Luận văn Một số giải pháp huy động và cho vay tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

I.1- Lý luận chung về đầu tư.

I.1.1- Khái niệm đầu tư: 3

I.1.2- Phân loại hoạt động đầu tư theo bản chất: 4

I.1.3- Đặc điểm đầu tư phát triển: 4

I.1.4- Vai trò của đầu tư phát triển: 5

I.2 - Một số vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. 6

I.2.1- Khái niệm nông nghiệp, nông thôn. 6

I.2.2- Những đặc trưng cơ bản của nông nghiệp, nông thôn. 7

I.2.3- Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế quốc dân: 8

I.2.4- Những nhân tố tác động đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn: 10

I.2.5- Nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và các nguồn vốn đầu tư. 11

I.2.5.1 - Đặc điểm riêng biệt của nông nghiệp, nông thôn nước ta: 11

I.2.5.2- Nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn 12

I.2.5.3- Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn: 13

I.3- Hoạt động huy động và cho vay tín dụng tại ngân hàng thương mại 15

I.3.1- Một số vấn đề cơ bản về NHTM 15

I.3.1.1- Khái niệm ngân hàng thương mại. 15

I.3.1.2- Đặc trưng kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM). 16

I.3.1.3- Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế. 16

I.3.1.4- Những đặc điểm riêng biệt của NH NNo&PTNT Việt Nam. 17

I.3.2- Huy động vốn tại NHTM. 18

I.3.2.1- Khái niệm huy động vốn: 18

I.3.2.2- các loại hình huy động vốn: 18

I.3.2.4- Các nhân tố phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn tại NH. 20

I.3.2.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. 20

I.3.3- Hoạt động cho vay tín dụng tại NH nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 21

I.3.3.1- Khái niệm cho vay tín dụng: 21

I.3.3.2- Các hình thức cho vay và các phương thức cho vay 22

I.3.4- Vai trò của cho vay tín dụng NH nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 24

I.3.5 - Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm cho vay tín dụng của các nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. 29

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI NHNNO&PTNT NHẰM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN YÊN BÁI 30

II.1- Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 30

II.1.1- Đặc điểm tự nhiên - xã hội tỉnh Yên Bái. 30

II.1.1.1- Khái quát về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên của tỉnh: 30

II.1.1.2- Khái quát tình hình phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái. 31

II.1.1.3- Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái. 33

II.1.3- Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái: 34

II.1.3.1- Những nét đặc trưng cơ bản của nông nghiệp, nông thôn Yên Bái. 34

II.1.3.2- Tình hình phát triển NN-NT tỉnh Yên Bái giai doạn trước năm 1995. 34

II.1.3.3- Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển NN_NT Yên Bái 35

II.2- Tổng quan về Ngân hàng NNO&PTNT Yên Bái. 36

II.2.1- Mô hình tổ chức của NH NNO&PTNT Tỉnh Yên Bái. 36

II.2.2- Thực trạng hoạt động huy động và cho vay tín dụng của NHNo Yên Bái đối với quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. 38

II.2.2.1 - Hoạt động huy động nguồn vốn: 38

II.2.2.2 - Công tác cho vay tíndụng: 42

II.2.2.3 -Đánh giá chất lượng cho vay tín dụng. 49

II.2.2.4- Một số ví dụ minh hoạ công tác đầu tư vốn 50

II.2.3- Đánh giá kết quả hoạt động huy động và cho vay tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 56

II.2.3.1 - Những thành tựu đạt được: 56

II.2.3.2 - Những hạn chế trong hoạt động huy động và cho vay tín dụng của NHNo Yên Bái. 63

II.2.3.3 - Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động huy động và cho vay tín dụng ngân hàng. 65

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH YÊN BÁI 68

III.1- Phương hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 68

III.1.1 - Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái. 68

III.1.2 - Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh yên bái . 68

III.1.2.1- Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp. 69

III.1.2.2 - Dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái đến năm 2010. 73

III.2 - Giải pháp huy động và cho vay tín dụng ngân hàng nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 74

III.2.1 - Các giải pháp huy động nguồn vốn. 74

III.2.1.1 - Huy động nguồn vốn tại tỉnh Yên Bái:. 74

III.2.1.2 - Huy động nguồn vốn bên ngoài tỉnh Yên Bái. 78

III.2.2 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tín dụng tại NHNNO tỉnh Yên Bái. 79

