Luận văn Một số giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NK TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế; 1

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. 1

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. 1

1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế. 2

1.2. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM 5

1.2.1. Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ 5

1.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ 6

1.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dưới sự điều chỉnh của thông lệ quốc tế và luật pháp quốc gia. 8

1.3.1. Tác động của thông lệ quốc tế đến phương thức tín dụng chứng từ: 8

1.4. Mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ trong nhập khẩu: 8

1.4.1.Khái niệm mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu: 9

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thanh toán TDCT nhập khẩu 9

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ: 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 11

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội 11

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội. 11

2.1.2. Mô hình tổ chức: 13

2.1.3. Hoạt đông kinh doanh của ngân hàng VPBank Hà Nội những năm gần đây; 14

2.2. Thực trạng tình hình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội; 18

2.2.1.Tình hình thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội các năm gần đây; 18

2.2.2. Tình hình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ hàng hóa nhập khẩu: 19

2.2.3. Thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ nhập khẩu 21

2.2.4. Đánh giá tình hình mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu tại VPBank chi nhánh Hà Nội 22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 24

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 24

3.1.1. Định hướng chung; 24

3.2.1. Tăng cường công tác quản trị rủi ro và đẩy mạnh tốc độ TTQT phương thức tín dụng chứng từ; 25

3.2.2. Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng một cách hiệu quả; 27

