Luận văn Một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC HÌNH .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO.6

1.1 Một số khái niệm .6

1.1.1 Quan niệm về nghèo.6

1.1.2 Quan niệm về chuẩn nghèo.8

1.1.3 Khái niệm về giảm nghèo .10

1.2 Nội dung công tác giảm nghèo ở cấp huyện .11

1.2.1 Công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo .11

1.2.2 Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo .11

1.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát.14

1.3 Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo và công tác giảm nghèo .16

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo .16

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo.19

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo và công tác giảm nghèo .21

1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo.21

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo .24

1.5 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trong khu vực và một số huyện của Việt

Nam .25

1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trong khu vực .25

1.5.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số huyện của Việt Nam.27

1.5.3 Bài học kinh nghiệm về công tác giảm nghèo cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng

Sơn.29

1.6 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.30

Kết luận Chương 1.33

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hèo 49 nhất (0-8 triệu đồng), nhưng chỉ chiếm 6% tổng thu nhập các hộ khá giả (thu nhập hơn 16 triệu đồng). Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của nhóm gia đình nghèo nhất vào hỗ trợ từ bên ngoài. Có 75% các gia đình nghèo được hưởng trợ cấp của Nhà nước. Các hộ nghèo không có nguồn thu nhập phụ (từ việc cho thuê bất động sản, hay tiền lãi tiết kiệm). Các hộ này thường nhờ đến sự giúp đỡ của bà con thân thuộc, hàng xóm khi cần thiết. Sự giúp đỡ từ thân quyến chiếm gần 35% các nguồn thu nhập bổ sung của các gia đình nghèo (gia đình có thu nhập dưới 8 triệu), nhưng chỉ chiếm 8% nguồn thu nhập của nhóm gia đình có thu nhập trên 16 triệu. Vì vậy, vai trò của thân quyến và bạn bè được đề cao. Mức độ hỗ trợ nhà nước cho các hộ gia đình là khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ. Bảo hiểm y tế là loại hỗ trợ phổ biến nhất (71% hộ nghèo được hỗ trợ về bảo hiểm y tế). Số tiền hỗ trợ cho sửa chữa nhà là cao nhất trong các khoản hỗ trợ, nhưng chỉ có một số hộ được hưởng. Trong số 24% các hộ được hưởng học bổng, hơn phân nửa khẳng định rằng tiền học bổng không thể trang trải hơn 50% tiền học, và gia đình phải tự chi trả các khoản khác (dụng cụ học tập, đồng phục, v.v). Số liệu chi tiết về các khoản hỗ trợ trong 3 lĩnh vực chủ chốt (nhà ở, y tế, giáo dục) được thể hiện rõ trong bảng dưới đây: Bảng 2.5: Tỷ lệ các gia đình được hưởng hỗ trợ của nhà nước theo thu nhập năm 2018 Đơ tính: % Nhóm thu nhập Bảo hiểm y tế Học bổng Hỗ trợ nhà ở 0-8 triệu đồng 75 26 5 8-12 triệu đồng 66 28 15 12-16 triệu đồng 60 20 4 Trên 16 triệu đồng 58 9 0 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Bảng 2.5 cho thấy 25% các hộ nghèo nhất (0-8 triệu đồng/người/năm) không được hưởng bảo hiểm y tế, và chỉ có 26% các gia đình có thu nhập dưới ngưỡng nghèo được hưởng học bổng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho biết tất cả các hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm đều được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. 