Luận văn Xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tại công ty Cổ phần gạch men Cosevco

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu . 4

5. Bố cục đề tài. 4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT

LƢỢNG. 10

1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG. 10

1.1.1. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm . 10

1.1.2. Kế toán chi phí chất lƣợng. 11

1.2. LÝ THUYẾT NỀN KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG. 13

1.2.1. Chuỗi cung ứng (SCM). 13

1.2.2. Quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM). 16

1.3. CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHI CHẤT LƢỢNG. 17

1.3.1. Mô hình PAF . 17

1.3.2. Mô hình chi phí chất lƣợng - "truyền thống" và "mới" . 19

1.3.3. Mô hình chi phí quá trình . 24

1.3.4. Mô hình phân bổ chi phí của ABC . 26

1.4. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA KÊ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI

CÔNG TY . 30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. 31CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN

COSEVCO . 32

2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY. 32

2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 32

2.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG. 33

2.4. SẢN PHẨM CHÍNH. 33

2.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC . 34

2.6. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH. 34

2.6.1 Tầm nhìn . 34

2.6.2 Sứ mệnh . 34

2.6.3. Định hƣớng phát triển. 34

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. 37

CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT

LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO . 38

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI

PHÍ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO 38

3.2. GIAI ĐOẠN 1 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ

TRƢỜNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN GẠCH MEN COSEVCO. 41

3.2.1 Đặc điểm sản phẩm. 41

3.2.2. Thị trƣờng . 42

3.2.3. Quy trình sản xuất gạch men tại công ty cổ phần Cosevco. 43

3.3. GIAI ĐOẠN 2 - XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT

LƢỢNG PHÙ HỢP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN

COSEVCO . 51

3.3.1. Lựa chọn mô hình kế toán chi phí chất lƣợng kế toán . 513.3.2. Xác định hình mẫu vận dụng trong thức tế của mô hình kế toán

