Vế hoạt động chuyển tiền, doanh số chuyển tiền của ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007 đạt 20,9 tỷ USD. Chuyển tiền đến đạt doanh số 13,9 tỷ USD, tăng 2,1 tỷ USD so với năm trước, trong đó doanh số chuyển tiền đến cho đối tượng cá nhân đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,3 tỷ USD, nhừ kết quả hợp tác với các công ty chuyển tiền và ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Chuyển tiền đi của tất cả các đối tượng đạt 7 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với 2006.
Kinh doanh thẻ:
Trong năm 2007, 20842 thẻ tín dụng quốc tế và 892145 thẻ ghi nợ đã được phát hành, tăng tương ứng 118 % và 50,8 % so với 2006, đưa thị phần thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng Ngoại thương phát hành tương ứng 19,3 % và 27,5 %.
Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Ngoại thương phát hành tăng 34,1 % và chiếm 26 % thị phần của cả nước, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ tăng 62,4 % so với 2006.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.
* Tâm lý, thói quen khách hàng.
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan.
* Các hình thức huy động vốn.
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hình thức huy động vốn. Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trươc khi đưa vào áp dụng một hình thức mới.
* Chính sách lãi suất cạnh tranh:
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao. Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ.Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.
* Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng.
Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.
Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.
Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường
* Công nghệ ngân hàng.
Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:
Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng
Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng
Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.
* Các dịch vụ ngân hàng cung ứng.
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM. Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
* Mức độ thâm niên của một Ngân hàng.
Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập. Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng
* Chính sách quảng cáo.
Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
* Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn:
Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các quĩ tiết kiệm. Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệ thống ngân hàng thương mại. Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũng khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp.
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG.
2.1. Tổng Quan Về NHTMCP Ngoại Thương.
2.1.1 Lịch sử hình thành.
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 46 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn,Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảngphân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Ngân hàng Ngoại thương đã tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 01 Sở giao dịch, 60 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc; 4 Công ty con ở trong nước: Công ty cho thuê tài chính Vietcombank (VCB Leasing), Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank (VCBS), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Vietcombank (VCB AMC), Công ty TNHH cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower), một công ty con ở nước ngoài: Công ty tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong, 2 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris, 3 công ty liên doanh: Công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF), ngân hàng liên doanh ShinhanVina, công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầutiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Năm 2007 đã mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng với việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2007 lên tới xấp xỉ 197,4 nghìn tỷ VND (tương đương 11,68 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 97,5 nghìn tỷ VND ( 5,77 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 13552 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
2.1.2. Cơ Cấu Tổ Chức.
Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại ngân hàng
Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có vai trò định hướng chiến lược, lập kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua ban điều hành và các hội đồng ( cụ thế là ủy ban quản lí rủi ro, , ALCO, HĐTDTW)
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ, thẩm định báo cáo, tài chính hàng năm, báo cáo cho đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc, các giám đốc chi nhánh, giám đốc các công ty con chuyên về các mảng khác nhau và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Chức năng của một số phòng cơ bản.
Phòng vốn: chịu trách nhiệm về mảng huy động vốn, cân đối nguồn vốn huy động và sử dụng dựa trên các số liệu từ các chi nhánh; quản lí các
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức
vấn đề có liên quan đến lãi suất và rủi ro về lãi suất và rủi ro thanh khoản; kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá; giao dịch với các khách hàng lớn là các tổ chức, công ty trong và ngoài nước.
Phòng kinh doanh ngoại tệ: chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ. Phòng khách hàng: quản lí tín dụng đối với các khách hàng lớn là các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội ( các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…) giải ngân các gói chính sách của chính phủ, cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội…
Phòng quản lí thẻ: quản lí phát hành các loại thẻ: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ… mạng lưới ATM, các vấn đề liên quan đến dịch vụ thẻ và giải quyết các vấn đề này như trục trực trong hệ thống ATM rut tiền trong những năm vừa qua…
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo : quản lí các vấn đề về tổ chức hành chính, tổ chức cuộc họp, hội nghị; đào tạo và tuyển sinh các nhân viên ưu tú có trình độ, có năng lực và thông thạo nghiệp vụ thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng khó tính nhất…
Phòng quản lý rủi ro có chức năng hỗ trợ các phòng ban khác trong quá trình quản lý rủi ro thông qua các nhiệm vụ: Xây dựng và quản lý ruit ro trong toàn hệ thống ngân hàng; xây dựng, duy trì, hỗ trợ cho quá trình tự đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro; tham gia xây dựng quy trình nghiệp vụ theo chuẩn mực về kiểm soát; tổng hợp và phổ biến các rủi ro đã phát sinh cho các bộ phận nghiệp vụ có liên quan để học hỏi và rút kinh nghiệm…
Phòng kiểm toán và kiểm tra nội bộ có chức năng giám sát chất lượng thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện QLRR hoạt động trong toàn hệ thống.