3.2.3. Tăng cường các hoạt động khác nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu; 29

3.3. Kiến nghị với Phính phủ và Ngân hàng nhà nước: 30

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ: 30

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước: 31

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam: 31

3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội: 31

KẾT LUẬN

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán chứ không phải công cụ từ chối, chính vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, NHPH đã chỉ định một ngân hàng ở nước nhà NK thay mặt mình kiểm tra và trợ giúp nhà NK hoàn thiện bộ chứng từ. Như vậy, trong trường hợp L/C còn thời hạn, mà bộ chứng từ có lỗi thì có thể khắc phục được. 1.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dưới sự điều chỉnh của thông lệ quốc tế và luật pháp quốc gia. 1.3.1. Tác động của thông lệ quốc tế đến phương thức tín dụng chứng từ: “Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC số xuất bản 600 (UCP) là các quy tắc được áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào”. UCP 600 là những nguyên tắc, thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch tín dụng chứng từ, được soạn thảo và phát hành bởi một tổ chức Phi chính phủ lớn nhất thế giới – Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC) có quy mô và tầm cỡ hoạt động, phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. UCP ra đời nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ. Nội dung của UCP 600 bao gồm những điều khoản có tính chất tổng quát quy định nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong giao dịch, vừa là những chỉ dãn rất cụ thể cho các giao dịch của các ngân hàng liên quan. Thanh toán XNL bằng phương thức tín dụng chứng từ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600. Nhưng ở từng nước, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Hai hệ thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại thế giới. 1.4. Mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ trong nhập khẩu: Trong hoạt động TTQT của NHTM, thanh toán TDCT la một hoạt động mang lai doanh thu cũng như lợi nhuận đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn so với các phương thức thanh toán khác ( Phương thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu). Do vậy, đánh giá việc mở rộng hoạt động thanh toán TDCT được xem là một vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng đối với các NHTM trong nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ những năm gần đây. 1.4.1.Khái niệm mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu: Mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu được đo bằng những đặc tính mà từ đó thỏa mãn các điều kiện về quy mô thanh toán và số món thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định:, , chất lượng thanh toán, uy tín của 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thanh toán TDCT nhập khẩu Để đánh giá việc mở rộng thanh toán TDCT thì thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Doanh thu thanh toán TDCT/năm Số món thanh toán/ năm Số tiền/ một món thanh toán 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ: 1.4.3.1. Nhân tố chủ quan: Một là, chính sách đối ngoại của ngân hàng: bao gồm những định hướng chính trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT hiệu quả. Hai là, điều kiện về công nghệ thanh toán ngân hàng, mạng lưới thông tin điện tử trong thanh toán. 1.4.3.2. Nhân tố khách quan: Môi trường hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng. Về cơ bản ta có thế đánh giá qua một số nhân tố sau: Một là, môi trường kinh tế trong nước: hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế ổn định, phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng an tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, tạo khả năng phục vụ hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Hai là, môi trường chính trị ổn định thì mức độ rủi ro trong đầu tư càng giảm, tạo ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài càng được nâng cao. Như vậy hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng sẽ phát triển theo. Ba là, môi trường pháp lý: Khi một hoạt động kinh doanh nào vượt ra khỏi biên giới của quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại pháp luật: Luật pháp trong nước và luật pháp của nước chủ nhà nơi tiến hành việc kinh doanh. Ngoài ra hoạt động thanh toán quốc tế còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế, thông lệ quốc tế của từng nghiệp vụ. Bốn là, năng lức kinh doanh của khách hàng: khách hàng có càng nhiều năng lực, trình độ về TTQT và luật pháp nước ngoài, có khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài sẽ hạn chế được rủi ro trong TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng cho ngân hàng cũng như cho khách hàng. Qua đó sẽ nâng cao được uy tín thanh toán cho ngân hàng trên thị trường thanh toán. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội. Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint- Stock Commercial Bank for Private Enterprises Tên viết tắt: VP Bank Trụ sở : số 4 Dã Tượng – Hà Nội Theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN -CNH, ngày 06/10/2004 của NHNN Việt Nam, công văn chấp thuận số 3595/UB - KT, ngày 01/10/2004 của Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, quyết định của HĐQT VPBank số 81 - 2004/QĐ - HĐQT ngày 02/11/2004, ngày 4/1/2005, VPBank - Chi nhánh Hà Nội chính thức được tách khỏi Hội sở VPBank để hoạt động độc lập với tư cách một chi nhánh cấp I. Sau một năm hoạt động, Chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị trí “chim đầu đàn” với tổng lợi nhuận sau trích dự phòng rủi  ro chung chiếm gần 26% tổng lợi nhuận toàn Hệ thống; Tổng số dư huy động chiếm trên 36% số dư huy động từ thị  trường 1 của toàn Hệ thống; Tổng dư nợ chiếm 34% dư nợ tín  dụng toàn Hệ thống. Chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm với tỷ lệ nợ xấu thấp dưới qui định của NHNN rất nhiều (luôn nhỏ hơn 1%). Trong năm 2005, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội). 2.1.2. Mô hình tổ chức: Phòng phục vụ khách hàng DN & cá nhân Phòng Thẩm định tài sản đảm bảo Phòng phòng thu hồi nợ Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp Trung tâm dịch vụ kiều hối và phát chuyển tiền nhanh Phòng giao dịch- kho quỹ Phòng kế toán Ban giám đốc Các chi nhánh cấp 2 & các phòng giao dịch Trung tâm công nghệ thẻ và giao dịch tín dụng tiêu dùng Phòng đào tạo và nhân sự Phòng tiếp thị - phát triển sản phẩm và chămg sóc khách hàng Phòng kế hoạch tổng hợp Cơ cấu bộ máy của Ngân hàng TMCP VPBank được tổ chức hết sức chặt chẽ và có sự thống nhất từ cấp trên xuống các đơn vị phòng ban. Hiện tại VPBank chi nhánh Hà Nội hiện tại có 162 nhân viên, trong đó có 140 nhân viên chính thức, với 5 phòng kinh doanh trực tiếp, 2 phòng phục vụ và 5 chi nhánh cấp 2, là một đơn vị có qui mô lớn nhất trong số các chi nhánh cấp I trên toàn hệ thống VPBank. 2.1.3. Hoạt đông kinh doanh của ngân hàng VPBank Hà Nội những năm gần đây; 2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2006, cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Năm 2007, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các ngân hàng tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quả tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ôtô… Thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm chuyển dịch luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán. Bảng1: Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPBank Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 1.805.996,56 100% 2.638.584,47 100% 4.242.510,79 100% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.498.977,32 83% 2.058.095,99 78% 3.394.008,54 80% Trung và dài hạn 307.019,23 17% 580.488,48 22% 848.502,25 20% Phân theo cơ cấu Huy động thị trường I 864.728,75 48% 1.502.172,83 57% 2.657.518,34 63% Huy động thị trường II 941.267,81 52% 1.122.371,64 43% 1.584.992,45 37% (Nguồn từ Báo cáo Thường niên các năm 2005, 2006, 2007) Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 4.242 Tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2005, đặc biệt năm 2006 nguồn vốn tăng gấp hơn 3 lần so với cuối năm 2005. Bình quân giai đoạn 2005-2007 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank (khoảng 80%). Việc huy động vốn từ thị trường I trong thời gian gần đây tăng mạnh (cuối năm 2007 tăng hơn 3 lần so với năm 2005), nguồn vốn thị trường II cũng đựoc VPBank chỉ động điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn. 2.1.3.2. Tình hình dư nợ: Bảng 2: Tình hình dư nợ năm 2005-2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 883,82 1341,77 3570,75 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 452.59 666.90 1865.15 Cho vay trung, dài hạn 430,69 674.87 1705.59 Cho vay khác 0,55 _ _ Theo tiền tệ Cho vay bằng đồng Việt Nam 855,36 1269,43 3410.79 Cho vay bằng đồng ngoại tệ 72,24 72,60 159,96 ( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005-2007) Trong thời gian 2005-2007, hoạt động tín dụng của VPBank Hà Nội được giữ vững, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các Phòng giao dịch, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 1865,15 tỷ đồng, tăng 2.229 tỷ đồng (tương đương 166%) so với cuối năm 2006. Trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 3410.79 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 1865.15 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của VPBank Hà Nội vẫn đảm bảo yêu cầu của Ngân Hàng Nhà Nước và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank cuối năm 2007 ở mức 0,49% . 