III.3 - Một số kiến nghị 85

III.3.1 - Kiến nghị với nhà nước. 85

III.3.2 - Một số kiến nghị với tỉnh. 89

III.3.3 - Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. 92

III.3.4 - Một số kiến nghị với NHNo Việt nam. 93

 

KẾT LUẬN. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động và cho vay tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một lượng rất lớn là 71.713 triệu đồng, còn năm 1997 thì chỉ có 18.749 triệu đồng, còn các năm 1998, 1999, 2000 đều có lượng tăng đều trên 45 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng vốn huy động tại địa bàn là 24-25%, với lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác, điều đó ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong điều kiện khách hàng chính là nông dân, với các món vay nhỏ, lẻ, tốn nhiều chi phí hoạt động và chứa đựng rủi ro nhiều dưới tác động của thiên nhiên, của cơ chế thị trường và thực trạng kinh tế nông nghiệp thuần tuý còn nghèo của một tỉnh miền núi. - Nguồn vốn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích với những thời hạn dài, ngắn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tuỳ tình hình cụ thể. Ngoài yếu tố lãi suất hợp lý khuyến khích được người gửi tiền, ngân hàng còn đưa ra thực hiện trả lãi trước cho người mua kỳ phiếu, lãi nhập gốc ngay khi mua kỳ phiếu mang lại lợi ích hơn cho người mua kỳ phiếu. - Nguồn tiền gửi khác: Tập hợp chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền vay các tổ chức tín dụng khác. Nguồn này không ổn định và có tính chất tạm thời. Mặc dù vậy nguồn này thường có lượng tiền rất lớn đảm bào nhu cầu thanh toán của ngân hàng khi có lệnh chuyển tiền đột suất, năm 1996 chỉ có 7.817 triệu đồng thì đến năm 2000 là 28.085 triệu đồng II.2.2.2 - Công tác cho vay tíndụng: II.2.2.2.1.-Cơ chế và quy trình cho vay. NHNo Yên Bái đang thực hiện cho vay khách hàng theo quyết định số 06/ QĐ- HĐQT ngày 18/1/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo Việt Nam. Theo đó, với những khách hàng là hộ nông dân vay vốn trên 10 triệu phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phải có bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định, đây là một khó khăn trong thực tế mở rộng tín dụng ở Yên Bái vì đặc trưng của nông nghiệp, nông thôn Yên Bái là lạc hậu, kém phát triển, dân trí thấp. Tuy nhiên, quyết định 06 mở ra cho vay đối với những hộ nông dân vay dưới 10 triệu không phải bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì hồ sơ vay vốn chỉ cần đơn xin vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu in sẵn có nội dung đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ nông dân miền núi. Nhưng nếu cho vay trực tiếp như vậy thì khối lượng công việc tín dụng sẽ nhiều và khó khăn cho cán bộ tín dụng trong thực hiện thẩm định, trong kiểm tra sử dụng vốn vay... Vì thế quyết định 06 còn quy định về cho vay hộ gia đình, cá nhân qua tổ vay vốn, qua doanh nghiệp. Đây là hình thức cho vay ưu việt, nó vừa cho phép NHNo mở rộng đầu tư có hiệu quả, vừa khắc phục được tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng mà lại phù hợp với điều kiện địa hình, xã hội, đặc trưng nông nghiệp, nông thôn miền núi Yên Bái. Để phù hợp với tình hình phát triển- cơ cấu lại toàn hệ thống NH, NHNN&PTNT Việt Nam vừa đưa ra quyết định số 72/QĐ HĐQT-Td ngày 31/3/2002 về việc:” ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNNO&PTNT việt Nam” trên cơ sở của QĐ 06-HĐQT, nhằm đáp ứng yêu cầu càng cao của hoạt động NH cũng như phù hợp tình hình của nông nghiệp nước ta. Ngân hàng NNo tỉnh thực hiện cho vay