MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
CHưƠNG 1- LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH - MỘT NỘI DUNG QUAN
TRỌNG TRONG CÔNG TÁC VĂN THư CỦA VĂN PHÒNG TRUNGưƠNG ĐẢNG12
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng
Trung ương Đảng12
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ 12
1.1.2. Tổ chức bộ máy 17
1.2. Thành phần, nội dung, khối lượng tài liệu hình thành
trong quá trình hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng 27
1.3. Vai trò, ý nghĩa của lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng
Trung ương Đảng33
CHưƠNG 2- THỰC TRẠNG LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN
PHÒNG TRUNG ưƠNG ĐẢNG40
2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy định và hướng dẫn về
lập hồ sơ hiện hành40
2.1.1. Cơ sở pháp lý để ban hành văn bản 40
2.1.2. Nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 41
2.2. Thực tiễn công tác lập hồ sơ hiện hành của Văn phòng
Trung ương Đảng53
2.2.1. Lập danh mục hồ sơ của Văn phòng Trung ương Đảng 53
2.2.2. Tình hình lập hồ sơ hiện hành ở các đơn vị trực thuộc
Văn phòng Trung ương58
2.2.3. Nhận xét chung 66CHưƠNG 3- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LưỢNG CÔNG TÁC
LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN PHÒNG TRUNG ưƠNG ĐẢNG71
3.1. Nâng cao nhận thức về công tác văn thư nói chung và
việc lập hồ sơ hiện hành nói riêng của lãnh đạo, cán bộ, chuyên
viên Văn phòng Trung ương Đảng71
3.2. Xây dựng và ban hành văn bản quy định về công tác lập
hồ sơ hiện hành73
3.3. Xây dựng danh mục hồ sơ của Văn phòng Trung ươngĐảng81
3.4. Tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiểm
tra việc lập hồ sơ hiện hành83
3.5. Thực hiện tốt công tác khen thưởng - kỷ luật đối với việc
lập hồ sơ hiện hành86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU PHỤ LỤC
18 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========☼☼☼=======
NGUYỄN VĂN TÂM
CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN
PHÒNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƢU TRỮ
Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========☼☼☼=======
NGUYỄN VĂN TÂM
CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN
PHÒNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : LƢU TRỮ
Mã số : 60 32 24
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƢU TRỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. VƢƠNG ĐÌNH QUYỀN
HÀ NỘI – 2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1- LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH - MỘT NỘI DUNG QUAN
TRỌNG TRONG CÔNG TÁC VĂN THƢ CỦA VĂN PHÒNG TRUNG
ƢƠNG ĐẢNG
12
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng
Trung ƣơng Đảng
12
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ 12
1.1.2. Tổ chức bộ máy 17
1.2. Thành phần, nội dung, khối lƣợng tài liệu hình thành
trong quá trình hoạt động của Văn phòng Trung ƣơng Đảng
27
1.3. Vai trò, ý nghĩa của lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng
Trung ƣơng Đảng
33
CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN
PHÒNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG
40
2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy định và hƣớng dẫn về
lập hồ sơ hiện hành
40
2.1.1. Cơ sở pháp lý để ban hành văn bản 40
2.1.2. Nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 41
2.2. Thực tiễn công tác lập hồ sơ hiện hành của Văn phòng
Trung ƣơng Đảng
53
2.2.1. Lập danh mục hồ sơ của Văn phòng Trung ương Đảng 53
2.2.2. Tình hình lập hồ sơ hiện hành ở các đơn vị trực thuộc
Văn phòng Trung ương
58
2.2.3. Nhận xét chung 66
CHƢƠNG 3- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH Ở VĂN PHÒNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG
71
3.1. Nâng cao nhận thức về công tác văn thƣ nói chung và
việc lập hồ sơ hiện hành nói riêng của lãnh đạo, cán bộ, chuyên
viên Văn phòng Trung ƣơng Đảng
71
3.2. Xây dựng và ban hành văn bản quy định về công tác lập
hồ sơ hiện hành
73
3.3. Xây dựng danh mục hồ sơ của Văn phòng Trung ƣơng
Đảng
81
3.4. Tăng cƣờng hƣớng dẫn, bồi dƣỡng nghiệp vụ và kiểm
tra việc lập hồ sơ hiện hành
83
3.5. Thực hiện tốt công tác khen thƣởng - kỷ luật đối với việc
lập hồ sơ hiện hành
86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU PHỤ LỤC
____________________
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban
Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều
hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ
quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính
sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và
chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của