50 Nguyên nhân là do người được hỏi hiểu sai câu hỏi hoặc không biết gia đình mình có được bảo hiểm y tế hay không, nên đã trả lời không, người được hỏi thường có xu hướng khai thu nhập của mình thấp hơn thực tế. - V vi c làm: Kết quả tổng hợp cho thấy, có việc làm ổn định là một trong những điều kiện để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ, nhưng phần lớn các hộ được khảo sát đều không có việc làm ổn định. Các dữ liệu sau đây cho thấy rõ hơn hoàn cảnh của các hộ nghèo và vấn đề việc làm. Đơ tính: % Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ của khu vực phi chính thức năm 2018 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H u Lũ Lự ộ ĩ ự ộng phi chính th c: Trong số các đối tượng được khảo sát, có 71% trong độ tuổi lao động chính thức (từ 15 đến 59 tuổi). Nguyên nhân là do trên thực tế, có lao động trẻ em và lao động lớn tuổi. 75% số người được khảo sát làm việc trong khu vực phi chính thức, 9% số người được khảo sát hiện đang thất nghiệp. 65% việc làm của những người được khảo sát không đòi hỏi kĩ năng nào cả. Các công việc không đòi hỏi có tay nghề thực tế không có khả năng thăng tiến, đồng nghĩa với việc đây là lực lượng lao động tay nghề thấp. 51 Đơ tính: % Hình 2.4: Biểu đồ những khó khăn trong việc tiếp cận việc làm năm 2018 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Tổng hợp kết quả cho thấy, có 40% chủ hộ được hỏi cho biết không gặp khó khăn gì. Đối với một số người, điều này có nghĩa là họ không thật sự nhận thức được tính bấp bênh trong công việc của mình. Đây là tín hiệu cho thấy họ phụ thuộc vào các trợ cấp xã hội. Nguyên nhân vẫn có nhiều người nhận thức được những nguyên nhân ngăn cản họ có một công việc tốt hơn (như trình độ học vấn thấp, trình độ chuyên môn không cao, thiếu vốn). Việc xác định được nguyên nhân cho thấy các hộ này có thể thay đổi tình hình của mình trong tương lai. - Tiếp c n giáo d ạo ngh : cho thấy học vấn và trình độ chuyên môn là yếu tố then chốt để có việc làm ổn định. Đơ tính: % Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các chủ thể được khảo sát (lớn hơn 10 tuổi) năm 2018 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ 52 Nhìn tổng thể nhóm dân cư trong độ tuổi đi học (lớn hơn 10 tuổi) có đến 12% người mù chữ, và 79% không học đến trung học phổ thông (THPT). Hơn nữa, giữa các nhóm tuổi khác nhau của dân số, ta thấy được tỷ lệ mù chữ ở nhóm tuổi trên 60 là 42%, và ở nhóm tuổi 20-30 là 5%. Điều này cho thấy đã có sự phát triển tích cực. Tương tự, 22% người trẻ (từ 20 - 30 tuổi) tốt nghiệp tú tài, điều đó giúp họ bước vào đời dễ hơn, và có thể có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, 63% những người được khảo sát trong độ tuổi từ 20 đến 30 chưa học đến cấp 3. Do đó, họ có thể sẽ khó khăn khi muốn tìm được một công việc ổn định và lâu dài. Học vấn thấp là một trong những nguyên nhân làm cho vòng nghèo khó lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiềm ẩn nguy cơ vướng vào các tệ nạn xã hội. Bảng 2.6: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập của các chủ hộ năm 2018 Đơ tính: % Nhóm thu nhập Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/Đại học trở lên 0-8 triệu 36 34 12 18 0 8-12 triệu 26 44 26 4 0 12-16 triệu 15 38 23 7 15 >16 triệu 12 50 13 25 0 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Khi xét mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức thu nhập của người dân, ta nhận thấy rằng hộ nghèo có trình độ học vấn thấp hơn hộ có thu nhập trên ngưỡng nghèo. Thật vậy, 70% các chủ hộ nghèo chưa học đến cấp 2, trong khi 58% các chủ hộ có thu nhập trên ngưỡng nghèo học đến cấp 2. Chủ hộ thu nhập trên ngưỡng nghèo đa phần học đến cấp 3 (lớp 10). Vậy, có thể thấy trình độ học vấn càng thấp, thì nguy cơ rơi vào cảnh nghèo càng cao Bản chất các vấn đề liên quan đến giáo