theo hai phương thức là cho vay trực tiếp và cho vay thông qua các uỷ thác đầu tư, đó là các trưởng thôn, trưởng bản và cán bộ phường, họ là những người có uy tín trong dân cư nơi họ sinh sống, có đủ năng lực để làm nghiệp vụ uỷ thác, họ trực tiếp đề xuất tham khảo cho cán bộ tín dụng tại địa bàn về các món vay của dân cư trên địa bàn ví dụ: như gia đình đó làm ăn không sòng phẳng, con cái có người nghiện hút.... điều đó ản hưởng đến chất lượng món vay, gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng dẫn đến tình trạng mất vốn kinh doanh. Trên cơ các qui chế cho vay được NHNNO&PTNT Việt Nam ban hành NH sẽ tiến hành các nội dung thẩm định khách hàng như sau: Bao gồm: *> Kiểm tra tư cách pháp lý của khách hàng: - tư cách của khách hàng: Khách hàng thể hiện qua tư cách của người đại diện. Đại diện của hộ gia đình là người chủ hộ hoặc là người được chủ hộ uỷ quyền, ngoài ra còn xem tư cách của các thành viên khác trong gia đình. - Xem xét năng lực của khách hàng: Ngoài việc kiểm tra kỹ năng lao động cần phải đề cập thêm kinh nghiệm của hộ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhvay vốn, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh của hộ và nếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông- lâm –như thì tốt hơn. - Xem xét quan hệ tín dụng: Nếu khách hàng có quan hệ tín dụng và đang có nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNO thì từ chối cho vay. *> Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: - Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi vay vốn của hộ sản xuất: + Tổng thu: các nguồn thu + Tổng chi: các loại chi Nếu tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí chứng tỏ hộ đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn không thì ngược lại. *> Tình hình tà sản: Tình hình tài sản được đánh giá bằng số lượng của giá trị tài sản hiện có: + Tài sản nhà cửa, vật kiến trúc. +Quyền sử dụng đất. + Vườn cây lâu năm. + Gia súc gia cầm. + Tài sản làm phương tiện vận tải: tàu thuyền, ô tô... + Tài sản như : xe máy, ti vi.. + Vốn bằng tiền( tiền mặt, tiền tiết kiệm) *> Công nợ: - Nợ phải trả: + nợ của các tổ chức tín dụng: gốc lãi. + nợ các tổ chức đoàn thể:gốc lãi. + Nợ phải trả các bạn hàng( mua chịu). + nợ cá nhân. -Nợ phải thu( bị chiếm dụng). *> Nhận xét khả năng tài chính: - Trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản hiện có đưa ra được nhận xét về khách hàng thuộc loại khá hay trung bình. - So sánh nợ phải trả, nợ phải thu,(loại trừ nợ khó thu) và tài sản. - Xem xét các khoản nợ thanh toán đến hạn để tránh việc cho khách hàng vay vốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ khác với đối tượng vay. * > Ngoài ra trong quá trình thực hiện thẩm định tại NH các cán bộ cho vay còn phải xem xét các chỉ tiêu như NPV, IRR. II.2.2.2.2. Thực trạng cho vay tín dụng: Nguồn vốn đã được huy động, đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động đó. Đây là hai mặt đồng thời và mang tính chủ động của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhằm vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nền kinh tế, vừa đảm bảo có lợi nhuận kinh doanh. Lựa chọn đúng hướng đầu tư vốn, tìm thị trường vốn tín dụng có hiệu quả luôn luôn gắn chặt với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái, sức mạnh tổng hợp của chính sách kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Tổng dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm, chỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,2%. Biểu số 6: Tình hình dư nợ thời kỳ 1996 - 2000 của NHNo Yên Bái . Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng dư nợ 178.884 201.437 219.010 222.716 226.995 Tốc độ tăng trưởng ( % ) 12,60 8,70 1,70 1,90 1 - Theo loại cho vay - Ngắn hạn 112.203 144.868 120.365 119.864 103.547 - Trung, dài hạn 66.681 56.569 98.645 102.852 123.448 2 - Theo thành phần kinh tế - Quốc doanh 22.969 33.892 45.582 46.360 40.598 -Hợp tác xã 322 599 592 129 402 - Doanh nghiệp NQD 4.728 4.550 - Hộ sản xuất 155.593 166.946 172.836 151.499 147.445 - Khác - - 20.000 34.000 (Nguồn:Báo cáo thống kê NHNo tỉnh Yên Bái ) Biểu số 7: tỷ trọng dư nợ thời kỳ 1996 - 2000 của NHNo Yên Bái Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 1 - Theo loại cho vay Ngắn hạn 62,7 71,9 55,00 53,82 45,60 Trung, dài hạn 37,30 28,10 45,00 46,18 54,40 2 - Theo thành phần kinh tế DNQD (%) 12,8 16,80 20,80 20,80 17,90 HTX % 0,20 0,30 0,30 0,05 0,20 DNNQD % 0,00 0,00 0,00 2,10 2,20 hộ sản xuất % 87,00 82,90 78,90 68,10 65,00 Khác 0,00 0,00 0,00 8,05 14,90 (Nguồn:Báo cáo thống kê NHNo tỉnh Yên Bái ) Hoạt động cho vay tín dụng của NH trong những năm qua có được sự tăng trưởng như trên nhưng đó cũng là mức tăng trưởng rất thấp (xem bảng 6) mức tăng trưởng chỉ là gần 2% trong 2 năm qua , NHNo Yên Bái đã tích cực mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, nhất là việc đẩy mạnh có hiệu quả cho vay các hộ sản xuất, bên cạnh tính truyền thống của việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Sự vận động này của hoạt động cho vay ở NHNo Yên Bái đã có nhiều tác động, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Ta xem xét, đánh giá vấn đề này trên các góc độ sau: a. Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay, Yên Bái có 116 Doanh nghiệp, trong đó có 64 DNNN. Hàng năm có đến 80% số DNNN có quan hệ tín dụng đối với NHNo Yên Bái. Do yêu cầu thị trường, các DNNN phải củng cố xắp xếp lại tổ chức quản lý, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, để tạo ra sức cạnh tranh cao cho sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn, tuy nhiên việc tiếp cận vốn đầu tư từ ngân sách là có hạn và khó khăn, vì vậy phải tiếp cận thông qua vốn của ngân hàng, nhưng với điều kiện cho vay chặt chẽ và có rằng buộc. Năm 2000, vốn đầu tư ngân hàng tiếp tục thực hiện cho vay gắn kết giữa tạo vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, với thương nghiệp, dịch vụ (xem bảng 6), như cho 6 DNNN ngành chè vay trên 20 tỷ đồng mua 37.000 tấn chè búp tươi, chế biến 8.300 tấn chè thương phẩm, Công ty Vật tư nông nghiệp vay 12,2 tỷ đồng mua 15.225 tấn phân bón phục vụ sản xuất, Công ty giống cây trồng vay 7,6 tỷ đồng để nhập 650 tấn giống lúa lai năng suất cao, công ty lương thực tỉnh vay gần 10 tỷ đồng để thu mua, chế biến 3.655 tấn thóc gạo ...Bước đầu đã đem lại hiệu quả tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của họ b. Cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX : Với 52 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có 10 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lại là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chưa thực hiện được đầy đủ chế độ hạch toán theo pháp lệnh kế toán thống kê, tài sản làm thế chấp, cầm cố vay ngân hàng có giá trị thấp. Cũng phải kể đến khó khăn của doanh nghiệp này là trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp này chưa cao.Trong khi đó Luật doanh nghiệp mới chỉ dừng lại tại việc tạo ra ưu thế rõ rệt cho DNNQD thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vì thế vốn đầu tư ngân hàng chưa vào được đối với các doanh nghiệp này. Cũng trong tình