cơ quan Đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung
ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Vì
vậy, tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động có nội dung rất đa dạng
và phong phú với khối lượng lớn, phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của
Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng. Việc lập và quản lý hồ sơ, tài liệu
đang hình thành trong hoạt động của cơ quan (lập hồ sơ hiện hành) là một nội
dung có ý nghĩa quan trọng và là một trong những công việc chủ yếu của công
tác văn thư. Việc lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng đã được
quy định và hướng dẫn trong một số văn bản của Đảng, Nhà nước và của Văn
phòng Trung ương. Nhưng trên thực tế, công tác lập và quản lý hồ sơ ở Văn
phòng Trung ương vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo quy định của Văn phòng Trung ương thì hết năm, sau khi giải quyết
xong công việc, văn thư cơ quan và các đơn vị trực thuộc cũng như các cán bộ,
nhân viên phải lập hồ sơ hiện hành để nộp vào lưu trữ. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy vẫn còn nhiều bất cập cần phải được điều chỉnh, vì thông thường đến cuối
năm các đơn vị cũng như cán bộ, nhân viên không thể lập được hồ sơ hiện hành
do nhiều lý do khách quan và chủ quan như: thời gian không đảm bảo, khối
lượng tài liệu lớn, chuyên môn nghiệp vụ công tác văn thư không đáp ứng yêu
cầu Từ đó dẫn đến tình trạng thất lạc tài liệu, trong quá trình giải quyết công
việc cần tra tìm sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả
công việc, quản lý văn bản không chặt chẽ, gây khó khăn cho công tác lưu trữ.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng
Trung ương Đảng - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ của mình,
nhằm tìm hiểu thực trạng lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng và
đưa ra các giải pháp về lập hồ sơ hiện hành để công tác này được thực hiện nề
nếp hơn, giúp cho lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc cũng như toàn thể cán bộ,
nhân viên giải quyết công việc được thuận lợi, nhanh chóng, chất lượng và hiệu
quả, đồng thời giúp cho công tác lưu trữ thuận lợi hơn trong việc thu thập, bổ
sung và chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này trước mắt
nhằm áp dụng tại Văn phòng Trung ương Đảng, sau đó có thể nhân rộng phạm
vi áp dụng đến các cấp uỷ ở Trung ương và địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
- Nêu thực trạng, nhận xét, đánh giá về ưu điểm và những mặt còn hạn
chế về lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ hiện
hành ở Văn phòng Trung ương Đảng.
- Trên cơ sở đó sẽ xây dựng bản danh mục hồ sơ của một đơn vị để các
đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương tham khảo và dựa vào đó tiến hành lập
danh mục hồ sơ của đơn vị khác thuộc Văn phòng (đưa vào phụ lục).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
- Thành phần, nội dung tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động
của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Tình hình lập hồ sơ hiện hành và chất lượng hồ sơ được lập ở Văn
phòng Trung ương Đảng.
- Các giải pháp để khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng hồ sơ được lập.
Ngoài đối tượng nghiên cứu chính trên, việc tìm hiểu chức năng, nhiệm
vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng và các đơn vị trực thuộc
dựa trên các văn bản quy định cũng là đối tượng tiếp cận để nghiên cứu đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Nghiên cứu thực trạng lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương
Đảng và đưa ra các giải pháp về lập hồ sơ hiện hành đối với tài liệu hành chính
hình thành trong hoạt động quản lý phục vụ công tác tham mưu, giúp việc Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Văn phòng Trung ương
Đảng.
- Nghiên cứu về lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng trong
thời gian gần đây (trước và sau khi hợp nhất Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội
chính Trung ương, Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Văn phòng Trung
ương thành Văn phòng Trung ương Đảng) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức mới của Văn phòng Trung ương Đảng. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
áp dụng cho thời gian tới, nhưng vì cơ quan mới hợp nhất nên ngoài việc nghiên
cứu đối với những đơn vị cũ (với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức vẫn
giữ nguyên như khi chưa hợp nhất), trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi
còn tìm hiểu về lập hồ sơ hiện hành đối với các đơn vị mới được thành lập hoặc
sáp nhập.
