Trang Phụ bìa
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình vẽ, danh mục các biểu bảng
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN 5
1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU NSNN 5
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 7
1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước 9
1.1.4 Cơ cấu NSNN và vai trò của NSNN. 11
1.2 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16
1.2.1 Khái niệm quản lý NSNN 16
1.2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN 18
1.2.3 Quan hệ giữa các cấp NS được thực hiện theo nguyên tắc 19
1.2.4 Nội dung thu, chi NSNN 19
1.2.4.1 Nội dung thu NSNN 19
1.2.4.2 Nội dung chi ngân sách 22
1.2.5 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 25
1.3 MỤC TIÊU QUẢN LÝ NSNN 28
1.4 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VỀ QUẢN LÝ NSNN 30
1.4.1 Lập dự toán NSNN 31
1.4.2 Chấp hành dự toán NSNN 33
1.4.3 Quyết toán ngân sách nhà nước 34
118 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nam trực - Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn cứ vào chủ
chương của Ban Thường vụ huyện ủy về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và
dự toán thu ngân sách của các đơn vị và UBND các xã, thị trấn. Phòng Tài
chính kế hoạch huyện phối hợp với Chi Cục thuế xây dựng dự toán thu ngân
sách chi tiết các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện báo cáo UBND huyện
duyệt.
Kết quả giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Nam
trực giai đoạn 2008-2012 như sau:
Bảng 2.1: Dự toán thu ngân sách huyện Nam Trực qua các năm 2008-2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản thu
Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dự toán % so
2008
Dự toán % so
2009
Dự toán % so
2010
Dự toán % so
2011
Tổng thu 128.772 162.090 125,9% 173.276 106,9% 238.134 137,4% 280.340 117,7%
A- Các khoản thu
cân đối NSNN
38.309 57.540 150,2% 52.105 90,6% 62.990 120,9% 77.395 122,9%
1. Thu từ SX kinh
doanh trên địa bàn
18.309 22.540 123,1% 26.055 115,6% 31.490 120,9% 39.395 125,1%
2. Thu cấp quyền
sử dụng đất
20.000 35.000 175% 26.050 74,4% 31.500 120,9% 38.000 120,6%
B. Thu bổ sung
cân đối NS
90.463 104.550 115,6% 121.171 115,9% 175.144 144,5% 202.945 115,9%
( Trích nguồn [ 9 ] : Phòng Tài chính - KH Huyện Nam Trực])
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy dự toán thu ngân sách, tăng thu ổn định đều
qua các năm thu từ sản xuất kinh doanh trong nước và thu bổ sung cân đối
ngân sách hàng năm cho Huyện Nam trực. Dự toán thu cấp quyền sử dụng
đất, đây là khoản thu không thường xuyên, dự toán hàng năm tăng giảm
không ổn định, phụ thuộc vào tình hình thực tế khách quan tại các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện, Cụ thể:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 50
Tổng thu ngân sách huyện dự toán năm 2009 là 162.090 triệu đồng, tăng
25,9% so với dự toán năm 2008, dự toán năm 2010 là 173.276 triệu đồng,
tăng 6,9% so với dự toán năm 2009, dự toán năm 2011 là 238.134 triệu đồng,
tăng 37,4% so với dự toán năm 2010, dự toán năm 2012 là 280.340 triệu
đồng, tăng 17,7% so với dự toán năm 2011, trong đó:
+ Thu từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn dự toán năm 2008 là
18.309 triệu đồng, năm 2009 là 22.540 triệu đồng, tăng 23,1% so với năm
2008, năm 2010 là 26.055 triệu đồng, tăng 15,6% so với năm 2009, 2011 là
31.490 triệu đồng, tăng 20,9% so với năm 2010, 2012 là 39.395 triệu đồng,
tăng 25,1% so với năm 2011.
+ Thu bổ sung cân đối ngân sách dự toán năm 2008 là 90.463 triệu
đồng và đến năm 2012 là 202.945 triệu đồng, tăng 15,9% so với năm 2011.
