Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.3

6. Kết cấu luận văn .3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO .4

1.1 Các khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng dịch vụ .4

1.1.1 Quan niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ.4

1.1.2 Chất lượng dịch vụ và mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ.5

1.1.3 Chất lượng trong giáo dục đại học.8

1.1.4 Những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề chất lượng .11

1.2 Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo.14

1.2.2 Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM).16

1.2.3 Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model).19

1.2.4 Mô hình tổng thể quá trình đào tạo .21

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo .22

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong.22

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài.28

1.4 Đánh giá chất lượng đào tạo .30

1.4.1 Mục đích của việc đánh giá chất lượng đào tạo.31

1.4.2 Nội dung đánh giá.31

1.4.3 Quy trình kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo .31

1.5 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo.32

pdf130 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã rất chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và coi đó như là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện tại trường có 2 cơ sở đào tạo với tổng diện tích gần 30 ha (gồm cơ sở chính tại Hà Nội và cơ sở tại Miền Trung), nhà trường có 97 phòng học lý thuyết, 12 phòng học thực hành, các hội trường lớn, trung tâm Thông tin Thư viện phục vụ Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 49 Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo và nghiên cứu, học tập của nhà trường. Nhà trường có khu ký túc xá đáp ứng được 800 chỗ ở = 1/10 so nhu cầu. Các phòng học giảng đường được trang bị tương đối đầy đủ máy chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng và các phương tiện dạy học khác. Phân tích thực trạng cơ sở vật chất của trường thì: - Trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy học: Hiện tại, Trường đã trang bị được 55 máy chiếu để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của giảng viên tại các phòng học và phòng thực hành. Tổng số máy vi tính hiện có của nhà trường 425 bộ, trong đó số máy vi tính phục vụ cho việc học tập của sinh viên là 350 bộ. Với lượng máy móc thiết bị như hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu dạy và học. - Số phòng học của nhà trường còn thiếu: Do quy mô đào tạo ngày càng tăng dẫn đến có những lúc số phòng học chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dạy và học, nhiều khi do thiếu phòng học nhà trường phải phân công dạy vào ca tối, điều đó làm ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của giảng viên và sinh viên. Mặt khác, do số lượng phòng học thiếu, nhà trường đã phải giải quyết bằng cách tăng số lượng sinh viên trong một lớp học có những lớp sĩ số lên tới 70 sinh viên. - Thư viện của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đọc và tra cứu tài liệu của giảng viên và sinh viên: Nhà trường đã cho sửa chữa, nâng cấp lại thư viện với 2 phòng đọc đáp ứng được 600 chỗ ngồi phục vụ nhu cầu đọc, tra cứu tài liệu của giảng viên và sinh viên. Với số lượng như trên so với quy mô đào tạo mới là mới đáp ứng được một phần nhu vầu của giảng viên và sinh viên. - Ký túc xá của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên: Khu ký túc xá mới chỉ đáp ứng được 800 chỗ ở cho sinh viên (đáp ứng được 1/10 nhu cầu), hiện tại vấn đề giải quyết chỗ ở cho sinh viên và cán bộ công nhân viên, giảng viên đang đặt ra bài toán cần sớm giải