LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU. 1
I. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài . 1
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3
IV. Phương pháp nghiên cứu. 3
V. Kết cấu của luận văn. 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƢỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 5
1.1. Các khái niệm. 5
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực . 5
1.1.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực . 6
1.1.3. Quản trị nguồn nhân lực. 8
1.2. Tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp
. 9
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực . 9
1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp . 22
1.3.1. Các nhân tố đầu vào của nguồn nhân lực. 22
1.3.2. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực. 23
1.3.3. Thù lao lao động. 26
1.3.4. Giữ chân người lao động có năng lực . 26
Tổng kết chương 1 . 30
137 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực công ty tàu dịch vụ dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
378 lượt CBCNV
tham dự đạt 164.54% kế hoạch năm.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
53
2.3.4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV Công ty PTSC
Marine
Theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm từ 2009- 2012
(Bảng 2.2), doanh thu tăng trưởng đều qua các năm, lợi nhuận năm 2009 và 2010
tuy có giảm do tình hình kinh tế khó khăn chung nhưng từ năm 2012 có sự gia tăng
trở lại, đảm bảo thu nhập trung bình của người lao động luôn được tăng đều hàng
năm, công ty ngày càng đóng góp nhiều cho tổng thu ngân sách Nhà nước. Qua đó,
thể hiện sự nổ lực không ngừng, cũng như kết quả làm việc của Ban lãnh đạo công
ty nói riêng và toàn thể CBCNV công ty nói chung.
Để đo lường kết quả thực hiện công việc của CBCNV Công ty PTSC Marine
một cách chính xác, không chỉ dừng lại ở việc theo dõi kết quả dựa trên kết quả sản
xuất kinh doanh Công ty, thu nhập của NLĐ, sự đánh giá của cấp trên, của đồng
nghiệp, của cấp dưới mà còn dựa vào sự đánh giá của khách hàng. Căn cứ để đo
lường chính xác nhất kết quả thực hiện công việc của NLĐ đó là sự phản hồi từ
khách hàng, các sự cố, tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
Trong năm 2011, số khiếu nại của khách hàng là 04 vụ, và giảm xuống chỉ còn
02 vụ trong năm 2012. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến công tác đảm bảo
an toàn trong quá trình tàu hoạt động, tính năng, hoạt động của tàu không đáp ứng
được nhu cầu của công việc hay các vấn đề lớn khác ảnh hưởng trực tiếp đến kế
hoạch sản xuất của nhà thầu thuê tàu. Các khiếu nại đã được Công ty giải quyết
nhanh chóng bằng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa cụ thể và phù hợp, đồng
thời thông báo cụ thể đến khách hàng và các bên liên quan. Nguyên nhân chủ yếu
của tất cả các khiếu nại xảy ra đều có xuất phát là từ lỗi con người (thiếu ý thức, chủ
quan, thiếu trách nhiệm hoặc sơ suất trong quá trình làm việc), được đề cập chi tiết
như sau:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
54
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp các Khiếu nại của khách hàng năm 2011 và 2012
STT NỘI DUNG NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC
Năm 2011
1 Nước ngọt cấp lên
giàn bị nhiễm mặn.
Do thuyền viên tàu nhận
nước vào két chứa nước
biển.
Lỗi do sơ suất và thiếu
trách nhiệm kiểm tra
của Thuyền viên tàu. Đã
kiểm điểm, thông báo
đến toàn đội tàu để ngăn
ngừa sự việc tương tự.
2 Thuyền viên tàu câu cá
trong khu vực cấm
Do thuyền viên tàu thiếu
trách nhiệm, không tuân
thủ các quy định của nhà
thầu và giàn.
Ban hành chính sách
cấm câu cá trong trên
toàn bộ đội tàu.
3 Chậm trễ trong việc
thay thế, giao ca
thuyền viên.
Do địa điểm giao ca tại
Đà Nẵng, Vinh, Hải
Phòng nên gặp khó khăn
trong việc di chuyển.
Cán bộ phụ trách chưa
chủ động trong việc đặt
vé máy bay và thông báo
sẵn sàng cho thuyền viên
thay thế.
Tăng cường công tác
liên lạc, trao đổi thông
tin giữa nhà thầu, các
phòng ban chức năng để
lên kế hoạch thay ca
thuyền viên sớm hơn.
4 Công tác bơm hàng
rời, xi măng lên giàn
chậm và chưa đủ áp
lực yêu cầu.
