Trang phụ bìa
Mục lục
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ
HTĐĐĐN . 4
1.1. Khái niệm về chất lượng . 4
1.1.1. Khái niệm chung . 4
1.1.2. Khái niệm về chất lượng HTĐĐĐN . 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HTĐĐĐN . 11
1.2. Khái niệm về quản lý chất lượng . 21
1.2.1. Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm . 21
1.2.2. Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản
phẩm. 22
1.3. Các công cụ quản trị chất lượng . 23
1.3.1. Sơ đồ lưu trình. 23
1.3.2 Sơ đồ nhân quả . 24
1.3.2 Biểu đồ cây. 25
1.4. Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng HTĐĐĐN . 26
1.4.1. Vai trò của việc nâng cao chất lượng. 26
1.4.2. Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng HTĐĐĐN .
1.5. Phương hướng nâng cao chất lượng HTĐĐĐN . 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 29
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG CỦA EVN HANOI. 30
2.1 Giới thiệu tổng quan về EVN HANOI và cơ chế quản lý chất lượng hệ
thống đo đếm điện năng. 30
2.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội . 30
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý và cơ
chế quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng trong EVN
HANOI. 33
2.2. Các yêu cầu chất lượng hệ thống đo đếm điện năng . 39
2.3. Các quy định trong công tác quản lý chất lượng HTĐĐĐN . 40
2.3.1. Các quy định của pháp luật về quản lý Đo lường. 40
2.3.2. Quy trình kinh doanh về công tác quản lý vận hành hệ thống đo
đếm điện năng tại EVNHANOI. 48
147 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng tại tổng công ty điện lực TP Hà nội (evn hanoi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HTĐĐĐN.
2.4.4.4. Đánh giá công tác kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN:
Để quản lý HTĐĐĐN được chặt chẽ, kịp thời phát hiện các hiện tượng bất
thường cũng như sự cố của HTĐĐĐN, EVN HANOI đã thực hiện công tác kiểm tra
định kỳ HTĐĐĐN, chi tiết hàng năm như sau:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 60
Bảng 2.13: Số lượng kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN hàng năm của EVN HANOI
Năm 2010 2011 2012
Số lượng kiểm tra HTĐĐĐN - 267 118 248 021
(Nguồn: Báo cáo Kinh doanh điện năng các năm của EVN HANOI)
Ta thấy số lượng kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN trong mỗi năm 2011 và 2012 chiếm
hơn 10% tổng số khách hàng, nếu việc thực hiện kiểm tra định kỳ được chính xác,
trung thực thì sẽ nhanh chóng phát hiện các hiện tượng bất thường của HTĐĐĐN,
số ngày phải tính toán truy thu ít đi, kịp thời thay thế PTĐ bị hư hỏng, nhưng nếu
việc thực hiện kiểm tra định kỳ chỉ mang tính chất đối phó thì sẽ rất nguy hiểm vì
một mặt sẽ không kịp thời phát hiện sự bất thường của HTĐĐĐN, mặt khác sẽ phải
chịu trách nhiệm nặng khi lập khống biên bản HTĐĐĐN kết luận bình thường trong
khi thực tế nó lại bị sự cố.
Như vậy, với số lượng kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN trong mỗi năn 2011 và 2012
còn ít do đó chưa đảm bảo quản lý HTĐĐĐN được chặt chẽ để kịp thời phát hiện
các bất thường trong quá trình sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng HTĐĐĐN.