quyết cho Lãnh đạo nhà trường. Tiến hành khảo sát trên 100 sinh viên tại các lớp khác nhau của các khóa thu được kết quả khảo sát như sau: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 50 Đại học Bách khoa Hà Nội Bảng 2.2: Điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường STT Nội dung bảo đảm Mức độ đáp ứng yêu cầu Rất tốt Tốt Tương đối tốt Bình thường Kém 1 Hệ thống giảng đường và phương tiện kỹ thuật dạy, học 25 48 27 2 Giáo trình, tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu 35 45 20 3 Phòng học thực hành máy tính 30 20 50 4 Công tác phục vụ 11 68 21 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra dành cho sinh viên đang theo học) Qua số liệu khảo sát cho ta thấy thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị phục vụ học tập, thư viện giáo trình còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên. Do đó nhà trường cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, giảng dạy trong thời gian tới. 2.2.4 Công tác tuyển sinh Trong năm học 2011-2012 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được nâng cấp từ Trường Cao đẳng lên Đại học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo 4 ngành học bậc đại học trong năm 2012-2013. Bảng 2.3: Thống kê chỉ tiêu các ngành đạo tạo của Trường TT Ngành đào tạo 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Thực tuyển Chỉ tiêu Thực tuyển Chỉ tiêu Các ngành đào tạo Đại học 900 1201 1.300 1450 1400 01 Khoa học thư viện 200 250 250 300 250 02 Lưu trữ học 200 300 250 300 250 03 Quản trị nhân lực 200 250 250 250 250 04 Quản trị văn phòng 300 401 300 300 250 05 Quản lý Nhà nước X X 250 300 250 06 Quản lý văn hóa X X X X 150 Các ngành đào tạo Cao đẳng 1100 1102 765 850 600 01 Quản lý văn hoá 120 120 90 100 70 02 Khoa học thư viện 120 120 90 100 70 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 51 Đại học Bách khoa Hà Nội 03 Lưu trữ học 120 122 90 100 70 04 Quản trị nhân lực 120 120 90 100 70 05 Quản trị văn phòng: - Chuyên ngành Quản trị văn phòng - Chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ - Chuyên ngành Hành chính học - Chuyên ngành Hành chính văn thư 160 160 90 100 80 06 Thư ký văn phòng 160 160 90 100 80 07 Dịch vụ pháp lý 150 150 110 120 80 08 Tin học ứng dụng 150 150 115 130 80 (Nguồn: Cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012, 2013, 2014) Bảng 2.4: Điểm tuyển sinh năm 2012 STT Tên ngành học Khối C Khối D1 Điểm chuẩn Điểm sàn Điểm chuẩn Điểm sàn 01 Lưu trữ học 14,5 14,5 13,5 13,5 02 Quản trị văn phòng 15,5 14,5 14,5 13,5 03 Khoa học thư viện 14,5 14,5 13,5 13,5 04 Quản trị nhân lực 15,5 14,5 14,5 13,5 (Nguồn: Website Trường ĐHNVHN Bảng 2.5: Điểm tuyển sinh năm 2013 TT Tên ngành học Khối C Khối D1 Điểm chuẩn Điểm sàn Điểm chuẩn Điểm sàn 01 Ngành Quản trị nhân lực 18,5 14 17,5 13.5 02 Ngành Quản trị Văn phòng 17,0 14 16,0 13.5 03 Ngành Quản lý Nhà nước 16,0 14 15,0 13.5 04 Ngành Khoa học Thư viện 14,0 14 13,5 13.5 05 Ngành Lưu trữ học 14,0 14 13,5 13.5 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 52 Đại học Bách khoa Hà Nội (Nguồn: Website Trường ĐHNVHN Qua các năm kể từ khi nâng cấp từ trường CĐ lên ĐH, quy mô và số lượng đạo tạo các ngành tuyển sinh đều tăng. Qua số điểm tuyển sinh có thể thấy chất lượng tuyển sinh đầu vào dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn 1 số ngành chất lượng sinh viên đầu vào còn chưa đạt về điểm số. Chất lượng sinh viên đầu vào có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc đào tạo như: nếu sinh viên đầu vào kém sẽ không tiếp thu được các kiến thức bài giảng, gây khó khăn cho cả người học và cho giảng viên, ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra Về công