chi phí chất lƣợng PAF . 52

3.4. GIAI ĐOẠN 3 - XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT

LƢỢNG ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG

CỦA CÔNG TY. 57

3.4.1. Chi phí phòng ngừa. 57

3.4.2. Chi phí thẩm định . 58

3.4.3. Tổn thất nội bộ. 60

3.4.4. Chi phí tổn thất bên ngoài. 61

3.5. GIAI ĐOẠN 4 - ĐO LƢỜNG CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG. 62

3.6. GIAI ĐOẠN 5: CỤ THỂ HÓA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN

CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG . 70

3.6.1. Phƣơng thức theo dõi các chi phí chất lƣợng . 70

3.6.2. Lập báo cáo chất lƣợng nội bộ dƣới dạng ngôn ngữ tài chính . 81

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3. 86

KẾT LUẬN . 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

pdf104 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tại công ty Cổ phần gạch men Cosevco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác, chế biến kinh doanh các loại khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng. - Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí, kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.4. SẢN PHẨM CHÍNH - Gạch men lát nền men bóng: Độ bóng sáng cao, sang trọng, phù hợp khi sử dụng ở những nơi có không gian hẹp (phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn). - Gạch men lát nền men mờ: Phù hợp phong cách kiến trúc hiện đại, độ cứng bề mặt rất cao, thích hợp sử dụng kể cả những nơi công cộng (hội trƣờng, văn phòng làm việc, nhà ga, bệnh viện). Và với các sản phẩm kết hợp khác nhƣ: Gạch viền chân tƣờng (dùng ốp sát chân tƣờng phần tiếp xúc giữa nền và tƣờng không những mang tính trang trí cao mà còn chống ố nƣớc khi lau nền nhà). - Gạch men ốp tƣờng: Có tác dụng trang trí, đồng thời giữ mãng tƣờng sạch sẽ, vệ sinh do dễ chùi rửa, có thể sử dụng ốp tƣờng bên ngoài và bên trong nhà, phòng bếp, nhà vệ sinh không sử dụng cho lát nền. - Các sản phẩm chính và sản lƣợng: Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm hoạt động Công suất thiết kế Gạch lát (DCI) m2 1996 1.000.000 Gạch lát (DCII) m2 2000 1.000.000 Gạch ốp (DCIII) m2 2002 1.300.000 34 2.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gạch men Cosevco 2.6. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2.6.1 Tầm nhìn “Dacera quyết tâm giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành gạch ceramic, phát triển nhanh chóng và bền vững để trở thành thƣơng hiệu hàng đầu thị trƣờng Đông Nam Á”. 2.6.2 Sứ mệnh “DACERA không ngừng nổ lực đem đến những sản phẩm gạch men chất lƣợng hàng đầu Việt Nam, mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng trong và ngoài nƣớc” 2.6.3. Định hƣớng phát triển Dựa trên viễn cảnh, sứ mệnh của công ty có thể thấy định hướng chiến lược phát triển của công ty là chất lượng sản phẩm, cạnh tranh dựa vào chất lượng sản phẩm với chi phí thấp. Để đạt đƣợc chất lƣợng cạnh tranh công ty đƣa ra các mục tiêu và các giải pháp hành động để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ sau: 35 - Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 5 (2015-2020) năm mức bình quân hàng năm 25-29%. Thông qua: + Phát triển thêm các thị trƣờng khác và có chiến lƣợc xuất khẩu sang các nƣớc; + Tập trung hơn nữa công tác thăm dò mẫu mã các hãng, thị hiếu khách hàng để định hƣớng cho công tác thiết kế; + Điều chỉnh giá bán và chính sách bán hàng phù hợp với từng thời điểm thị trƣờng. Tiếp tục hỗ trợ về chính sách bàn hàng cho các chủng loại sản phẩm mới triển khai để chiếm tỉ trọng thị trƣờng; + Tập trung và ƣu tiên tiêu thụ tại thị trƣờng trọng điểm Miền trung – Tây Nguyên và thị trƣờng Miền Nam; + Các thị trƣờng chi nhánh: Duy trì và khai thác nhiều hơn nữa đối với hàng độc quyền xuất