trạng đó, 52 HTX nông nghiệp đã được chuyển đổi và thành lập mới nhưng chỉ có 8 HTX hoạt động tốt, 15 HTX hoạt động kém hiệu quả. Thực tế các HTX này đang trong giai đoạn đầu hoạt động, có nhiều khó khăn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về khả năng thực hiện nhiệm vụ do thiếu tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất thấp kém. Và như vậy, việc cấp vốn cho hợp tác xã cũng chưa được ngân hàng mạnh dạn thực hiện( xem bảng 7).Nhưng với định hướng kinh tế của nhà nước thì trong thời gian tới NH sẽ chú trọng vào đối tượng này. c. Cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất. Hộ sản xuất nói chung và hộ nông dân nói riêng, muốn phát triển sản xuất kinh doanh để làm giàu thì phải cần có vốn. Nhu cầu về vốn là yếu tố hàng đầu, trở thành vấn đề cấp bách đối với kinh tế hộ. Họ trông chờ vào nguồn cấp vốn từ các tổ chức tín dụng mà trong đó chủ yếu là từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngay từ những năm đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, NHNoYên Bái đã kịp thời hướng hoạt động cho vay về địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Xác định hộ nông dân là lực lượng khách hàng đông đảo, đầy tiềm năng cho sự lớn mạnh của ngân hàng. Từ năm 1995 đến năm 2000 đã có 262.086 lượt hộ được vay vốn ngân hàng, trong đó có 230.635 lượt hộ nông dân, bình quân mỗi hộ được vay vốn ngân hàng hai lần. Doanh số cho vay bình quân hàng năm 149.605 triệu đối với kinh tế hộ nói chung và 81.514 triệu đối với hộ nông dân.. Hàng năm tốc độ tăng dư nợ bình quân đối với hộ sản xuất là 16,2%, đối với hộ nông dân là 13,3%.(xem bảng 8). Mở rộng tín dụng hộ sản xuất, NHNo Yên Bái đã tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài thông qua sự uỷ thác trực tiếp của NHNoViệt Nam để cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đến hết năm 2000 có dư nợ từ số nguồn này là 41 tỷ đồng. Cho vay hộ sản xuất tập trung vào các đối tượng phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, mở mang ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, phát huy và tận dụng khai thác thế mạnh đồi rừng, vườn tạp, nâng cao hiệu suất sử dụng lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Qua vốn đầu tư, một số hộ nông dân đã vươn lên trở thành những hộ giàu, ở họ hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại- Theo chủ trương kinh tế của tỉnh trong những năm tới thì mô hình trang trại đã đang và sẽ là mô hình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Theo kết quả điều tra của NHNo tỉnh Yên Bái thì trong 6.494 trang trại được khảo sát đã tạo ra một khối lượng sản phẩm có tổng giá trị 84.223 triệu bằng 14,5% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh trong năm 1997, bình quân một trang trại có thu nhập là 12.97 triệu, 42% số trang trại có tỷ suất hàng hoá từ 70 - 80%, 5% số trang trại có tỷ suất hàng hoá từ 90 - 93%. Thực tiễn đã chứng tỏ những ưu thế của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn-Thực tiễn cho thấy kinh tế trang trại không những giải quyết cho lao động trong gia đình mà còn giải quyết cho lao động trong địa phương, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển và đồng thời cũng chứng tỏ quá trình phát triển quan hệ tín dụng của NHNo với các trang trại là có hiệu quả thiết thực. Theo kết quả điều tra khảo sát của NHNo tỉnh thì ở thời điểm 30/9/1998 có 2.953 trang trại có dư nợ ngân hàng là 12.818 triệu, chiếm 79,4% trên tổng số vốn đi vay của các trang trại. Trong đó dư nợ ngắn hạn là: 2.484 triệu chiếm tỷ trọng 19,4%, dư nợ trung, dài hạn 