Thuyền trưởng thiếu
trách nhiệm, chủ quan
không kiểm tra áp lực
làm việc của hệ thống
trước khi tàu đi làm.
Bổ sung vào Quy trình
QHSE-GE-32 nhằm
nâng cao trách nhiệm
Thuyền, Máy trưởng.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
55
Năm 2012
1 Công tác bơm hàng
rời, xi măng lên giàn
chậm.
Do đường ống nhận hàng
bị ngẹt trong quá trình
bơm nhận hàng.
Thuyền viên tàu tăng
cường công tác vệ sinh
đường ống trước và sau
khi tàu nhận hàng.
2 Tàu cập giàn có va
chạm với xích neo của
giàn, gây nguy hiểm
cho tàu và giàn.
Thời tiết không thuận
lợi.
Cường độ làm việc của
Thuyền trưởng cao
(24/24)
Quan điểm chưa thống
nhất giữa Giàn trưởng và
Thuyền trưởng trong quá
trình điều động tàu.
Thuyền trưởng cần có
kế hoạch làm việc trước
với Quản lý Giàn trước
khi điều động tàu.
Kịp thời thông báo về
bờ (hoặc người có thẩm
quyền) về các khó khăn
khi thực hiện công việc.
(Nguồn: Bảng tổng hợp từ Phòng Hành chính Tổng hợp)
Bởi đặc thù là cung cấp các tàu dịch vụ dầu khí để hoạt động phục vụ công tác
sản xuất, khai thác dầu ngoài khơi của các nhà thầu dầu khí nên Công ty phải
thường xuyên huy động một lượng lớn các tàu thực hiện nhiều loại hình dịch vụ
khác nhau, cường độ làm việc liên tục, dài ngày, hàm lượng kỹ thuật lớn và những
yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà thầu dầu khí. Vì vậy, việc xảy ra những sự cố
trên các tàu là điều không thề tránh khỏi. Nắm bắt được điều này, Công ty PTSC
Marine trong những năm gần đây đã được triển khai thực hiện sâu rộng công tác
quản lý chất lượng, kiểm soát các hành động và điều kiện không an toàn trên toàn
bộ các tàu. Công ty đã nhìn nhận, đánh giá công tác phòng ngừa, xử lý, khắc phục
các sự cố là một trong các công tác hàng đầu cần quan tâm, tập trung thực hiện. Các
công tác nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn, sự cố bao gồm:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
56
- Liên tục cải tiến, bổ sung các Quy trình hoạt động của các phòng ban, đội tàu
nhằm quản lý chặt chẽ công tác an toàn, ngăn ngừa các hành động và điều kiện
không an toàn dễ dẫn đến tai nạn, sự cố;
- Yêu cầu bắt buộc với toàn bộ đội tàu về công tác ghi nhận, báo cáo UA – UC
(Báo cáo hành động và Điều kiện không an toàn);
- Áp dụng Qui trình QHSE – GE – 09 (Báo cáo và phân tích về sự không phù
hợp, tai nạn, tình huống nguy hiểm và hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến) -
dự kiến từ tháng 11/2012.
Do đó, các sự cố cũng như mức độ, hậu quả mà các sự cố gây nên của Công ty
đã giảm thiểu đi rất nhiều được
Bảng 2.16. Kết quả ghi nhận số sự cố trên đội tàu PTSC trong năm 2011 và 2012
Stt Số tai nạn, sự cố (vụ) Năm 2011 Năm 2012
1
Sự cố có nguyên nhân khách quan: Thời tiết,
ảnh hưởng của các yếu tố ngoài tác động.
9 7
2 Sự cố do hư hỏng của trang thiết bị 26 17
3
Sự cố do lỗi của thuyền viên, nhận định sai,
thiếu kinh nghiệm
6 4
Tổng số 41 28
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Hành chính Tổng hợp)
2.4. Các nguyên nhân của chất lƣợng nhân lực Công ty PTSC Marine chƣa
hoàn toàn cao
- Công ty chịu nhiều sức ép từ phía thị trường, từ sự cạnh tranh của các đối thủ,
từ Tổng Công ty, từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, và cả yêu cầu của khách
hàng về tàu dịch vụ ngày càng khắt khe hơn, cần tàu tốt hơn, an toàn hơn, công
nghệ cao hơn để phục vụ trong môi trường hoạt động khó khăn hơn trong khi số
lượng tàu dịch vụ hiện có của Công ty còn nhiều hạn chế, nhiều tàu có tuổi tàu cao.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
57
- Về thể lực: đa số NLĐ của Công ty có tuổi đời và tuổi nghề khá cao, do đó về
lâu dài Công ty cần có sự thay thế, bổ sung NNL này để đảm bảo công việc được
thực hiện có hiệu quả.