tác tổ chức tuyển sinh của nhà trường: Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi tuyển sinh các hệ: Đại học; Cao đẳng theo đúng quy định hiện hành. Đối với công tác tuyển sinh nhà trường cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu nhà trường, quảng bá hình ảnh để thu hút học sinh dự thi qua đó tăng thu nhập và tăng chất lượng đầu vào của sinh viên. 2.2.5 Đánh giá kết quả sinh viên ra trường Việc điều tra sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp được tổng hợp từ các Khoa/Trung tâm trong trường. Phương pháp điều tra bằng cách lấy mẫu, cách thức tiến hành phát phiếu điều tra. Bảng 2.6: Tỷ lệ sinh viên có việc làm khi ra trường Tỷ lệ HSSV có việc làm Tỷ lệ HSSV đúng ngành nghề phù hợp Tỷ lệ HSSV làm trái ngành 82% 74,5% 25,5% (Tổng hợp từ phiếu điều tra sinh viên tốt nghiệp) Thông qua phiếu điều tra trên ta thấy, sau khi ra trường hầu hết sinh viên đều có việc làm, hay nói cách khác là sinh viên của trường Nội vụ đào tạo được xã hội sử dụng, bảo đảm được kiến thức được học không xa rời thực tế. Sau đây tác giả lấy dẫn chứng kết quả sinh viên có việc làm tốt nghiệp Khoa Văn thư lưu trữ: Chất lượng đào tạo không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường, mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và sự thích ứng của người tốt Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 53 Đại học Bách khoa Hà Nội nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường, năng lực hành nghề, kả năng phát triển nghề nghiệp. Do vậy việc lấy ý kiến đánh giá của số sinh viên đã tốt nghiệp và của người sử dụng lao động là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo. Đây chính là cách đánh giá chất lượng nhìn từ bên ngoài khách quan. Để đánh giá về chất lượng đào tạo tại khoa Văn thư Lưu trữ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội kết hợp cùng phòng công tác sinh viên đã tiến hành điều tra trên hai đối tượng đó là số HSSV cũ của nhà trường và người sử dụng lao động. Kết quả điều tra thu được từ sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp như sau: Số phiếu phát ra: 120 phiếu. Số phiếu thu về: 108 phiếu. Số phiếu có việc làm là 89. Vậy tỷ lệ sinh viên có việ làm là: 82,4% Bảng 2.7: Kết quả tổng hợp điều tra sinh viên đã tốt nghiệp STT Tiêu chí chất lượng % Mức đánh giá Phù hợp Không phù hợp 1 Công việc Anh (Chị) đang làm có phù hợp hoặc liên quan đến ngành nghề được đào tạo không 73% 27% 2 Kiến thức học tại trường có giúp nhiều cho Anh (Chị) trong công việc Nhiều Bình thường Ít Không giúp gì 22,4% 58,4 19,2 0% 3 Mức thu nhập bình quân trong tháng của Anh (Chị) từ công việc Dưới 3 triệu Từ 3-5 triệu Trên 5 triệu 16,8% 75,2% 8% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra sinh viên tốt nghiệp) Từ bảng tổng hợp kết quả ở trên ta thấy HSSV khoa Văn thư Lưu trữ sau khi ra trường được làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo là 73%, không đúng chuyên ngành là 23%. Kiến thức học tại trường đã giúp cho người lao động trong quá trình làm việc, điều này chứng tỏ sinh viên sau khi ra trường đã được xã hội sử Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 54 Đại học Bách khoa Hà Nội dụng, đảm bảo được kiến thức được học không xa rời thực tế. Mức thu nhập của sinh viên mới ra trường so với mặt bằng chung là mức lương bình quân là ở mức trung bình, điều này cho thấy vị thế của sinh viên trong khoa cũng như trong nhà trường. 