dục: 71% các hộ được phỏng vấn cho biết gặp khó khăn khi cho con đi học. Khó khăn lớn nhất là chi phí cho học hành, kế đến là có nhiều thành viên trong gia đình đang ở độ tuổi đi học. 5% các hộ cho rằng việc nhà 53 quá xa trường là một khó khăn khi cho con đi học. Các vấn đề khác liên quan đến điều kiện sống bấp bênh (như thu nhập thấp, khó khăn đi lại, thiếu không gian để học ở nhà) - D ch v y tế và tiếp c ă c khỏe: Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chiếm vị trí thứ hai trong các khoản chi tiêu bất thường hàng năm (17%). Đây cũng là một yếu tố làm cho các hộ nghèo khó thoát nghèo. Việc nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ nghèo là để giải quyết vấn đề này. Đơ tính: % Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ người được hưởng bảo hiểm y tế năm 2018 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Theo kết quả khảo sát, 32% số người trong mẫu khảo sát không có bảo hiểm y tế. Con số này có lẽ cũng chưa phản ánh hết tình hình vì 15% số người được khảo sát đã không trả lời câu hỏi này. Nếu chỉ tính chủ hộ, 74% trong số họ có bảo hiểm y tế. Sự khác biệt này có thể là do chủ hộ được các cơ quan có thẩm quyền biết đến nhiều hơn (được tiếp cận các khoản hỗ trợ của nhà nước dễ dàng hơn) và vì có tuổi nên họ quan tâm hơn đến bảo hiểm y tế. 2.2.3 Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng 2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan Điều kiện kinh tế - xã hội của các xã trong địa bàn huyện không đồng đều, nhiều xã 54 còn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm ý tế, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều. Nhận thức của người nghèo ở một số nơi chưa có sự thay đổi, tư duy, kỹ năng phát triển kinh tế gia đình còn yếu mang nặng tính tự cung, tự cấp, kiến thức làm ăn còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ gia đình tuy không thuộc diện nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn thấp (cận với chuẩn nghèo) hầu hết là hộ thuần nông, sản xuất phụ thuộc nhiều yếu tố thời tiết nên thu nhập không ổn định. Nông dân sản xuất nông sản đầu ra chưa ổn định. Có những hộ bị ảnh hưởng do thiên tai gây nên thiệt hại về tài sản, có hộ ốm đau phát sinh, mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày khó khăn về kinh tế nên rơi vào hộ nghèo. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các huyện nghèo trong tỉnh, tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết như chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trên địa bàn, mức hỗ trợ còn nhỏ lẻ, hình thức hỗ trợ chưa phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của người nghèo, do đó mặc dù nhận được sự hỗ trợ nhưng người nghèo vẫn không thể thoát nghèo hoặc nhanh chóng rơi vào tái nghèo. 2.2.3.2 q - Do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ: Gia đình đông con ít lao động: Một thực trang hiện nay trên địa bàn huyện Hữu Lũng là một số không ít hộ gia đình nghèo do đông con nhưng ít có lao động, hoặc có lao động nhưng không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập không đảm bảo (chiếm khoảng 7% trong tổng số hộ nghèo), việc hỗ trợ thoát nghèo cho các hộ gia đình này cực kỳ khó khăn. - Do thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có kế hoạch: Một số hộ nghèo không định hướng được nghề nghiệp, mặc dù được hỗ trợ vay vốn và tập huấn nghề nghiệp nhưng do kinh doanh làm ăn không có kế hoạch nên khó thoát nghèo (nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao nhất). 