- Công tác đánh giá nội bộ trong Công ty trong một số trường hợp vẫn còn một
số điểm chưa phù hợp và còn hạn chế, thiếu sót như:
+ Quá trình đánh giá còn chưa sát trọng tâm và thực tế;
+ Năng lực, kinh nghiệm của thành viên đoàn đánh giá về quy trình, đặc điểm
hoạt động của các phòng ban khác trong công ty còn hạn chế;
+ Phạm vi đáng giá hạn hẹp, mang tính bao quát, tương đối;
+ Thời gian đáng giá ngắn
- Phần lớn số tai nạn, sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của
Công ty do việc hư hỏng của trang thiết bị trên tàu có nguyên nhân là:
+ Đội tàu PTSC có 22 tàu, trong đó có nhiều tàu đã nhiều tuổi (tàu nhiều tuổi
nhất là tàu Dầu Khí 101 được sản xuất năm 1967) do đó trang thiết bị đã xuống cấp,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng;
+ Một số tàu có hệ thống động lực (máy chính, chân vịt) là thế hệ cũ, nhiều
linh kiện đến nay đã không còn được hãng chế tạo sản xuất nên khi có hư hỏng đều
được khắc phục tạm thời, không triệt để;
+ Một số tàu mới sản xuất được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại, chuyên
dụng; trong khi một bộ phận thuyền viên tàu chưa đủ năng lực để vận hành chính
xác và hiệu quả các trang thiết bị này;
+ Tần suất hoạt động liên tục của các tàu cũng có thể gây quá tải cho trang thiết
bị nếu trang thiết bị không được bảo dưỡng, duy tu kịp thời và đúng kế hoạch.
- Một số sự cố xảy ra do lỗi con người. Lý giải cho nguyên nhân này như sau:
+ Năng lực thuyền viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc;
+ Tàu hoạt động trên biển dài ngày gây nên nhiều tác động xấu đến tâm lý
thuyền viên, dẫn đến việc thiếu tỉnh táo, tập trung và dẫn đến các hành động, điều
kiện không an toàn và gây ra sự cố;
+ Tâm lý chủ quan, thiếu trách nhiệm.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
58
+ Các tai nạn, sự cố xảy ra do các nguyên nhân khác như thời tiết, ảnh hưởng
của các yếu tố ngoài tác động, nhưng cũng cần được nhìn nhận, đánh giá và đưa
ra những bài học kinh nghiệm.
2.5. Khảo sát về chất lƣợng nhân lực Công ty PTSC Marine
Việc thực hiện điều tra, khảo sát chất lượng NNL tại PTSC Marine là một
việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ mang lại những đánh giá khách quan giúp cho
những người làm công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty nhìn nhận một cách
đầy đủ hơn, chi tiết hơn về chất lượng NNL, qua đó so sánh và đánh giá cũng như
đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại PTSC Marine một cách cụ thể.
2.5.1. Lý do, tiêu chí và đối tƣợng thực hiện khảo sát
Để có được những giải pháp hợp lý và hiệu quả cao nhất trong công tác
nâng cao chất lượng NNL tại PTSC Marine, luận văn phải phân tích và tìm hiểu rõ
được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của Công ty. Việc tìm ra những
nguyên nhân đó không chỉ dựa trên yếu tố chủ quan từ phía ban lãnh đạo của PTSC
Marine mà cần tìm hiểu sâu những nguyên nhân khách quan từ phía toàn bộ
CBCNV. Chính vì vậy, việc khảo sát thăm dò chất lượng NNL tại Công ty là rất cần
thiết.
Dựa trên kết quả khảo sát thăm dò, luận văn sẽ phân tích những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chất lượng NNL tại PTSC Marine chưa cao một cách chính xác
nhất để từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết và hợp lý.
a/ Tiêu chí của việc khảo sát
Căn cứ những yếu tố tác động đến chất lượng NNL, tiêu chí của việc đưa ra
các câu hỏi khảo sát thăm dò ý kiến được thực hiện tại PTSC Marine dựa trên:
- Công tác sức khỏe.