- Lập dự toán chi ngân sách: Căn cứ vào chế độ, chi tiêu, định mức quy
định, việc lập dự toán chi NSNN do UBND huyện trực tiếp chỉ đạo nhằm mục
đích đảm bảo cân đối thu, chi đúng kế hoạch và công khai ngân sách.
Nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm, để dành đầu tư cho sự nghiệp phát triển
kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc lập dự toán chi ngân sách được
UBND huyện thực hiện điều hành như sau:
Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài chính, sự chỉ đạo của UBND huyện.
Phòng Tài chính KH huyện hướng dẫn các đơn vị, UBND các xã, thị trấn lập
dự toán thuộc cấp mình quản lý. Các đơn vị, cơ quan, UBND các xã, thị trấn
lập chi tiết theo đúng nội dung, mục lục ngân sách, yêu cầu phải lập công khai
rõ ràng, minh bạch. Đối với chi thường xuyên cần căn cứ vào định mức và
từng nhiệm vụ chi lập sát, đúng, đủ, chống lãng phí. Đối với chi đầu tư
XDCB cần lập theo từng dự án công trình để đầu tư trọng điểm có hiệu quả.
Sau khi lập dự toán chi ngân sách, các đơn vị dự toán, UBND các xã, thị
trấn gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp, trình UBND huyện
duyệt, đồng thời gửi dự toán chi ngân sách huyện về Sở Tài chính xem xét
trình UBND tỉnh quyết định.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 51
- Quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện:
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm UBND tỉnh giao
cho UBND huyện Nam Trực và hướng dẫn của Sở Tài chính, căn cứ vào chủ
chương của Ban Thường vụ huyện ủy về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và
dự toán chi ngân sách của các đơn vị và UBND các xã, thị trấn.
Căn cứ vào tình hình thực tế, các nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong
năm kế hoạch. Phòng Tài chính kế hoạch huyện xây dựng phương án phân bổ
chi ngân sách huyện báo cáo UBND huyện xem xét, trình Ban Thường vụ
huyện ủy, Ban chấp hành huyện ủy quyết định.
Sau khi được UBND huyện giao dự toán chi ngân sách, các đơn vị dự
toán cấp I tiến hành phân bổ giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo qui
định, đồng thời gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch thẩm định, sau đó gửi kho bạc
nhà nước nơi giao dịch để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt.
Kết quả giao dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2008-2012 như sau:
Bảng 2.2: Dự toán chi ngân sách huyện Nam Trực giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản chi
Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dự
toán
% so
2008
Dự
toán
% so
2009
Dự
toán
% so
2010
Dự
toán
% so
2011
Tổng chi 110.604 131.344 118,8 146.360 111,4 207.017 141,4 249.660 120,6
A- Các số chi cân
đối NS địa phương
93.338 108.727 116,5 117.725 108,3 161.643 137,3 192.319 119
I. Chi đầu tư PT 7.470 10.500 140,6 5.471 52,1 6.300 115,2 7.600 120,6
II. Chi thường
xuyên
85.868 98.227 114,4 112.254 114,3 155.343 138,4 184.719 118,9
B. Chi bổ sung cân
đối ngân sách xã
17.150 22.617 131,9 28.635 126,6 45.374 158, 57.341 126,4
( Trích nguồn[ 10 ]: Số liệu Phòng Tài chính - KH Huyện Nam Trực])
Dự toán chi ngân sách huyện gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên, trên cơ sở nguồn thu cân đối ngân sách huyện và bổ sung từ ngân sách
cấp trên, dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2008-2012 đã được phân bổ
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 52
đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh,
quốc phòng. Chi thường xuyên đối với các đơn vị được giao quyền tự chủ
kinh phí bằng hình thức thông báo số dự toán và lệnh chi tiền, ghi thu, ghi chi
ngân sách. Công tác lập dự toán ngân sách huyện trong những năm qua đảm
bảo đúng qui trình, qui định của luật ngân sách nhà nước, qui định của UBND
tỉnh, UBND huyện.
