MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục đích của đề tài. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3
1.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé 3
1.1.2.1. Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh 4
1.1.2.2. Nguyên nhân tiêu chảy do thức ăn dinh dưỡng 4
1.1.2.3. Nguyên nhân do vi khuẩn và vi rút 5
1.1.2.4. Nguyên nhân tiêu chảy do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột6
1.1.2.5. Nguyên nhân do ký sinh trùng 7
1.1.3. Bệnh lý và lâm sàng hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 8
1.1.3.1. Bệnh lý 8
1.1.3.2. Lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 10
1.1.4. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 12
1.1.5. Biện pháp điều trị tiêu chảy cho bê nghé 14
1.2. Giun đũa Neoascaris vitulorum và bệnh giun đũa ở bê nghé 19
1.2.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Neoascaris vitulorum 19
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của Neoascaris vitulorum 19
1.2.1.2. Đặc điểm vòng đời của Neoascaris vitulorum 20
1.2.2. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê nghé23
1.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh 23
1.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê nghé 24
1.2.2.3. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích 29
1.2.3. Chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé30
1.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh 31
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNGVÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.2. Vật liệu nghiên cứu 33
2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy 34
ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang
2.3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê, nghé dưới 3 tháng tuổi34
2.3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh34
2.3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorumở chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả trâu bò, bê nghé34
2.3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong các điều kiện khác nhau ởngoại cảnh34
2.3.3.3. Xác định khả năng tồn tại của trứng giun Neoascaris
vitulorum trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh.34
2.3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nuốt trứng giun đũa có sức gây bệnh khi bú mẹ.35
2.3.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy do giun đũa gây ra ở bê nghé35
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu về dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé35
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum35
2.4.3. Phương pháp theo dõi trứng giun Neoascaris vitulorumphát triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh36
2.3.4. Phương pháp xác định khả năng tồn tại của trứng giun
đũa bê, nghé ở ngoại cảnh37
2.4.5. Phương pháp xác định sự ô nhiễm trứng Neoascaris
vitulorum ở ngoại cảnh37
2.4.6. Phương pháp xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa
do nuốt trứng giun có sức gây bệnh khi bú mẹ38
2.4.7. Phương pháp điều trị tiêu chảy cho bê, nghé 38
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy
ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi tại Tuyên Quang42
3.1.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang42
3.1.2. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi 44
3.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt 46
3.1.4. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo mùa vụ 47
3.1.5. Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo địa hình 49
3.1.6. Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé) 40
3.1.7. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu 51
bò mẹ
3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng
tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi53
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé tiêu
chảy và bê nghé bình thường53
3.2.2. Cường độ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê
nghé tiêu chảy và bê nghé bình thường55
3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh59
3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh59
3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát
triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh62
3.3.3. Xác định thời gian tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh65
3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa do nuốt trứng giun có sức gây bệnh khi bú mẹ68
3.4. Sử dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê, nghé 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Tồn tại và đề nghị 79
2.1. Tồn tại 79
2.2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
1. Tài liệu tham khảo tiếng việt 81
2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 84
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phenothiazine 1,5-2,0gam/ngày trong ba ngày hoặc Piperazin 0,2-0,3
gam/kgTT.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [38]: Piperazin 0,3-0,5 gam/kgTT,
Silicofluorat natri liều 0,035g/kgTT chia hai lần trong ngày, tinh dầu giun 30-
60ml, cho uống. Kết hợp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ủ phân, bồi dưỡng cho trâu
bò mẹ. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [12] cũng sử dụng những hoá
dược như trên tẩy giun đũa bê nghé cho kết quả tốt.
Vương Đức Chất (1995) [3] tẩy giun đũa cho bê nghé bằng thuốc
Piperazin 0,25g/kgTT lúc 15-20 ngày tuổi, Mebendazole 10mg/kgTT đạt kết
quả tốt.
Phan Lục (1996) [23] đã thử nghiệm ở Mê Linh, Phong Châu (Vĩnh
Phú), Kim Bảng (Nam Hà), Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn (Hà
Nội) dùng Benzimidazole liều 7,6 - 9mg/kgTT, tẩy cho 73 bê nhiễm
Neoascaris vitulorum, kết quả đạt 100%.