2.4.4.5. Đánh giá công tác phúc tra GCS công tơ
Các công tơ có hiện tượng chỉ số bất thường như không lên chỉ số, chỉ số tăng đột
biến, chỉ số giảm đột biến thì các Công ty Điện lực phải tiến hành phúc tra GCS
công tơ trước khi ra hoá đơn thu tiền. Số lượng lượt phúc tra GCS công tơ hàng
năm chi tiết như sau:
Bảng 2.14: Số lượng phúc tra GCS công tơ hàng năm của EVN HANOI
Năm 2010 2011 2012
Số lượng phúc tra GCS công tơ 139 979 162 561 152 539
(Nguồn: Báo cáo Kinh doanh điện năng các năm của EVN HANOI)
Từ bảng số liệu phúc tra GCS công tơ hàng năm của EVN HANOI ta thấy số
lượng phúc tra GCS chiếm khoảng gần 8% tổng số lượng khách hàng. Đây là số
lượng lượt phúc tra GCS lớn vì gần như toàn bộ công tơ đều do công nhân quản lý
HTĐĐĐN đọc chỉ số trực tiếp trên mặt công tơ, sau đó ghi vào sổ GCS để sau đó
mang về Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực nhập chỉ số vào Chương trình quản lý
khách hàng CMIS rồi tính toán và in hóa đơn tiền điện. Việc ghi chỉ số thủ công
tiềm ẩn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chính xác, phụ thuộc nhiều vào con
người như thị lực (đọc chỉ số trên công tơ bị sai), ghi chép (ghi chỉ số vào sổ GCS
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 61
sai), sức khoẻ (sức khỏe kém thì dễ bị nhầm lẫn), tính trung thực (cố tình ghi sai chỉ
số để gian dối) Chính vì vậy để đảm bảo công tác GCS công tơ được chính xác,
minh bạch, hiệu quả, có sự giám sát chặt chẽ thì phải tăng số lượng phúc tra GCS
hoặc phải sử dụng công nghệ hiện đại để đọc chỉ số công tơ từ xa, kết nối trực tiếp
vào cơ sở dữ liệu chương trình CMIS để tính toán chỉ số, in hóa đơn bán điện cho
khách hàng. Chỉ như vậy thì công tác GCS mới có thể tốt hơn và giảm thiểu các
trường hợp khách hàng thắc mắc, khiếu nại về chất lượng của công tơ nói riêng và
của HTĐĐĐN nói chung.
Như vậy, số lượng phúc tra GCS chiếm đến 8% khách hàng thể hiện việc GCS
thủ công hiện nay còn chưa tin cậy, vẫn phải phúc tra lại công tác GCS công tơ dẫn
đến phát sinh lượng nhân công phải làm việc do đó việc ứng dụng công nghệ mới
trong đo đếm, đọc chỉ số từ xa sẽ đảm bảo việc GCS công tơ được chính xác, giảm
lượng khách hàng thắc mắc về sản lượng điện tiêu thụ cũng như giảm thắc mắc về
chất lượng của HTĐĐĐN.
2.4.4.6. Đánh giá số lượng HTĐĐĐN bị sự cố
Trong quá trình hoạt động của HTĐĐĐN, có nhiều trường hợp HTĐĐĐN bị sự
cố như hư hỏng, chết, cháy, mất. Khi HTĐĐĐN bị sự cố như trên thì sản lượng tiêu
thụ điện của khách hàng sẽ không đo đếm được hoặc đo đếm không chính xác. Nếu
không được phát hiện kịp thời thì dẫn đến tính toán điện năng tiêu thụ của khách
hàng sẽ bị sai, tỷ lệ tổn thất điện năng tăng cao; ngoài ra công tác truy thu lại sản
lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng sẽ rất khó khăn từ việc tính toán cho đến
đấu tranh, thoả thuận, và thu tiền truy thu. Số lượng HTĐĐĐN bị sự cố hàng năm
của EVN HANOI chi tiết như sau:
Bảng 2.15 : Số lượng HTĐĐĐN bị sự cố hàng năm của EVN HANOI
Năm 2010 2011 2012
Số lượng HTĐĐĐN bị sự cố 18 268 15 849 10 944
(Nguồn: Báo cáo Kinh doanh điện năng các năm của EVN HANOI)
Năm 2010 là năm có số lượng HTĐĐĐN bị sự cố rất cao, bằng 166% so với
năm 2012, bằng 115% so với năm 2011. Căn cứ vào Bảng 2.9: Số lượng PTĐ kiểm
định không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường của EVN HANOI (trang 56), ta thấy năm
2010 công tơ 1 pha và 3 pha kiểu cảm ứng không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường sau
khi kiểm định tăng cao, những công tơ này đều đã được bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu
chỉnh trước khi chuyển sang bộ phận kiểm định, điều đó thấy rằng sự ổn định chất
lượng cũng như độ tin cậy của công tơ cảm ứng thấp, nó cũng góp phần đáng kể
vào số lượng sự cố HTĐĐĐN như số liệu đã chứng minh.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 62
Như vậy, số lượng HTĐĐĐN đã giảm dần thể hiện EVN HANOI đang dần nâng
cao chất lượng HTĐĐĐN. Tuy nhiên để duy trì, đảm bảo được chất lượng thì còn
phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau.