2.2.6 Đánh giá từ phía người sử dụng lao động Để đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong những năm qua, ngoài việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm và sinh viên nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp, công ty có sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường. Trên thực tế, chất lượng sản phẩm được chính các nhà sản xuất kiểm định và đánh giá thì kết quả đánh giá đó mới chỉ là việc đánh giá một chiều, tính thuyết phục chưa cao, do vậy việc khảo sát đánh giá chất lượng từ phía người tiêu dùng là việc làm cần thiết. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động là nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo tại Trường. Đợt khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra (phụ lục) tới 20 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tuyên Quang. Để khảo sát sự đánh giá của người sử dụng lao động đối với kết quả đào tạo (sinh viên đã ra trường) về mặt kiến thức chuyên môn, Phiếu xin ý kiến các cấp quản lý doanh nghiệp đưa ra các mức đánh giá bao gồm: Rất vững, Vững, Trung bình, Kém, Rất kém. Đa số các doanh nghiệp được hỏi đề đánh giá sinh viên tốt nghiệp của Trường Nội vụ ở mức Vững và Trung bình (Vững: 23,4%, Trung bình: 51,2%). Một số khác đánh giá ở mức Kém (Kém 25,4, Rất kém 0%). Về kỹ năng nghề nghiệp được: Đa phần các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ Tốt và Trung bình; ở mức độ Kém và Rất kém cũng còn một số sinh viên. Kết quả đánh giá được tập hợp từ phiếu xin ý kiến các cấp quản lý doanh nghiệp được thông qua bản số liệu như sau: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 55 Đại học Bách khoa Hà Nội Bảng 2.8: Đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên ĐHNVHN Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém - Thiết lập hệ thống tổ chức của DN phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DN, 0% 26,4% 48,9% 24,7% 0% - Biết được các vấn đề về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, 0% 20,1% 62,3% 17,6% 0% - Có khả năng nghiên cứu các vấn đề về quản trị doanh nghiệp 0% 21,3% 40,5% 24,2% 14% - Có khả năng tư vấn công tác quản trị cho các doanh nghiệp 0% 2,4% 60,6% 19,2% 17,8% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu xin ý kiến dành cho các cấp quản lý cơ quan, doanh nghiệp) - Về ý thức lao động, tinh thần và thái độ nghề nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều có nhận xét rất tốt ý thức, tinh thần thái độ làm việc của các sinh viên. Không có doanh nghiệp nào đánh giá ý thức, tinh thần thái độ làm việc của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là kém. Điều đó thể hiện doanh nghiệp đã có những hài lòng nhất định về công tác rèn luyện ý thức, tinh thần học tập và làm việc của sinh viên. - Những đánh giá khác: Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ý thức, tinh thần và thái độ làm việc những người sử dụng lao động còn quan tâm đến những mặt khác khi sử dụng lao động do nhà trường đào tạo như khả năng sử dụng ngoại ngữ, trình độ tin học, sự nhanh nhạy trong việc hiểu những vấn đề, tình huống phát sinh trong công việc được giao, khả năng xử lý các tình huống phát inh trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng hoặc các đối tác khác, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng làm việc độc lập Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 56 Đại học Bách khoa Hà Nội Kết quả đó được đánh giá của các nhà quản lý doanh nghiệp được thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu như sau: Bảng 2.9: Tổng hợp đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về những kỹ năng khác của sinh viên ĐHNVHN Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Trình độ ngoại ngữ 0% 8,5% 75% 16,5% 0% Trình độ tin học 0% 32,7% 58,2% 9,1% 0% Khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc 3,1% 46,4% 46,2% 4,3% 0% Khả năng giao tiếp với khách hàng 11,4% 51,2% 37,4% 0% 0% Khả năng làm