khẩu và công trình; + Về thị trƣờng xuất khẩu: Mở rộng quan hệ đối với đối tác công trình hiện tại ở khu vực Đà nẵng, Quảng Nam. Nắm bắt kịp thời các thông tin về đầu tƣ công trình. Thiết kế các sản phẩm dành riêng cho công trình hay sử dụng nhằm gia tăng sản lƣợng tiêu thụ; - Hiệu quả hoạt động SXKD năm sau cao hơn năm trƣớc. Hiệu quả này đạt đƣợc thông qua: + Tăng cƣờng đào tạo, xây dựng độ ngũ cán bộ quản lý trẻ, giỏi, làm việc theo phong cách quản lý hiện đại và kế thừa đội ngũ quản lý có kinh nghiệm; + Tăng cƣờng công tác kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, quy trách nhiệm từng bộ phận cụ thể để giảm thiểu tình trạng khiếu nại sản phẩm sau khi bán hàng nhƣ hiện nay vẫn còn; + Thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên tính chất nguyên liệu, thành phẩm trong kho; + Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức sử dụng nguyên nhiên liệu, đảm bảo 36 không vƣợt mức kế hoạch đề ra nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các quyết định giảm mất mát nguyên vật liệu, năng lƣợng:  Năm 2015 mức tiêu hao nhiên liệu thực tế thấp hơn kế hoạch, nhất là đối với năng lƣợng than và điện do đầu tƣ hệ thống sấy ngang mới đƣợc làm ổn định chất lƣợng gạch, làm tăng sản lƣợng, đồng thời còn tận dụng đƣợc nhiệt từ lò nung nên đã giảm đáng kể tiêu hao năng lƣợng cho bộ phận sấy.  Năm 2016, đầu tƣ máy in kỹ thuật số công suất lớn cho 02 dây chuyền tại xƣởng lát để tiết kiệm giảm định mức NVL men,  Có biện pháp thu hồi men trong quá trình sản xuất, công tác chuẩn bị nguyên liệu mẫu mã tốt cũng làm giảm đáng kể tiêu hao men màu  Tái sử dụng các gạch bị bể vỡ trên dây chuyền sản xuất: - Gạch bán thành phẩm bị bể vỡ trên dây chuyền sản xuất: Đƣợc gom về một vị trí để nạp vào hũ nghiền xƣơng. - Gạch sau khi nung bị bể vỡ đƣợc đem đi nghiền, sau đó nạp vào hũ nghiền xƣơng. - Đảm bảo cổ tức cổ đông và thu nhập cho ngƣời lao động, nộp ngân sách Nhà nƣớc theo quy định, duy trì lợi nhuận tích lũy để phát triển Công ty bền vững. Qua viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu và các hành động chiến lược của công ty có thể thấy công ty cổ phần gạch men Cosevco nhấn mạnh chất lượng là yếu tố cạnh tranh chiến lược của công ty, bên cạnh đó công ty cũng đặc biệt quan tâm đến việc cắt giảm các chi phí thất thoát hoặc sai hỏng do không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Từ đó có thể thấy cần có một công cụ để đo nhận diện, đo lường , ghi nhận, báo cáo chi phí chất lượng để nhà quản lý công ty có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược với một chi phí thấp hơn. Và mô hình kế toán chi phí chất lượng sẽ là một công cụ phù hợp hỗ trợ cho công tác quản trị tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chƣơng này, tác giả đã đi nghiên cứu tổng quan về công ty cổ phần gạch men Cosevco. Bao gồm: lịch sử hình thành, viễn cảnh, sứ mệnh, định hƣớng chiến lƣợc của công ty cổ phần gạch men Cosevco. Từ đó, tác giả nhận định chất lƣợng là yếu tố cạnh tranh của công ty và chiến lƣợc chi phí thấp là chiến lƣợc mà công ty đang theo đuổi. Sau đó, dựa trên các quyết định của nhà quản lý công ty cosevco trong giai đoạn nghiên cứu (2014-2016), tác giả có thể thấy nhà quản lý công ty đang ngày có sự quan tâm đến chi phí chất lƣợng. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động của công ty nhằm tìm cách cắt giảm chi phí nhƣng không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về công ty cổ phần gạch men Cosevco, tác giả nhận thấy công ty cổ phần gạch men Cosevco cần xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng. Kết quả của việc xây dựng mô hình thành công hứa hẹn sẽ giúp các nhà quản lý có thể nhận diện, đo lƣờng, ghi phận và phân tích chi phi chất lƣợng. Từ đó có thể đƣa ra các quyết định, hành động phù hợp với viễn cảnh, sứ mệnh mục tiêu, chiến lƣợc của công ty. 38 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO Hiện tại, Công ty Cổ phần gạch men Cosevco chƣa có theo dõi riêng các chi phí liên quan đến chất lƣợng mà hệ thống kế toán ghi nhận theo phƣơng pháp truyền thống (tức là theo dõi chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Trong khi đó, chi phí chất lƣợng trong ngành sản xuất dao động từ 5% đến 25% doanh thu của công ty, đồng thời chất lƣợng và chiến lƣợc chi phí thấp là chiến lƣợc cạnh tranh của các công ty trong ngành. Do đó, tác giả kiến nghị nhà quản lý công ty cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng, không chỉ dừng lại ở các thông số kỹ thuật nhƣ: Tỷ lệ phần trăm đƣợc chấp nhận, hoặc tỷ lệ sản phẩm bị lỗi trên một lô sản xuất mà còn phải trình bày dƣới dạng ngôn ngữ tài chính. Dựa trên việc đo lƣờng chi phí chất lƣợng sẽ giúp nhà quản lý có đƣợc cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí chất tƣợng từ đó đƣa ra các cải tiến về chất lƣợng, cắt giảm những chi phí không cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, nghiên cứu này sẽ đi nhận diện, đo lƣờng, ghi nhận, báo cáo chi phí chất lƣợng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco, từ đó đƣa ra mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại công ty cồ phần gạch men Cosevco 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO Quy trình nghiên cứu nghiên cứu xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco có thể đƣợc chia thành các giai đoạn chính 39 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tai công ty cổ phần gạch men Cosevco c. Giai đoạn 1: Nghiên cứu đặc điểm sản phẩm, thị trường và quy trình sản xuất gạch men của công ty cổ phần gạch men Cosevco Tác giả nghiên cứu các đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng và quy trình sản xuất gạch men của công ty để có thể hiểu đƣợc đặc điểm, sản phẩm, bối cảnh kinh tế và quy trình sản xuất của công ty. Từ việc hiểu công ty, tác giả có sơ sở lựa chọn mô hình kế toán chi phí chất lượng phù hợp cho công ty ở giai đoạn 2 trong quy trình nghiên cứu. Đồng thời, việc nghiên cứu quy trình sản xuất của công ty còn giúp tác giả có nhận diện, đo lường được chí phí chất lượng ở giai đoạn 3. 40 d. Giai đoạn 2: Xác định mô hình kế toán chi phí chất lượng phù hợp áp dụng cho công ty Cosevco Tác giả dựa trên các mô hình kế toán chi phí chất lƣợng trên thế giới, các nghiên cứu đánh giá các mô hình của các nhà nghiên cứu trên thế giới đồng thời đặc điểm quy trình sản xuất của công ty cổ phần gạch men Cosevco để chọn mô hình kế toán chi phí chất lƣợng phù hợp với công ty làm cơ sở lựa chọn mô hình. Từ mô hình kế toán chi phí chất lƣợng đã đƣợc chọn ở bƣớc 2, tác giả xem xét các nghiên cứu áp dụng thực tế mô hình này tại các công ty trên thế giới để chọn ra một hình mẫu áp dụng kế toán chi phí chất lƣợng này trong thực tế, tƣơng đồng với hoạt động sản xuất của công ty làm cơ sở mô hình tham khảo cho việc xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. Tóm lại, giai đoạn này trong quy trình nghiên cứu vừa xác định mô hình kế toán chi phí chất lượng lý thuyết, vừa xác định hình mẫu trong thực tế để phục vụ cho việc triển khai các bước tiếp theo một cách thuận lợi hơn. e. Giai đoạn 3: Xác định các chi phí liên quan đến chất lượng để xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng của công ty Tác giả dựa trên phân tích các đặc điểm riêng của sản phẩm, của ngành, quy trình hoạt động sản xuất của công ty đã đƣợc nghiên cứu ở giai đoạn 1 và các chi phí chất lƣợng thuộc mô hình kế toán toán chi phí chất lƣợng mẫu đƣợc chọn ở giai đoạn 2 để xác định các chi phí liên quan đến chất lƣợng