10.334 triệu chiếm 80,6%. Bình quân một trang trại có dư nợ 4,34 triệu đồng, trang trại có dư nợ cao nhất là 180 triệu đồng. Và trong quá trình tổ chức thực hiện cho vay kinh tế hộ nông dân đến nay, NHNo Yên Bái đã đưa ra các giải pháp thực thi: - Mở rộng màng lưới hoạt động bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động tiền gửi và cho vay tại các khu dân cư tập trung, thành lập các ngân hàng cấp 4 hoạt động trong phạm vi liên xã. - Tăng cường thêm số lượng cán bộ tín dụng để cho vay kinh tế hộ. - Thực hiện cho vay tín chấp hộ nông dân thông qua các tổ chức xã hội, các già làng, trưởng bản trên cơ sở hình thành các tổ vay vốn, tổ nhóm tương hỗ. Hình thức chuyển tải vốn tín dụng như vậy đã làm tăng khối lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân đồng thời giảm bớt được khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, thường xuyên phòng ngừa và kịp thời chỉnh sửa những sai sót, lệch lạc. Biểu số 8: Tình hình cho vay của NHNo Yên Bái đối với kinh tế hộ. Thời kỳ 1996 - 2000. Chỉ tiêu Đvị Năm Năm Năm Năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 1 - Doanh số cho vay KT hộ Trđ 186.605 141.666 112.593 86.307 113.500 *> Trong đó hộ nông dân Trđ 79.097 79.282 62.660 52.578 68.607 2 - Dư nợ kinh tế hộ Trđ 155.593 166.946 172.836 151.499 147.445 *>Tốc độ tăng trưởng % 7,30 3,50 (12,30) (2,70) *>Tỷ trọng/Tổng dư nợ % 87 83 79 68 65 -Dư nợ hộ nông dân Trđ 95.584 119.297 127.225 121.732 123.152 *>Tỷ trọng/Tổng dư nợ % 53,40 59,20 58,10 54,70 54,30 *>Tốc độ tăng DN hộ nông dân % - 24,80 6,65 (4,70) 1,70 3 - Số lượng hộ vay vốn Hộ 63.797 62.432 35.216 25.072 28.000 *> Trong đó hộ nông dân Hộ 53.108 56.458 30.700 22.619 25.000 4 - Số hộ còn dư nợ Hộ 74.158 59.213 66.466 52.995 53.000 *> Trong đó hộ nông dân Hộ 67.817 53.844 61.753 50.477 52.000 5 - Bình quân dư nợ 1 hộ Trđ 2,10 2,80 2,60 2,90 2,80 *>Trong đó hộ nông dân Trđ 1,40 2,20 2,10 2,40 2,40 ( Nguồn: BC thống kê NHNo Yên Bái ) Những kết quả trong năm qua chưa nói lên khả năng thế mạnh của NH, NH cần có giải pháp mạnh mẽ quyết liệt trong thời gian tới, nhằm đạt được kết quẩ cao hơn. II.2.2.3 -Đánh giá chất lượng cho vay tín dụng. Chất lượng cho vay tín dụng phụ thuộc và được đánh giá thông qua công tác thẩm định các dự án, phương án kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như của hộ gia đình: -Thẩm định là quá trình xem xét tổng hợp của cán bộ với kinh tế doanh nghiệp, hộ gia đình. -Ngân hàng NN&PTNT Yên Bái đặc trưng của địa bàn kinh tế của tỉnh miền núi, đời sống kinh tế khó khăn, chính vì vậy quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng tại đây có những thay đổi chút ít so với tình hình chung của việc thẩm định - đặc biệt là cho vay kinh tế hộ( một khách hàng truyền thống của ngân hàng trong những năm qua kể từ khi thành lập).Đó chính là ưu đãi lãi suất trong cho vay. - Thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp là một mô hình thẩm định có bài bản đã thực hiện cho vay trong thời gian qua đạt hiệu quả, còn kinh tế hộ gia đình thực tế có nhiều sự linh hoạt trong công tác cho vay dựa trên sự tín nhiệm và cách thức sản xuất kinh doanh của hộ, đảm bảo hiệu quả trong tương lai của phương án kinh doanh. Công tác thẩm định tại ngân hàng được làm theo qui trình khoa học, các dự án phương án đều được đánh giá xem xét một cách khách quan đầy đủ các nội dung. Cán bộ thẩm định ngoài kiến thức vững vàng, còn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt tình voí công việc Minh chứng tốt nhất cho hiệu quả thẩm định kinh tế của mọi thành phần kinh tế