việc theo nhóm 5,7% 56,2% 38,1% 0% 0% Khả năng làm việc độc lập 9,2% 58,3% 32,5% 0% 0% Quan hệ đối với đồng nghiệp 11,3% 56,2% 32,5% 0% 0% Khả năng thích nghi với môi trường làm việc và công việc được giao 13,4% 52,2 22% 12,4% 0% Cơ hội và khả năng phát triển của sinh viên trong tương lai 23% 46,8% 30,2% 0% 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu xin ý kiến dành cho các cấp quản lý cơ quan, doanh nghiệp) Thông qua kết quả khảo sát trên ta thấy trình độ ngoại ngữ và tin học chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Đây là nhược điểm của nhà trường trong công tác quản lý chất lượng đào tạo. Song đa phần các kỹ năng khác được các doanh nghiệp đánh giá là khá tốt như: Khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng, quan hệ với đồng nghiệp 2.2.7 Công tác đào tạo Trong năm học 2011 - 2012 Trường nâng cấp từ Trường Cao đẳng lên Đại học, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo 4 ngành học bậc đại học trong năm học 2012-2013. Đến hết năm 2013 Trường có thêm 02 ngành đủ điều kiện đào tạo trình độ bậc đại học. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 57 Đại học Bách khoa Hà Nội Bảng 2.10: Các ngành đào tạo của Trường ĐHNVHN TT Ngành đào tạo Các ngành đào tạo Đại học 01 Khoa học thư viện 02 Lưu trữ học 03 Quản trị nhân lực 04 Quản trị văn phòng 05 Quản lý Nhà nước 06 Quản lý văn hóa Các ngành đào tạo Cao đẳng 01 Quản lý văn hoá 02 Khoa học thư viện 03 Lưu trữ học 04 Quản trị nhân lực 05 Quản trị văn phòng: - Chuyên ngành Quản trị văn phòng - Chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ - Chuyên ngành Hành chính học - Chuyên ngành Hành chính văn thư 06 Thư ký văn phòng 07 Dịch vụ pháp lý 08 Tin học ứng dụng (Nguồn: Website Trường ĐHNVHN Các hình thức đào tạo của Trường: - Chính quy. - Vừa học vừa làm. - Liên thông. - Đào tạo liên kết. 2.2.7.1 Phân tích sự phù hợp của sứ mạng và mục tiêu đào tạo của trường Mục tiêu chiến lược của Trường ĐHNVHN là Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế; với sứ Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 58 Đại học Bách khoa Hà Nội mạng: Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Theo từng thời kỳ phát triển, mục tiêu của trường được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sứ mạng, chiến lược phát triển của trường và phù hợp với nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Nội vụ và cho xã hội, dịch vụ và du lịch. Hàng năm, để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và của trường, Nhà trường thường xuyên bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ mới. Những thay đổi này đã được thông qua tại Đại hội Đảng bộ, đại hội công đoàn và hội nghị cán bộ, công chức của Trường. Mục tiêu chiến lược của trường Đại học Nội vụ đã được cụ thể hoá, xác định mục tiêu cho từng phòng, ban, khoa và các bộ môn thông qua kế hoạch công tác của trường, kế hoach công tác của các khoa, phòng ban và các đơn vị trong trường, kế hoạch giảng đào tạo hàng năm. Nhờ việc xác định được mục tiêu, triển khai và cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chỉ tiêu kế hoạch của các phòng ban, khoa, bộ môn và các đơn vị trong trường dựa trên nguồn lực thích hợp, nên Nhà trường đã từng bước đạt được những thành tích rất đáng khích lệ: Quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo, mở rộng thêm nhiều ngành và chuyên ngành đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng trưởng thành. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các mục tiêu này đã được phổ biến và triển khai thực hiện trong toàn trường, qua các hội nghị cán bộ công chức của trường, hội nghị cán bộ công chức của các đơn vị, tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khoá học và đầu năm học, trong đó có mục tiêu phát triển của trường, mục tiêu phát triển của khoa và kế hoạch học tập được phổ biến đến từng sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khoá học và trong từng năm học như trên website, kế hoạch công tác của các đơn vị, kế hoạch và nội dung sinh hoạt tuần sinh hoạt “công dân- sinh viên” đầu năm học. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 59 Đại học Bách khoa Hà Nội Qua kết quả thống kê từ 32 phiếu thu về trên 32 phiếu phát ra xin ý kiến của giảng viên, các nhà quản lý của Trường, đánh giá mức độ đúng đắn, rõ ràng của mục tiêu đào tạo được thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.11: Đánh giá mức độ đúng đắn, rõ ràng của mục tiêu đào tạo năm học 2012 - 2013 Nội dung đánh giá Tỷ lệ % Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Mức độ đúng đắn, rõ ràng của mục tiêu đào tạo năm học 2012 - 2013 32% 61,4% 6,6% 0% 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu xin ý kiến dành cho cán bộ quản lý, giảng viên) Qua số liệu thống kê cho thấy: Mục tiêu đào tạo như trên do Nhà trường đề ra là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ; Mục tiêu được cụ thể hoá thành nhiệm vụ năm học, được phổ biến, triển khai tới từng đơn vị khoa, phòng, bộ môn và sinh viên. Tuy nhiên còn 1 số hạn chế như: Việc phổ biến, quán triệt mục tiêu giáo dục của trường cho sinh viên, thực tế mới chỉ được chú trọng với sinh viên chính quy. Đối với sinh viên hệ không chính quy, cao học, nghiên cứu sinh, mới dừng lại ở việc phổ biến 1 lần vào đầu khoá học, hoặc các dịp kỷ niệm lớn của trường. 2.2.7.1 Đội ngũ giảng viên Tính đến cuối năm 2013, nhà trường có 261 giảng viên, giáo viên. Theo trình độ chuyên môn: Phó giáo sư: 02, Tiến sĩ: 13, Nghiên cứu sinh: 17, Thạc sĩ: 94, cao học: 51 người, Đại học: 84 người, Cao đẳng: 02 người, Trung cấp và công nhân kỹ thuật: 32 người. Để đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên, hàng năm nhà trường sửd ụng phiếu thăm dò công tác giảng dạy của giảng viên các kỳ học. Kết thúc học kỳ các sinh viên có ý kiến đánh giá về công tác giảng dạy của giảng viên trong kỳ học vừa qua với 4 tiêu chí đánh giá. - Tiêu chí 1: Phương pháp giảng dạy và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của sinh viên. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 60 Đại học Bách khoa Hà Nội - Tiêu chí 2: Nội dung giảng dạy: chính xác, khoa học, đúng đề cương. - Tiêu chí 3: Nhiệt tình và trách nhiệm. - Tiêu chí 4: Thực hiện nội quy trên lớp. Các mức độ đánh giá cho từng tiêu chí bao gồm: Hoàn toàn không thỏa mãn/không thích, chưa thỏa mãn/chưa thích, bình thường, thỏa mãn/thích, rất thỏa mãn/rất thích. Cụ thể: - Mức 5: Rất thỏa mãn/rất thích: Phương pháp giảng dạy của giảng viên hoàn toàn lôi cuốn; nội dung giảng dạy đảm bảo tính chính xác cao, khoa học, đúng đề cương; rèn luyện cho sinh viên tính chủ động trong nghiên cứu; có tinh thần trách nhiệm cao; thực hiện đúng nội quy trên lớp. Giảng viên đước đánh giá chất lượng công tác giảng dạy ở mức độ rất cao. - Mức 4: Thỏa mãn/thích: Phương pháp giảng dạy của giảng viên lôi cuốn; nội dung giảng dạy đảm bảo tính chính xác, khoa học, đúng đề cương; khuyến khích sinh viên chủ động nghiên cứu; có tinh thần trách nhiệm; thực hiện đúng quy định trên lớp. Giảng viên được đánh giá chất lượng công tác giảng dạy ở mức độ cao. - Mức 3: Bình thường: Giảng viên được đánh giá chất lượng công tác giảng dạy ở mức độ trung bình. - Mức 2: Chưa thỏa mãn/chưa thích: Phương pháp giảng dạy của giảng viên không lôi cuốn, thiên về đọc chép; nội dung giảng dạy thiếu tính chính xác, khoa học, đôi chỗ chưa đúng đề cương; chưa khuyến