- Đạo đức: Tác phong, thái độ trong công việc.
- Năng lực chuyên môn, kỹ thuật, các kỹ năng khác và nhu cầu của NLĐ về sự
đào tạo.
- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
59
b/ Đối tƣợng thăm dò
Do việc khảo sát, phát bảng thăm dò đến toàn bộ các CBCNV của PTSC
Marine là một việc khó khả thi nhưng đồng thời để đảm bảo tính khách quan, chính
xác của việc khảo sát, tác giả đã phát 150 phiếu điều tra để thăm dò kết quả ở PTSC
Marine (Câu hỏi trắc nghiệm xem chi tiết bảng câu hỏi ở phụ lục 1).
Do CBCNV của PTSC Marine chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 21 đến 50 tuổi,
chủ yếu là Nam giới và có trình độ từ sơ cấp trở lên. Chính vì vậy để phục vụ việc
khảo sát, đánh giá thăm dò được chính xác, hiệu quả nhất và để căn cứ vào những
số liệu đó, đưa ra được những biện pháp nâng cao chất lượng NNL tại PTSC
Marine, tác giả đã gửi Bảng câu hỏi cho CBCNV có những tiêu chí sau:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Chức danh, chức vụ
- Trình độ chuyên môn
- Chuyên ngành đào tạo
- Trình độ ngoại ngữ
- Trình độ tin học
- Bồi dưỡng chuyên ngành khác
2.5.2. Kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành lấy ý kiến của CBCNV, tác giả đã căn cứ vào các câu trả lời,
tổng hợp nguồn số liệu và cho kết quả khảo sát như sau:
a. Thể lực NNL:
Xét về vấn đề sức khỏe ở Công ty, nhận định của NLĐ (xem hình 2.4) là:
* Yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe khi tuyển dụng:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine, trong số 150 người được hỏi
thì có 97,3% số người được hỏi cho ý kiến hoàn toàn đồng ý đồng ý về việc công ty
yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe khi tuyển dụng. Chỉ có 0,7% là có ý kiến không
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
60
đồng ý và 2% trả lời trung dung, không có ý kiến. Như vậy đầu vào về thể lực của
con người được Công ty và cả NLĐ hầu như thống nhất.
* Sức khỏe hiện tại thích hợp với công việc:
Công ty cần một lực lượng lao động có sức khỏe tốt để phù hợp với đặc thù,
tính chất của công việc. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tại PTSC Marine, trong số
150 số người được hỏi về mức độ phù hợp giữa công việc và sức khỏe thì chỉ có
8,7% trả lời là hoàn toàn đồng ý, 30% trả lòi là đồng ý, có đến 28,6% cho ý kiến
trung dung và có 32,7% không đồng ý; không có ý kiến nào hoàn toàn phản đối.
Như vậy, vẫn còn khá đông NLĐ có sức khỏe không phù hợp với công việc mà
họ đảm nhận. Nguyên nhân của sự không phù hợp này là do:
+ Nguồn lực của Công ty có độ tuổi khá cao, do đó khi sắp xếp vị trí công việc
thường ưu ái sắp xếp những người có kinh nghiệm nên họ thường làm việc liên tục.
+ Do ý kiến chủ quan của NLĐ.
* Khám sức khỏe định kỳ và việc khám sức khỏe đúng với yêu cầu của công
việc:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine, trong số 150 người được hỏi
thì có 8% cho ý kiến hoàn toàn đồng ý và 55,3% cho ý kiến đồng ý. Trong khi đó có
đến 20% số người được hỏi trả lời không đồng ý và 16,7% trả lời trung dung.
Mặc dù trong suốt những năm gần đây PTSC Marine đã chú trọng hơn về vấn
đề chăm lo sức khỏe cho CBCNV như công tác khám sức khỏe định kỳ, cấp phát
thuốc,Tuy nhiên, công tác này cần được Công ty quan tâm hơn nữa vì kết quả đạt
được vẫn chưa cao. Kết quả chưa cao có thể là do những nguyên nhân sau đây:
+ Công ty mới chỉ dừng lại ở việc khám sức khỏe một cách định kỳ, chưa thực
hiện thường xuyên và đầy đủ, chưa chú tâm nhiều đến các hoạt động y tế.