nói chung cũng như kinh tế hộ nói riêng chính là bảng tình hình nợ quá hạn của NH NNo%PTNT Yên Bái. Biểu số 9: Tình hình nợ quá hạn của NHNo Yên Bái Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu năm năm năm năm 1996 1997 1998 1999 Tổng nợ quá hạn 1.172 20.820 15.565 6.454 - Tỷ lệ NQH./DNTM (%) 8,3 11,6 8,5 3,4 - Nợ quá hạn phân theo thời gian + Dưới 180 ngày 7.918 7.056 5.972 2.539 + Từ 180 - 360 ngày 4.226 7.257 6.136 2.040 + Trên 360 ngày 2.028 6.130 3.569 612 ( Nguồn: NHNNo tỉnh Yên Bái ) Thị trường hoạt động cho vay tín dụng của NHNo Yên Bái chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động bất thường của môi trường, tự nhiên cũng như sự không ổn định của giá cả hàng hoá nông, lâm sản. Bên cạnh đó các yếu tố khách quan do cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư của NHNo. Nợ quá hạn năm 1997 có tỷ lệ cao nhất là 11,6 %/ Tổng dư nợ. đến năm 1999 đã giảm thấp được tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 3,4 %, dưới mức báo động 5 %. Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian dưới 180 ngày chiếm gần 50%, chứng tỏ đây là tỷ lệ nợ có khả năng thu hồi được, không gây hậu quả xấu cho NH. II.2.2.4- Một số ví dụ minh hoạ công tác đầu tư vốn Hộ kinh tế đặc trưng của vùng đất Yên Bái là sản xuất kinh doanh theo mô hình là vườn- ao- truồng(VAC)- Là mô hình kinh tế trong những năm qua đã thu được kết quả tốt, đã đang và sẽ vươn lên thành mô hình kinh tế trang trại trong thời kỳ đổi mới.Ta sẽ đi xem xét từng trường hợp vay trong mô hình(VAC) rồi từ đó đưa ra kết quả đánh giá chung Hộ kinh tế trong mô hình này là vay vốn NH để thưc hiện nuôi cá lồng tại khu vực sông Chảy (khu vực hồ Thác Bà), và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong trồng chè theo phương pháp mới. *> Ví dụ 1: Cho hộ vay nuôi cá lồng Người cán bộ tín dụng tại địa bàn nhận được hồ sơ vay vốn của hộ nông dân gửi lên, thông qua các tổ trưởng đại diện cho ngân hàng tại đại phương hay còn gọi là uỷ thác, hoặc nhận trực tiếp từ hộ. Đây là mô hình đã được thực tế kiểm nghiệm, qua quá cho vay NH không những thu được nợ, mà còn tạo điều kiện cho gia đình tăng thu nhập, nâng cao đời sống của gia đình.Sau đây là những vấn đề cơ bản về nội dung vay vốn của kinh tế hộ nuôi cá lồng: + Hộ gia đình thực hiện vay vốn trong mô hình có số nhân khẩu là 5 người tropng đó : Bố mẹ và 3 người con đang độ tuổi lao động từ 17 tuổi trở lên. + Kinh tế của hộ này là trung bình khá do gia đình chắt bóp làm ăn, đây là gia đình thuần nông. + Vơí vị trí đại lý của gia đình gần sông Chảy, thuận lợi cho viẹc nuôi cá lồng. +Thu nhập của gia đình hiện nay chủ yếu, dựa vào chăn nuôi lợn gà, trồng cây ăn quả( do gia đình có vườn rộng, vì mật độ dân cư ở đây là nthưa so với các tỉnh dưới xuôi). + Gia đình hiện nay trong giai đoạn nhàn rỗi, cần có việc làm thêm để nâng cao đời ống. +Gia đình làm đơn vay vốn vào năm 1996, làm đơn vay vốn trung hạn vào thời điểm đó lãi suất trung hạn đang là 0,85% một tháng, thực hiện trả nợ vào cuối năm. + Vốn tự có của giâ đình là 10% tổng chi phí, 2600 ngàn đồng. + Mức thuế là 5% củathu nhập trước khi trả nợ. Biểu số 10: Bảng tính tổng hợp mô hình nuôi cá lồng Chỉ tiêu Đơn vị Đơn giá (1.000 VND) Năm1 Năm 2 Năm 3 Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền I. chi phí đầu tư (luồng tiền ra) Đóng 1 lồng( 5*1,5m) 1 700 1 700 Lưới ni lông 200 1 200 Khung tre 400 1 400 Lao động có tay nghề Phao dây thùng 200 1 200 Tổng chi phí đầu ra 1500 0 0 II Chi phí hoạt động Cá giống( trắm cỏ 100g) Con 2 500 1.000 500 1.000 500 1.000 Thuốc phòng