LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG.6
1.1. Chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.6
1.1.1 Cấp xã, phường và cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.6
1.1.1.1 Cấp xã, phường .6
1.1.1.2 Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường:.8
1.1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ CBCCCX,P: .16
1.1.3 . Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã,
phường ở TP Nam Định .18
1.2. Nâng cao chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH - TỈNH
NAM ĐỊNH .33
2.1. Tổng quan về thành phố Nam Định.33
2.2. Cơ cấu chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã, phường của Thnh phố Nam Định. 34
2.3. Đánh giá tổng quan các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội các xã, phường
của Thành phố Nam Định.34
2.4 Tổng quan đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, phường Thành phố Nam
Định.37
2.5. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường
ở thành phố Nam Đinh giai đoạn hiện nay .39
2.5.1. Thực trạng chất lượng của CBCCCX,P thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định theo chức danh .40
161 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thành phố Nam định - Tỉnh Nam định trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức thực hiện tốt. Một số vấn để như quản lý, sử
63
dụng đất, công khai chế độ tài chính, thu chi các quỹ, các khoản đóng góp của dân
để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi và các chế độ chính sách đối với
cán bộ lãnh đạo, công chức xã, phường đều được thực hiện nghiêm túc. Nhờ việc
triển khai tốt Quy chế mà cơ bản đã phát huy được quyền làm chủ của công dân,
góp phần ngăn chặn tình trạng tham ô, lãng phí, gây phiền hà, sách nhiễu, ức hiếp
dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tác động mạnh mẽ tới vai trò lãnh đạo, quản lý
của cán bộ Đảng, chính quyền ở cơ sở.
Tuy nhiên, ở một số xã, phường do cấp Uỷ, Chính quyền chưa thực sự quan
tâm nên việc quán triệt, phổ biến chủ trương, đường lối chưa tốt. Tình trạng làm
qua loa, chiếu lệ, hình thức, không phát huy được nội lực ở địa phương. Kết quả
nghiên cứu thực tiễn cho thấy, khả năng truyền đạt, thuyết phục của CBCCCX,P
còn hạn chế. 25% số CBCCCX, P được khảo sát có khả năng "thuyết phục” đạt
mức rất tốt; 28.0% đạt mức tốt; 35,1% ở mức tương đối tốt, 9% số người được
khảo sát ở tình trạng lúc tốt, lúc không [phụ lục 5.1]. Cũng như các tiêu chí khác,
sự đánh giá của CB,CC cấp thành phố về kỹ năng này của CBCCCX,P có phần
thấp hơn đôi chút [phụ lục 5.2]; CB, cc cấp thành phố còn cho rằng, CBCCCX,P
chưa tốt ở kỹ năng này. Tất nhiên đây chỉ là số ý kiến đơn lẻ, chiếm 3,8%.
Sự hạn chế này trên cả hai phương diện nhận thức lý luận và thực tiễn. Việc
phổ biến Nghị quyết chưa tốt là do hiểu không sâu, chưa đúng Nghị quyết, dẫn đến
tình trạng triển khai chiếu lệ, khiến cho người nghe khó hiểu. Do vậy không thấy
được chiều sâu cũng như bề rộng của vấn đề. Điều đáng mừng là cho tới nay, đa số
các Nghị quyết đã được vận dụng, cụ thể hoá bằng chương trình hành động thiết
thực Cấp uỷ các cấp đã trực tiếp phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước cho toàn thể cán bộ và nhân dân. Thông qua phổ
biến, quán triệt này nâng cao một bước nhận thức của CBCC và hình thành ở họ khả
năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng nhân dân cùng hiểu và làm theo pháp
luật của Nhà nước.
64
c- Kỹ năng tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ở địa phương
Đa số đội ngũ CBCCCX,P đã hiểu vấn đề: thắng lợi của việc thực hiện mục
tiêu kinh tế - xã hội của địa phương không thể chỉ dừng ở việc phổ biến, quán triệt
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà căn bản là ở việc tổ
chức thực hiện chúng.