Theo Cao Tuyết Lan (1996) [14], dùng Mebenvet liều 120mg/kgTT tẩy
cho nghé nhiễm giun đũa thị xã Lai Châu có hiệu quả tốt.
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1996) [22] cho biết, dùng các loại
hoá dược như Piperazin 0,3-0,5 g/kgTT, Tetramizole 10mg/kgTT, Mebenvet
0,5g/kgTT và một số hoá dược khác để tẩy trừ Neoascaris vitulorum cho kết
quả rất tốt, bê nghé khỏi tiêu chảy phân trắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Chương 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bê nghé dưới 3 tháng tuổi nuôi tại các hộ gia đình và trại chăn nuôi của
3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang (thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và
huyện Hàm Yên).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Chúng tôi lựa chọn 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang để thực hiện đề
tài nghiên cứu dựa trên các cơ sở sau:
+ Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc có tổng đàn trâu bò
tương đối lớn (gần 500 nghìn con), 3 huyện, thị trên mang đặc điểm đặc trưng
cho sự phân bố địa hình khác nhau của tỉnh Tuyên Quang.
+ Ba huyện, thị trên có phương thức chăn nuôi đa dạng, vừa chăn nuôi
theo quy mô tập trung, vừa có hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.
+ Bê nghé ở các huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, trong đó có 3 huyện,
thị trên mắc tiêu chảy tương đối nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn
trâu bò trong tỉnh.
- Địa điểm xét nghiệm: Phòng thí nghiệm - Chi cục Thú y tỉnh Tuyên
Quang.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2007 đến 3/2008.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Mẫu phân bê nghé dưới 3 tháng tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
- Mẫu đất bề mặt nền chuồng, khu vực xung quanh chuồng, bãi chăn
thả trâu bò, bê nghé.
- Dung dịch nước muối NaCl bão hoà, dung dịch Glyxerin 5%.
- Kính hiển vi quang học, dụng cụ xét nghiệm trứng giun sán, các
dụng cụ thí nghiệm khác.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dƣới 3
tháng tuổi tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương.
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo tuổi.
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo tính biệt.
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo mùa vụ trong năm.
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo địa hình.
- Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé).
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ.
2.3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của
bê, nghé dƣới 3 tháng tuổi
3.2.2.1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé
bình thường.
3.2.2.2. Xác định cường độ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê
nghé bình thường.
2.3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun Neoascaris vitulorum ở
ngoại cảnh
2.3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorum ở chuồng
trại, khu vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả trâu bò, bê nghé.
2.3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển
thành trứng có sức gây bệnh trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
2.3.3.3. Xác định khả năng tồn tại của trứng giun Neoascaris vitulorum
trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh.
2.3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nuốt trứng giun đũa có sức gây
bệnh khi bú mẹ.
2.3.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê nghé
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu về dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
* Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đoán lâm sàng:
Phương pháp điều tra là ngẫu nhiên trên bê nghé nuôi tại các cơ sở chăn nuôi
và các hộ nông dân tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình
điều tra, những bê nghé phân lỏng được coi là tiêu chảy.
* Xác định tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo lứa tuổi: Từ sơ sinh - 15
ngày; 16 - 30 ngày; 31- 45 ngày; 46 - 60 ngày; 61- 75 ngày; 76 - 90 ngày tuổi.
* Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc: bê, nghé.
* Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo mùa vụ trong năm (Xuân, Hè, Thu,
Đông)
* Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo 2 loại địa hình: Bằng phẳng và đồi núi
xen kẽ ruộng nước.
* Xác định tỷ lệ tiêu chảy của bê, nghé đực và bê, nghé cái.
* Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo 2 phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ:
chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên và nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn.
2.4.2. Phƣơng pháp xét nghiệm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
* Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu phân của bê nghé dưới 3 tháng tuổi
vừa thải ra hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng. Để riêng mỗi mẫu vào một túi ni
lon nhỏ sạch, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: tuổi, tính biệt, địa điểm, phương
thức chăn nuôi và thời gian lấy mẫu. Mẫu phân được bảo quản và xét nghiệm
theo quy trình thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng.
