiền mặt tăng 12,0145 vòng
Tiền mặt năm 2001 giảm 12,36%(số tuyệt đối 1.203) làm vòng quay tiền mặt tăng 10,22 vòng
Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của doanh thu
708.318 705.300
= = 0,354
8.530
Do ảnh hưởng của tiền mặt
708.318 708.318
= - = -12,355
10.021 8.530
Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng làm cho số vòng quay của tiền mặt năm 2002 giảm 12,001 vòng so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt bình quân cần sử dụng trong kỳ tăng nhanh làm vòng của tiền giảm 12,355vòng trong khi đó doanh thu tăng không đáng kể chỉ làm vòng của tiền mặt tăng 0,345vòng. Điều đó chứng tỏ năm 2002 Công ty sử dụng tiền mặt thiếu hiệu quả so với năm 2001
- Thời gian vòng quay của tiền .
Nhìn chung thời gian một vòng quay của tiền thấp và biến động không lớn. Năm 2001 thời gian vòng quay của tiền là thấp nhất với mức 4,35 ngày/vòng. Điều này do tiền mặt bình quân thấp trong khi doanh thu thuần khá cao. Thời gian vòng quay của tiền lần lượt trong ba năm là: 5,69; 4,35; 5,09. Khoản mục tiền mặt của Công ty bao gồm các khoản tiền mặt trong quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Có thể nói tiền như là mạch máu trong cơ thể của các Công ty vì nó lưu chuyển hàng giờ hàng ngày.. Nó giúp cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. Do đặc điểm về sự đa dạng hóa trong quan hệ thanh toán nên Công ty có quan hệ với hầu hết các ngân hàng ở Hà Nội và ở các tỉnh mà Công ty có chi nhánh. Xuất phát từ sự đa dạng và phức tạp này mà nhiêm vụ đặt ra cho công tác quản lý tiền mặt của Công ty là rất lớn, việc quản lý phải theo dõi từng ngày từng giờ, các luồng tiền vào ra phải được kế hoạch hoá một cách cụ thể, tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán.
- Vòng quay của các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phán ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt. Năm 2000 chỉ tiêu này là 5,07, năm 2001 tăng lên là 5,42, năm 2002 lại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây là 4,94 vòng. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao hay thấp trong nhiều trường hợp cũng chưa thể có kết luận chính xác được vì chúng ta phải xem xét các chính sách và mục tiêu của Công ty như: mở rộng thị trường, chính sách tín dụng thương mại.
Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của doanh thu
6,078 - 5,071 = 1,007
Do ảnh hưởng các khoản phải thu
5,43 - 6.079 = -0,677
- Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ vốn của doanh nghiệp càng bị chiếm dụng càng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để một đông tiền bán hàng trước đó được thu hồi, việc tồn đọng quá nhiều nợ năm trước đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Năm 2000 kỳ thu tiền bình quân là 71 ngày, năm 2001 giảm còn 66,42 ngày và đến năm 2002 chỉ tiêu này lại tăng lên và đạt mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây với mức 72,92 ngày.
Các khoản phải thu là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty và có liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận chuyển của vốn lưu động. Việc quản lý các khoản phải thu là một trong những vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt của Công ty nhất là trong đìêu kiện hiện nay chính sách tín dụng đang là một công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng.
Trong các khoản mục phải thu thì phải thu khách hàng có sự biến động mạnh và theo xu hướng tăng. Năm 2000 là 102.711 triệu đồng, năm 2001 là 122.436 triệu đồng và năm 2002 ở mức cao nhất 137.556 triệu đồng. Mặc dù để tăng cường cạnh tranh thì việc cung cấp tín dụng thương mại là một điều cần thiết, tuy nhiên Công ty cũng cần biết rằng đây là loại tài sản mang không ít rủi ro. Để hạn chế rủi ro có thể xẩy ra, việc lập quỹ dự phòng rủi ro là một điều cần thiết phải làm, do vậy việc tìm ra giải pháp để hạn chế các khoản phải thu khó đòi là một trong những yêu cầu cấp bách của Công ty hiện nay. Việc xem xét quy trình thẩm định khách hàng về khả năng mua chịu với việc đặt ra một tỷ lệ ưu đãy nhất định có thể là một trong những giải pháp trước mắt giúp Công ty hạn chế được các khoản nợ khó đòi.