Kỹ năng tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước được thể hiện ít nhất ở:
+ Kỹ năng tổ chức, động viên mọi người thực hiện quyết định
+ Kỹ năng xử lý tình huống
+ Kỹ năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định
+ Kỹ năng tổng kết việc thực hiện
+ ...
Để tổ chức thực hiện thắng lợi một quyết định nào đó, nhất thiết phải tổ chức
bộ máy và con người NLLĐQL của CBCCCX,P đòi hỏi họ phải xây dựng bộ máy
gọn nhẹ, cơ chế hoạt động linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.Trên cơ sở hiểu
đối tượng, hiểu biết điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của địa phương
mà xác định nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn con người và xây dựng bộ máy cho phù
hợp. Phải biết huy động được đông đảo mọi người cùng tham gia thực hiện nhiệm
vụ đó. Năng lực tổ chức, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ có vị trí rất quan
trọng, bởi lẽ nhiệm vụ cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi thông qua phong
trào quần chúng. Ngay từ khi hoạch định đường lối, chính sách phải tính đến khả
năng khả thi tới mức độ nào.
Bảng 11: Mức độ đạt được về kỹ năng lãnh đạo quản lý của CBCCCX,P
Kỹ năng LĐQL Số lượng Tỷ lệ %
Kỹ năng LĐQL loại tốt 2 4.3
Kỹ năng LĐQL loại khá 27 58.7
Kỹ năng LĐQL loại trung bình 13 28.3
Kỹ năng LĐQL loại yếu 4 8.7
65
Kỹ năng LĐQLcủa CBCCCX,P tập trung nhiều ở mức khá (58.7%), mức
trung bình (28.3%), mức yếu vẫn còn nhiều (8.7%). Đi sâu phân tích ta thấy, bản
thân đội ngũ CBCCCX,P đã nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng
LĐQL. Chẳng hạn, với "kỹ năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân" có
47.8% số người được hỏi trả lời là "rất cần thiết" đối với CBCCCX,P 50,0% cho là
"cần thiết” [bảng 12], Kỹ năng "thuyết phục, động viên' mọi người tham gia hoạt
động cũng được đánh giá cao, 98,5% số người được hỏi đều cho là "cần” và "rất
cần”. 95.6% CBCCCX,P nhấn mạnh sự cần thiết của kỹ năng xử lý tình huống nảy
sinh.
66
Bảng 12: Ý kiến của CBCCCX,P về sự cần thiết và mức độ đạt được của họ ở một số kỹ năng LĐQL (n=46 ngườ)
Mức độ cần thiết Mức độ đạt được
Các mức độ
Rất cần Cần Rất tốt Tốt
STT
Các kỹ năng Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 Biết tập hợp quần chúng nhân dân 22 47.8 23 50.0 7 15.2 15 33.0
2 Biết nhìn người giao việc cho phù hợp 18 39.1 26 56.5 8 17.6 16 34.8
3 Biết thuyết phục, động viên mọi người tham gia hoạt động chung 23 50 22 48.5 12 26.0 13 28.3
4 Biết phối hợp các lực lượng trong hoạt động 21 45.6 24 52.4 6 13.0 9 19.6
5 Biết xử lý các tình huống phát sinh hàng ngày 27 58.6 17 37.0 6 13.0 10 21.7
6 Biết kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân và người khác. 18 39.1 27 58.6 8 17.4 11 23.9
67
Tuy nhiên, nhận thức về mức độ cần thiết và thực tế mức độ đạt được của
CBCCCX,P vẫn có một khoảng cách xa. Số liệu phân tích trên cho phép khẳng
định: CBCCCX,P đều nhận thức thấy mức độ cần thiết và rất cần thiết của các yếu
tố luận văn đưa ra. Song mức độ đạt được của họ còn rất hạn chế. So sánh giữa
nhận thức là rất cần thiết với mức độ đạt được rất tốt thì tỷ lệ đạt được" chỉ dưới
50% so với những gì họ quan niệm là"rất cần thiết".
Khảo sát về kỹ năng này của CBCCCX,P qua ý kiến đánh giá của CB, cc
thành phố; cc cấp xã, phường và tự đánh giá của CBCCCX, P kết quả thu được qua
bảng 13.