* Phương pháp xét nghiệm mẫu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Sử dụng phương pháp Fulleborn: lấy khoảng 5 - 10g phân cho vào cốc
nhỏ, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát, cho 80 - 100ml dung dịch nước muối bão
hoà vào khuấy đều và lọc qua lưới thép bỏ cặn. Nước lọc được để yên trong
20 - 30 phút, trứng giun đũa sẽ nổi lên bề mặt. Dùng vòng thép có đường
kính 2mm vớt lớp màng nổi trên bề mặt, cho lên phiến kính, đậy lá kính, soi
dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100 lần để tìm trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum.
* Cường độ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum được đánh giá bằng
số lượng trứng/gam phân theo quy định của Roberts, J.A (1990) [55]:
< 700 trứng/gam phân: nhiễm nhẹ (+)
700 - 1000 trứng/gam phân: nhiễm trung bình (++)
> 1.000 trứng/gam phân: nhiễm nặng (+++)
- Số trứng/gam phân được đếm bằng phương pháp Mc. Master: phương
pháp này dùng để xác định số lượng trứng giun tròn, trứng sán dây và Oocyst
cầu trùng trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master. Cân 4 gam phân
cho vào cốc thuỷ tinh, thêm 56 ml dung dịch nước muối bão hoà, khuấy đều
cho tan phân. Lọc qua lưới thép vào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi
đang khuấy, lấy công tơ hút dung dịch phân nhỏ đầy cả hai buồng đếm Mc.
Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,5 ml) để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới
kính hiển vi quang học (độ phóng đại 10 x 10). Đếm toàn bộ số trứng trong
những ô của 2 buồng đếm.
Số trứng/1 gam phân =
số trứng ở hai buồng đếm x 60
4
(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1,0 ml dung dịch phân)
2.4.3. Phƣơng pháp theo dõi trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành
trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Sử dụng những mẫu phân bê nghé nhiễm giun đũa nặng (có trên 1000
trứng/gam phân) để bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí thành 3 đợt, vào
3 thời điểm nhiệt độ và ẩm độ không khí khác nhau. Các mẫu phân của mỗi lô
thí nghiệm được cho vào đĩa Petri, để ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không
khí bình thường. Hàng ngày lấy từ mỗi đĩa Petri 2 -3 gam phân, xét nghiệm
bằng phương pháp Fulleborn để kiểm tra sự phát triển của trứng Neoascaris
vitulorum. Theo dõi đến khi trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Ghi
thời gian phát triển và mô tả sự thay đổi cấu tạo của trứng giun.
2.3.4. Phƣơng pháp xác định khả năng tồn tại của trứng giun
Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh.
Sau khi theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
đến giai đoạn cảm nhiễm, chúng tôi tiếp tục theo dõi thời gian tồn tại của
trứng ở các lô thí nghiệm, trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí bình
thường ở ngoại cảnh. Cứ 5 ngày lấy từ mỗi đĩa Petri 2-3 gam phân. xét
nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để kiểm tra, xác định thời gian tồn tại
của trứng giun Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh. Ghi lại thời gian và
theo dõi biến đổi về hình thái, cấu tạo trứng. Làm như vậy cho đến khi trứng
bị chết hoàn toàn (biến dạng, nứt vỡ, ấu trùng trong trứng bị dung giải).
2.4.5. Phƣơng pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở ngoại
cảnh
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở
chuồng trại:
Thu thập mẫu cặn nền chuồng nuôi bê nghé ở các vị trí khác nhau (ở 4
góc chuồng và giữa chuồng) mỗi vị trí khoảng 4-5 gam, trộn đều được một
mẫu khoảng 20-25 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng
phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó có
thể đánh giá sự phát tán trứng giun ở trong chuồng nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở
khu vực xung quanh chuồng nuôi:
Thu thập mẫu đất bề mặt ở 10 vị trí khác nhau xung quanh chuồng nuôi
bê nghé (trong vòng bán kính 10 mét), mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam, trộn đều
được một mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm
bằng phương pháp Fulleborn tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó
đánh giá được sự phát tán trứng giun ở khu vực xung quanh chuồng nuôi.
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở
bãi chăn thả bê nghé và trâu bò mẹ:
Thu thập mẫu đất bề mặt ở bãi chăn bê, nghé và trâu bò mẹ. Cứ khoảng
10-20m
2
bãi chăn lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam đất
bề mặt, trộn đều được 1 mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí
nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum. Từ đó đánh giá được sự phát tán trứng giun đũa trên
bãi chăn thả.