55 - Do trình độ học vấn tay nghề thấp hoặc không có kinh nghiệm làm ăn: Một bộ phận hộ nghèo do trình độ học vấn thấp, việc tiếp thu trình độ kỹ thuật bị hạn chế nên thiếu kinh nghiệm làm ăn, trong khi đó việc đào tạo nghề vẫn còn bất cập, nhiều ngành nghề học xong không được tiếp nhận. Việc lựa chọn nghề của người lao động thiếu định hướng nên có lúc có nơi người đăng ký học nghề để lấp thời gian chưa có việc làm đã xảy ra tình trạng bỏ học giữa chừng, thậm chí có những người không chịu học nghề mà chỉ muốn lao động phổ thông sáng làm chiều có tiền ngay, thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu để vươn lên. - Do trình độ nghề lao động phổ thông, việc làm thiếu và không ổn định Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, chủ yếu là lao động phổ thông đi xe thồ, thợ nề, gia công, làm thuê và buôn bán nhỏ thu nhập không ổn định, mức thu nhập thấp chỉ đáp ứng chi tiêu tối thiểu gia đình hằng ngày, không có tiết kiệm, tích lũy vốn, không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Trình độ học vấn thấp nên khó tiếp thu các kỹ thuật mới, ảnh hưởng đến các quyết định chi phối trong gia đình. Điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng thế hệ tương lai, sẽ làm cho việc thoát nghèo qua giáo dục, đào tạo trở nên khó khăn hơn. - Do thiếu đất canh tác và do nhận thức của người dân Một bộ phận người dân chuyển biến về tư tưởng còn chậm, sự ỷ lại trông chờ vào bao cấp có xu hướng gia tăng, chưa phát huy hết nội lực trong nhân dân và thế mạnh của địa phương. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại các xã của huyện cho thấy, đói nghèo tại Hữu Lũng có rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của các hộ tại huyện Hữu Lũng được thế hiện qua Bảng 2.7. 56 Bảng 2.7: Các nguyên nhân nghèo tại huyện Hữu Lũng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) I Khu vực thành thị 31 24 77,42 4 12,90 3 9,68 1 1,29 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4 12,90 0 0,00 0 0,00 2 15,50 1 Thị trấn 31 24 77,42 4 12,90 3 9,68 1 3,23 0,00 0,00 0 0,00 4 12,90 0,00 0 0,00 2 6,45 II Khu vực nông thôn 2396 1.650 68,86 358 14,94 389 16,24 191 7,97 180 7,51 301 12,56 173 7,22 188 7,85 10 79,60 41 1,71 23 0,96 2 Sơn Hà 16 4 25,00 0 0,00 0 0,00 1 6,25 0,00 0,00 3 18,75 4 25,00 0,00 0,00 4 25,00 3 Đồng Tân 40 17 42,50 9 22,50 5 12,50 0,00 5 12,50 5 12,50 0 0,00 7 17,50 0,00 1 2,50 0,00 4 Cai Kinh 27 20 74,07 9 33,33 0,00 0,00 0,00 5 18,52 4 14,81 2 7,41 0,00 0,00 0,00 5 Hòa Lạc 35 19 54,29 1 2,86 1 2,86 1 2,86 0,00 0,00 3 8,57 5 14,29 0,00 0,00 0,00 6 Hòa Sơn 158 109 68,99 11 6,96 37 23,42 11 6,96 0,00 12 7,59 11 6,96 3 1,90 1 0,63 18 11,39 0,00 7 Tân Thành 97 83 85,57 13 13,40 11 11,34 17 17,53 75 77,32 36 37,11 13 13,40 22 22,68 0,00 11 11,34 5 5,15 8 Hòa Thắng 120 42 35,00 17 14,17 3 2,50 37 30,83 13 10,83 12 10,00 17 14,17 9 7,50 0,00 0,00 1 0,83 9 Minh Hòa 23 7 30,43 7 30,43 1 4,35 13 56,52 0,00 4 17,39 6 26,09 6 26,09 0,00 0,00 0,00 10 Hồ Sơn 26 14 53,85 1 3,85 4 15,38 3 11,54 0,00 2 7,69 5 19,23 9 34,62 1 3,85 0,00 0,00 11 Minh Sơn 37 24 64,86 2 5,41 9 24,32 9 24,32 0,00 4 10,81 3 8,11 2 5,41 0,00 0,00 0,00 12 Nhật Tiến 28 15 53,57 7 25,00 7 25,00 5 17,86 1 3,57 3 10,71 6 21,43 9 32,14 1 3,57 1 3,57 2 7,14 13 Minh Tiến 24 13 54,17 0 0,00 0,00 4 16,67 1 4,17 1 4,17 0 0,00 4 16,67 0,00 0,00 0,00 14 Đô Lương 100 61 61,00 23 23,00 8 8,00 7 7,00 4 4,00 5 5,00 5 5,00 6 6,00 1 1,00 2 2,00 0,00 15 Vân Nham 27 9 33,33 4 14,81 5 18,52 2 7,41 1 3,70 2 7,41 4 14,81 6 22,22 0,00 0,00 1 3,70 16 Đồng Tiến 100 61 61,00 11 11,00 7 7,00 8 8,00 0,00 6 6,00 4 4,00 5 5,00 0,00 0,00 1 1,00 17 Thanh Sơn 104 52 50,00 5 4,81 14 13,46 7 6,73 1 0,96 7 6,73 11 10,58 3 2,88 0,00 0,00 0,00 18 Tân Lập 177 151 85,31 1 0,56 0,00 6 3,39 0,00 0,00 0 0,00 