2.4.4.7. Đánh giá chất lượng HTĐĐĐN qua công tác kiểm tra giám sát
mua bán điện.
Hoạt động kiểm tra kiểm tra giám sát mua bán điện trong những năm gần đây
được EVN cũng như EVN HANOI chú trọng và đã thành lập 1 ban chức năng để
tham mưu, quản lý công tác này trong toàn Tổng công ty. Kết quả việc thực hiện
trong công tác kiểm tra, lập biên bản kiểm tra sử dụng điện trong các năm vừa qua
như sau:
Bảng 2.16: Tổng hợp số lượng kiểm tra giám sát mua bán điện của EVN
HANOI
Năm
Số biên
bản kiểm
tra
HTĐĐĐN
hoạt động
bình
thường
Số biên
bản kiểm
tra
HTĐĐĐN
cháy,
hỏng
Số
biên
bản
kiểm
tra vi
phạm
sử
dụng
điện
Số
biên
bản
kiểm
tra vi
phạm
giá
bán
điện
Tổng
số biên
bản đã
lập
Sản lượng
truy thu
được
(kWh)
Tổng số tiền truy
thu được (đồng)
2010 7209 - 1051 - 8.408 10.694.452 14.937.742.781
2011 5.417 9.961 784 343 16.505 10.384.478 14.106.379.088
2012 3.955 10.938 426 443 15.762 10.817.343 18.257.531875
(Nguồn : Báo cáo kiểm tra giám sát mua bán điện các năm của EVN HANOI)
Ta thấy số lượng kiểm tra HTĐĐĐN trong năm 2011 và 2012 tăng gấp gần 2 lần
so với năm 2010. Lý do là năm 2010 mạng lưới kiểm tra viên điện lực mới hoạt
động, đang tập trung củng cố tổ chức, đào tạo nhân lực Khi đã ổn định tổ chức,
các kiểm tra viên điện lực đã thành thạo công việc thì bắt đầu lập kế hoạch, triển
khai thực hiện, bố trí nhân lực phù hợp. Số lượng biên bản kiểm tra sử dụng điện
tăng tuy nhiên sản lượng truy thu gần như không tăng nhưng tổng số tiền truy thu
được tăng lên tới gần 4 tỷ đồng cho thấy việc vi phạm về giá bán điện tăng. Từ
Bảng 2.15 : Số lượng HTĐĐĐN bị sự cố hàng năm của EVN HANOI (trang 61)
năm 2010 là 18 268 công tơ nhưng tổng số biên bản kiểm tra sử dụng điện là 8408
biên bản, như vậy trong công tác kiểm tra giám sát mua bán điện của các Công ty
Điện lực đã chưa thực hiện lập đầy đủ biên bản đúng theo quy định. Tương tự năm
2011 số lượng theo Báo cáo Kinh doanh điện năng số lượng công tơ bị sự cố là
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 63
15849 công tơ nhưng đội ngũ kiểm tra viên điện lực mới chỉ lập biên bản 9961
trường hợp. Từ số liệu về Số biên bản kiểm tra HTĐĐĐN hoạt động bình thường ta
thấy số lượng qua các năm có chiều hướng giảm dần mặc dù tổng số biên bản kiểm
tra được lập tăng lên gần gấp 2 lần cho thấy đội ngũ kiểm tra viên điện lực đã có
nhiều kinh nghiệm, kiểm tra đúng đối tượng có các biểu hiện, hành vi cũng như có
nguy cơ tiềm ẩn sự cố cũng như vi phạm sử dụng điện và kết quả của công tác kiểm
tra là đã truy thu cao nhất vào năm 2012 với tổng số tiền là trên 18 tỷ đồng.
Hình 2.8 : Hình ảnh nhân viên kiểm tra của EVN HANOI đang kiểm tra
HTĐĐĐN tại hiện trường.