2.4.6. Phƣơng pháp xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa do nuốt trứng
giun có sức gây bệnh khi bú mẹ
Dùng các mảnh giấy mềm, ướt lau bầu vú và núm vú của trâu bò mẹ,
cho những mảnh giấy này vào các túi nilon sạch đưa về phòng thí nghiệm.
Cho những mảnh giấy này vào cốc đựng dung dịch nước muối bão hoà,
khuấy kỹ rồi lọc qua lưới lọc bỏ cặn giấy. Nước lọc được để yên 20-30 phút,
dùng vòng thép đường kính 2mm vớt màng nổi trên bề mặt dung dịch cho lên
phiến kính, đậy lá kính, soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum.
2.4.7. Phƣơng pháp điều trị tiêu chảy cho bê, nghé
2.4.7.1. Điều trị tiêu chảy cho những bê nghé nhiễm giun đũa
Neoascaris vitulorum.
Chúng tôi sử dụng 3 phác đồ điều trị cho những bê nghé bị tiêu chảy và
nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
* Phác đồ 1: Levasol 7,5% (do Công ty Hanvet sản xuất): thuốc có phổ
tác dụng rộng, tẩy được nhiều loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá gia súc.
Thành phần của thuốc: Levamisol hydrochlorid: 75 mg.
Dung môi và chất ổn định vừa đủ: 1ml.
Liều lượng: 1ml/10kg thể trọng (7,5mg/kg thể trọng), tiêm bắp.
Liệu trình: dùng một liều duy nhất.
* Phác đồ 2: sử dụng Mebendazol 10% (do Công ty cổ phần Sóng
Hồng sản xuất). Thuốc có tác dụng tẩy các loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu
hoá gia súc, gia cầm.
Liều lượng: 200mg/kg thể trọng, cho uống lúc đói.
Liệu trình: dùng một liều duy nhất, chia làm hai lần sáng và chiều.
* Phác đồ 3: sử dụng thuốc Hanmectin-0,25%. (do Công Hanvet sản
xuất). Thuốc có tác dụng với các loại nội, ngoại ký sinh trùng, có tác dụng cả
ở giai đoạn trưởng thành cũng như giai đoạn ấu trùng đang di hành trong cơ
thể. Đây là loại thuốc hiện nay đang được dùng rất phổ biến.
Thành phần của thuốc: trong mỗi ml dung dịch chứa 2,5mg Ivermectin.
Liều lượng: 1ml/10kg thể trọng (0,25mg/kg thể trọng), tiêm bắp.
Liệu trình: dùng một liều duy nhất.
* Thuốc phối hợp điều trị:
+ Thuốc điện giải: cung cấp nước và các chất điện giải trong trường
hợp ỉa chảy, nôn mửa, tăng cường sức đề kháng, chống stress...
Cách sử dụng: pha thuốc với nước cho uống, 100g pha với 3-5 lít nước,
dùng cho 25-30 kg thể trọng, cho uống 2-4 lần/ngày, trong 5 ngày liên tục.
+ Vitamin C 5%: tác dụng làm tăng sức đề kháng cho con vật; sử dụng
thuốc dưới dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 10ml/25kg thể
trọng/ngày (20mg/kg thể trọng/ngày), sử dụng thuốc trong 5 ngày.
Sau khi sử dụng 3 phác đồ để điều trị, kiểm tra trạng thái phân để đánh
giá bê nghé đã hết tiêu chảy chưa. Đối với những bê nghé chưa khỏi tiêu
chảy, chúng tôi tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc điện giải
và vitamin C để điều trị.
Đồng thời, xét nghiệm lại phân bê, nghé để đánh giá tác dụng của thuốc
tẩy giun đũa Neoascaris vitulorum.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
2.4.7.2. Điều trị tiêu chảy cho những bê nghé sau đợt điều trị 1 vẫn còn
tiêu chảy.
* Phác đồ 1: sử dụng Hupha-Colistin 3%, thuốc có tác dụng điều trị
tiêu chảy ở gia súc rất tốt.
Thành phần của thuốc: Colistin sulfate 60.000.000 UI.