+ Thời gian khám sức khỏe định kỳ thường cố định, mà vào thời điểm đó lại còn
một số CBCNV đang đi công tác hoặc làm việc ngoài khơi, do đó không nhận được
dịch vụ khám chữa bệnh này. Vô hình dung, họ bị mất quyền lợi.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
61
Hình 2.4 Kết quả khảo sát thể lực của CBCNV tại Công ty
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
b. Phẩm chất đạo đức NNL:
Công tác phê bình và tự phê bình, dám làm dám chịu là việc làm luôn được
Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao. Qua công tác này, nó sẽ thể hiện được phẩm
chất, đạo đức của NLĐ, sẽ thể hiện được sự trung thực, thẳng thắn, dám nhìn nhận,
phê phán, không bao che những cái không hay, chưa tốt của người khác và của
chính bản thân mình để hướng tới hoàn thiện bản thân. Nếu làm tốt công tác này,
Công ty sẽ có được một đội ngũ NNL thực sự chất lượng.
Kết quả điều tra về phẩm chất đạo đức NNL trong Công ty cho số liệu sau:
* Phê bình và tự phê bình:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine, trong số 150 người được hỏi
về công tác phê bình và tự phê bình thì có có 4,7% trả lời hoàn toàn đồng ý, có
23,3% trả lời đồng ý. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại lớn, NLĐ vẫn chưa có ý
thức hoặc họ không dám bày tỏ ý kiến của mình vì lo sợ ảnh hưởng tới quyền lợi, vị
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
62
trí của mình, cụ thể có 49,3% số người được hỏi cho ý kiến trung dung, 20% cho ý
kiến không đồng ý và 2,7% hoàn toàn không đồng ý.
* Nhiệt tình và dám chịu trách nhiệm:
Theo kết quả điều tra, khảo sát 150 người tại PTSC Marine về sự nhiệt tình và dám
chịu trách nhiệm về những việc của mình làm , kết quả cho thấy:
+ 8,7% hoàn toàn đồng ý và 28% đồng ý rằng họ là người nhiệt tình và dám chịu
trách nhiệm về những việc làm của mình.
+ 56% cho ý kiến trung dung. Điều này khẳng định rằng họ là những người
không có tinh thần trách nhiệm, hoặc họ không quan tâm đến công việc, đây sẽ căn
cứ để Công ty cần xem xét lại phẩm chất của NLĐ và có biện pháp khắc phục.
+ 7,3% phản đối. Điều đó cho thấy NLĐ trong công ty chưa có nhận thức đúng
đắn về vấn đề này hoặc họ là người vô trách nhiệm với công việc và đại đa số là
những NLĐ ở vị trí thấp, có ít quyền lợi. Đây là lực lượng mà Công ty cần có biện
pháp thay đổi, chấn chỉnh kịp thời.
Nhiệt tình, dám chịu trách
nhiệm.
Phê bình và tự phê bình.
0
2,7
7,3
20
56
49,3
28
23,3
8,7
4,7
Hoàn toàn
phản đối
Phản đối
Trung
dung
Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Hình 2.5. Kết quả khảo sát phẩm chất của CBCNV tại Công ty
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
(Đơn vị tính: %)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
63
* Thái độ ứng xử; Chấp hành nội quy và quy định:
Bảng 2.17. Đánh giá thái độ ứng xử; chấp hành nội quy của CBCNV
Hoàn toàn
phản đối
Phản
đối
Trung
dung
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
Thái độ ứng xử với đồng nghiệp(%) 0 0 4,7 76 19,3
Chấp hành nội quy, quy định (%) 0 3,3 26 60 10,7
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Theo kết quả điều tra, khảo sát 150 người tại PTSC Marine đưa ra bảng số liệu
thống kê ở trên, ta dễ dàng nhận thấy thái độ của NLĐ trong công việc cũng như
thái độ ứng xử với đồng nghiệp là khá tốt.
Tại Công ty, nội quy, kỷ luật được xây dựng dựa trên điều kiện hoạt động sản
xuất thực tế của Công ty và những qui định có trong bộ luật Lao động hiện hành của
Việt Nam. Theo đó tất cả các CBCNV phải chấp hành nghiêm túc theo những nội
qui kỷ luật lao động của Công ty, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo qui định
của Công ty. CBCNV chấp hành nội quy, quy định của Công ty đặt ra là khá tốt.