(Ảnh : Nguyễn Việt Hùng)
Như vậy, công tác Kiểm tra, giám sát mua bán điện của EVN HANOI đã từng
bước đi vào nề nếp, có hiệu quả, kiểm tra trúng các đối tượng có các biểu hiện,
hành vi cũng như có nguy cơ tiềm ẩn sự cố. Đây cũng chính là đội ngũ đắc lực
trong công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý các trường hợp chất lượng HTĐĐĐN bị
sự cố cũng như bị xâm hại.
2.4.4.8. Thực trạng bảo quản, lưu kho PTĐ tại EVN HANOI:
Hiện nay, trong công tác quản lý kho PTĐ được lưu giữ và bảo quản tại 3
cấp sau:
• Cấp 1: gồm Kho vật tư của Tổng công ty, kho lưu tạm của bộ phận kiểm
định Phòng Kiểm định Đo lường và Xưởng công tơ. Tại Kho vật tư của Tổng công
ty (tại Đại Thanh – Thanh Trì) do Ban Vật tư quản lý được đầu tư, lắp đặt thiết bị
đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của các PTĐ đặc biệt là công tơ. Công tơ sau
khi mua sắm được nhà cung cấp chuyển đến và lưu giữ bảo quản trong kho; căn cứ
kế hoạch sử dụng PTĐ, Ban Vật tư sẽ chuyển PTĐ về Phòng Kiểm định Đo lường
(tại 69 Đinh Tiên Hoàng và 100 Trần Phú) để thực hiện kiểm định. Thông thường
số lượng PTĐ được chuyển về Phòng Kiểm định Đo lường được chia thành nhiều
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 64
đợt, mỗi đợt khoảng 2000 đến 3000 công tơ do đó Phòng Kiểm định Đo lường cũng
phải bố trí vị trí để lưu tạm. Do hiện trạng cả 2 cơ sở kiểm định của Phòng Kiểm
định Đo lường đều là những nhà cũ, cải tạo chắp vá, mặt bằng chật hẹp nên thường
việc lưu tạm sẽ được để ở các lối đi trong Phòng, gầm cầu thang, ngoài hành lang...
Chính vì vậy mà việc đảm bảo đúng các yêu cầu về bảo quản vật tư nói chung và
PTĐ nói riêng còn nhiều tồn tại. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng
PTĐ mà còn ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, điều kiện kiểm định, bụi bẩn, ẩm
mốctừ đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, ảnh hưởng
đến thiết bị kiểm định.
Hình 2.9 : Sơ đồ các cấp lưu kho PTĐ trong EVN HANOI.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
• Cấp 2 : tại Kho vật tư của các Công ty Điện lực trực thuộc (29 Công ty
Điện lực): PTĐ sau khi được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường sẽ được cấp
phát về các Công ty Điện lực theo đúng kế hoạch.
Hình 2.10 : Máy biến dòng điện, máy biến điện áp lưu trong kho của Công
ty Điện lực huyện ngoại thành.
(Ảnh : Nguyễn Việt Hùng – EVN HANOI)
Kho vật
tư Tổng
công ty
Kho Công
ty Điện lực
Hoàn Kiếm
Kho Công
ty Điện lực
Hai Bà
Trưng
Kho Công
ty Điện lực
Ba Đình
Tổ treo tháo
công tơ
Kho Công
ty Điện lực
Tổ treo tháo
công tơ
Đội quản lý
khách hàng
Đội quản lý
khách hàng
Tổ treo tháo
công tơ
Đội quản lý
khách hàng
Tổ treo tháo
công tơ
Đội quản lý
khách hàng
Kho bộ
phận
kiểm định
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 65
• Phòng Kế hoạch Vật tư của các Công ty Điện lực sẽ lưu giữ, bảo quản PTĐ
trong kho vật tư của Công ty. Kho vật tư của các Công ty Điện lực các quận nội
thành nói chung được sắp xếp và bảo quản tương đối đảm bảo, chỉ có một số Công
ty Điện lực huyện ngoại thành vẫn còn chưa chú trọng (Công ty Điện lực Sơn Tây,
Ba Vì, Phú Xuyên) dẫn đến điều kiện bảo quản không đúng theo quy định, trong
kho ẩm ướt, bụi bẩn, sắp xếp lộn xộn dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng PTĐ.