5 2,82 0,00 0,00 0,00 19 Thiện Kỵ 200 85 42,50 20 10,00 13 6,50 5 2,50 0,00 27 13,50 7 3,50 6 3,00 0,00 2 1,00 1 0,50 20 Yên Bình 310 185 59,68 37 11,94 52 16,77 4 1,29 2 0,65 31 10,00 27 8,71 32 10,32 4 1,29 5 1,61 1 0,32 21 Hòa Bình 55 52 94,55 31 56,36 57 103,64 2 3,64 32 58,18 0,00 6 10,91 2 3,64 0,00 0,00 0,00 22 Quyết Thắng 264 197 74,62 12 4,55 9 3,41 6 2,27 17 6,44 7 2,65 16 6,06 15 5,68 0,00 0,00 5 1,89 23 Yên Vượng 50 53 106,00 19 38,00 32 64,00 17 34,00 21 42,00 9 18,00 12 24,00 13 26,00 0,00 0,00 0,00 24 Yên Thịnh 156 127 81,41 31 19,87 23 14,74 13 8,33 1 0,64 4 2,56 3 1,92 5 3,21 1 0,64 0,00 1 0,64 25 Yên Sơn 93 97 104,30 14 15,05 20 21,51 11 11,83 6 6,45 7 7,53 7 7,53 8 8,60 1 1,08 1 1,08 1 1,08 26 Hữu Liên 129 153 118,60 73 56,59 71 55,04 2 1,55 0,00 112 86,82 0 2,00 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng cộng 2.427 1.674 68,97 362 14,9 392 192 7,91 180 7,42 301 12,40 173 7,13 192 7,91 10 0,41 41 1,69 25 1,03 Nguyên nhân khác Ốm đau nặng Mắc tệ nạn xã hội Chây lười lao động Có lao động nhưng k có việc làm Không biết cách làm ăn Thiếu phương tiện sản xuât Thiếu lao động Thiếu đất canh tác Tổng số hộ nghèo Hộ nghèo do các nguyên nhân STT Xã/thị trấn Thiếu vốn SX Đông người ăn theo ( Uỷ b H Lũ ) Theo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện Hữu Lũng cho thấy, phần lớn các hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong tổng số 2427 hộ nghèo của huyện có tới 1674 hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất (chiếm 68,97%), các hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất cũng chiếm tới 16,15%, số hộ đông người ăn theo chiếm 7,13 %, số hộ lười có 41 hộ chiếm 1,71%. Đây là một thực tế mà Hữu Lũng cần tập trung quan tâm giải quyết, ngoài việc cần huy động nguồn vốn đáp ứng thiết thực nhu cầu sản xuất của các hộ dân, Hữu Lũng cũng cần nghiên cứu và có biện pháp hữu hiệu giảm tỷ lệ tăng dân số. Ngoài hai nguyên nhân 57 chủ yếu trên thì các nguyên nhân khác không đáng kể, chỉ có một nguyên nhân nữa cũng đáng quan tâm là nguyên nhân nghèo do thiếu đất canh tác (14,9%). Vì vậy, ngoài các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh huyện cũng nên chuẩn bị một nguồn vốn và những cơ chế nhất định để trợ cấp thường xuyên cho số hộ này. Theo Bảng 2.7 chúng ta thấy, hai xã có nhiều hộ nghèo nhất là Yên Bình và Quyết Thắng. 2.3 Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 2.3.1 Công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo - Tổ ch c bộ máy thực hi ncác chính sách giảm nghèo: Công tác giảm nghèo là một chủ trương, giải pháp lớn bao gồm nhiều hợp phần giải pháp khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần giải pháp lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy, để tổ chức quản lý cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa phương. Sự tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất nhằm khai thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các ngành vào quá trình thực hiện giải pháp. Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở nước ta nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng đang được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính. Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng được thể hiện ở Hình 2.7: 58 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng được thành lập tại Quyết định số 109/QĐ- UBND ngày 30/5/2014 của UBND huyện Hữu Lũng và được kiện toàn tại Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 02/4/2017. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện. Ban chỉ đạo gồm có 18 thành viên, trong đó, Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện, 2 Phó ban là Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó ban thường trực; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện - Phó ban, còn các ủy viên là các cán bộ chuyên môn của huyện như: Cán bộ văn phòng thống kê; Cán bộ kế toán ngân sách; Cán bộ Văn hoá thông tin; Trưởng trạm y tế; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Bí thư Đoàn Thanh niên; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và tổ trưởng 6 Tổ dân phố. Các thành viên Ban chỉ đạo đã TRƯỞNG BAN Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng (kiêm nhiệm) Phó Trưởng Ban (kiêm nhiệm) Cán bộ phụ trách hoạt động XĐGN Phó Trưởng Ban (kiêm nhiệm) Các ủy viên 59 có sự phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Bảng 2.8: Nhân lực tham gia Ban chỉ đạo giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018 Đơ í : ời Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 ± % ± % 1. Tổng số cán bộ công chức toàn Huyện Hữu Lũng 38 39 41 1 2,6 2 5,1 2. Cán bộ làm công tác giảm nghèo 16 17 18 1 6,3 1 5,9 3. Tỷ lệ cán bộ công chức/cán bộ làm công tác giảm nghèo 42,1 43,6 43,9 1,5 3,5 0,3 0,7 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Các quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo nhanh và bền vững được phê duyệt; đồng thời chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, các tổ quản lý, thực hiện các nội dung của Nghị quyết một cách phù hợp. Mỗi tổ đều có một cán bộ chuyên trách làm công tác trợ giúp người nghèo. Từ đó từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng. Có thể thấy công tác phân công phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng mặc dù đã có sự phân công, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhưng vẫn chưa có được sự nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất dẫn đến thiếu liên kết giữa các tổ với huyện và ngược lại làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải pháp mà không phát huy hết thế mạnh cũng như các điều kiện, khả năng của các cơ quan phối hợp vào quá trình thực hiện. Mặc dù đã hình thành mối quan hệ hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc trong quá trình thực hiện nhưng chưa thực sự thiết lập và thực hiện mối quan hệ hợp tác trong thực hiện các chính sách giảm nghèo giữa cấp trên với cấp dưới, giữa chính quyền với 60 các tổ chức đoàn thể ở địa phương với nhau do đó chưa tạo ra cơ chế lồng ghép, tận dụng tiềm năng thế mạnh giữa các cấp chính quyền với các tổ chức đoàn thể nhân dân ở địa phương để tạo ra chuỗi gắn kết giữa chức năng, nhiệu vụ và trách nhiệm của các bên trong thực hiện giảm nghèo như tiêu chí khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện giải pháp. Giữa các cấp, các ngành về phương diện tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo có sự phân cấp và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể nhằm phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia, giám sát thực hiện giải pháp, phân công các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp giúp đỡ các xã nghèo với các nội dung thiết thực, nhất là nhiệm vụ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo. Việc tổ chức thực hiện giải pháp đã được lập kế hoạch tổ chức thực hiện từ cấp xã đến cấp tỉnh theo một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc nhà nước, cộng đồng và người nghèo cùng tham gia thực hiện do đó đã tạo dựng được nhiều mô hình tốt, cách làm sáng tạo. Như chúng ta đã biết, Huyện giữ vai trò xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện mục tiêu, chính sách của địa phương. Các hợp phần, dự án giảm nghèo được xây dựng từ cấp huyện đã thu hút được sự tham gia của nhân dân trong việc huy động nguồn lực tại chỗ đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động giảm nghèo, nhân dân tích cực tham gia thực hiện và giám sát hoạt động giảm nghèo. Việc phối hợp và lồng ghép các chương trình, giải pháp có liên quan trong từng lĩnh vực cụ thể đã được triển khai. Công tác đào tạo, xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo cũng đã được quan tâm thực hiện bước đầu có kết quả. Như vậy, có thể thấy công tác phân công phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mặc dù đã có sự phân công, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhưng vẫn chưa có được sự nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất dẫn đến thiếu liên kết giữa các đơn vị làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải pháp mà không phát huy hết thế mạng cũng như các điều kiện, khả năng của các cơ quan phối hợp vào quá trình thực hiện. - Công tác x ự ế ạ : Để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, huyện Hữu Lũng đã chủ 61 động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình. Các kế hoạch hành động cụ thể được thể hiện dựa trên 160 văn bản, trong đó có 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 27 văn bản phê duyệt các đề án, giải pháp; 26 văn bản liên tịch giữa các Bộ. Ngoài ra trên cơ sở tình hình thực tế, huyện Hữu Lũng đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mình. Để thực hiện các văn bản các chính sách giảm nghèo của các cơ quan nhà nước cấp trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Hữu Lũng đã ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018 thể hiện ở Bảng 2.9. Bảng 2.9: Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018 Đơ tính: S ă bản Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 ± % ± % 1. Văn bản chỉ đạo 5 6 8 1 20,0 2 33,3 : - Chính phủ quy định chi tiết về XĐGN 4 5 6 1 25,0 1 20,0 - Ủy ban nhân dân TP chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện 1 1 2 0 0,0 1 100,0 2. Nghị quyết chuyên đề 3 3 4 0 0,0 1 33,3 3. Kế hoạch thực hiện 5 8 10 3 60,0 2 25,0 Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ Qua 3 năm 2016-2018, huyện Hữu Lũng đã ban hành 19 văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Đi sâu phân tích kết quả này cho thấy, trước khi đưa giải pháp vào cuộc sống, hàng năm UBND huyện đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện được giao 62 cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện. Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I hàng năm trên cơ sở báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Kế hoạch đó sẽ được UBND huyện phê duyệt và ban hành. Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Hữu Lũng đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều giải pháp đầu tư cho công tác giảm nghèo. Tập trung chỉ đạo công tác giảm nghèo trên địa bàn trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực từ các Chương trình hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn khác để từng bước khắc phục những khó khăn, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí (giáo dục, dạy nghề, nâng cao mặt bằng dân trí; tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đào tạo cán bộ tại chỗ...). Đặc biệt là hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo còn được gửi đến các tổ chức chính trị - xã hội để phối hợp thực hiện. Các tổ chức đoàn thể xã hội sau khi nhận được kế hoạch cũng phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơ quan, tổ chức mình. Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_giam_ngheo_tren_dia_ban_huyen_huu.pdf
Tài liệu liên quan