Trong các kỹ năng tổ chức thực hiện thì kỹ năng "Biết thuyết phục, động
viên mọi người tham gia hoạt động chung " của CBCCCX,P đạt tỷ lệ tốt và rất tốt
cao nhất: CBCCCX,P tự đánh giá tốt là 54.3%; cc cấp xã, phường cũng nhất trí
đánh giá như vậy ở mức 50.6%.
Kỹ năng "Biết tập hợp quần chúng nhân dân" của CBCCCX, P được các đối
tượng đánh giá thống nhất và tập trung ở mức trên 40%. Cụ thể: ý kiến của
CBCCCX,P tự đánh giá đạt 48.2%, cc xã, phường cho rằng họ đạt tỷ lệ 48,9%; CB,
cc thành phố đưa ra với tỷ lệ là 43,4%.
Kỹ năng còn hạn chế hơn cả trong hệ thống các kỹ năng tổ chức thực hiện
của CBCCCX,P hiện nay là "Biết phối hợp các lực lượng trong hoạt động” và kỹ
năng "Biết xử lý các tình huống phát sinh hàng ngày". Tỷ lệ ý kiến đánh giá của
CBCCCX,P đều là 32.6%; ý kiến đánh giá của CB, cc thành phố và cc xã, phường
cao hơn tỷ lệ này không đáng kể [bảng 13]
CBCCCX,P nhận thức về mức độ "cần" và "rất cần thiết của "kỹ năng xử lý
tình huống cao nhất (95.6%), tuy nhiên họ đạt được ở mức "tốt" và "rất tốt" lại rất
hạn chế, chỉ 34.7%. Có hai nguyên nhân chủ yếu như sau:
Chúng ta biết rằng, xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày rất đa
dạng và phức tạp, lại thường xảy ra bất ngờ, đòi hỏi phải xử lý nhanh nhạy. Vì vậy,
một mặt CBCCCX,P phải nắm bắt đường lối, chính sách của cấp trên và đồng cấp,
phải am hiểu thực tiễn, nhanh chóng đưa ra quyết định và vận động mọi người cùng
68
thực hiện. Việc xử lý tình huống thường đòi hỏi ở người cán bộ có sự nhanh nhạy,
có bản lĩnh và có nghệ thuật xử lý. Chỉ khi người cán bộ có nhận thức đúng về tầm
quan trọng và nguyên tắc chung mới có thể đạt hiệu quả cao. Kỹ năng xử lý tình
huống của CBCCCX,P hiện nay chưa cao, nguyên nhân đầu tiên do bị chi phối bởi
sự nắm bắt chưa thật đầy đủ về một số chính mới và thẩm quyền cho phép của
CBCCCX,P.Việc sắp xếp để sử dụng và xử lý các thông tin, các văn bản... chưa
hợp lý, chưa có thứ tự ưu tiên khi nghiên cứu và vận dụng. Qua trao đổi và quan sát
việc làm của CBCCCX,P đã phát hiện thêm một nguyên nhân khác đó là:
CBCCCX,P thường khó khăn trong việc dự báo, lường trước những tình huống nảy
sinh nên dễ bị lúng túng khi sự việc xảy ra. Hơn nữa, tính quyết đoán rất cần thiết
trong những tình huống này thì cán bộ có biểu hiện ở cả mức tốt và rất tốt chỉ đạt
39,9%.
Nhìn bảng 13 cho thấy, CBCCCX,P tự đánh giá "kỹ năng kiểm tra, đôn đốc,
đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân và người khác" đạt mức tốt và rất tốt
chưa cao (41.3 %). Điều này thể hiện ở cả cách thức kiểm tra, giám sát và công bố
các kết quả giám sát. Còn nhiều người dân không biết ai là người chịu trách nhiệm
chính ở những mảng công việc khác nhau. Công việc có trục trặc không biết ai để
liên hệ. Sự xác nhận của quần chúng nhân dân ở một chừng mực nào đó cho thấy
việc kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hiệu quả cao.