Như vậy, việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài nói trên sẽ giúp cho
tác giả có thể bảo đảm điều kiện về thời gian và tiến độ nghiên cứu, đồng thời
phản ánh được cơ bản các mặt còn tồn tại và hạn chế cũng như các giải pháp cần
phải thực hiện để cho việc lập hồ sơ hiện hành ở các đơn vị nói riêng và Văn
phòng Trung ương Đảng nói chung đi vào nề nếp và có chất lượng, hiệu quả
hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định là
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung
tài liệu hình thành trong hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn
phòng Trung ương Đảng.
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ hiện hành ở
Văn phòng Trung ương Đảng.
- Lập danh mục hồ sơ hiện hành đối với một đơn vị trực thuộc.
5. Lịch sử nghiên cứu
Việc lập hồ sơ nói chung đã được quy định từ năm 1963 trong bản Điều lệ
về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ được ban hành bởi Nghị định
số 142/CP, ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ, đây chính là tiền đề của
lịch sử nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với công tác này.
Vấn đề lập hồ sơ hiện hành trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học về hành chính, văn thư - lưu trữ và sinh viên, học viên cao học Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đề cập đến và đã có những công trình khoa học
mang tính lý luận và thực tiễn như: các giáo trình, bài giảng; các bài viết đăng
trên các báo, tạp chí; các báo cáo tốt nghiệp và luận văn của sinh viên, học viên
cao học
Các giáo trình, bài giảng về công tác văn thư - lưu trữ đang được sử dụng
làm tài liệu học tập tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Cao đẳng
Nội vụ (trước đây là Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ Trung ương I) hay
trong các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ văn thư - lưu trữ của Văn phòng Trung
ương Đảng và Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước có đề cập đến vấn đề lập hồ sơ
hiện hành như: Lý luận và phương pháp công tác văn thư của tác giả Vương
Đình Quyền xuất bản năm 2005. Cuốn sách đã dành toàn bộ Chương XIII để trình
bày về lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ; Nghiệp vụ công tác văn thư, Trường Trung
học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I, xuất bản năm 2001 và Tập bài giảng
công tác văn thư - lưu trữ của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng ban
hành tháng 2 năm 2008, trong đó có một chuyên đề trình bày nội dung về lập hồ
sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của cơ quan
Trên Tập san Lưu trữ hồ sơ giai đoạn 1969-1972, Tập san văn thư Lưu trữ
giai đoạn 1973-1990, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam giai đoạn 1990-2003 và nay là
Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam đã có nhiều chuyên luận, bài viết của một số
tác giả như: Bàn về công tác lập danh mục hồ sơ (Tập san Lưu trữ hồ sơ, số
1/1970) của tác giả Nguyễn Xuân Nung, Mấy ý kiến nhỏ chung quanh vấn đề
lập danh mục hồ sơ (Tập san Lưu trữ hồ sơ, số 1/1970) của tác giả Võ Chiến
Thắng, Mấy ý kiến trao đổi về việc giải quyết tình trạng để công văn tài liệu linh
tinh, lộn xộn trong từng cặp, từng bó (Tập san Lưu trữ hồ sơ, số 3/1972) của tác
giả Đỗ Ngọc Phác, Bản hướng dẫn công tác lập hồ sơ hiện hành ở các cơ quan
(Tập san Lưu trữ hồ sơ số 4/1977), Những yêu cầu cơ bản của việc lập hồ sơ
(Tập san Lưu trữ hồ sơ số 4/1978) của tác giả Nguyễn Xuân Nung, Về việc lập
hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan của Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp
chí Lưu trữ Việt Nam, số 1-1999, Bác Hồ với công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu
của Vũ Dương Hoan, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4-2000, Vài ý kiến về công
tác quản lý tài liệu và lập hồ sơ ở cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của
Kiều Thị Ngọc Mai, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 6-2000, Một vài suy nghĩ
trong việc lập hồ sơ vấn đề ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương của Tô Duy Nghĩa,
Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 2-2002, Giới thiệu vài nét về danh mục hồ sơ của
Văn phòng Trung ương của Nguyễn Thu Huyền, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số
5-2002
Vấn đề lập hồ sơ hiện hành còn là đề tài làm luận văn của các học viên
cao học và sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội như: Vấn đề lập hồ sơ
hiện hành và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan Bộ - Thực trạng và giải
pháp (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Trung, Hà Nội, 2005), Lập hồ sơ hiện
hành ở các ban Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương - Thực trạng và
giải pháp (Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hà, Hà Nội, 2006)
Có thể nói, các giáo trình, bài giảng đã đưa ra được những vấn đề cơ bản
nhất về lý luận công tác văn thư nói chung và công tác lập hồ sơ hiện hành nói
riêng như: Khái niệm về hồ sơ, khái niệm về lập hồ sơ, tài liệu cũng như mục
đích, ý nghĩa và yêu cầu, phương pháp lập hồ sơ hiện hành. Các bài viết trên các
báo, tạp chí của ngành đã đề cập đến các vấn đề như mục đích, ý nghĩa; các yêu
cầu cũng như nguyên tắc, phương pháp lập hồ sơ, thực tiễn về lập hồ sơ, chỉnh
lý tài liệu sơ bộ, nộp lưu tài liệu vào lưu trữ ở một số cơ quan... Tuy nhiên trong
thời gian gần đây, các bài viết ít được đăng trên các báo, tạp chí cho thấy vấn đề
lập hồ sơ hiện hành còn chưa được quan tâm đúng mức. Các luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về vấn đề này cũng đã đi sâu nghiên cứu về tình hình lập hồ sơ hiện
hành ở các cơ quan Đảng (các ban Đảng Trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng), và các cơ quan Nhà nước (các bộ) và đưa ra các giải pháp nhằm khắc
phục cũng như đổi mới đối với công tác này. Song, các công trình nghiên cứu
trên mới chỉ tập trung đi vào nghiên cứu chung về công tác văn thư hay việc lập
hồ sơ hiện hành của các cơ quan cấp ban Đảng, cập bộ mà chưa có công trình
nào nghiên cứu chi tiết, cụ thể và đưa ra các giải pháp nhằm làm cho công tác
lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình hoạt động đối với một cơ quan cụ
thể được triệt để và sâu rộng tới từng đơn vị, từng cán bộ, nhân viên trong cơ
quan.
Qua các bài viết này cho chúng ta thấy một tình hình chung là việc lập hồ
sơ hiện hành chưa được thực hiện tốt, tài liệu nộp vào lưu trữ vẫn còn ở tình
trạng chưa được phân loại sơ bộ mà chỉ bó gói, chất đống Thực trạng này
cũng do nhiều nguyên nhân như: nhận thức về vấn đề giá trị của tài liệu lưu trữ
còn hạn chế và ý thức trách nhiệm của cán bộ chưa được đề cao... Bên cạnh đó,
các giáo trình, bài giảng chuyên đề về văn thư - lưu trữ cũng chỉ đi sâu về lý
luận mà chưa có sự vận dụng hay tiếp cận tình hình thực tế ở các cơ quan
Vì vậy, việc nghiên cứu về công tác lập hồ sơ hiện hành ở một cơ quan
(cụ thể là ở Văn phòng Trung ương Đảng) cần sớm được thực hiện mới đáp ứng
yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác văn thư - lưu trữ nói chung và công tác
lập hồ sơ hiện hành nói riêng.