Theo kết quả khảo sát tại PTSC Marine đối với 150 người được hỏi về việc chấp
hành nội quy quy định của công ty thì có đến 70,7% trả lời chấp hành nghiêm
chỉnh, 26% trả lời trung dung và chỉ có 3,3% là trả lời không đồng ý, chưa chấp
hành tốt. Thực tế tại Công ty, đôi khi việc chấp hành nội qui kỷ luật cũng chưa thật
nghiêm túc, chưa chấp hành đúng những qui định đã ban hành, chẳng hạn:
+ Chưa tuân thủ nghiêm ngặt giờ làm và giờ nghỉ, cán bộ nhân viên còn làm việc
riêng trong giờ, một số cán bộ công nhân không tự giác làm việc khi không vắng
mặt cán bộ quản lý, tự ý nghỉ giữa giờ làm việc, một số cán bộ nhân viên ra ngoài
Công ty không đúng mục đích công việc.
+ Còn hiện tượng công nhân, thuyền viên đôi khi không sử dụng hoặc sử dụng
không đúng trang phục bảo hộ, của Công ty.
Đã có rất nhiều cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy kỷ luật lao động và bị
xử phạt theo qui định của Công ty, nhưng hiện tượng này vẫn chưa được khắc phục
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
64
triệt để. Do vậy Công ty cần phải có biện pháp quản lý tổ chức sản xuất và các chế
tài xử phạt nghiêm khắc hơn để việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động được tốt
hơn.
Như vậy, ngoài việc cần phát huy hơn nữa sự chấp hành của NLĐ đối với
những quy định của Công ty để đưa mọi hoạt động vào khuôn khổ, Công ty cũng
cần có những điều chỉnh để phù hợp hơn, không tạo áp lực cho NLĐ để tránh tình
trạng đôi khi những nội quy, quy định này còn quá nghiêm ngặt, khắc khe.
NLĐ trong Công ty luôn thân thiện, lắng nghe, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ
các đồng nghiệp khi cần thiết đã tạo ra một môi trường văn hóa, môi trường làm
việc lành mạnh, chuyên nghiệp.
c. Năng lực NNL trong Công ty:
Tiến hành khảo sát 150 CBCNV của Công ty, kết quả thu được như sau:
1) Bố trí công việc; điều kiện làm việc:
* Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn:
Theo kết quả điều tra, khảo sát 150 người tại PTSC Marine, có 8,7% trả lời
rằng chuyên môn họ được đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ mà họ đang đảm
nhiệm, có 56% trong số người được hỏi trả lời là phù hợp và 23,3% trả lời là hoàn
toàn phù hợp, số còn lại là 12% trả lời là trung dung, tạm phù hợp. Như vậy, số
lượng NLĐ được bố trí công việc phù hợp và hoàn toàn phù hợp với chuyên môn
của họ là khá cao (chiếm 79,3%). Điều đó chứng tỏ rằng đa số CBCNV đang làm
việc phù hợp với khả năng của họ, công việc họ đang làm là hấp dẫn và nhiều trong
số họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên vẫn có những người học
chuyên ngành về xã hội, kỹ thuật,... lại đảm nhiệm công việc ở vị trí có chuyên môn
về kinh tế, Cụ thể có 8,7% trả lời không đồng ý.
* Tạo điều kiện, cơ hội, trang thiết bị cần thiết:
Công ty đã tạo mọi điều kiện, cơ hội cũng như cung cấp các tranh thiết bị cần
thiết cho công việc. Điều này đã được chính NLĐ ghi nhận, đánh giá cao qua kết
quả khảo sát tại PTSC Marine, với 86% (tương ứng 129 người) trong số 150 người
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
65
được hỏi trả lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Mặc dù vậy, theo NLĐ thì cũng còn
tồn tại một số hạn chế mà Công ty cần chú ý khắc phục vì có 4,7% cho ý kiến phản
đối và 9,3% cho ý kiến trung dung. Nguyên nhân có thể do chất lượng Tàu của
Công ty qua thời gian sử dụng lâu dài nên không còn đảm bảo, mà các Tàu lại
thường xuyên hoạt động liên tục ở trên biển nên việc thay thế, cung cấp trang thiết
bị không được kịp thời. Đây là điều nên quan tâm, đòi hỏi PTSC Marine phải có
những thay đổi tốt hơn về môi trường làm việc của mình trong thời gian tới.