Dung môi vừa đủ: 100 ml.
Liều lượng: 0,5ml/20kg thể trọng (15mg/kg thể trọng/ngày), tiêm bắp.
Liệu trình: điều trị 3-5 ngày liên tục.
* Phác đồ 2: sử dụng Norfacoli, thuốc có tác dụng đặc trị tiêu chảy rất
tốt đối với gia súc, gia cầm.
Thành phần của thuốc: Norfloxacin HCl 1000 mg.
Dung môi vừa đủ 10 ml.
Liều lượng: 1ml/20kg thể trọng (5mg/kg thể trọng/ngày), tiêm bắp.
Liệu trình: điều trị 3-5 ngày liên tục.
2.4.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
* Các số liệu về tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu lực
tẩy của thuốc được tính bằng công thức sau:
- Tỷ lệ tiêu chảy (%) =
Số bê nghé tiêu chảy
x 100
Số bê nghé kiểm tra
- Tỷ lệ nhiễm (%) = Số bê nghé nhiễm x 100
Số bê nghé kiểm tra
- Cường độ nhiễm (%) = Số bê nghé nhiễm (+), (++), (+++) x 100
Tổng số bê nghé nhiễm
- Tỷ lệ khỏi tiêu chảy (%) = Số bê nghé khỏi tiêu chảy x 100
Số bê nghé điều trị
- Hiệu lực tẩy giun đũa (%) =
Số bê nghé sạch trứng
x 100 Số bê nghé tiêu chảy nhiễm giun
đũa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
* Số liệu về thời gian phát triển, tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris
vitulorum và số trứng giun tìm thấy trên bầu vú và núm vú trâu bò mẹ, được xử
lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000).
- Số trung bình cộng:
X
=
xi (với i = 1n)
n
Trong đó: xi là tổng các giá trị của x
n là dung lượng mẫu
- Độ lệch tiêu chuẩn: với n
1
:30
2
2
n
n
xi
xi
S x
Trong đó:
xS
: độ lệch tiêu chuẩn
xi: giá trị của mẫu
n: dung lượng mẫu
- Sai số của số trung bình: với n
1
:30
n
S
m xx
Trong đó:
xm
: sai số của số trung bình
xS
: độ lệch tiêu chuẩn
n: dung lượng mẫu
- So sánh mức độ sai khác:
1 2
1 2
2 2TN
D
X X
X XD
t
M m m
( mẫu nhỏ và n1= n2)
Trong đó:
1 2,X X
là số trung bình cộng của nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
m m
là sai số của số trung bình cộng nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
S S
là độ lệnh tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2.
n là dung lượng mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Tra bảng phân bố t, so sánh tTN với t để xác định mức độ sai khác giữa
hai số trung bình.
+ Nếu ứng với mức xác suất P > 0,05: hai số trung bình khác nhau
không rõ rệt.
+ Nếu ứng với mức xác suất P < 0,05: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 95%.
+ Nếu ứng với mức xác suất P < 0,01: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 99%.
+ Nếu ứng với mức xác suất P < 0,001: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 99,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG TIÊU
CHẢY Ở BÊ NGHÉ DƢỚI 3 THÁNG TUỔI TẠI TUYÊN QUANG
3.1.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, mang những đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm, trong đó
có 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh - khô hanh, mùa hè - nóng ẩm, mưa nhiều.
Sự biến động về thời tiết, đặc biệt có những đợt gió mùa đông bắc tràn về
kèm theo mưa phùn và rét đậm kéo dài đã làm ảnh hưởng không tốt tới sản
xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi và tình hình dịch
bệnh của đàn gia súc nói riêng. Để đánh giá cụ thể tình hình bê nghé dưới 3
tháng tuổi mắc tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã
kiểm tra 906 bê nghé ở 9 xã, phường. Kết quả về tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các
địa phương được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 cho thấy: trong 906 bê nghé kiểm tra tại 9 xã, phường của 3
huyện, thị, số bê nghé tiêu chảy là 192 con, chiếm tỷ lệ 21,19%. Trong đó, tỷ
lệ bê nghé tiêu chảy cụ thể như sau:
- Ở thị xã Tuyên Quang, kiểm tra 297 bê nghé, có 57 bê nghé tiêu chảy,
chiếm tỷ lệ 19,19%.