Như trong hình 2.10, các TU, TI đều là các PTĐ có khối lượng nặng, khi sắp
xếp để chồng chéo lên nhau sẽ bị nứt vỡ, hư hòng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng.
• Cấp 3: nơi lưu tạm tại các Tổ, Đội trực thuộc các Công ty Điện lực. Sau khi
triển khai lắp đặt HTĐĐĐN, các đơn vị sẽ lấy các PTĐ tại kho của Công ty Điện
lực mang về lưu tạm tại Tổ, Đội trước khi mang đi lắp đặt. Tại các Tổ, Đội, ý thức
bảo quản còn chưa cao, PTĐ được để tận dụng ở nhiều chỗ, kể cả chỗ không đảm
bảo về điều kiện môi trường, có khi còn bị mưa hắt Trong quá trình vận chuyển
từ Tổ đội đến vị trí lắp đặt thông thường sử dụng xe máy, bị rung xóc mạnh nên đối
với công tơ kiểu cơ khí rất dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng như sai số do các linh
kiện bị lệch khỏi vị trí, vênh đĩa nhôm, cong trục, lỏng bánh răng bộ số
Hình 2.11 : Các công tơ bị hư hỏng trong quá trình lưu kho tại
Công ty Điện lực, tại các Tổ, đội.
(Ảnh : Nguyễn Việt Hùng – EVN HANOI)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 66
Như vậy, việc lưu trữ, bảo quản cũng như vận chuyển PTĐ tại cấp Tổng công ty
được thực hiện tương đối tốt, còn tại cấp từ các Công ty Điện lực đến các Tổ đội
sản xuất còn nhiều tồn tại làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các PTĐ trong
HTĐĐĐN. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân gây ra các công tơ hỏng, kẹt,
chết, cháy trong quá trình sử dụng trên lưới.
2.4.5. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến chất lượng HTĐĐĐN của
EVN HANOI
Trong HTĐĐĐN, công tơ có vai trò rất quan trọng do đó việc ứng dụng công
nghệ đo lường tiên tiến trước tiên sẽ phải sử dụng công tơ điện tử thay thế công tơ
kiểu cảm ứng. Công tơ điện tử trước những năm 2000 thường có ít chức năng, kích
thước to, khó sử dụng, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công tơ
điện tử những năm gần đây đã có nhiều tính năng mới, dễ dàng lập trình phù hợp
với yêu cầu sử dụng, kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng để kiểm tra, đọc thông số hiện
tại cũng như quá khứ giúp EVN HANOI ghi chỉ số, quản lý, giám sát, kiểm tra
được rõ ràng, chính xác hơn rất nhiều. Ngoài ra CTĐT còn có thể lắp thêm modem
truyền số liệu từ xa để đọc chỉ số công tơ, thông số tức thời, biểu đồ phụ tải và trong
tương lai có thể sử dụng để cắt phụ tải đỉnh, đóng cắt lưới điện từ xa
Hình 2.12 : Mô hình cơ bản hệ thống công tơ điện tử được kết nối, truyền số
liệu từ xa về trụ sở của EVN HANOI.
(Nguồn: Ban Kinh doanh - EVN HANOI)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 67
Đối với EVN HANOI, bài học về công tơ điện tử tại TP Hồ Chí Minh năm 2005
là một bài học xương máu trong công tác quản lý, mua sắm cũng như lắp đặt vận
hành HTĐĐĐN. Chính vì vậy, với đặc thù là Thủ đô, của cả nước, nơi hội tụ các
khách hàng có nhiều thành phần từ lãnh đạo chính trị cao cấp, trí thức, doanh
nghiệp nước ngoài đến người dân bình thường nên EVN HANOI đã rất thận trọng
khi ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là lĩnh vực Đo lường vì đó chính là “cái cân
đong đo đếm” liên quan trực tiếp đến túi tiền của khách hàng, chỉ cần 1 yếu tố nhỏ
cũng đủ để bùng phát ý kiến có sức lan toả lớn, dư luận sẽ phản ứng trên tất cả các
phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành điện nói
chung và của EVN HANOI nói riêng. Chững lại sau một thời gian từ năm 2005 đến
2009, EVN HANOI bắt đầu tiếp tục triển khai mua sắm công tơ điện tử 3 pha nhiều
biểu giá. Những công tơ này được lắp cho đối tượng là khách hàng sản lượng lớn
nên EVN HANOI đã lựa chọn loại công tơ nhập khẩu có thương hiệu uy tín (Hãng
ABB – Elster) để mua.