Dựa vào bảng 2 ta thấy dự toán tổng chi ngân sách, hầu hết dự toán tăng
ổn định đều qua các năm, riêng chi đầu tư và phát triển dự toán chi không ổn
định do phụ thuộc vào nguồn cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu đóng
góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cụ thể:
Tổng chi ngân sách huyện dự toán năm 2009 là 131.344 triệu đồng, tăng
18,8% so với dự toán năm 2008, dự toán năm 2010 là 146.360 triệu đồng,
tăng 11,4% so với dự toán năm 2009, dự toán năm 2011 là 207.017 triệu
đồng, tăng 41,4% so với dự toán năm 2010, dự toán năm 2012 là 249.660
triệu đồng, tăng 20,6% so với dự toán năm 2011, trong đó:
+ Dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2009 là 108.727 triệu
đồng, tăng 16,5% so với dự toán năm 2008, dự toán năm 2010 là 117.725
triệu đồng, tăng 8,3% so với dự toán năm 2009, dự toán năm 2011 là 161.643
triệu đồng, tăng 37,3% so với dự toán năm 2010, dự toán năm 2012 là
192.319 triệu đồng, tăng 19% so với dự toán năm 2011.
+ Dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách xã, tăng đều qua các năm, dự
toán năm 2009 là 22.617 triệu đồng, tăng31,9% so với năm 2008, dự toán
năm 2010 là 28.635 triệu đồng, tăng 26,6% so với dự toán năm 2009, dự toán
năm 2011 là 45.374 triệu đồng, tăng 58,5% so với dự toán năm 2010, dự toán
năm 2012 là 57.341 triệu đồng, tăng 26,4% so với dự toán năm 2011
b) Chấp hành ngân sách nhà nước.
Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch ngân sách, UBND
huyện căn cứ khả năng ngân sách , xây dựng dự toán theo tháng, quý, năm và
chỉ đạo tổ chức điều hành ngân sách theo dự toán. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 53
năm được giao và dự kiến nguồn thu phát sinh trong quý, huyện chỉ đạo công
tác lập dự toán thu theo quý với Chi cục thuế .
Căn cứ vào dự toán được giao về thu chi NSNN cấp huyện, UBND
huyện trực tiếp chỉ đạo các cơ quan tham mưu gúp việc (Chi cục thuế, Phòng
Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, các đơn vị liên quan, UBND các xã
, thị trấn ) tổ chức chỉ đạo tìm các biện pháp thực hiện thu đảm bảo đúng tiến
độ, thời gian theo dự toán được giao. Giám sát nhiệm vụ chi đảm bảo đúng dự
toán được duyệt, đúng chế độ, định mức tiêu chuẩn do nhà nước qui định.
Các cơ quan có nhiệm vụ thu ngân sách chịu trách nhiệm xây dựng dự
toán thu theo quí, năm, quản lý đôn đốc và trực tiếp tập trung các khoản thu
NSNN theo qui định và nộp KBNN đầy đủ, kịp thời.
Cơ quan KBNN thu toàn bộ các khoản thu NSNN, hạch toán thu và phân
chia tỷ lệ phần trăm cho các cấp ngân sách theo qui định của UBND tỉnh Nam
Định. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ kê khai và nộp đầy đủ
đúng chế độ các khoản thu cho NSNN.
Phòng Tài chính - Kế hoạch Là cơ quan chuyên môn được UBND huyện
giao nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo dự toán ngân sách. Căn cứ vào nguồn thu,
nhiệm vụ chi lập dự toán theo quý, đồng thời nêu rõ các biện pháp thực hiện
và kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp có sự
biến động thu, chi, Phòng Tài chính- Kế hoạch trình UBND huyện điều chỉnh
dự toán năm.
c) Quyết toán ngân sách nhà nước
Quyết toán là quá trình tổng kết thực hiện dự toán, nhằm đánh giá kết quả
hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh
nghiệm trong việc quản lý ngân sách các năm tiếp theo.
Việc thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ kế toán của
Nhà nước, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách xã
và theo Luật NSNN.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 54
Về quá trình lập quyết toán ngân sách: Các đơn vị dự toán cơ sở lập
quyết toán của đơn vị gửi lên đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị dự toán cấp I
xét duyệt quyết toán của đơn vị trực thuộc, đồng thời tổng hợp quyết toán của
đơn vị mình, ngành mình gửi Phòng Tài chính kế hoạch huyện. Phòng Tài
chính kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu chi
ngân sách cấp dưới và tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương trình
UBND huyện phê duyệt, sau khi UBND huyện duyệt quyết toán NSNN trên
địa bàn huyện, UBND huyện gửi báo cáo quyết toán về Sở Tài chính theo qui
định của Luật ngân sách.
Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, cơ quan tài
chính yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng. Đồng thời xử
lý, hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật. Trường hợp quyết
toán ngân sách địa phương có sai sót, cơ quan tài chính cấp trên có quyền yêu
cầu UBND trình HĐND điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề
nghị xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật. Cơ quan kiểm toán nhà nước
thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết
toán NSNN các cấp, cơ quan đơn vị có liên quan theo qui định của pháp luật.
d) Công tác thanh tra, kiểm tra:
Mục đích của thanh tra, kiểm soát nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ
lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân.
Phòng tài chính kế hoạch thường xuyên phối hợp với Chi cục thuế,
KBNN huyện rà soát, đối chiếu tất cả các khoản thu, các khoản chi NSNN từ
ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12, bảo đảm các khoản thu, chi
NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời, tổ
chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 55
UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị phải chấp hành nghiêm kết luận
của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra tài chính về quyết toán
NSNN hàng năm.Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải
đảm bảo trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm,
tiêu cực trong quản lý thu, chi NSNN và khen thưởng kịp thời việc sử dụng
tiết kiệm hiệu quả kinh phí NSNN.
Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi NSNN phải
đảm bảo các yêu cầu sau: Những khoản thu không đúng qui định của pháp
luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; Những khoản phải thu
nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ vào NSNN; Những khoản chi
không đúng với qui định của pháp luật phải được thu hồi đầy đủ cho NSNN.
2.3.3 Về việc thực hiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Nam
trực giai đoạn 2008-2012: (Số liệu phản ánh ở bảng 2.3)
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 56
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện DT thu NSNN H. Nam Trực giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung các khoản thu
năm
2008
năm
2009
năm
2010
năm
2011
năm
2012
Tổng ( A + B + C +D) 220.426 250.566 302.135 427.517 499.832
A Thu cân đối NSNN trên địa bàn 55.448 68.975 66.700 119.084 116.438
I Thu từ SX KD trong nước 24.451 24.997 31.719 40.491 43.276
1 Thu từ doanh nghiệp Trung ương 27 35 320 381 37
Thuế giá trị gia tăng 2 30 315 379 32
Thuế 'Môn bài 25 5 5 2 5
2 Thu từ Doanh nghiệp địa phương 4.432 3.771 5.555 6.092 5.647
Thuế giá trị gia tăng 3.738 2.914 2.416 4.590 3.719
Thuế thu nhập doanh nghiệp 631 664 2.971 1.319 1.643
Thuế tài nguyên 44 172 154 164 268
Thuế 'Môn bài 19 21 14 19 17
3 Thu từ khu vực NQD 9.566 9.727 13.420 15.830 22.100
Thuế giá trị gia tăng 7.676 8.775 12.181 13.849 20.161
Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.288 308 556 1.168 1.094
Thuế 'Môn bài 602 644 683 813 845
4 Thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao
167 653 738 2.095 1.894
5 Lệ phí trước bạ 2.565 3.862 5.074 5.992 6.901
Trước bạ nhà đất 415 318 269 712 509
Trước bạ phơng tiện vận tải 2.150 3.544 4.805 5.280 6.392
6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 160 57 19 2 2