- Ở huyện Yên Sơn, kiểm tra 316 bê nghé, có 65 bê nghé tiêu chảy, tỷ
lệ tiêu chảy là 20,57%.
- Ở huyện Hàm Yên, kiểm tra 293 bê nghé, số bê nghé tiêu chảy là 70
con, chiếm tỷ lệ 23,89%.
Như vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy giữa các địa phương có khác nhau. Tỷ
lệ bê, nghé tiêu chảy cao nhất ở huyện Hàm Yên (23,89%), thấp nhất ở thị xã
Tuyên Quang (19,19%).
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương có sự khác
nhau như vậy, theo kết quả điều tra thực tế của chúng tôi là do: nhiều nông hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
chăn nuôi trâu bò ở huyện Hàm Yên còn khó khăn về kinh tế, vì vậy việc chăm
sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò, bê nghé chưa tốt. Điều kiện
chăn nuôi kém làm cho trâu bò, bê nghé gầy yếu, chất lượng và số lượng sữa
không đảm bảo. Từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự chống đỡ bệnh tật của bê
nghé, làm cho bê nghé dễ mắc bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2005) [30] từ năm 1999
đến năm 2004, ở Tuyên Quang, tỷ lệ bê tiêu chảy là 20,67% và nghé là
19,22%, trong đó tỷ lệ chết do tiêu chảy là 7,32% ở bê và 5,79% ở nghé. Như
vậy, người chăn nuôi trâu bò hàng năm đã phải chịu thiệt hại lớn về kinh tế do
hội chứng tiêu chảy ở bê nghé gây ra.
Bảng 3.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở một số địa phƣơng.
STT
Địa phƣơng
(huyện, thị xã)
Số bê nghé
kiểm tra
(con)
Số bê nghé
tiêu chảy
(con)
Tỷ lệ (%)
1 TX Tuyên Quang 297 57 19,19
- Nông Tiến 142 27 19,01
- Ỷ La 95 19 20,00
- Hưng Thành 60 11 18,33
2 Yên Sơn 316 65 20,57
- An Tường 104 18 17,30
- Phú Lâm 97 21 21,64
- Thái Bình 115 26 22,60
3 Hàm Yên 293 70 23,89
- Đức Ninh 120 31 25,83
- Thái Sơn 101 24 23,76
- Thái Hoà 75 15 20,83
Tính chung 906 192 21,19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Qua kết quả điều tra về tỷ lệ tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở
Tuyên Quang, chúng tôi thấy bê nghé bị tiêu chảy khá nhiều. Từ đó chúng tôi
thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi trâu bò sinh sản cần làm
tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ bê nghé tiêu
chảy. Đồng thời, khi bê nghé đã bị tiêu chảy cần phải được điều trị kịp thời và
triệt để, để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này
của bê nghé.
Cũng từ thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi, làm cơ sở để đề xuất
biện pháp phòng trị có hiệu quả nhất, hạn chế thiệt hại do tiêu chảy gây ra.
3.1.2. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi
Để xác định tuổi bê nghé có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy hay
không, chúng tôi đã kiểm tra lâm sàng 906 bê nghé ở 6 lứa tuổi. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi
Tuổi
(ngày tuổi)
Số bê nghé
kiểm tra (con)
Số bê nghé tiêu
chảy (con)
Tỷ lệ (%)
SS - 15 92 17 18,47
16 - 30 212 63 29,71
31 - 45 153 32 20,91
46 - 60 129 26 20,15
61 - 75 135 25 18,51
76 - 90 185 29 15,67
Tính chung 906 192 21,19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 3.2 cho thấy: bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy
biến động từ 15,67% đến 29,71%. Trung bình bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng
tuổi, mắc tiêu chảy là 21,19%.
Trong đó, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy
với tỷ lệ 18,47%. Ở 16-30 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé là 29,71%. Từ 31-
45 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy 20,91%. Ở 46-60 ngày tuổi, tỷ lệ mắc là
20,15%. Ở 61-75 ngày tuổi, bê nghé mắc tiêu chảy là 18,51%. Từ 76-90 ngày
tuổi, tỷ lệ tiêu chảy là 15,67%.