69
Bảng 13: Ý kiến của khách thể nghiên cứu về kỹ năng LĐQL của CBCCCX,P ở mức “Tốt và rất tốt”
CBCCCX,P CB, CC thành phố CC cấp xã, phường
TT
Ý kiến của khách
thể nghiên cứu
Nội dung khảo sát
Số
lương
(n= 46)
Tỷ lệ
%
Số lương
(n = 97)
Tỷ lệ
%
Số lương
(n = 65) Tỷ lệ %
1 Biết tập hợp quần chúng nhân dân 22 48.2 42 43.4 32 48.9
2 Biết nhìn người giao việc cho phù hợp 24 52.4 37 37.8 28 43.2
3 Biết thuyết phục, động viên mọi người tham gia hoạt động chung 25 54.3 39 40.6 33 50.6
4 Biết phối hợp các lực lượng trong hoạt động 15 32.6 39 40.6 23 35.9
5 Biết xử lý các tình huống phát sinh hàng ngày 16 34.7 39 40.6 22 34.9
6 Biết kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân và người khác. 19 41.3 90 92.4 27 41.7
70
Kỹ năng sơ kết, tổng kết việc chỉ đạo thực tiễn là một công việc quan trọng
trong tiến trình lãnh đạo, quản lý và là một kỹ năng cần thiết đối với cán bộ, đặc
biệt là CBCCCX,P. Chúng ta biết rằng, không có tổng kết thực tiễn cách mạng thì
không có lý luận cách mạng, không có lý luận cách mạng thì không có phong trào
cách mạng. Chỉ có tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, chúng ta mới thấy
được sự thành công hoặc chưa thành công, thấy được cái hay, cái dở về công việc
mình làm cùng những khiếm khuyết của nó. Tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học
kinh nghiệm không chỉ có giá trị trong việc đưa ra các quyết định chính xác mà còn
giúp người lãnh đạo đánh giá hoạt động, phát hiện và rút kinh nghiệm kịp thời cả
nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động để mang lại hiệu quả cao của những
quyết định đã ban hành.
2.5.2.3 Một số phẩm chất tâm lý cần thiết đối với NLQLLĐ của CBCCCX,P
Ý kiến của CBCCCX,P và CB, CC thành phố tương đối thống nhất khi trả
lời câu hỏi về một số phẩm chất tâm lý cần thiết để CBCCCX,P có NLLDQL.
Bảng 14 cho ta thấy rõ điều đó.
71
Bảng 14: Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về mức độ các phẩm chất “rất cần
thiết” đối với NLLĐQL của CBCCX,P
---
Khả năng “thuyết phục, lôi cuốn”; "khả năng đánh giá con người"; "sự sáng
tạo và năng động" là 3 phẩm chất được đánh giá cao hơn cả. Tỷ lệ ý kiến từ 50%
đến 54.3% tuỳ theo từng phẩm chất và người đánh giá [bảng 14].
Các phẩm chất luận văn đưa ra rất cần thiết đối với NLLĐQL của
CBCCCX,P. Tuy nhiên, những phẩm chất đó được biểu hiện ở CBCCCX,P với tư
cách là yếu tố cấu thành năng lực của họ lại chưa rõ nét. Điều này cũng ảnh hưởng
tới hiệu quả tổ chức hoạt động và làm cho NLLĐQL của CBCCCX,P hiện nay
chưa cao.
Riêng phẩm chất "sự mềm dẻo và linh hoạt" không được CBCCCX,P đánh
giá cao về mức độ cần thiết, chỉ có 6.5% số người được hỏi cho là “rất cần thiết" đối
với NLLĐQL. Nhưng khi đánh giá mức độ hiện có ở CBCCCX,P thì đây lại là
phẩm chất biểu hiện rõ và rất rõ ở họ (42.2% cán bộ cho rằng như vậy). Biểu hiện
Cán bộ chủ chốt
cấp xã, phường
Cán bộ, công chức
thành phố
STT
Mức "Rất
cần thiết”
Một số phẩm
Số
lượng
(n=46)
Tỷ
lệ
%
Xếp
hạng
Số
lượng
(n=97)
Tỷ
lệ
%
Xếp
hạng
1 Sự mềm dẻo và linh hoat 3 6.5 6 45 46.4 6
2 Sự nhanh nhạy 22 47.8 4 46 47.4 5
3 Khả năng quan sát 17 36.9 5 48 49.4 4
4 Sự sáng tạo và năng động 23 50 3 54 55.6 2
5 Khả năng thuyết phục, lôi cuốn 24 52 2 56 57.7 1
6 Khả năng đánh giá con người
25 54.3 1 51 52.5 3
72
các phẩm chất khác ở CBCCCX,P được CBCCCX,P; CB, cc thành phố; cc xã,
phường đưa ra ý kiến có tỷ lệ tương đương và đồng thuận với nhau. Số ý kiến đều
xấp xỉ 40%, duy chỉ có "khả năng quan sát ", CBCCCX,P tự đánh giá mức độ biểu
hiện chưa cao (chỉ có 30%), mặc dù nó rất cần thiết đối với NLLĐQL [bảng 15].