7 Thuế SDđất phi NN 965 1.468 1.344 1.500 1.045
8 Thu phí , lệ phí 834 828 959 2.901 1.562
Phí TW 37 42 207 258 449
Phí tỉnh 7 0
Lệ phí huyện 84 194 61 1.904 98
lệ phí xã 713 585 586 579 634
Phí môi trường 105 160 381
9 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 497 77
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 57
TT Nội dung các khoản thu
năm
2008
năm
2009
năm
2010
năm
2011
năm
2012
10 Thu tiền thuê đất 351 329 311 324 494
11 Thu khác ngân sách 517 295 546 672 1.536
* Các khoản tiền phạt 108 184 140 449 768
* Phạt, tịch thu khác 108 768
* Thu thanh lý tài sản 88 76 337 17
* Thu khác 213 35 69 206
12 Thu tại xã 4.370 3.895 3.433 4.702 2.058
II Cấp quyền sử dụng đất 25.006 34.268 22.068 58.522 32.091
III Thu kết dư ngân sách năm trước 5.058 8.038 12.363 8.143 20.582
IV Thu chuyển nguồn 933 1.672 550 11.928 20.489
B
Khoản thu được để lại ĐVchi
QL qua NS 5.924 5.939 9.765 8.584 13.190
1 Học phí 1.083 934 725 7.525
2 Các khoản huy động đóng góp 4.841 5.004 9.040 8.584 5.665
XD kết cấu hạ tầng tại địa phương 4.339 3.879 2.751
Thu 3 quĩ 85 57 1 1
Ngày công nghĩa vụ 2
Thu đóng góp 4.754 4.947 4.700 4.705 2.913
C Thu chuyển giao 158.493 175.634 225.320 299.827 370.142
Thu bổ xung cân đối 90.463 104.550 121.171 175.144 202.945
Thu bổ xung mục tiêu 68.030 71.084 104.149 124.683 167.197
Thu công trái + trái phiếu 7
D
Thu hồi các khoản chi năm
trước 561 18 350 22 62
( Trích nguồn [ 11 ] : Số liệu Phòng Tài chính - KH Huyện Nam Trực)
Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện trong những năm qua đều hoàn
thành dự toán tỉnh giao, số thu năm sau cao hơn năm trước, cụ thể số thu như
sau: Tổng thu NSNN năm 2008 là: 220.426 triệu đồng, năm 2009: 250.566
triệu đồng, năm 2010: 302.135 triệu đồng, năm 2011: 427.517 triệu đồng,
năm 2012: 499.832 triệu đồng.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 58
- Trong tổng số thu ngân sách giai đoạn 2008-2012, thì thu từ kinh tế
địa bàn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 10% tổng thu NSNN, cụ thể:
+ Năm 2008 thu từ kinh tế là: 24.451 triệu đồng, chiếm 11,2% tổng
thu ngân sách, đến năm 2012 thu từ kinh tế là: 43.276 triệu đồng, chiếm
8,7%tổng thu ngân sách.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho huyện giai đoạn 2008-2012
chiểm tỷ trọng lớn, từ 70% đến 74%, cụ thể:
+ Thu bổ sung năm 2008 là: 158.493 triệu đồng, chiếm 72% tổng thu
ngân sách, đến năm 2012 là: 370.142 triệu đồng, chiếm 74% tổng thu NS.
Chi tiết các khoản thu như sau :
- Thu tiền cấp quyền sử dụng đất: Đây là khoản thu không thường xuyên,
nguồn thu được hàng năm phần lớn phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng ở điạ phương, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện;
nguồn thu còn lại phục vụ cho công tác quản lý đất đai, khảo sát, qui hoạch,đo
vẽ bản đồ ,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số thu năm 2008 là
25.006 triệu đồng, năm 2009 là 34.268 triệu đồng, năm 2010 là 22.068 triệu
đồng, năm 2011 là 58.522 triệu đồng, năm 2012 là 32.091 triệu đồng.
- Các khoản thu từ kinh tế trên địa bàn huyện : Đây là các khoản thu
thường xuyên phục vụ chi thường xuyên ngân sách huyện như chi cho con
người, chi hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân,
đảm bảo xã hội, an ninh quốc phòng... khoản thu này phản ánh thực chất tình
hình sản xuất kinh doanh và công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện.