6. Nguồn tƣ liệu tham khảo
Nguồn tư liệu tham khảo chính khi thực hiện đề tài bao gồm :
- Các văn bản của cơ quan Đảng và Nhà nước có thẩm quyền quy định về
công tác lập hồ sơ hiện hành như: Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001; Chỉ thị
số 05/2007/CT-TTg, ngày 02-3-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; Quy định số 667-QĐ/VPTW,
ngày 10-11/1986 của Văn phòng Trung ương Đảng quy định về chế độ công tác văn
thư ở các cơ quan Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương và cơ quan
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Quyết định số 225-
QĐ/VPTW, ngày 03-4-2002 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc ban hành
bản Danh mục hồ sơ năm 2002 và Quyết định số 610-QĐ/VPTW, ngày 24-3-
2003 về việc ban hành bản Danh mục hồ sơ mẫu năm 2003 của Văn phòng
Trung ương Đảng; Quy định số 1479-QĐ/VPTW, ngày 28-4-2005 của Văn
phòng Trung ương Đảng về công tác văn thư ở Văn phòng Trung ương Đảng;
Quy định số 444-QĐ/VPTW, ngày 01-12-1999 của Văn phòng Trung ương
Đảng về việc lập hồ sơ, nộp lưu, quản lý và khai thác tài liệu lưu trữ hiện hành;
Công văn số 45-CV/VPTW/nb, ngày 10-01-2008 của Văn phòng Trung ương
Đảng về việc hướng dẫn lập và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ hiện hành
- Các văn bản quy định về về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm
việc của Văn phòng Trung ương nói chung và của từng đơn vị trực thuộc nói
riêng như: Quyết định số 79-QĐ/TW, ngày 21-8-2007 về chức năng, nhiệm vụ và
tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng; Quyết định số 648-QĐ/VPTW,
ngày 10-9-2007 của Văn phòng Trung ương Đảng ban hành Quy chế làm việc
của Văn phòng Trung ương Đảng; Các quyết định từ số 620 đến số 641-QĐ/VPTW,
ngày 04/9/2007 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc thành lập các đơn vị
trực thuộc Văn phòng Trung ương
- Các sách nghiên cứu về lý luận và phương pháp lập hồ sơ hiện hành
như: Lý luận và phương pháp công tác văn thư của tác giả Vương Đình Quyền,
xuất bản năm 2005; Nghiệp vụ công tác văn thư của Trường Trung học Lưu trữ
và nghiệp vụ văn phòng I (nay là Trường Cao đẳng Nội vụ) xuất bản năm 2001;
Tập bài giảng công tác văn thư - lưu trữ (dùng cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ các cơ quan Đảng) của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
năm 2008
- Các Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học và tư liệu học như: Vấn
đề lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan Bộ - Thực
trạng và giải pháp của Nguyễn Xuân Trung, Lập hồ sơ hiện hành ở các ban
Đảng: Thực trạng và giải pháp của Trịnh Thị Hà.
- Các bài viết trên tạp san, tạp chí của ngành lưu trữ.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các báo
cáo tổng kết có liên quan đến công tác lập hồ sơ hiện hành như: Báo cáo số
162-BC/VPTW, ngày 07-9-2007 của Văn phòng Trung ương Đảng tổng kết
công tác văn thư - lưu trữ Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội (2005-2007) và
các nhiệm vụ trọng tâm (2008-2009); Báo cáo số 04-BC/LTHH, ngày 01-10-
2007 của Phòng Lưu trữ hiện hành - Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng
về công tác lập và nộp lưu hồ sơ tài liệu năm 2006 của các đơn vị trong Văn
phòng Trung ương Đảng
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận về nhận thức khoa học Mác - Lênin. Sử dụng phương
pháp này để phân tích lý luận chung trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin gắn với các nguyên tắc, phương pháp của lưu trữ học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra những ưu điểm để kế
thừa, phát triển và đưa ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác lập hồ sơ hiện hành.
- Phân tích hệ thống và thống kê, nhằm đánh giá thành phần, nội dung tài
liệu được sản sinh trong quá trình hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng
để từ đó đưa ra phương pháp và cách thức xây dựng danh mục hồ sơ đối với tài
liệu trong giai đoạn hiện hành của Văn phòng Trung ương Đảng nói chung và
các đơn vị trực thuộc nói riêng.
- Phương pháp khảo sát thực tế, được tiến hành bằng cách quan sát, khảo
sát trực tiếp tình hình lập hồ sơ ở văn thư cơ quan nói chung và từng đơn vị nói
riêng để nắm được tình hình lập hồ sơ hiện hành được lập ra sao, hồ sơ có đẩy
đủ hay không, chất lượng thế nào, có đúng với quy định không?
- Phương pháp phỏng vấn, được thực hiện đối với hầu hết các đơn vị và
các chuyên viên ở đơn vị có chức năng nghiên cứu. Việc phỏng vấn sẽ tạo điều
kiện nắm bắt, trao đổi cụ thể từng vấn đề trong quá trình lập hồ sơ hiện hành, vì
đây là một công việc phức tạp, tỉ mỉ, liên quan đến nhiều đối tượng cán bộ
khác nhau.
Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn
sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như: mô tả, hội thảo, so sánh
8. Đóng góp của đề tài
Sản phẩm tạo ra là một công trình nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng
hiệu quả vào thực tiễn công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương
Đảng.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để ban hành quy định về
lập và quản lý hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng (sau này có thể
mở dộng phạm vi áp dụng đến các cấp uỷ Trung ương và địa phương).