khích sinh viên chủ động trong nghiên cứu. Giảng viên được đánh giá chất lượng công tác giảng dạy ở mức độ thấp. - Mức 1: Hoàn toàn không thỏa mãn/không thích: Phương pháp giảng dạy của giảng viên buồn tẻ, thiên về đọc chép; nội dung giảng dạy không chính xác, khoa học, còn một số nội dung chưa đúng đề cương; không khuyến khích được sinh viên chủ động nghiên cứu; thiếu tinh thần trách nhiệm; không thực hiện đầy đủ quy định trên lớp. Giảng viên được đánh giá chất lượng công tác giảng dạy ở mức độ rất thấp. Việc nhà trường phát phiếu thăm dò công tác giảng dạy sẽ góp phần: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 61 Đại học Bách khoa Hà Nội - Thúc đẩy giảng viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy; - Tạo cho giảng viên tinh thần không ngừng phấn đấu trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để không bị tụt hậu so với xã hội; - Tạo cho giảng viên luôn ý thức được công việc giảng dạy của mình. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên, phát huy tính sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. - Giúp giảng viên tìm ra những điểm yếu của mình để có hướng khắc phục. Kết quả đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên sẽ giúp nhà trường có kế hoạch điều chỉnh phù hợp: - Nếu giảng viên được sinh viên nhận xét liên tục trong hai kỳ ở mức: Hoàn toàn không thỏa mãn/không thích, nhà trường phải tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hình thức xử lý (ví dụ như cho thôi việc). - Nếu giảng viên được sinh viên nhận xét ở mức 4, nhà trường sẽ thông báo cho giảng viên biết, thường xuyên kiểm tra côngtác giảng dạy, có thể xem xét nguyên nhân để cho bồi dưỡng nâng cao trình độ, - Những giảng viên được đánh giá ở mức 1, mức 2, mức 3: là đạt yêu cầu, xem xét như là 1 tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên được thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.12: Kết quả thăm dò công tác giảng dạy của giảng viên năm học 2012-2013 Ngành Mức độ đánh giá (%) Đạt yêu cầu Không đạt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Cộng Mức 4 Mức 5 Cộng Quản trị nhân lực 23,5 28,2 31,2 82,9 12,4 4,7 16,1 Quản trị văn phòng 21,6 29,8 33,5 84,9 10,3 4,8 15,1 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu thăm dò công tác giảng dạy của giảng viên từ các sinh viên đang theo học) Từ bảng tổng hợp này ta có thể rút ra được các kết luận sau: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Cầm Phương 62 Đại học Bách khoa Hà Nội - Đa phần các giảng viên đều được đánh giá cao ở mức độ 1, 2 và 3 Mức đạt yêu cầu), tức là đều được nhận xét có phương pháp giảng dạy lôi cuốn, khuyến khích sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, thực hiện đầy đủ nội quy trên lớp - Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên ở mức 4 và 5 (mức không đạt yêu cầu). Giảng viên bị đánh giá không đạt yêu cầu do phương pháp giảng dạy không lôi cuốn, thiên về đọc chép, chưa thực sự nhiệt tình với sinh viên, lên lớp giảng bài theo nghĩa vụ, chưa thực sự quan tâm đến lớp. - Số lượng sinh viên còn thiếu: Theo mục tiêu đào tạo đặt ra của nhà trường thì phấn đấu đến năm 2013 số giagnr viên trên sinh viên là: 20 sinh viên/1 giảng viên nhưng trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều, cụ thể năm 2013 tỷ lệ trung bình cả trường là 30 sinh viên / 1 giảng viên. Do vậy, việc sát sao, kèm cặp sinh viên trong quá trình học tập gặp nhiều khó khăn. Do số lượng giảng viên thiếu nên khối lượng công việc của giảng viên tương đối lớn, dẫn đến hiện tượng quá tải trong công tác giảng dạy. Các giảng viên hầu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273317_6642_1951492.pdf
Tài liệu liên quan