Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại cục thuế Nam Định

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và mục đích của đề tài nghiên cứu

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4. Kết cấu luận văn

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ . 1

1.1. Quản lý thuế và mô hình quản lý thuế . 1

1.1.1. Khái niệm quản lý thuế . 1

1.1.2. Mục tiêu của quản lý thuế . 2

1.1.3. Nguyên tắc quản lý thuế . 2

1.1.4. Nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế . 3

1.1.4.1. Khái niệm về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế . 3

1.1.4.2. Mục tiêu quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế . 3

1.1.4.3. Yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế . 3

1.1.4.4. Nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp . 5

1.1.5. Một số mô hình quản lý thuế . 6

1.1.5.1. Mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế . 6

1.1.5.2. Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm Người nộp thuế . 7

1.1.5.3. Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng . 9

1.1.5.4. Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế .10

1.2. Các lý luận cơ bản về Thanh tra, kiểm tra thuế.11

1.2.1. Khái niệm về Thanh tra, kiểm tra.11

1.2.2. Mục tiêu của Thanh tra, kiểm tra.14

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại cục thuế Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 41 nghiệp trong thực thi công vụ nhằm làm thay đổi cách nhìn nhận của Người nộp thuế đối với cán bộ công chức thuế. Hàng năm, Cục thuế đã chỉ đạo qua cuộc họp giao ban, chỉ đạo bằng văn bản tăng cường công tác quản lý cán bộ, công tác cải cách hành chính phục vụ tốt Người nộp thuế. Triển khai kiểm tra đột xuất các Phòng, các Chi cục thuế về công tác cải cách hành chính, chấp hành kỷ cương kỷ luật trong công vụ. Công tác quy hoạch cán bộ: Hàng năm, Cục Thuế Tỉnh Nam Định đã tiến hành quy hoạch các chức danh lãnh đạo cấp Cục, cấp Phòng, cấp Chi cục thuế, cấp Đội thuế với mục tiêu là: quy hoạch được cán bộ có năng lực chuyên môn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức, có uy tín, cán bộ trẻ, cán bộ được đào tạo bài bản, quy hoạch đảm bảo 3 lứa tuổi. 5 năm qua đã có 108 lượt cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân phiên, luân chuyển: được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành. Trong giai đoạn vừa qua, Cục Thuế Tỉnh Nam Định đã thực hiện bổ nhiệm 9 cán bộ lãnh đạo, bổ nhiệm lại 37 cán bộ lãnh đạo các cấp; thực hiện luân chuyển, luân phiên hàng trăm trường hợp. Công tác tuyển dụng cán bộ: Căn cứ chỉ tiêu biên chế Bộ Tài chính, Tổng cục thuế giao và kết quả thi tuyển công chức, giai đoạn 2006-2012 Cục thuế đã thực hiện tuyển dụng 5 đợt cán bộ công chức, tổng cộng 134 người, bổ sung cán bộ kịp thời cho các đơn vị. Do vậy góp phần giải quyết tình trạng quá tải trong công việc tại một số đơn vị, bộ phận. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế Hàng năm Cục thuế Tỉnh Nam Định đã xây dựng kế hoạch đào tạo theo đó tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý thuế, tin học, lý luận chính trị, đạo đức tác phong nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật; tập huấn kịp thời cho cán bộ công chức các chính sách mới của Nhà nước . 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ phòng Kiểm tra thuế Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 42 Phòng Kiểm tra thuế có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với Người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi cục Thuế; - Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế; khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của Người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu Người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của Người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; - Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của Người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; - Ấn định thuế đối với các trường hợp Người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà Người nộp thuế không giải trình được. - Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế; - Kiểm tra các trường hợp Người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 43 - Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo qui định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của Người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí; - Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra; cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan; - Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với Người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; - Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao; - Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Thanh tra thuế Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra Người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến Người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra Người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra Người nộp thuế của Phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 44 - Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra; - Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; - Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế; - Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; - Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của Người nộp thuế; - Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của Người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết; - Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế; - Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế; - Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Người nộp thuế trong phạm vi toàn Cục thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế; - Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 45 - Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 2.2. Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Nam Định Triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2012 nói riêng và toàn bộ giai đoạn 2008-2011 nói chung bên cạnh những thuận lợi của bối cảnh kinh tế thế giới và tình hình kinh tế-xã hội trong nước thì còn nhiều khó khăn thách thức, đó là tình trạng thiên tai, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp diễn biến khó lường, khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh bị ảnh hưởng lớn như ngành ngành vận tải, dệt may đặc biệt là công nghiệp đóng tàu... Ngoài ra, việc Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đã phần nào tác động làm giảm thu ngân sách. Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách thuế mới như: Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhânvà sửa đổi, bổ sung một số Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi miễn giảm, gia hạn nộp thuế (Nghị quyết 30 của Chính phủ) đã tác động không nhỏ đến nguồn thu Ngân sách trên địa bàn. Trong những năm qua, Cục thuế Tỉnh Nam Định luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nam Định; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác thuế. Đại đa số Người nộp thuế luôn phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành tốt pháp luật thuế; đặc biệt với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công chức ngành thuế Nam Định, hàng năm đã đề ra và triển khai đồng bộ, có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, những biện pháp công tác. Do vậy kết quả thu ngân sách 5 năm: 2008-2012 của Cục thuế Tỉnh Nam Định luôn hoàn thành vượt mức dự toán được giao, đạt tốc độ tăng trưởng và số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 46 Thực hiện mô hình tổ chức theo chức năng, cơ quan thuế đã tăng cường cán bộ có trình độ, có năng lực cho bộ phận thanh tra, kiểm tra. Chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đã từng bước được nâng cao. Qua công tác thanh tra, kiểm đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của các đơn vị như: Bán hàng không lập hoá đơn, lập hoá đơn ít hơn so với hàng hoá thực tế bán ra; kê khai sai, kê khai thiếu doanh số và số thuế; phát hiện các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; đưa vào chi phí hợp lý các khoản chi không đúng quy định, trích khấu hao TSCĐ không phù hợp với chính sách thuế Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2012 và giai đoạn 2008-2012 như sau: - Thanh tra thuế: Năm 2011 đã thanh tra 50 đơn vị đạt 54% kế hoạch, kết quả thanh tra phát hiện truy thu 1,2 tỷ quyết định phạt vi phạm pháp luật về thuế 412 triệu, các đơn vị đã chấp hành nộp NS là 1,49 tỷ còn nợ đọng 127 triệu. Tính chung cả giai đoạn đã thanh tra 151 đơn vị đạt 66% kế hoạch, kết quả thanh tra phát hiện truy thu 9,7 tỷ quyết định phạt vi phạm pháp luật về thuế 2,8 tỷ, các đơn vị đã chấp hành nộp ngân sách là 10,7 tỷ còn nợ đọng 1,8 tỷ. - Kiểm tra quyết toán thuế: Năm 2012 đã kiểm tra 244 đơn vị, kết quả kiểm tra phát hiện truy thu và phạt vi phạm pháp luật về thuế là 5,8 tỷ, các đợn vị đã chấp hành nộp NS là 3,5 tỷ còn nợ đọng 2,3 tỷ. Tính chung cả giai đoạn đã kiểm tra 1.038 đơn vị, kết quả kiểm tra phát hiện truy thu và phạt vi phạm pháp luật về thuế là 17 tỷ, các đơn vị đã chấp hành nộp NS là 13,7 tỷ còn nợ đọng 3,3 tỷ. - Kiểm tra hoàn thuế: Năm 2012 đã kiểm tra 159 hồ sơ, kết quả kiểm tra xác định số thuế không đủ điều kiện và loại trước khi hoàn là 706 triệu, quyết định thu hồi số tiền đã hoàn là 763 triệu, phạt vi phạm pháp luật về thuế 335 triệu, các đơn vi đã thực hiện nộp NS là 895 triệu còn nợ đọng 203 triệu. Tính chung cả giai đoạn đã kiểm tra 556 hồ sơ, kết quả kiểm tra xác định số thuế không đủ điều kiện và loại trước khi hoàn là 3,8 tỷ, quyết định thu hồi số tiền đã hoàn là 4.881 triệu, phạt vi phạm pháp luật về thuế 335 triệu, các đơn vị đã thực hiện nộp ngân sách là 5.013 triệu còn nợ đọng 203 triệu. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 47 - Kiểm tra hồ sơ khai thuế: Năm 2012 đã kiểm tra 23.566 lượt hồ sơ khai thuế đã yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh lại 257 hồ sơ, phát hiện 4 hồ sơ khai sai phải xử lý. Tính chung cả giai đoạn đã kiểm tra 65.326 lượt hồ sơ đã yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh lại 1.191 hồ sơ, phát hiện 19 hồ sơ khai sai phải xử lý. - Công tác xác minh hoá đơn: Năm 2012 đã gửi đi xác minh 1.974 số hoá đơn, có kết quả trả lời 857 số hoá đơn đạt 60%; nhận xác minh là 972 số hoá đơn, trả lời xác minh được 972 số hoá đơn đạt 100%. Qua công tác xác minh hoá đơn đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn, ra quyết định truy thu và phạt vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 558 triệu đồng. Tính chung cả giai đoạn đã gửi đi xác minh 2.015 số hoá đơn, có kết quả trả lời 1.879 số hoá đơn đạt 60%; nhận xác minh là 1.907 số hoá đơn, trả lời xác minh được 1.173 số hoá đơn đạt 83%. Qua công tác xác minh hoá đơn đã phát hiện kịp ra quyết định truy thu và phạt là 3,8 tỷ đồng. 2.2.1. Quy trình Thanh tra, kiểm tra Quá trình hình thành và phát triển hệ hệ thống tự khai tự nộp cũng là quá trình đổi mới quy trình Thanh tra, kiểm tra cùng với hệ thống chi tiêu phân tích phục vụ cho lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra. Thực hiện công cuộc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế nói chung và công tác Thanh tra, kiểm tra nói riêng. Đến năm 2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã chi phối quy trình thực hiện Thanh tra, kiểm tra. Qua thực hiện Thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp tại Cục thuế Nam Định đã có những chuyển biến tích cực so với cơ chế chuyên quản khép kín trước đây, cụ thế: - Quy định rõ ràng hơn từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tham gia quy trình đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, hạn chế được tình trạng thông đồng giữa Người nộp thuế và cán bộ thuế. - Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần kiểm tra, thanh tra thuế. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 48 - Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra nhằm đảo bảo việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất. - Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm tra, thanh tra. - Nâng cao vao trò của Tổng cục thuế trong việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra, phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra theo cơ chế tự khai tự nộp - Chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra, thanh tra nhằm vào tất cả các Người nộp thuế sang cơ chế kiểm tra, thanh tra theo mức độ vi phạm về thuế, gian lận về thuế. - Chuyển từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn đi vào chiều sâu mức độ vi phạm. - Chuyển từ hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang kiểm tra, thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế nên đã hạn chế trình trạng gây phiền hà cho Người nộp thuế so với cơ chế chuyên quản khép kín trước đây. - Chuyển từ kiểm tra. Thanh tra toàn diện sang kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề, nội dung vi phạm 2.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch Thanh tra, kiểm tra Kế hoạch Kiểm tra, thanh tra hàng năm do Cục thuế Nam Định xây dựng phải được báo cáo về Tổng cục thuế. Hàng năm, Tổng cục thuế đã có hướng dẫn cụ thể tới Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. Công tác xây dựng kế hoạch từ đơn giản, hệ thống chỉ tiêu sơ sài, thiếu đánh giá nguồn nhân lực theo cơ chế chuyên quản khép kín trước đây đã tiến đến một phương pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra khoa học, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế. Do vậy đã hạn chế việc kiểm tra, thanh tra Người nộp thuế tràn lan do hoạt động Thanh tra, kiểm traNgười nộp thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích các dữ liệu về Người nộp thuế trên hệ thống báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế và kết hợp các nguồn thông tin khác như thông tin về tính hình chấp hành pháp luật thuế nắm được Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 49 qua công tác quản lý, tình hình xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những đối tượng vi phạm pháp luật thuế, cụ thể các tiêu chí để lựa chọn đối tượng để Thanh tra, kiểm tratại Cục thuế Nam Định. Các tiêu chí để lựa chọn Người nộp thuế để kiểm tra thuế * Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế. - Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: + Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế. + Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục. + Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm. + Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế. - Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước: + Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn thuế hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan Thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được. + Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 40%. * Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. * Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của cấp trên. Các tiêu chí để lựa chọn Người nộp thuế để thanh tra thuế * Tiêu thức chính : + Loại hình doanh nghiệp : rủi ro từ cao đến thấp gồm Công ty TNHH ; Công ty cổ phần; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 50 + Mức độ tuân thủ nộp thuế : rủi ro từ cao đến thấp theo tỷ lệ thuế đã nộp so với thuế phát