Ngoài ra, công trình nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo giúp
cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành văn thư - lưu trữ chưa
có điều kiện tiếp cận với thực tế.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của đề tài
được bố cục thành 3 chương chính, bao gồm:
Chương 1- Lập hồ sơ hiện hành - một nội dung quan trọng trong công
tác văn thư của Văn phòng Trung ương Đảng
Chương 2- Thực trạng công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng
Trung ương Đảng
Chương 3- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ hiện
hành ở Văn phòng Trung ương Đảng
Làm thế nào để công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương
Đảng ngày càng có chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là
trong bối cảnh cơ quan vừa hợp nhất, thêm nhiều đơn vị tổ chức mới là một
nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho công tác văn thư - lưu trữ của cơ quan. Qua việc
khảo sát, nghiên cứu đưa ra các giải pháp này, tác giả mong muốn nhận được
những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các cán bộ văn thư - lưu trữ
đang làm nhiệm vụ có liên quan và tất cả các bạn đọc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
_____________
1- Báo cáo số 162-BC/VPTW, ngày 07/9/2007 của Văn phòng Trung
ương tổng kết công tác văn thư, lưu trữ đảng và các tổ chức chính trị - xã
hội (2005-2007) và các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2009, Tư liệu Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
2- Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg, ngày 23-3-2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ
quan hành chính Nhà nước, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng,
3- Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg, ngày 02-3-2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, Tư liệu
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
4- Công văn số 45-CV/VPTW/nb, ngày 10-01-2008 của Văn phòng
Trung ương Đảng về việc hướng dẫn lập và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu
trữ hiện hành, Tư liệu Vụ Hành chính, Văn phòng Trung ương Đảng, Tư
liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
5- Đào Xuân Chúc, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm, Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1991,
6- Trịnh Thị Hà, Lập hồ sơ hiện hành ở các ban Đảng trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ,
năm 2006, tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
7- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08-4-2004 của Chính phủ về
công tác văn thư, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
8- Nghiệp vụ công tác văn thư, Trường Trung học Lưu trữ và nghiệp
vụ văn phòng I, năm 2001,
9- Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm, NXB Chính trị Quốc gia, 2001,
10- Nguyễn Minh Phương - Nguyễn Nghĩa Văn, Sổ tay công tác văn
phòng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,
11- Quy định số 667-QĐ/VPTW, ngày 10/11/1986 của Văn phòng
Trung ương về chế độ công tác văn thư ở các cơ quan Đảng trực thuộc Ban
Chấp hành Trung ương và cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
12- Quy định số 444-QĐ/VPTW, ngày 01/12/1999 của Văn phòng
Trung ương về việc lập hồ sơ, nộp lưu, quản lý và khai thác tài liệu lưu trữ
hiện hành, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
13- Quy định số 1479-QĐ/VPTW, ngày 28-4-2005 của Văn phòng
Trung ương Đảng quy định về công tác văn thư ở Văn phòng Trung ương,
Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
14- Vương Đình Quyền: Lý luận và phương pháp công tác văn thư,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006,
15- Quyết định số 45-QĐ/VPTW, ngày 11-4-2007 của Bộ Chính trị
về việc hợp nhất Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban
Tài chính - Quản trị Trung ương, Văn phòng Trung ương thành Văn phòng
Trung ương Đảng, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
16- Quyết định số 79-QĐ/TW, ngày 21/8/2007 của Bộ Chính trị về
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Trung ương Đảng,
Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
17- Quyết định số 648-QĐ/VPTW, ngày 10/9/2007 của Văn phòng
Trung ương Đảng ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Trung ương
Đảng, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
18- Quyết định từ số 620 đến số 641-QĐ/VPTW, ngày 04/9/2007
của Văn phòng Trung ương Đảng quyết định thành lập các đơn vị trực
thuộc Văn phòng Trung ương, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng,
19- Quyết định từ số 1178 đến số 1196-QĐ/VPTW, ngày 21/12/2007
của Văn phòng Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
và chế độ làm việc của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
20- Tập bài giảng công tác văn thư – lưu trữ (Dùng cho các lớp bồi
dưỡng cho cán bộ các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội), Hà Nội,
2008, Tư liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,
21- Nguyễn Xuân Trung, Vấn đề lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ
sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan Bộ - Thực trạng và giải pháp, Luận văn
thạc sĩ, năm 2005, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
____________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01451_4705_2008056.pdf