phù hợp với công ty. Từ việc nhận diện được các chi phí chất lượng, tác giả sẽ có cơ sở để đo lường chi phí chất lượng ở giai đoạn 4. f. Giai đoạn 4: Đo lường chi phí chất lượng Sau khi nhận diện đƣợc các chi phí chất lƣợng của mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại công ty. Tác giả đƣa ra công thức đo lƣờng chi phí chất lƣợng phù hợp theo các nguyên tắc sau: 41 + Công thức đo lƣờng chi phí chất lƣợng phải bao gồm các chi phí lên quan đến các hành động phù hợp để thực hiện đúng chất lƣợng yêu cầu hoặc các hành động khắc phục các khuyết tật của sản phẩm. + Các biến trong công thức có thể đo lƣờng đƣợc, dễ xác định. Kết quả của giai đoạn này là đƣa ra mô hình kế toán chi phí chất lƣợng hoàn chỉnh theo mô hình kế toán chi phí chất lƣợng PAF. g. Giai đoạn 5: Cụ thể hóa việc áp dụng mô hình kế toán chi phí chất lượng Trong giai đoạn này, tác giả dựa trên mô hình đo lƣờng chi phí chất lƣợng đã hình thành ở giai đoạn 3 sẽ cụ thể hóa việc ghi nhận, theo dõi chi phí chất lượng phát sinh và cuối cùng là lập báo cáo chi phí chất lượng nội bộ phục vụ cho nhà quản lý công ty. 3.2. GIAI ĐOẠN 1 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO Tác giả nghiên cứu đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng của công ty cổ phần gạch men Cosevco để hiểu đƣợc công ty, là cơ sở để lựa chọn mô hình kế toán chi phí chất lƣợng lý thuyết cho phù hợp với đặc điểm của công ty . 3.2.1 Đặ điểm sản phẩm Gạch Ceramic là loại gạch lát truyền thống đã đƣợc sử dụng tại Việt Nam từ hàng chục năm nay, một trong ba loại gạch ốp lát phổ biến thƣờng đƣợc sử dụng trong các công trình xây dựng hiện này là gạch Ceramic, gạch Porcelain và gạch Granite. Để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và tăng khả năng cạnh tranh, các công ty luôn tìm cách phát triển mẫu mã đa dạng, nghiên cứu thị trƣờng và sản xuất kích thƣớc phù hợp nhu cầu. Tuy nhiên, gạch men là ngành đƣợc đánh giá là sản phẩm thuộc loại đồng nhất, hầu nhƣ không thể tạo ra sự khác biệt. Do đó, để tồn tại trong ngành các công ty chủ yếu dựa cạnh tranh dựa vào chi phí thấp đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm. 42 Gạch men là ngành có đặc thù sản xuất theo dây chuyền tự động hóa công nghệ cao đƣợc chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài. Nghĩa là, gạch men đƣợc sản xuất theo quy trình liên tục hoặc lặp đi lặp lại, trong đó các hoạt động giống hệt nhau hoặc tƣơng tự và các giai đoạn làm việc đƣợc lặp lại trong cùng một trật tự. Tại công ty cổ phần gạch men Cosevco gạch men đƣợc sản xuất cơ giới hóa hoàn toàn với công nghệ Sacmi- Italia, theo thông số kỹ thuật EN 14411:2006 (Group BIIa) tiêu chuẩn DAC. Các loại gạch đƣợc sản xuất với kết cấu phần xƣơng giống nhau, chỉ có kích thƣớc và màu sắc đƣợc thay đổi theo mục đích, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Vậy đặc điểm đáng chú ý của sản phẩm gạch men là các sản phẩm sản xuất đồng nhất, kết cấu sản phẩm gồm phần xƣơng giống nhau ở các sản phẩm và phần men màu, kích thƣớc thay đổi theo nhu cầu sản xuất. Tác giả sẽ dựa trên đặc điểm này của sản phẩm làm cơ sở lựa chọn mô hình kế toán chi phí chất lượng của các công ty sản xuất có đặc điểm sản phẩm tương tự làm hình mẫu nghiên cứu. 3.2.2. Thị trƣờng - Thị trƣờng vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam, một trong những nƣớc đang phát triển, cạnh tranh ngày càng quyết liệt của thị trƣờng trong nƣớc và bởi sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Ngành VLXD trong nƣớc đầu tƣ ào ạt, cùng với buôn lậu và gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực gạch, gốm sứ, và hơn hết là sự đầu tƣ mạnh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào ngành gạch men dẫn đến cung vƣợt cầu. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp. Từ năm 2015, thị trƣờng trong nƣớc có sự khởi sắc do tốc độ đô thị hóa và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tăng cao thông qua các hiệp định quốc tế. Nhìn chung, quy mô nhu cầu của thị trƣờng có xu hƣớng tăng, tạo điền kiện thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất, thực hiện tính kinh tế theo quy mô. Nhƣ vậy có thể thấy, bối cảnh thị trƣờng của công ty trong giai đoạn 43 đang nghiên cứu từ 2014-2016 là nằm trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập quốc tế của một nƣớc đang phát triển với sự gia tăng cầu nhƣng kèm theo đó là sự cạnh tranh gây gắt của các công ty nƣớc ngoài. Dựa trên đặc điểm thị trường hoạt động của công ty, tác giả sẽ lựa chọn một mô hình kế toán chi phí chất lượng của các công ty hoạt động trong thị trường tương tự làm hình mẫu nghiên cứu. 3.2.3. Quy trình sản xuất gạ h men tại ông ty ổ phần Cosev o Để lựa chọn đƣợc các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng nào đƣa vào mô hình kế toán chi phí chất lƣợng của công ty, chúng ta cần hiểu đâu là hoạt động phát sinh chi phí đảm bảo chất lƣợng dựa trên nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm gạch men tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. a. Thiết kế sản phẩm (Chi tiết Phụ lục 2 Lưu đồ Kiểm soát quy trình ra đời sản phẩm mới) (1) Thiết ế, tạo m u mới. Bộ phận thiết kế thực hiện thiết kế mẫu mới theo thị hiếu thị trƣờng, theo đánh giá về sự thỏa mãn của khách hàng, theo định hƣớng phát triển mẫu từng giai đoạn sau đó trình giám đốc duyệt mẫu. (2) Xuất film và tổ hứ triển h i thử nghiệm: Sau khi mẫu thiết kế mới đƣợc duyệt chọn, hoặc mẫu của các đối tác đặt hàng, bộ phận thiết kế triển khai xuất film và chuyển phiếu đề nghị thử nghiệm cho phòng Công nghệ để theo dõi, định hƣớng nguyên liệu, triển khai thử nghiệm trong 7 ngày trên cơ sở định hƣớng, trên bản in màu đã duyệt. (3) Chọn m u thử nghiệm: Mẫu mới sau khi thử nghiệm xong phòng Công nghệ chọn lựa, chuyển lên Phòng trƣng bày và lƣu mẫu để Tổ chọn mẫu và bộ phận thiết kế xem xét: * Nếu mẫu đạt yêu cầu: Phòng Kinh doanh và Tổ chọn mẫu ra xem xét có cần thăm dò thị trƣờng hay không; sau đó trình Lãnh Đạo Công ty duyệt. * Nếu mẫu chƣa đạt yêu cầu: Bộ phận thiết kế yêu cầu các bộ phận có 44 liên quan thử nghiệm lại hoặc hủy bỏ mẫu. (4) Thăm ò ý iến Khá h hàng về m u mới Những mẫu mới thử nghiệm đạt yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹtheo đánh giá của Tổ chọn mẫu, Phòng Kinh doanh, Lãnh đạo Công ty không cần thăm dò thị trƣờng. Ngoài ra, Phòng Kinh doanh tiến hành thăm dò lấy ý kiến Khách hàng về mẫu mới thử nghiệm và đƣợc tập hợp phân tích kết quả mẫu mới có đƣợc khách hàng ƣa chuộng không, có yêu cầu điểu chỉnh mẫu mới không (việc tập hợp báo cáo đƣợc thực hiện trong thời gian tối đa 02 ngày kể từ khi đƣa mẫu mới ra thăm dò). (5) Xem xét, phê uyệt m u mới Mẫu thử nghiệm sau khi đƣợc chọn để trình duyệt, Phòng Công nghệ tiến hành lập cấp phối nguyên liệu của mẫu mới gửi Phòng Kế hoạch để tính giá tạm trên 1m2 trong thời gian 02 ngày để có căn cứ duyệt mẫu. Phòng Kế hoạch lên chi phí men màu và giá thành sản xuất gửi Phòng Kinh doanh để tiến hành định giá sản phẩm và trình duyệt mẫu mới đƣa vào sản xuất loạt lớn. Qua nghiên cứu quy trình thiết kế và đưa mẫu mới ra thị trường, tác giả nhận thấy chi phí chất lượng phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu chi phí lương các nhân viên tham gia vào việc thiết kế, thử nghiệm để đưa ra sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn và nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ sở để nhận diện chi phí chất lượng để xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. b. Triển khai sản xuất Các