Công tác đầu tư, mua sắm công tơ đã được thực hiện thường xuyên phục vụ
phát triển mới, thay định kỳ, thay mất, chết cháy, hỏngvà đổi mới công nghệ đo
đếm điện năng từ loại công tơ cảm ứng sang CTĐT.
Ban Kế hoạch, Ban Kinh doanh đã lập kế hoạch mua sắm công tơ căn cứ từ
các nhu cầu thực tế của các Công ty Điện lực và chủ trương, định hướng của Tổng
công ty về hiện đại hóa và nâng cao chất lượng HTĐĐĐN.
Bảng 2.17 : Số liệu mua công tơ cơ khí và điện tử của EVN HANOI trong các
năm gần đây
TT Tên PTĐ 2009 2010 2011 2012
1 Công tơ điện 1 pha kiểu cảm ứng 304.136 416.160 188.629 135.193
2 Công tơ điện 3 pha kiểu cảm ứng 16.455 16.269 15.175 976
3 Công tơ điện 1 pha kiểu điện tử 0 500 10.200 5.020
4 Công tơ điện 3 pha kiểu điện tử 2.830 10.500 9.276 8.700
(Nguồn: Ban Vật tư EVN HANOI)
Từ Bảng Số liệu mua công tơ mới của EVN HANOI trong các năm gần đây
ta có biểu đồ số lượng mua công tơ 1 pha và 3 pha.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 68
Hình 2.13 : Biểu đồ mua công tơ 1 pha cơ khí và điện tử của EVN HANOI
trong các năm gần đây
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
2009 2010 2011 2012
Năm
C
ôn
g
tơ Công tơ điện 1 pha kiểuđiện tử
Công tơ điện 1 pha kiểu
cảm ứng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy việc mua mới công tơ cảm ứng 1 pha và công tơ
điện tử 1 pha có sự chênh lệc rất lớn, mặc dù đã có sự phát triển nhưng rất nhỏ do
đó việc áp dụng công nghệ đo đếm mới đối với HTĐĐĐN 1 pha còn đang rất ít. Vì
vậy chất lượng, cấp chính xác HTĐĐĐN 1 pha còn thấp.
Hình 2.14 : Biểu đồ mua công tơ 3 pha cơ khí và điện tử của EVN HANOI
trong các năm gần đây
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
2009 2010 2011 2012
Năm
C
ôn
g
tơ
3
p
ha Công tơ điện 3 pha kiểu
điện tử
Công tơ điện 3 pha kiểu
cảm ứng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy việc mua mới công tơ cảm ứng 3 pha và công tơ
điện tử 3 pha có sự chênh lệch rất lớn. Trong những năm 2009 đến 2011 số lượng
công tơ cảm ứng 3 pha hơn hẳn CTĐT, nhưng năm 2012 và chắc chắn là những
năm tiếp theo, số lượng công tơ sẽ được đảo ngược lại, CTĐT sẽ tiếp tục tăng vọt
cho thấy việc áp dụng công nghệ đo đếm mới đối với HTĐĐĐN 3 pha còn đang
được rất chú trọng vì vậy chất lượng, cấp chính xác HTĐĐĐN 3 pha sẽ được nâng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 69
cao một cách đáng kể, từ đó các chỉ tiêu trong công tác sản xuất kinh doanh sẽ tốt
hơn như tỷ lệ tổn thất điện năng sẽ giảm, doanh thu bán điện sẽ tăng, số lượng công
tơ bị sự cố sẽ giảm và việc ghi sai, nhầm chỉ số sẽ không còn nữa.
Để có thể kiểm định được CTĐT, EVN HANOI phải đầu tư đồng bộ hệ thống
băng kiểm định hiện đại, có thể đọc thanh ghi của công tơ qua cổng quang học.