Như vậy, bê nghé mắc tiêu chảy cao nhất là giai đoạn từ 16 - 30 ngày
tuổi 29,71%, tỷ lệ tiêu chảy có chiều hướng giảm dần ở các giai đoạn tuổi tiếp
theo, thấp nhất ở 76 - 90 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ 15,67%.
Từ kết quả bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy, bê nghé dưới 3 tháng tuổi
mắc tiêu chảy giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ tiêu chảy càng giảm và
thấp nhất ở 76-90 ngày tuổi. Theo chúng tôi, do tuổi càng cao các cơ quan, hệ
thống trong cơ thể, đặc biệt hệ thống tiêu hoá được hoàn thiện về mặt cấu tạo,
cũng như chức năng hoạt động, nên thích nghi hơn với điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng và các tác động bất lợi của ngoại cảnh.
Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cao nhất ở lứa tuổi 16-30 ngày tuổi. Đây cũng
là lứa tuổi bê nghé mắc bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum nhiều. Nhiều
tác giả cho biết, bê nghé nhiễm giun đũa phần lớn qua bào thai, do trâu bò mẹ có
thai nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh. Vì vậy, khi bê nghé sinh ra đã có
giun đũa ký sinh và bị phát bệnh rất sớm (sớm nhất là 14 ngày tuổi), tỷ lệ nhiễm
cao nhất và cường độ nhiễm nặng nhất ở 16-30 ngày tuổi (Trịnh Văn Thịnh,
1962 [36], Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999
[13], Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc 2005 [18]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Kết quả về tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn bê nghé 16-30 ngày tuổi
phải chăng có liên quan đến vai trò gây bệnh của giun đũa Neoascaris
vitulorum.
Theo nhận xét của Lê Minh Chí (1995) [5], sự tổn thất ở bê nghé non
chiếm tỷ lệ rất cao (70-80%), trong đó 80-90% là do hậu quả của tiêu chảy
gây ra.
Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi có nhận xét chung rằng:
phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò mẹ và bê nghé ở giai
đoạn 16-30 ngày tuổi, ở giai đoạn này khả năng đáp ứng miễn dịch của bê
nghé với yếu tố bất lợi môi trường, các yếu tố gây bệnh là rất kém, bê nghé rất
dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá và
gây tiêu chảy.
3.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt
Kết quả xác định tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo tính biệt được chúng
tôi trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt
Địa phƣơng
(huyện, thị xã)
Tính biệt
Số bê nghé
kiểm tra (con)
Số bê nghé
tiêu chảy (con)
Tỷ lệ
(%)
TX Tuyên
Quang
- Đực 153 29 18,95
- Cái 144 28 19,44
∑ 297 57 19,19
Yên Sơn
- Đực 154 30 19,48
- Cái 162 35 21,60
∑ 316 65 20,57
Hàm Yên
- Đực 137 36 26,27
- Cái 156 34 21,79
∑ 293 70 23,89
Tính chung - Đực 444 99 21,39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
- Cái 462 93 20,99
∑ 906 192 21,19
Bảng 3.3 cho thấy: kết quả theo dõi được lặp lại 3 lần ở 3 huyện, thị đều
không theo một quy luật nhất định nào: ở Thị xã Tuyên Quang, bê nghé cái tiêu
chảy nhiều hơn bê nghé đực (19,44% và 18,95%), huyện Yên Sơn tỷ lệ bê nghé
cái tiêu chảy là 21,60%, bê nghé đực là 19,48%, song ở huyện Hàm Yên thì bê
nghé đực lại tiêu chảy nhiều hơn bê nghé cái (tỷ lệ là 26,27% và 21,79%).
Tính chung cả 3 huyện, thị tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé đực và cái tương
đương nhau, (bê nghé đực tiêu chảy là 21,39%, bê nghé cái là 20,99%). Như
vậy, tỷ lệ bê nghé đực và cái tiêu chảy có sự khác nhau không rõ ràng.
Chúng tôi cho rằng, tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý có liên quan đến
nhiều yếu tố, có thể do sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi đột
ngột, thức ăn kém phẩm chất, kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây hiện tượng loạn
khuẩn và gây tiêu chảy; đặc biệt là tác động của các loại ký sinh trùng gây
bệnh đường tiêu hoá, trong đó giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò rất
quan tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc318.pdf