Hình 2.6. Kết quả khảo sát sự bố trí công việc phù hợp và điều kiện làm việc
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
2) Đánh giá sự nổ lực, khả năng làm việc độc lập/ nhóm, giao tiếp
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát sự nổ lực, khả năng làm việc độc lập/ nhóm,
giao tiếp của CBCNV
Đơn vị tính (%)
Hoàn toàn
phản đối
Phản
đối
Trung
dung
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
Sự nỗ lực. 0 1,3 12 62 24,7
Khả năng làm việc độc lập. 0 4 4,7 84 7,3
Khả năng làm việc theo nhóm. 8 40 22,7 26,6 2,7
Khả năng giao tiếp cơ bản. 0 0 24,7 61,3 14
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
66
* Nổ lực hết mình:
Theo bảng số liệu thống kê kết quả điều tra khảo sát 150 người tại PTSC
Marine cho thấy sự nỗ lực hết mình trong công việc của các CBCNV ở Công ty thể
hiện như sau:
+ 86,7% số người được hỏi có nhận định rằng họ đã nỗ lực hết mình cho công
việc của họ làm.
+ 12% số người được hỏi không khẳng định được rằng họ có nỗ lực hay không
khi thực hiện công việc mà họ được giao.
+ Còn 1,3% số người được hỏi cho rằng họ chưa thực sự làm việc hết sức mình,
chưa cống hiến hết toàn bộ khả năng vốn có của họ trong công việc. Điều này cho
thấy là Công ty cần có những biện pháp nhằm tạo mọi điều kiện cho họ phát huy
khả năng hơn nữa.
* Khả năng làm việc độc lập:
Theo kết quả khảo sát tại PTSC Marine, có đến 91,3% trong số 150 người
được hỏi về khả năng làm việc độc lập thì trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý, chỉ có
4,7% trả lời trung dung và 4% là phản đối. Nhưng do đặc thù công việc của Công ty
PTSC là làm việc với các đối tác khách hàng lớn nên làm việc theo nhóm là khá
thường xuyên.
Có thể nhận thấy rằng NLĐ ở Công ty PTSC Marine cũng giống như đại đa số
NLĐ ở Việt Nam làm việc hiệu quả hơn khi làm việc độc lập.
* Khả năng làm việc theo nhóm:
Tại PTSC Marine, theo kết quả thăm dò khảo sát thì trong số 150 người được
hỏi về khả năng đáp ứng yêu cầu làm việc theo nhóm thì chỉ có 2,7% (tương đương
4 người) trả lời đồng ý hoàn toàn, chỉ có 26,6% (tương đương 40 người) trả lời
đồng ý. Vẫn còn một tỉ lệ khá lớn là 40% trả lời không đồng ý, 8% trả lời hoàn toàn
phản đối và 27,7% trả lời trung dung, vì họ chưa tự tin khi thực hiện các công việc
mang tính hợp tác tập thể. Đây cũng là một khó khăn, tồn tại lớn mà Công ty cần có
biện pháp chấn chỉnh trong tương lai.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phan Văn Nhã CH QTKD 2011 - 2013
67
* Khả năng giao tiếp cơ bản:
Kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine cho thấy khả năng giao tiếp cơ bản
của CBCNV Công ty PTSC Marine là rất tốt, trong số 150 người được hỏi thì có
75,3% khẳng định họ có kỹ năng giao tiếp cơ bản; có 24,7% không xác định được
mình có khả năng giao tiếp cơ bản hay không; không có CBCNV nào không thể
giao tiếp một cách cơ bản đối với các đối tác, khách hàng.
3) Mức độ đáp ứng công việc, nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức về
quản lý
* Trình độ chuyên môn đáp ứng công việc:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine, trong số 150 người được hỏi
có tới 80,7% (tương ứng 121 người) trả lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý, cho rằng
trình độ chuyên môn được đào tạo của họ hiện nay đáp ứng được yêu cầu của công
việc hiện tại họ đang đảm nhận. Chỉ có 2% số người được hỏi cho rằng mức độ
chuyên ngành mà họ được đào tạo chưa đáp ứng được công việc của họ, số lượng
chưa có nhận định chính xác về sự phù hợp là 17,3%.
* Nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng công việc:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại PTSC Marine, trong số 150 người được hỏi
có tổng cộng đến 92,7% trả lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý việc cần được nâng cao
trình độ chuyên môn để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện mới,
đây là một tỉ lệ khá cao, chỉ có 7,3% trả lời trung dung, chưa có nhận định chính xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273154_3297_1951351.pdf