Một vấn đề khác có liên quan đến đánh giá của mọi người đối với đội ngũ
CBCCCX,P là về mức sống và lối sống của cán bộ, đặc biệt là của Chủ tịch và Bí
thư Đảng uỷ xã, phường. Nhìn chung, theo đánh giá của dân và công chức xã,
phường mức sống của cán bộ từ trung bình trở lên, số được đánh giá có mức sống
giàu không nhiều. Cán bộ UBND có mức sống cao hơn so với cán bộ Đảng. Nguyên
nhân chủ yếu là do họ "biết làm kinh tế giỏi". Đây là một chỉ báo cho thấy lợi thế
của việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương đồng
thời làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo. Tuy nhiên, người dân cũng chỉ
rõ: hiện nay khả năng làm kinh tế rất cần thiết và cũng được biểu hiện rõ ở cán bộ
lãnh đạo UBND hơn là đối với cán bộ Đảng. Họ cũng lo lắng: Làm kinh tế gia đình
giỏi sẽ khiến cho người cán bộ khó có thể toàn tâm toàn ý vào công việc của tập
thể”.
Nhận thức này ở người dân cũng cần được xác định lại cho đúng thì mới có
thể tạo nên niềm tin của mọi người đối với cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên
cần phải là người lao động giỏi, có khả năng làm kinh tế giỏi; là công dân gương
mẫu, biết tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời cần trở
thành người chiến sỹ tiên phong trong công cuộc đổi mới, có cuộc sống hài hoà giữa
cá nhân và tập thể, là người sống có đạo đức, công tâm, thạo việc. Tất cả các yêu cầu
đó phải được kết tinh bởi năng lực và phẩm chất của người cán bộ, đồng thời hiện
thực hoá bằng hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, bằng sự ổn định về quốc
phòng và an ninh ở địa phương.
73
Bảng 15: Ý kiến của CBCCCX,P về mức độ biểu hiện các phẩm chất tâm lý của họ hiện nay
Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường (n = 46)
Mức độ biểu hiện
Rất rõ Rõ Khá rõ Thất thường
Không
rõ Tổng số
STT Các phẩm chất
hiện có SL
TL
% SL
TL
% SL TL% SL
TL
% SL
TL
% SL
TL
%
1 Sự mềm dẻo và linh hoạt 4 9.8 15 32.4 19 42.0 8 15.8 0 0.0 46 100.0
2 Sự nhanh nhạy 4 9.8 12 25.9 27 56.5 3 7.7 0 0.0 46 100.0
3 Khả năng quan sát 5 10.4 9 19.6 21 46.4 10 22.9 1 0.6 46 100.0
4 Sự sáng tạo và năng động 7 14.0 10 23.5 18 38.7 10 23.2 1 0.6 46 100.0
5 Khả năng thuyết phục, lôi cuốn 6 13.4 12 26.5 17 36.9 10 22.6 1 0.6 46 100.0
6 Khả năng đánh giá con người 3 8.3 13 28.9 20 43.2 8 16.7 2 3.0 46 100.0
74
Bảng 16: Ý kiến của CB, CC cấp thành phố và CC cấp xã, phường về mức độ biểu hiện các phẩm chất tâm lý của đa số CBCCCX,P
hiện nay
Cán bộ, công chức thành phố và công chức xã, phường (n = 162)