sinh từ 75% trở xuống ; từ 75% đến 85% ; từ 85 đến 90% ; trên 90% + Tình hình kê khai thuế GTGT hoặc thuế TNDN, TNCN, xác định tỷ trọng số thuế GTGT hoặc thuế TNDN, TNCN phát sinh so với tổng doanh thu có so sánh với các DN trong cùng ngành nghề ( tỷ trọng thấp thì rủi ro cao ) + Hiệu quả SXKD: xác định theo công thức : LN thuần trung bình 2 năm + Chi phí lãi vay trung bình 2 năm Doanh thu thuần trung bình 2 năm ( tỷ lệ càng thấp rủi ro càng cao ) * Tiêu thức phụ : + Cơ cấu tổ chức SXKD của doanh nghiệp: phân tích các rủi ro thông qua đánh giá khả năng trong khâu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp càng có nhiều chi nhánh, đơn vị phụ thuộc thì rủi ro càng cao. + Số năm chưa thanh tra, kiểm tra: Khi tổng số điểm và tiêu thức phụ số 1 cho kết quả như nhau (hoặc không có tiêu thức phụ số 1) giữa các doanh nghiệp thì xem xét ưu tiên đưa vào kế hoạch thanh kiểm tra năm các doanh nghiệp nhiều năm chưa thanh kiểm tra. Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp và căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có để lựa chọn Người nộp thuế để thanh tra, kiểm tra 2.2.3. Nội dung Thanh tra, kiểm tra 2.2.3.1. Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo cơ chế tự khai tự nộp đã giảm bớt các tài liệu mà doanh nghiệp phải cung cấp khi thực hiện Thanh tra, kiểm tra do đã thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính lưu tại cơ quan thuế và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại cơ quan Thuế, từ đó xác định phạm vi cần kiểm tra, thanh tra thuế. Hiệu quả Thanh tra, kiểm tra thuế được nâng cao. Qua kiểm tra, thanh tra thực tế cho thấy phần lớn các nội dung phân tích, đánh giá có nghi ngờ đều chính xác. Tăng cường giám sát, quản lý, điều hành việc tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra của lãnh đạo (qua Nhật ký thanh tra, báo cáo phân tích hồ sơ trước thanh Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 51 tra và báo cáo kết quả sau thanh tra). Qua công tác phân tích hồ sơ doanh nghiệp trước khi thực hiện kiểm tra, thanh tra tại cơ sở đã góp phần nâng cao trình độ của cán bộ kiểm tra, thanh tra, do đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra phải nghiên cứu và nắm rõ các đặc điểm, phân tích rủi ro và định hướng được công việc phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra, thanh tra thực tế tại cơ sở của Người nộp thuế. 2.2.3.2. Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế Thực hiện Thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp, hoạt động Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Với phương pháp này, mặc dù từ năm 2010 đến năm 2012 số đối tượng kiểm tra thuế đều giảm so với năm 2012 nhưng số thuế truy thu đều tăng so với năm 2010. Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra tại đơn vị cũng đã được rút ngắn bởi công tác thanh tra đã tiến hành bước phân tích sâu hồ sơ doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Khi tiến hành thanh tra, tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn, tránh tình trạng kiểm tra, thanh tra dàn trải, gây mất thời gian cho đối tượng thanh tra. Đồng thời, việc áp dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác thanh tra như công cụ tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp đã rút ngắn thời gian kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh xuống đáng kể. Bước đầu xây dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra Người nộp thuế, hoàn thiện qui trình kiểm tra, thanh tra Người nộp thuế đã chuẩn hoá các bước thực hiện kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh từ khâu phỏng vấn, quan sát, phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết tài liệu, sổ sách kế toán của đơn vị đến khâu lập biên bản xác nhận số liệu đã giúp cho công tác kiểm tra, thanh tra tại cơ sở được tiến hành theo một trình tự khoa học và hiệu quả. Kết quá kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 52 Hoạt động kiểm tra thuế tại Cục thuế Nam Định được thực hiện theo 03 loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh). Kết quả kiểm tra thuế như sau: BẢNG 2 : TỔNG HỢP KẾT QUẢ THANH TRA THUẾ NĂM 2012 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định Học viên: Trần Quốc Hưng Viện kinh tế & quản lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội 53 TT Tên Đơn Vị Mã số thuế QĐ thanh tra Đã có biên bản Kết quả thanh tra Số QĐ Ngày tháng Truy thu Phạt Số QĐ Ngày tháng Số tiền Tổng cộng 1.180.778.578 353.961.356 I Phòng Thanh Tra 23 1.180.778.578 353.961.356 A DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2 87.026.550 24.767.142 1 Cty CP bao bì xi măng Bút Sơn 0600312071 02 15/01/2012 x 87.026.550 210 10/02/2012 24.767.142 2 Cty CP Dược phẩm Nam Hà 0600206147 17 25/5/2012 Cty CP Dược phẩm Nam Hà (Gia hạn) 20 12/7/2012 B Doanh nghiệp NQD 21 1.093.752.028 329.194.214 1 DNTN Nam Sơn 0600008843 30 15/09/2012 x 30.017.508 894 21/7/2012 13.777.077 2 DNTN Tràng An 0600201452 34 15/10/2012 x 418.255.252 47 13/01/2012 58.104.973 3 Cty TNHH Ninh Thu (Hoãn thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271705_7359_1951908.pdf
Tài liệu liên quan