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đây; Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ 1 2 3= 2-1 4=2/1 Tổng thu nhập 82.452612 177.42 94.97 115% Tổng chi phí 40.428068 93.37 52.94 131% Lợi nhuận trước thuế 42.024544 84.06 42.03 100% ( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2006-2007) Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2005 – 2007 ta thấy nhìn chung tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận trước thuế qua các năm đều có xu hướng tăng cụ thể là: Trong hai năm 2005- 2007 tình hình thu nhập và lợi nhuận tăng trung bình sấp sỉ 115%. Tổng thu nhập năm 2007 là 177.42 tỷ đồng, tăng 94.97 tỷ đồng so với năm 2006. Lợi nhuận thuần năm 2007 đạt 84.06 tỷ đồng tăng 52.94 tỷ đồng ( tương đương 131%) so với năm 2006. 2.2. Thực trạng tình hình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội; 2.2.1.Tình hình thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội các năm gần đây; Bảng 4: Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ các năm 2005 - 2007 DỊCH VỤ NGOẠI TỆ L/C NHẬP 2005 L/C NHẬP 2006 L/C NHẬP 2007 SỐ MÓN GIÁ TRỊ SỐ MÓN GIÁ TRỊ SỐ MÓN GIÁ TRỊ USD 227 17,770,838.28 230 37,109,446.86 233 16,592,709.86 JPY 51 154,293,131.00 51 157,707,255.00 36 100,060,500.00 EUR 15 387,146.00 12 371,381.94 20 744,646.52 GBP 2 12,000.00 0 0 0 0 AUD 2 44,632.50 0 0 2 51,264.00 NZD 0 0 0 0 0 0 SGD 0 0 0 0 2 27,142.50 THB 0 0 0 0 0 0 CHF 0 0 0 0 0 0 TỔNG 297 VND154,736,909.50 293 VND195,188,083.80 293 VND117,476,262.88 (Nguồn: Bộ phận TTQT – phòng khách hàng doanh nghiệp – VPBank Hà Nội) Từ bảng báo cáo tình hình thanh toán quốc tế cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chủ yếu là bằng đồng USD, JPY, EUR. Tuy nhiên tình hình thanh toán nhập khẩu tăng trong năm 2006 chủ yếu là thanh toán với các đối tác Châu Âu, Hoa Kỳ, và Nhật Bản. Năm 2007 VPBank mở rộng thanh toán tới các nước Châu Á khác: Australia, Singapore. Doanh thu từ thanh toán L/C nhập khẩu từ Hoa Kỳ chỉ trên 16 triệu USD (256.976 triệu VND) giảm so với năm 2006 là 21 triệu USD (348.936 triệu VND), nhưng bù lại VPBank tăng doanh thu thanh toán ở các nước Châu Âu tới 744.646,52 EUR (201.717 Triệu VND) tăng gần 200% so với năm 2006. Nhưng toàn cảnh thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Nhập khẩu năm 2007 giảm đáng kể ( 50%) so với năm 2006 chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Mỹ và đang chuyển dần sang hợp tác với tác với thị trường Châu Âu và một số nước Châu Á khác ( Singapore, Australia..). Ngày 10/3/2008, VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank-một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007. Như vậy, trong nhiều năm liên tiếp, VPBank Hà Nội luôn được các ngân hàng lớn như CitiBank,  The Bank of New York...công nhận về chất lượng hoạt động trong các giao dịch thanh toán quốc tế của mình. 2.2.2. Tình hình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ hàng hóa nhập khẩu: 2.2.2.1. Chứng từ yêu cầu mở L/C nhập khẩu: - Hợp đồng ngoại thương - Hạn ngạch - Thư ủy nhiệm - Thỏa thuận trong thanh toán phương thức tín dụng chứng từ NK ủy thác và đơn vị ủy thác có sự chấp thuận của VPBank 2.2.2.2. Các bước thanh toán phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại Vpbank Bước 1: Kiểm tra hồ sơ đề nghị mở L/C - Hợp đồng ngoại thương - Hạn ngạch - Thư ủy nhiệm - Ký nhận và vào sổ ghi rõ ngày giờ nhận hồ sơ - Kiểm tra số lượng và sự hợp lệ đối chiếu với hợp đồng ngoại thương Bước 2: Kiểm tra điều kiện phát hành L/C - Khách hàng được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức này cho phép mở L/C trả ngay, các yêu vầu của L/C không mâu thuẫn với các tiêu chí hạn mức. Bước 3: Bảo lãnh hoặc ủy quyền nhận hàng: - Nhận chứng từ: TTV nhận hồ sơ - Thông báo giao hang của hãng tàu biển hoặc đại lý hàng không (bản Copy) - Vận đơn B/L (bản Copy hoặc Fax) - Hóa đơn thương mại (bản Copy hoặc Fax) - Yêu cầu phát hành bảo lãnh hoặc ủy quyền nhận hàng (bản gốc Mẫu 06/TTQT) Bước 4: Ký hậu vận đơn do khách hàng xuất trình: - Vận đơn B/L (bản gốc) - Hóa đơn thương mại (bản Copy) - Yêu cầu ký vận đơn (Mẫu 06/TTQT) -Kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng xem có khớp với L/C đã mở không, - Kiểm tra giá trị B/L có phù hợp với số dư L/C cho phép hay không, Bước 5: Thanh toán L/C NK - Tiếp nhận điện đòi tiền - Kiểm tra điều kiện thanh toán: kiểm tra