Với khoản chi phí trả trước: Đây là khoản vốn Công ty bị chiếm dụng do việc phải ký kết để nhập hàng hoá. Điều này rất bất lợi đối với Công ty. Tuy nhiên các khoản ký quỹ có xu hướng giảm
Các khoản VAT được khấu trừ: Khoản này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu của Công ty. Về lý thuyết trong luật thuế VAT nêu rằng Công ty sẽ được xét hoàn thuế, do vậy họ sẽ không gặp bất kỳ thiệt hại nào. Song việc hoàn thuế không được thực hiện trong ngày một ngày hai mà phải có một thời gian nhất định, đặc biệt càng khó khăn khi giặp bất kỳ thiếu sót nào trong bộ hồ sơ hoàn thuế.. Tất cả các nguyên nhân đều gây không ít khó khăn cho công tác kế toán của Công ty.
Các khoản phải thu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt là khả năng thanh toán của Công ty
Như phân tích ở trên ta thấy tốc độ chu chuyển vốn lưu động năm 2001 cao hơn năm 2000 và 2002 một phần là cũng do kỳ thu tiền bình quân của vốn lưu động năm 2001 là thấp nhất 66,42 ngày. Sự tăng nhanh các khoản phải thu là nguyên nhân chính làm tăng kỳ thu tiền bình quân. Ngoài ra việc giảm kỳ thu tiền bình quân cũng có ý nghĩa làm giảm gánh nợ trả lãi cho ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc duy trì kỳ thu tiền bình quân ở mức 72,92 ngày có thể là mức thiếu an toàn và thiếu hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
- Vòng quay của hàng dự trữ
Đây là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chịu tác động của hai nhân tố là giá vốn hàng bán và hàng dự trữ, việc tính toán ảnh hưởng của các nhân tố hoàn toàn tương tự như trên. Hàng dự trữ có xu hướng tăng đều trong ba năm với mức cao nhất vào năm 2002 là 16,75 vòng/năm. Điều này chủ yếu có sự giảm hàng dự trữ qua các năm, bên cạnh đó có ảnh hưởng của giá vốn hàng bán nhưng nó là không đáng kể. Lượng dự trữ giảm làm cho thời gian vòng quay của hàng dự trữ giảm, tình trạng ứ đọng hàng hoá được cải thiện qua các năm
- Thời gian một vòng quay của hàng dự trữ
Năm 2000 thời gian quay một vòng của hàng dự trữ là 45,74 ngày, năm 2001 giảm xuống còn 34,64 ngày, năm 2002 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây với mức 21,49 ngày. doanh nghiệp cần duy trì và tiếp tục phát huy chính sách về hàng dự trữ một cách có hiệu quả
Khoản mục hàng dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong vốn lưu động, nhưng so với khoản phải thu vẫn ở mức thấp. Năm 2000 hàng dự trữ chiếm 34,29% nhưng năm 2001 và 2002 giảm xuống còn 31,49% và 22,47% . Điều này cũng có thể giải thích là năm 2001 là do tình trạng bán tống bán tháo còn năm 2002 là do nhu cầu thị trường về thép là cao
2.3. Phân tích khả năng thanh toán
Để có thể đánh giá chính xác hơn việc quản lý hoạt động thanh toán của Công ty, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm các chỉ tiêu thanh toán sau:
dựa vào bảng? Ta có thể thấy
khả năng thanh toán hiện hanh
Khả năng thanh toán hiện hành qua các năm 2000, năm 2001, năm 2002 là 1,281, 1,212 và 1,2107. Điều này nói lên năm 2000 một đồng nợ ngắn hạn của các chủ nợ được trang trải bằng 1,281 đồng tài sản có thể chuyển thanh tiền trong một giai đoạn tương đương, năm 2001 và năm 2002 nợ ngắn hạn được trang trải với tỷ lệ là 1,212 và 1,2107 đồng
Năm 2001 so với năm 2002
Do ảnh hưởng của tài sản lưu động
1,297 - 1,281 = 0,016
Do ảnh hưởng của nợ ngắn hạn
1,212 - 1,291 = - 0,085
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2001 giảm 5,379%(số tuyệt đối 0,069) so với năm 2000 là do
Tài sản lưu động năm 2001 tăng 1,274%(số tuyệt đối là 2.664trđ) so với năm 2000 làm khả năng thanh toán hiện hành năm 2001 tăng 0,016 lần so với năm 2000
Nợ ngắn hạn năm 2001 tăng 7,641%(số tuyệt đối là 11.497trđ) so với năm 2001 làm khả năng thanh toán hiện hành năm 2001 giảm 0,085 so với năm 2000
Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100663.doc