Rất rõ Rõ Khá rõ Thất thường Không rõ Tổng số
STT
Mức độ biểu hiện
Các phẩm chất
hiện có SL TL % SL
TL
% SL
TL
% SL
TL
% SL
TL
% SL
TL
%
1 Sự mềm dẻo và linh hoạt 3 2.1 61 37.7 58 35.6 35 21.8 5 2.9 162 100.0
2 Sự nhanh nhạy 5 3.3 59 36.4 62 38.5 33 20.1 3 1.7 162 100.0
3 Khả năng quan sát 6 3.8 53 32.8 69 42.9 31 18.8 3 1.7 162 100.0
4 Sự sáng tạo và năng động 13 8.4 51 31.4 63 38.7 30 18.4 5 3.1 162 100.0
5 Khả năng thuyết phục, lôi cuốn 11 6.7 53 32.8 67 41.0 28 17.6 3 1.9 162 100.0
6 Khả năng đánh giá conngười 6 3.6 59 36.2 68 41.6 26 16.1 3 2.5 162 100.0
75
2.5.3 Nhận thức của CBCCCX,P về các yếu tố có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động và NLLĐQL của họ.
Trưng cầu ý kiến của CB,CC thành phố và CBCCCX,P về các yếu tố có ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động của CBCCCX,P các ý kiến đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố không như nhau và sự tập trung ý kiến không cao.
Chẳng hạn, phụ lục 6.3 cho thấy, xét 5 yếu tố có thứ hạng cao cho phép chúng
ta nhận xét: yếu tố được CBCCCX và CB,CC thành phố đánh giá là có ảnh hưởng
nhiều nhất tới hiệu quả hoạt động là "những phẩm chất cá nhân của nhà quản lý" tỷ
lệ là 26,8% (số ý kiến của CBCCCX,P) và 24.5% (ý kiến của CB,CC thành phố)
đưa ra như vậy.
Tiếp theo, ý kiến của CBCCCX,P cho là "Thâm niên quản lý" có ảnh hưởng
nhiều (19.3%), rồi đến "Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy quản lý ở
xã của người cán bộ" (19.0%); tiếp nữa là "Trình độ phát triển KT - XH của địa
phương" (17.3%); "Cơ chế, chính sách" (10.4%).
Theo tỷ lệ ý kiến của CB, cc thành phố để xếp hạng thì các yếu tố có ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động được xếp theo thứ tự sau:
"Những phẩm chất cá nhân của nhà quản lý" (24.5%), xếp thứ nhất.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương" (17.5%), xếp thứ hai.
"Kiến thức của CBCCCX,P về chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực có liên
quan tới công việc được giao" (17,l%), xếp thứ ba.
Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy quản lý ở xã của người
cán bộ" (12.6%), xếp thứ 4.
Sau đó là "Thâm niên quản lý" (17.5%), xếp thứ 5.
Như vậy, ý kiến của CBCCCX,P và CB,CC thành phố đều nhấn mạnh tới các
yếu tố chủ quan như thâm niên quản lý, hiểu biết của CBCCCX,P những phẩm
chất tâm lý, khả năng tổ chức điều hành bộ máy của họ là những yếu tố có ảnh
hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, họ còn đưa ra ý kiến về quy chế hoạt
động của xã và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng có ảnh
76
hưởng tới hiệu quả hoạt động này.
Số lượng ý kiến tập trung cao vào một số yếu tố có ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của CBCCCX là: Số lượng dân cư trên địa bàn, thâm niên công tác
của cán bộ, trình độ dân trí của địa phương... tất nhiên, ý kiến này chấp nhận
được nếu đạt các yếu tố đó trong mối tương quan và xếp thứ hạng với các yếu tố đã
kể trên.
Luận văn còn tìm hiểu ý kiến của khách thể nghiên cứu về các yếu tố có
ảnh hưởng tới NLLĐQL của CBCCCX,P hiện nay ở Thành phố Nam Định. Kết
quả được thể hiện qua bảng 17. Ý kiến đánh giá của CBCCCX,P và CB, CCTP
tương đối thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng tới NLLĐQL của cán bộ.
Trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố cả hai nhóm
khách thể đều đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất. Số ý kiến của CBCCCX,P nhất
trí tới 61.0%; CB, cc TP là 58.7%.
Tiếp theo là các yếu tố: Trình độ học vấn của người cán bộ quản lý;
Trình độ được đào tạo về khoa học quản lý; Những phẩm chất tâm lý của họ; Sự
ủng hộ của quần chúng nhân dân... tỷ lệ người được hỏi đều tập trung ở các yếu
tố này, khoảng cách số ý kiến chênh lệch giữa các yếu tố không nhiều.
Từ những ý kiến trao đổi, chúng tôi thấy rằng, những người được hỏi đều
nhận thức rất rõ về sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới
NLLĐQL. Với những số liệu thu được một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng
của yếu tố chủ quan đã được CBCCCX, P và CB, cc thành phố - những người có
trách nhiệm quản lý công việc và con người ở cấp xã, phường Thành phố Nam
Định đánh giá cao. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp người CBCCCX,P tiếp tục
hoàn thiện bản thân.
77
Bảng 17: Các yếu tố ảnh hưởng "rât nhiều" tới NLLĐQL của CBCCCX,P
Ảnh hưởng rất nhiều
CBCCCX,P CB,CC thành phố ST
T
Các yếu tố ảnh hưởng tới NLLĐQL của CBCCCX,P
SL % Xếp hạng SL % Xếp hạng
1 Trình độ được đào tạo về khoa học quản lý 25 54.3 3 43 44.3 5
2 Trình độ văn hoá của người cán bộ quản lý 26 56.5 2 50 51.5 3
3 Trình độ được đào tạo về chính trị 20 43.4 7 39 40.2 9
4 Trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ 28 61.0 1 57 58.7 1
5 Những phẩm chất cá nhân của nhà quản lý (Khả năng tư duy
nhanh nhạy, tính quyết đoán....)
24 52.2 4 56 58.0 2
6 Trình độ dân trí của địa phương 14 30.4 11 35 36.0 10
7 Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân 23 50 5 43 44.3 5
8 Ngân sách dành cho hoạt động của bộ máy quản lý xã 10 21.7 10 40 41.2 8
9 Cơ chế, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước (lựa chọn,
sắp xếp cán bộ ...)
16 34.8 8 41 42.7 7
10 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 21 45.6 6 48 49.5 4
11 Số lượng dân cư trên địa bàn 7 15.2 9 15 15.4 11
78
2.6 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã, phường của Thành phố Nam Định
Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy, nhìn chung đội ngũ cán bộ
CBCCCX,P thành phố Nam Định đã đáp ứng được yêu cầu công việc, đã lãnh đạo
nhân dân đem lại những hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội đáng kể. Có được thành
tựu này là do cấp xã, phường đã có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, có trách
nhiệm trong công tác, có tinh thần khác phục khó khăn về nhiều mặt trong cuộc
sống để phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Đa số CBCCCX,P có
tinh thần tích cực trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực
công tác; thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tác phong.
Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
xã có mặt còn hạn chế: Ở một số địa phương, chất lượng công tác quy hoạch cán bộ
thấp, gặp khó khăn về đội ngũ cán bộ thay thế, kế cận. Một số cán bộ thiếu tinh thần
trách nhiệm, chưa thật sự tâm huyết với công việc, năng lực hoạt động thực tiễn hạn
chế, sa sút về phẩm chất, lối sống. Tỷ lệ cán bộ chưa đạt quy định tiêu chuẩn theo
chức danh còn cao; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn thấp...
Nguyên nhân chính của những hạn chế yếu kém là:
Một số cấp ủy và người đứng đầu chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của
công tác cán bộ cơ sở, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ
các khâu của công tác cán bộ. Việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo chức danh chưa
tốt. Chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở có điểm còn bất cập, điều kiện làm việc
ở một số địa phương còn khó khăn, ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, chưa tạo được
sức thu hút những người có trình độ, năng lực về công tác cơ sở. Công tác kiểm
điểm, tự phê bình, phê bình, đánh giá cán bộ hàng năm ở một số tổ chức đảng chưa
nề nếp và nghiêm túc.