tài khoản vãng lai và ký quỹ để đảm bảo điều kiện thanh cho L/C - Soạn thảo điện thanh toán hạch toán: lập đề nghị hạch toán để thu tiền thanh toán và thu phí liên quan, đồng thời trích tài khoản NOSTRO của VPBank tại ngân hàng Nước ngoài để thanh toán L/C. Bảng 5 : Tiến độ thanh toán tín dụng chứng từ hàng hóa nhập khẩu tại VPBank Loại công việc Người xử lý Thời gian xử lý Tiếp nhận và phân bổ điện TP Trong ngày Phát hành L/C, tu chỉnh L/C TTV, TP Trong vòng 8 giờ từ khi nhận được chứng từ Kiểm tra chứng từ: - Đòi tiền bằng điện, chưa trả - Đòi tiền bằng thư TTV, TP Trong ngày Trong 8 giờ làm việc từ khi nhận được chứng từ Phát hành bảo lãnh nhận hàng TTV, TP Trong 8 giờ làm việc từ khi nhận được yêu cầu Ký hậu vận đơn TTV, TP Trong 8 giờ làm việc từ khi nhận được yêu cầu Thanh toán L/C nhập TTV, TP 1 ngày từ khi chứng từ hoàn chỉnh xong, và không quá 7 ngày từ khi nhận chứng từ từ NHNN Chuyển tiền TTV, Tp Trong 4 giờ làm việc từ khi nhận được chứng từ (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp – VP Bank Hà Nội) Đối với những L/C thì phải mất tối thiểu 5 ngày là có thể hoàn thành được công việc thanh toán tính từ khi nhận được điện thanh toán cho đến lúc chuyển tiền xong. 2.2.3. Thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ nhập khẩu 2.2.4. Đánh giá tình hình mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu tại VPBank chi nhánh Hà Nội 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được: - Về quy mô: Ngân hàng TMCP VPBank đã có 9 tài khoản phục vụ thanh toán quốc tế trên thế giới, trong đó có 4 tài khoản USD đặt 4 ngân hàng thương mại lớn của Mỹ. Bên cạnh đó, VPBank cũng đã mở thêm những tài khoản ngoại tệ khác như: EUR, JYP, CAD, AUD, SGD… Bảng 6 : Tài khoản NOSTRO của VPBank tại các ngân hàng nước ngoài Loại tài khoản Ngân hàng có tài khoản NOSTRO của VPBank Số tài khoản NOSTRO Địa chỉ ngân hàng TK USD Standard Chartered Bank 3583 099 925 001 One Madison Vavenue. 3rd Floor, New York, N.Y. 10010, USA City Bank 361 148 35 111 Wall Street, 21st Floor, New York, New York 10043, USA The Bank of New York 980 041 8893 5th Floor, 1290 Avenue of Americas, New York 10104, USA Wachovina Bank N.A. New York Branch 200 0191 008 650 11 Penn Plaza, 4th Floor, New york, New York 10001, USA TK EUR BHF Bank Aktienges Ellchaft 746 833 Bockenheimer Landstransse 106 0323, Frankfurt, Germany TK JPY The Bank of Tokyo - Mitsubishi Limited 653 042 8582 P.O. Box 194. Nohombashi, Tokyo 103 - 8684 Japan TK AUD Commonwealth bank of Australia 1005 4450 2UAD 112601 Level 2, 120 Pitt St, Sydney NSW 1155 Australia CAD The Bank of Nova Scotia 527 120 313 114 44 King Street West, Toronto, Antonio, Canada, M5H.1H1 TK SGD Oversea Chiness Banking Corporation Limited 501 891 592 001 OCBC Centre, 9th Floor, 65 Chunia Street, Singapore 049513 (Nguồn: Bộ phận TTQT – phòng khách hàng doanh nghiệp – VPBank Hà Nội) - Về số lượng: Từ bảng 5 ta thấy: Nếu như hai năm 2005 và 2006 VPBank Hà Nội tiến hành thanh toán chủ yếu bằng các đồng ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, JPY thì từ năm 2007 Ngân hàng đã mở rộng thêm điều kiện thanh toán bằng các đồng AUD, NZD, SGD… Chứng tỏ VPBank đã có bước mở rộng với các đối tượng khách hàng không phải chỉ ở hai thị trường truyền thống là Hoa Kỳ và Châu Âu mà còn khai thác thế mạnh của mình ở các thị trường Châu Á khác. 2.2.4.2. Hạn chế; -.Tiến độ mở rộng thanh toán qua các ngân hàng đại lý ở nước ngoài còn chậm và thiếu tính định hướng: Hiện tại VPBank có tài khoản USD tại 4 ngân hàng ở Mỹ (Standard Chartered Bank, City Bank, The bank of New York, Wachovia Bank N.A New York Branch) nên khả năng mở rộng thanh toán XNK bằng đồng ngoại tệ khác còn nhiều khó khăn khi phần lớn các thương vụ thanh toán đều dùng USD. Bên cạnh đó thì đồng USD đang không ổn định mà số tài khoản NOSTRO của VPBank chủ yếu là bằng đồng USD và đặt tại các ngân hàng lớn của Mỹ, trong khi các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam đang hướng tới các thị trường Trung Đông, Nam Mỹ và một số thị trường Châu Á khác... - Số món thanh toán trong một năm còn ít: Trong bối cảnh nhập khẩu Việt Nam năm 2007 tăng khoảng 29.8 % so với 2006 thì doanh thu cũng như số món thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu năm 2007 lại giảm đáng kể. Qua đó cho thấy công tác Marketing xây dựng thương hiệu và uy tín của VPBank đang chưa phát huy được hết thế mạnh của mình. Hơn nữa, vị thế của VPBank so với các ngân hàng TMCP nhà nước khác còn hạn chế nên việc giành được những món thanh toán lớn từ tay những Ngân hàng này là tương đối khó khăn. - Thị Trường thanh toán quốc tế ngày một thu hẹp bởi các ngân hàng liên doanh và chi nhánh các ngân hàng lớn trên thế giới đang thâu tóm thị trường thanh toán quốc tế ở Việt Nam. Do đó, cơ hội cho VPBank sẽ trở thành thách thức nếu VPBank không phát huy được hết thế mạnh của mình dù là ở sân nhà. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 3.1.1. Định hướng chung; Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP VPBank đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vượt qua nhiều thử thách trong điều kiện môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện. VPBank đang từng bước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội và tự khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. VPBank nhận thấy rằng hoạt động của mình bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình VPBank đã xây dựng định hướng chiến lược cụ thể sau: - Duy trì chính sách huy động vốn hợp lý, điều tiết lượng vốn huy động phù hợp nhu cầu sử dụng, bảo đảm hiệu suất sử dụng vống tốt nhất. Đẩy mạnh huy động vốn, cho vay và các hoạt động lành mạnh khác nhằm củng cố và gia tăng thị phần, tăng lợi nhuận, duy trì ổn định khách hàng tiền gửi truyền thống, chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể xã hội. - Tiếp tục mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu tiêu dùng của dân cư, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5%. - Cùng với việc phát triển mạng lưới hoạt động, công tác đào tạo nhân viên được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới, cụ thể là: + Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ tại ngân hàng, mời các giảng viên có uy tín về giảng dạy. + Khuyến khích nhân viên có tinh thần gắn bó làm việc lâu dài tại VPBank dự các khóa đào tạo nâng cao. Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên đi học, tài trợ kinh phí với điều kiện nhân viên có cam kết sau khi học xong sẽ trở lại Ngân hàng làm việc. - Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế và kiều hối, mở rộng mạng lưới chi trả chuyển tiền Western Union, quảng bá sản phẩm dịch vụ và cung cấp thêm các tiện ích phục vụ khách hàng. - Trong những năm qua hoạt động TTQT nói chung và Thanh toán TDCT nói riêng tại Ngân hàng TMCP VPBank đang có những bước tiến đáng kể. Nhưng hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy cần phải đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển nhằm mở rộng hoạt động đồng thời đảm bảo phù hợp với thông lệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về Ngân hàng để đạt được những mục tiêu chung mà Ngân hàng đề ra. 3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt dộng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội; Từ những phân tích về hoạt động thanh toán bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank chi nhánh Hà Nội dựa trên định hướng hoạt động của VPBank trong thời gian tới em xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nhằm mở rộng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ theo hướng tăng trưởng bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có của VPBank. 3.2.1. Tăng cường công tác quản trị rủi ro và đẩy mạnh tốc độ TTQT phương thức tín dụng chứng từ; 3.2.1.1. Cấu trúc bộ máy tổ chức và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ và đạo đức đáp ứng yêu cầu của thanh toán quốc tế; Đây là giải pháp chung cho mô hình ngân hang hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực thanh toán L/C nói riêng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ thì vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ là đặc biệt quan trọng. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có quy trình thanh toán phức tạp, nhiều công nghệ hiện đại và phải giao dịch trên phạm vi quốc tế. Do đó, đào tạo con người trở thành một giải pháp quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ. Ngoài việc đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, cần thiết phải bảo đảm việc đào tạo cán bộ thanh toán có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công việc và giảm rủi ro do những từ phía thanh toán viên gây nên. VPBank Hà Nội cần phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, đầu tư thêm vào các tài liệu tham khảo về nghiệp vụ các kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 3.2.1.2. Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới; Trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng đại lý đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu ngân hàng nào có quan hệ với ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới thì việc thanh toán sẽ trở nên nhanh chóng và giảm được chi phí cho các khâu trung gian. Ngoài ra, ngân hàng còn tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24661.doc
Tài liệu liên quan