Hiện tại, Phòng Kiểm định Đo lường điện có 4 băng kiểm định với tổng số 120 vị
trí có thể kiểm định thanh ghi CTĐT được sử dụng hết công suất để kiểm định
CTĐT. Tại Xưởng công tơ có 01 băng 20 ví trí cũng có thể kiểm định được thanh
ghi CTĐT tuy nhiên hiện đang chỉ sử dụng để kiểm định công tơ 3 pha cảm ứng,
như vậy là một sự lãng phí lớn, sử dụng chưa hợp lý trang thiết bị. Ngoài ra các
băng kiểm định hiện tại hầu hết đều đã được thay thế cho các băng kiểm cũ, lạc
hậu, thủ công. Với công nghệ kiểm định hiện đại sử dụng nguồn tải kỹ thuật số và
công tơ mẫu kỹ thuật số kết hợp với đèn bắt xung tự động đã giúp cho công tác
kiểm định được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn công nghệ cũ và cũng góp
phần không nhỏ để nâng cao chất lượng kiểm định nói riêng và chất lượng
HTĐĐĐN nói chung.
Hình 2.15 : Hình ảnh Kiểm định viên đang kiểm định công tơ điện tử 3 pha
nhiều biểu giá trên băng kiểm điện tử MTE.
(Ảnh: Nguyễn Việt Hùng)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 70
Để quản lý được khối lượng lớn khách hàng cũng như các PTĐ trong HTĐĐĐN,
EVN HANOI đã sử dụng chương trình phần mềm Quản lý khách hàng CMIS, đến
thời điểm hiện tại chương trình đã sang phiên bản thứ 2, chạy trên nền web nên có
thể truy cập trực tuyến trên trình duyệt web.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu và cấu hình kết nối hệ thống được thể hiện như hình bên:
các máy tính tác nghiệp được bố trí rải rác tại các địa điểm làm việc của các Công
ty Điện lực quận huyện, phường xã, máy tính dùng để kiểm tra, tra cứu, quản lý của
khối cơ quan Tổng công ty cũng được đặt giống như thế. Tất cả được nối về máy
chủ phần mềm và máy chủ dữ liệu đặt tại 1 nơi, ngoài ra còn có hệ thống sao lưu dữ
liệu riêng biệt.
Giao thức kết nối có thể sử dụng mạng nội bộ của EVN HANOI, hoặc qua
internet thông qua kết nối mạng riêng ảo (VPN) phù hợp cho các Đội quản lý nằm
rải rác tại các phường xã
Hình 2.16 : Cấu trúc cơ sở dữ liệu CMIS 2.0 của EVN HANOI.
.
(Nguồn: EVN HANOI)
.
Hệ thống CMIS đã sử dụng kiến trúc hiện đại gồm 3 lớp:
• Lớp hiển thị: dành cho người quản lý, cho khách hàng xem thông tin trên
giao diện web.
• Lớp thao tác: dành cho nhân viên của EVNHANOI thực hiện các thao tác
khai sinh PTĐ, cập nhật thông tin kiểm định PTĐ, giao nhận PTĐ, treo tháo, lắp đặt
PTĐ trong HTĐĐĐN
• Lớp cơ sở dữ liệu: lưu giữ toàn bộ dữ liệu của chương trình.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 71
Tuy nhiên chương trình CMIS còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh nên còn rất
nhiều vướng mắc trong công tác từ khâu đường truyền LAN, hiệu năng hệ thống,
các chức năng về phân hệ đo đếm điện năng, tra cứu, tìm kiếm, báo cáo về các PTĐ.
Như vây, yếu tố công nghệ có sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp rất lớn
đến chất lượng HTĐĐĐN. Việc ứng dụng công nghệ mới đã vượt qua được rào cản
kỹ thuật so với công nghệ cũ dẫn đến chất lượng PTĐ được nâng cao, ngoài ra việc
ứng dụng CNTT đã tạo ra một HTĐĐĐN thông minh, giảm công sức của con người
trong công tác quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý HTĐĐĐN có hiện
tượng bất thường. Tuy nhiên EVN HANOI cần có sự ứng dụng với tốc độ nhanh hơn
trước thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của
HTĐĐĐN.