Ngay từ khi luật NSNN sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004 Cấp
uỷ, chính quyền địa phương huyện Nam trực đã sát sao chỉ đạo các cơ quan
Thuế, Tài chính,các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn tổ chức thu đúng,
thu đủ, thu kịp thời các khoản thu nộp vào Kho bạc nhà nước huyện. Những
năm qua thu từ kinh tế trên địa bàn luôn vượt dự toán tỉnh giao, tốc độ tăng
bình quân hàng năm khoảng 18%, cụ thể :Năm 2008 số thu là 24.451 trđ đạt
133,5 % dự toán; Năm 2009 số thu là 24.997 trđ, đạt 110,9% DT ,tăng 3% so
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 59
với 2008; Năm 2010 số thu là 31.719 trđ, đạt 121,7% DT, tăng 26,8% so với
2009; Năm 2011 số thu là 40.491 trđ, đạt 128,6% DT ,tăng 27,6% so với
2010; Năm 2012 số thu là 43.276 triệu đồng, đạt 109,9% DT, tăng 7% so với
năm 2011.
Chi tiết các khoản thu như sau :
+ Thu từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương: Là số thu thuế môn bài
của Xí nghiệp gà giống Châu thành, đây là doanh nghiệp quốc doanh trung
ương duy nhất đóng trên địa bàn huyện, khoản thu này số thu nhỏ không đáng
kể.
+ Thu từ doanh nghiệp quốc doanh địa phương: Khoản thu này hàng
năm cơ bản hoàn thành dự toán giao, riêng năm 2012 không hoàn thành dự
toán, cụ thể số thu qua các năm như sau: Năm 2008 là 4.432 triệu đồng; Năm
2009 là 3.771 triệu đồng, đạt 117,8% dự toán; Năm 2010 là 5.555 triệu đồng,
đạt 111,1% dự toán; Năm 2011 là 6.092 triệu đồng, đạt 103,3% dự toán; Năm
2012 là 5.647 triệu đồng, đạt 69,7% dự toán. Khoản thu này là số thu của 4
doanh nghiệp nhà nước ở địa phương ( Xí nghiệp gạch Nam an, Xí nghiệp
gạch Nam Ninh, Xí Nghiệp gạch Châu Thành, Xí nghiệp gạch Đồng Sơn),
các doanh nghiệp này hàng năm sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chấp
hành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, riêng năm 2012 các
doanh nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách( đạt 69,7% dự toán),
nguyên nhân không đạt do UBND tỉnh giao dự toán giao tăng quá cao so với
năm 2012( tăng 33%), mặt khác do tình hình suy thoái kinh tế của đất nước
ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là
trong khâu tiêu thụ gạch giảm nhiều so với các năm trước.
+ Thu từ khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh: Là số
thu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ở khu vực công thương
nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong thu thường xuyên ngân sách huyện. Những năm qua nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của đất
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 60
nước nói chung, huyện Nam trực nói riêng. Do có những định hướng, chỉ đạo
đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các phòng,
ban, ngành, UBND các xã, thị trấn về phát triển kinh tế, lên các tổ chức, cá
nhân, các cơ sở sản xuất phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, tập
trung vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, dệt, đồ
gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu...
Trong những gần đây số thu ở lĩnh vực này đều vượt dự toán tỉnh giao,
tốc độ tăng thu hàng năm tương đối cao( giai đoạn 2010-2012 tăng trung bình
hàng năm là 31,6%), cụ thể kết quả thu được như sau: Năm 2008 là 9.566
triệu đồng, đạt 83% dự toán ;Năm 2009 là 9.727 trđ, đạt 81,1 % dự toán; Năm
2010 là 13.420 trđ, đạt 107,4 % dự toán ,tăng 38 % so với 2009; Năm 2011 là
15.830 trđ, đạt 101% dự toán ,tăng 18% so với 2010; Năm 2012 là 22.100
trđ, đạt 120,8% dự toán ,tăng 39,6% so với 2011.
Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và chấp
hành tốt việc nộp thuế cho nhà nước là: Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty
cổ phần xây dựng Nam Trực, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinh thực, Công
ty TNHH Thành Lộc, Hợp tác xã xây dựng Đồng Sơn
+ Lệ phí trước bạ: Đây là khoản thu lệ phí trước bạ phương tiện vận tải
và 1% tiền cấp quyền sử dụng đất, số thu hàng năm phụ thuộc vào việc đăng
ký của các phương tiện vận tải và tiền thu tiền cấp quyền sử dụng đất của
huyện. Khoản thu này có su hướng tăng đều hàng năm, kết quả thu năm 2008
là 2.565 triệu đồng, đạt 98,7% dự toán; Năm 2009 là 3.862 triệu đồng, đạt
120,7% dự toán; Năm 2010 là 5.074 triệu đồng, đạt 126,9% dự toán; Năm
2011 là 5.992 triệu đồng, đạt 125,6% dự toán; Năm 2012 là 6.901 triệu đồng,
đạt 100% dự toán.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Do thực hiện chính sách miễn giảm
thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân, những năm qua UBND tỉnh
không giao chỉ tiêu thu thuế nông nghiệp cho UBND huyện.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 61
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp( thuế nhà đất): Số thu hàng năm
thường đạt dự toán giao, do có sự thay đổi về giá thóc tính thuế, lên số thu
hàng năm cũng thay đổi theo. Cụ thể số thu năm 2008 là 965 triệu đồng, đạt
104,9% dự toán; Năm 2009 là 1.468 triệu đồng, đạt 104,9% dự toán; Năm
2010 là 1.344 triệu đồng, đạt 103,4% dự toán; Năm 2011 là 1500 triệu đồng,
đạt 100% dự toán; Năm 2012 là 1.045 triệu đồng, đạt 110% dự toán.
+ Thu phí, lệ phí: Số thu hàng năm đều vượt dự toán giao, cụ thể số thu
năm 2008 là 834 triệu đồng, đạt 124,5 % dự toán; Năm 2009 là 828 triệu
đồng, đạt 138% dự toán; Năm 2010 là 959 triệu đồng, đạt 109,6 % dự toán;
Năm 2011 là 2.901 triệu đồng, đạt 379% dự toán; Năm 2012 là 1.562 triệu
đồng, đạt 172,6% dự toán. Đây là khoản thu từ phí, lệ phí hành chính, phí đò,
phí chợ... Số thu hàng năm có tăng là do huyện, xã đã tập trung đầu tư cải tạo
nâng cấp đò, chợ. Mặc dù thu phí, lệ phí vượt dự toán, song do công tác thu
phí ở huyện, ở xã chưa tốt, việc đầu tư phát triển nguồn thu nâng cấp đò, chợ
còn dàn trải, mức đầu tư còn thấp, do đó số thu từ phí, lệ phí còn thấp chưa
tương xứng với khả năng của huyện.
+ Thu tiền thuê đất: Đây là khoản thu tiền thuê đất của các doanh
nghiệp,tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn huyện, khoản thu này tương đối
ổn định, số thu hàng năm đều vượt dự toán giao, cụ thể số thu năm 2008 là
351 triệu đồng, năm 2009 là 329 triệu đồng, năm 2010 là 311 triệu đồng, năm
2011 là 324 triệu đồng; Năm 2012 là 494 triệu đồng.
+ Thu tại xã: là khoản thu quĩ đất công ích do UBND xã, thị trấn quản lý,
khoản thu này có su hướng giảm, do quĩ đất công ích của xã, thị trấn được
chuyển sang đất chuyên dùng hàng năm (thuê đất). Kết quả thu được như sau:
số thu năm 2008 là 4.370 triệu đồng, vượt 173% dự toán; Năm 2009 là 3.895
triệu đồng, vượt 178% dự toán ; Năm 2010 là 3.433 triệu đồng, vượt 148 %
dự toán; năm 2011 là 4.702 triệu đồng, vượt 247 % dự toán; Năm 2012 là
2.058 triệu đồng, vượt44,9% dự toán. Số thu hàng năm đều hoàn thành dự
toán giao, song có sự biến động tăng giảm không ổn định, nguyên nhân là do
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Quang Huy Khóa 2012A 62
công tác quản lý quĩ đất công ích tại một số xã chưa tốt, có những xã đấu thầu
quĩ đất với thời gian dài, quá một nhiệm kỳ HĐND không đúng qui định của
luật NSNN, mặt khác còn một số xã số thu được còn để ở quĩ xã chưa nộp kịp
thời vào kho bạc nhà nước.
+ Thu khác ngân sách: Đây là khoản thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273261_0736_1951373.pdf