dịch bệnh Ngày 100 1 100 1 100 1 100 Tháy thế lồng cá( 2nămlần) 1.500 Tổng chi phí hoạt động 1.100 1.100 2.600 *> Tổng chi phí đầu tư & hoạt động 2.600 1.100 2.600 III. Lao động trong gia đình(ngày) Ngày 120 120 120 IV .Sản lượng Tỷ lệ sống% % 75 Số cá thu được Kg 375 Trọng lượng tung bình 1con Kg 1,4 Tổng sản lượng( d, thu) 1.000VNĐ 10 525 5250 525 5250 525 5250 V. thu nhập dòng trước khi trả nợ (IV - I) 2625 4150 2625 Tổng công lao động Ngày 22083 34583 22083 VI thuế( 5% của thu nhập trước khi trả nợ) 1.000VNĐ 133 208 133 VII Thu nhập dòng sau thuế 1.000VNĐ 2518 3943 2518 +Chú thích : giá cá tại đại phương bán với gía trung bình là 10 ngàn đồng/1kg Công thức: Doanh thu= sản lượng *giá 1 kg Dựa trên phương án của hộ gửi cho cán bộ tín dụng, thông qua nghiệp vụ thẩm định của mình cán bộ đã có những thay đổi phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế của địa phương, mà cán bộ tín dụng đã thực hiện được những thay đổi phù hợp để tạo ra bảng kết quả 13. Biểu số 11: Bảng cân đối thu chi kinh tế hộ Đvị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm3 -Thu -Chi -Cân đối thu –chi -Vay vốn trung hạn năm thứ nhất - Vốn tự có của gia đình( 10% chi phí) - Kế hoạch trả nợ + gốc + lãi( 0,85%/ tháng) - Thu nhập dòng sau khi trả nợ 5250 2600+133=2733 2518 2340 260 50% 1170 239 997 5205 1100+208=1308 3943 50% 1170 119 2597 5205 2600+133=2733 2518 0% 0 0 2518 Ta tính được NPV,IRR của phương án sản xuất nuôi cá lồng + NPV = + IRR = Kết quả : + NPV= 4.487,6( nghìn đồng) với tỷ suất triết khấu là 10,2% +IRR =84% với NPV>0, IRR>tỷ suất triết khấu chứng tỏ phương án có hiệu quả Kết quả đạt được năm thứ nhất hộ gia đình thu được số tiền là 997 ngàn đồng, năm thứ hai là 2.597 ngàn đồng, năm thứ ba là 2.518 ngàn đồng.Điều đó thể hiện món vay này không những đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, mà còn cho hộ kinh tế từ đó kích thích xã hội phát triển. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn phải đặt ra rất nhiều giả thuyết trong đó giả thuyết về giá cả nguyên vật liệu tăng lên 20%, hoặc là giá cá giống tăng lên 10% do khan hiếm , mặc dù giá cá thịt vẫn không thay đổi. Thực tế cán bộ tín dụng phải lường trước được trường hợp này và phải có một bảng tính xem liệu trong trưòng hợp ấy ngân hàng có cho hộ vay vốn hay không.Ta có chi phí lúc này là: + Tổng chi đầu ra: 1500*1.2=1800 ngàn đồng: + Tổng chi phí hoạt động: 1100*1.1=1210 ngàn đồng. Tổng chi phí: 1800+1210= 3010 ngàn đồng. Biểu số 12: Tình hình cân đối thu chi của hộ gia đình trước khi trả nợ (Đơn vị: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Thu Chi Thu nhập 5250 3010+112=3222 1928 5250 1210+202=1412 3738 5250 3010+112=3222 1928 Kế hoạch trả nợ được hộ trả vào cuối năm với cam kết của ngân hàng hộ trả 50% gốc, với mức lãi suất là 0,85% tháng. + Trả nợ năm thứ nhất: + Gốc: 1505 ngàn đồng + Lãi: 3010*1,02=307,02 ngàn đồng Tổng: 1505+307,02=1812,02 ngàn đồng + Trả nợ năm thứ hai: + Gốc: 1505 ngàn đồng + Lãi: 1505*1.02=153,51 ngàn đồng Tổng: 1505+153,51=1658,51 ngàn đồng + Năm thứ ba hộ gia đình không phải trả nợ vốn vay của NH Thu nhập dòng sau khi trả nợ của hộ: Thu nhập năm thứ nhất: 1928-1812,02=105,98 ngàn đồng Thu nhập năm thứ hai: 3738- 1658,51=2079,49 ngàn đồng Thu nhập năm thứ ba: 1928-0 =1928 ngàn đồng Tính toán NPV,IRR của phương án sản xuất: NPV=3.7841 triệu đồng IRR= 74% Ta có: NPV>0, IRR> tỷ suất chiết khấu Mặc dù có sự tăng lên của chi phí và giá cả nhưng hộ vẫn thu được mức lợi nhuận dòng đạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2009.doc
Tài liệu liên quan