2.5. Phân tích tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng
HTĐĐĐN của EVN HANOI hiện nay.
2.5.1. Về cơ cấu tổ chức:
EVN HANOI giao cho Phòng Kiểm định Đo lường là một đơn vị tham mưu
cho Tổng Giám đốc trong công tác thực hiện Luật Đo lường và các quy định thực
hiện, là đầu mối thực hiện các công việc liên quan đến quản lý Đo lường với Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Đơn vị bên ngoài, phụ trách về mặt kỹ
thuật đo lường, nghiên cứu công nghệ mới, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
công tác kiểm định PTĐ.
Để thực hiện kiểm định PTĐ, EVN HANOI đã giao nhiệm vụ cho 02 đơn vị
trực thuộc là Xưởng công tơ và Phòng Kiểm định Đo lường đã được Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định tại 3 cơ sở (69 Đinh
Tiên Hoàng, 100 Trần Phú và 159 Tô Hiệu. Xưởng công tơ có chức năng sửa chữa,
hiệu chỉnh, kiểm định công tơ kiểu cảm ứng quay vòng; Phòng Kiểm định Đo lường
có chức năng kiểm định ban đầu công tơ kiểu cảm ứng, kiểm định ban đầu và định
kỳ công tơ điện tử, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, PTĐ điện trở cách điện,
PTĐ điện trở tiếp đất; sửa chữa, lập trình công tơ điện tử.
Phòng Kiểm định Đo lường, Xưởng công tơ là hai đơn vị phụ trợ của
EVNHANOI, không có tư cách pháp nhân, hoạt động phụ thuộc vào EVN HANOI,
ảnh hưởng bởi các yêu tố liên quan đến năng suất, chất lượng, nhân lực, tiền
lương do đó chưa thực sự đảm bảo tính độc lập khách quan.
Việc phối hết hợp giữa các bộ phận trong EVN HANOI còn chưa chặt chẽ,
đùn đẩy nhiệm vụ, trách nhiệm sang nhau, việc thực hiện các quy định, quy trình
(đặc biệt là các quy định, quy trình ban hành từ một số năm trở về trước) còn gặp
nhiều vướng mắc. Hàng năm, EVN HANOI ban hành hàng chục quy định, quy trình
(bao gồm ban hành mới và sửa đổi) nên việc lưu trữ, thống kê các quy định, quy
trình theo đúng ISO phải thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, do một số bộ phận chưa
hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng ISO, mặt khác do thay đổi nhân
sự nên việc thực hiện còn chưa tốt dẫn đến các văn bản, quy định, quy trình cập
nhật không đầy đủ, không khoa học. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công việc không
đúng theo các quy định, quy trình mà chỉ làm theo kinh nghiệm, theo hướng dẫn rời
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Hùng 72
rạc của các bộ phận. Chính điều này làm cho người thực hiện rất khó khăn trong
việc triển khai công việc, hoang mang, không biết các thủ tục, cách làm cho phù
hợp, nhanh chóng, có những việc làm thừa, làm thiếu, làm sai mà không biết dẫn
đến hiệu quả công việc không cao. Nếu nhiều bộ phận đều bị các lỗi trên dẫn đến
còn việc thực hiện không đảm bảo cơ sở pháp lý, không đảm bảo kế hoạch đề ra,
không đảm bảo chất lượng, nội dung thực hiện dẫn đến nhiều hệ lụy về sau khi công
việc đã hoàn thành; khi đó việc xử lý lại công việc theo đúng quy trình sẽ mất nhiều
thời gian, công sức, uy tín người tham gia thực hiện.
2.5.2. Về các Quy định của pháp luật:
Để đảm bảo chất lượng các PTĐ trong HTĐĐĐN, Nhà nước đã có một hệ
thống văn bản pháp luật từ các văn bản Luật do Quốc hội ban hành, các nghị định
hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ, ngành liên
quan, các quy định, quy trình của TĐC
Để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Đo lường sẽ có
Thanh tra TĐC, Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội, Chi cục Đo lường Hà Nội tiến
hành thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm định tại EVN HANOI.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272617_4549_1951970.pdf