Nguyên nhân bao trùm dẫn đến tình trạng hạn chế về NLLĐQL của
CBCCCX,P hiện nay là do một thời gian dài chúng ta nhận thức chưa đúng vai trò,
vị trí của cấp cơ sở nói chung, cấp xã, phường nói riêng. Coi nhẹ cơ sở, coi nhẹ xã,
phường, coi xã, phường là cấp thấp nhất, là ít quan trọng nhất. Do vậy, cán bộ xã,
79
phường thế nào cũng được, không có chính sách quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng,
không chú ý tới chế độ đãi ngộ... không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ và
kiện toàn đội ngũ cán bộ. Chủ trương và giải pháp còn chắp vá, mang tính chất xử
lý tình thế, thiếu tính tổng thể, cơ bản và lâu dài. Một số nguyên nhân chủ yếu là:
2.6.1. Chưa có một chiến lược, quy hoạch, tạo nguồn xây dựng đội ngũ
CBCCCX,P
Với tính cách là một bộ phận của chiến lược cán bộ của nước ta đáp ứng yêu
cầu thời kỳ mới. Một thời gian dài tình trạng CBCCCX,P quá già, nhiều nơi dựa
chủ yếu vào cán bộ hưu trí. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay 77.8% số CBCCCX có
độ tuổi 41 trở lên. Vì vậy, cần phải coi trọng hơn nữa việc trẻ hoá và chuẩn hoá đội
ngũ CBCCCX,P. Lẽ ra, đối với một nền hành chính hiện đại, muốn được bầu, bổ
nhiệm vào một chức vụ nhất định phải có kế hoạch đào tạo, trang bị trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn tương xứng. Vì vậy, cán bộ làm việc chủ yếu theo kinh
nghiệm và thói quen. Nhiều trường hợp làm không theo pháp luật. Trình độ chuyên
môn của CBCCCX,P còn hạn chế, hiện có 45.3% số cán bộ có trình độ chuyên môn
trung cấp, 33.3 số cán bộ có trình độ cử nhân, số còn lại mới chỉ qua học các
chương trình sơ cấp hoặc các khoá tập huấn về chuyên môn để có thể đảm trách
công việc. Có thể nói, làm chuyên môn mà trình độ chuyên môn không tương xứng
thì khó có thể hoàn thành công việc một cách khả quan. Muốn nâng cao chất lượng
của CBCCCX,P đòi hỏi ở người lãnh đạo có tầm nhìn, sự trù tính lâu dài cho việc
tạo nguồn cán bộ. Cần tập hợp lực lượng, chăm sóc từ khi còn là dự nguồn, quy
hoạch và sắp xếp, bố trí cán bộ. Đó là cách tốt nhất xây dựng đội ngũ CBCCCX,P
đáp ứng yêu cầu công việc.
2.6.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCCCX,P còn nhiều bất cập cả về
số lượng và chất lượng.
Vấn đề đào tạo CBCCCX,P chưa được coi trọng đúng mức. Nội dung đào tạo,
bồi dưỡng còn chưa thật sát với đối tượng; nặng về lý luận chung, ít bồi dưỡng kỹ
năng quản lý Nhà nước ở cấp xã, phường kiến thức thực tiễn đưa vào chương trình
giảng dạy chưa được là bao. Chương trình đào tạo chưa theo yêu cầu công việc.
80
Phương thức bồi dưỡng còn nặng nề, cồng kềnh, kém hiệu quả. Thực trạng đội ngũ
hiện nay là: học vấn nhiều mà không hành được, không dùng được. Bằng cấp nhiều
mà thực học ít; đầu tư kinh phí cho đào tạo không ít nhưng hiệu quả thấp. Công tác
đào tạo còn lạc hậu cả quan niệm, chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh
giá.... Do vậy, dù đã qua đào tạo, song khi chỉ đạo thực tiễn cán bộ vẫn rất lúng
túng.
2.6.3 Chưa xác định được rõ yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại
CBCCCX,P
Chưa xác định được rõ yêu c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272744_2445_1951758.pdf