bộ phận liên quan triển khai sản xuất mẫu mới theo lệnh sản xuất Chi tiết Phụ lục 3. Lưu đồ kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất) (1) Công đoạn kiểm tra nguyên liệu nhập kho Nguyên vật liệu khi nhập về Công ty để phục vụ cho sản xuất gạch Ceramic theo quý kế hoạch sẽ đƣợc nhân viên Bộ Phận Công nghệ xƣởng 45 kiểm tra và đánh giá chất lƣợng theo quy định kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào khi có phiếu báo của phòng kế hoạch. Bên cạnh đó, để đảm báo chất lƣợng nguyên vật liệu tồn kho, nhân viên công nghệ phân xƣởng đi kiểm tra định kỳ hàng ca các đặc tính cơ lý, hệ số giản nở nhiệt COE. (2) Công đoạn sơ hế nguyên liệu Công nhân giám sát công đoạn sơ chế nguyên liệu phân xƣởng giám sát cân nạp liệu và kiểm tra các thông số: sót sàng, độ nhớt, tỷ trọng hồ, độ ẩm, thành phần cỡ hạt bột liệu 1 lần/ca hoặc khi khi có thử nguyên liệu mới, nếu không phù hợp thì báo cho phụ trách các bộ phận liên quan xử lý. (3) Công đoạn nghiền xƣơng Công nhân tổ liệu, lái xe xúc phải cân nạp theo đúng đơn cấp phối của bộ phận Công nghệ và kiểm tra các yêu cầu trƣớc khi cho hũ hoạt động. Khi hũ dừng Công nhân tổ liệu kiểm tra các thông số: sót sàng, độ nhớt, tỷ trọng của bùn liệu. Kết quả kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì xả bùn liệu xuống các tank chứa, nếu không đạt yêu cầu thì điều chỉnh tiếp theo. (4) Công đoạn sấy phun Tại công đoạn này, công nhân tổ liệu kiểm tra tỷ trọng, độ nhớt của bùn liệu trong tank, kiểm tra đƣờng kính béc phun, vị trí đặt béc phun; trƣớc khi chuyển bùn liệu qua sàn rung để đƣa vào tank chuẩn bị sấy phun. Trong quá trình sấy phun Công nhân tổ liệu kiểm tra các thông số: độ ẩm bột liệu, phân bố cỡ hạt sấy phun. Tần suất kiểm tra các thông số tại công đoạn này đƣợc qui định đối với công nhân tổ liệu 1ca/ 1lần, tuỳ theo tình hình sản xuất thực tế có thể thay đổi tần suất kiểm tra. (5) Công đoạn ép, sấy ngang Công nhân tổ ép, sấy kiểm tra thƣờng xuyên chất lƣợng gạch mộc sau ép về độ dày, cƣờng độ, độ ẩm, mật độ, trọng lƣợng gạch sau ép, độ ẩm sau sấy, đảm bảo không bị các khuyết tật sứt góc, ba via mép, bề mặt không bằng phẳng Tần suất kiểm tra gạch sau ép và sấy: độ ẩm bột trƣớc ép: 1ca/ 1lần. 46 - Gạch mộc sau ép-sấy không đạt yêu cầu (nứt, sứt góc,) đƣợc thu gom đƣa về kho để tái sử dụng. (6) Công đoạn nung xƣơng Công nhân tổ lò phải kiểm tra thƣờng xuyên thông số về kích thƣớc sau lò nung xƣơng đối với từng chủng loại gạch (chi tiết Phụ lục 5 Yêu cầu các thông số kỹ thuật gạch nung) để tránh các sản phẩm không đạt kích thƣớc đi vào dây chuyền tráng men. Các sản phẩm không đạt yêu cầu (kích thƣớc, cong vênh, bề mặt ) đƣợc bốc ra xếp lên kệ riêng dán nhãn. Công nhân tổ lò nung phải thƣờng xuyên kiểm tra đầy nhiệt độ nung, kích thƣớc, độ cong mo, cƣờng độ gạch mộc và đủ các thông số kỹ thuật của lò nung xƣơng theo từng ca sản xuất, trƣờng hợp có thay đổi thông số kỹ thuật của lò nung thì phải ghi rõ vào sổ giao ca. (7) Công đoạn chuẩn bị men, engobe Công nhân tổ tráng men thực hiện cân, nạp và vận hành các hũ nghiền theo đúng đơn cấp phối bộ phận Công nghệ viết. Đồng thời công nhân giám sát giai đoạn kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của men, engobe Những mẻ men không đạt yêu cầu phải đƣợc dán nhãn “Chờ kiểm tra” trong thời gian xử lý điều chỉnh. Vào đầu ca, công nhân tổ tráng men phải đo khối lƣợng men trong các tank, thùng chứa. (8) Công đoạn tráng men Công nhân tại tráng men phải thƣờng xuyên kiểm tra các thông số: tỉ trọng, độ nhớt, khối lƣợng men, engobe, theo dõi nhiệt độ bề mặt gạch sau nung xƣơng để điều chỉnh lƣợng ẩm phun lên bề mặt gạch cho phù hợp trƣớc khi tráng engobe, men. Sau đó, công nhân thƣờng xuyên theo dõi gạch ra lò để kiểm tra mức độ ổn định của các thông số men, engobe sản xuất trên dây chuyền, và khuyết tật khác để kịp thời điều chỉnh khi có sai lệch sau nung. Tần suất kiểm tra theo tần suất 1ca/1 lần. 47 (9) Công đoạn phun mực máy in kỹ thuật số Nhân viên công đoạn này ca đƣợc phân công nạp mực vào máy in kỹ thuật số, thƣờng xuyên kiểm tra mức mực để nạp vào máy in để đảm bảo mức mực trong máy in không thấp hơn trực, sử dụng điều hành máy in kỹ thuật số phải thƣờng xuyên theo dõi nhiệt độ bề mặt gạch trƣớc khi vào máy in tránh để nhiệt độ gạch quá cao sẽ gây lỗi bề mặt gạch khi in và tuổi thọ của máy . Tần suất kiểm tra theo tần suất 1ca/1 lần (10) Công đoạn nung men Công nhân Tổ lò nung kiểm tra nhiệt độ và các thông số kỹ thuật của lò nung men nhƣ áp lò, gió, nhiệt độ, tốc độ các cụm invecter. Đồng thời, công nhân có nhiệm vụ theo dõi các khuyết tật của gạch ra lò theo từng ca, phải đảm bảo kích thƣớc sau nung đối với từng chủng loại (chi tiết Phụ lục 5. Yêu cầu các thông số kỹ thuật gạch nung), nhằm tránh sai lệch kích thƣớc sau khi mài cạnh đối với sản phẩm có yêu cầu mài cạnh. Bộ phận Công nghệ kiểm soát sản phẩm sau nung để đảm bảo bề mặt và các tính chất cơ lý của gạch sau nung theo tiêu chuẩn theo tần suất kiểm tra 02 giờ/ngày. Kết quả đƣợc và tổng hợp để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận chất lƣợng lô hàng. (11) Công đoạn chọn lựa Trên cơ sở tiêu chuẩn gạch ốp lát của Công ty ban hành, Công nhân tổ chọn lựa phân loại bề mặt gạch đúng theo quy định. Sản phẩm sau khi phân loại theo quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm thành loại 1,2,3,4 đƣợc công nhân tổ chọn lựa xếp vào kệ , ghi đầy đủ loại gạch, ca sản xuất và chở đến nơi qui định cho công đoạn mài cạnh tiếp theo. (12) Công đoạn mài cạnh và đóng gói Gạch chọn lựa sau nung men phân loại bề mặt, kích thƣớc, planar đƣợc xe nâng chở đến khu vực mài cạnh. Trƣớc khi mài công nhân tổ chọn lựa kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy mài, đá màiđể đảm bảo máy hoạt động tốt khi khởi động. Nhóm trƣởng tổ chọn lựa phải thƣờng xuyên kiểm tra 48 kích thƣớc gạch sau mài với tần xuất 1ca/1lần để kiểm tra độ mài mòn của đá mài cũng nhƣ sai lệch của máy và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. (13) Xử lý các sản phẩm hông đạt yêu cầu - Gạch bể vỡ sau ép, gạch kiểm tra các thông số sau sấy đƣợc công nhân tổ liệu ép tập kết về kho xƣơng cũ để tái sử dụng. - Sau lò nung xƣơng gạch bể vỡ, nứt, kích thƣớc,gạch hỏng do sự cố trên dây chuyền tráng men, gạch bể vỡ trong quá trình nung men, gạch bể vỡ do quá trình mài, do vận chuyển không đạt yêu cầu đƣợc công nhân các tổ xếp lên kệ hoặc xe chuyên dụng tập kết về nơi qui định để gia công lại và tái sử dụng. - Bột thu hồi sau quá trình mài đƣợc tổ chọn lựa chở về kho xƣơng cũ hoặc xƣơng nghiền để tái sử dụng. Qua nghiên cứu quy trình sản xuất, tác giả nhận thấy chi phí chất lượng phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu chi phí lương nhân viên, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho việc thẩm định kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm để đưa ra thành phẩm với chất lượng phù hợp tránh gây tổn thất khi sản phẩm không đạt chất lượng. Đây là cơ sở để nhận diện chi phí chất lượng để xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. c. Khiếu nại của khách hàng là những ý kiến phản ánh về chất lƣợng theo các thoả thuận đã cam kết của Công ty cổ phần gạch men Cosevco với khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm của Công ty cổ phần gạch men Cosevco. chi tiết phụ lục Lưu đồ 3: Xử lý khiếu nại khách hàng Sau khi Cán bộ thị trƣờng tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xay_dung_mo_hinh_ke_toan_chi_phi_chat_luong_tai_con.pdf
Tài liệu liên quan