2.1.3. Quy định về lập kế hoạch cân đối nguồn vốn - sử sụng vốn của ngân hàng Ngoại thương.
Kế hoạch cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn được lập theo phương pháp cân đối tài sản Có và tài sản Nợ theo mẫu biểu. Các chỉ tiêu kế hoạch về tài sản Có và tài sản Nợ được xác định theo số dư cuối năm kế hoạch, số dư bình quân năm, và tính riêng cho VND, ngoại tệ, quy VND theo tỷ giá do HSC công bố vào thời điểm lập kế hoạch.
Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của số liệu lập kế hoạch, số liệu báo cáo và thực hiện các chỉ tiêu được giao.
Kèm theo kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn là bản thuyết minh với nội dung thuyết minh ngắn gọn, xúc tích trên cơ sở tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của năm hiện hành và đánh giá những chỉ tiêu của kỳ kế hoạch gắn với các dự báo phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.
Kế hoạch được lập hàng năm vào trung tuần tháng 11 và gửi HSC ( phòng Vốn) chậm nhất vào ngày 30/11 bằng fax hoặc qua mạng và bằng công văn. Tùy mức độ cần thiết, HSC sẽ thông báo việc bảo vệ kế hoạch của một số chi nhánh được tổ chức vào tháng 12.
Trên cơ sở tập hợp kế hoạch cân đối vốn của chi nhánh, kết hợp với việc phân tích các thông tin, chủ trương, chính sách tiền tệ - tín dụng của NHNN, các bộ ngành liên quan… HSC tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm hiện hành và lập kế hoạch cân đối vốn cho toàn hệ thống trong năm tiếp theo. Trước 1/1 hàng năm, kế hoạch cân đối vốn toàn hệ thống được gửi trình trước HĐQT để phê duyệt, trong đó có mộ số chỉ tiêu chính như: Tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng vốn huy động, tăng trưởng tín dụng…
Sau khi được HĐQT phê duyệt và căn cứ vào tình hình, khả năng phát triển của từng chi nhánh, yêu cầu phát triển của toàn hệ thống, Tổng giám đốc giao kế hoạch cho chi nhánh để định hướng và chỉ đạo hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu chính sau đây: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động, thị phần huy động vốn tại địa bàn, tăng trưởng tín dụng… Căn cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể, một số chỉ tiêu có thể được chuyển từ chỉ tiêu định hướng sang chỉ tiêu khống chế.
Trong quá trình kinh doanh nếu có phát sinh đột xuất, việc điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch sẽ được ban điều hành xem xét trong phạm vi các chỉ tiêu mà HĐQT đã phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, khi có những biến động lớn trên thị trường, việc điều chỉnh kế hoạch năm của toàn hệ thống sẽ được ban điều hành trình HĐQT xem xét và điều chỉnh phù hợp. ( Phòng vốn là đầu mối xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn-sử dụng vốn )
2.1.4. Quan hệ vốn giữa HSC và chi nhánh ngân hàng Ngoại thương.
Quan hệ tiền gửi:
Đối với vốn băng VND: Chi nhánh tập trung vốn gửi tại HSC sau khi tính toán nhu cầu vốn hợp lý gửi tại chi nhánh NHNN trên địa bàn đủ đảm bảo khả năng thanh toán và rút tiền mặt cho nhu cầu của khách hàng.
Đối với vốn bàng ngoại tệ: Chi nhánh tập trung toàn bộ vốn bằng ngoại tệ gửi về hội sở chính, một số chi nhánh được phép mở tài khoản ngoại tệ và gửi một phần vốn ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài đáp ưng nhu cầu thanh toán đối ngoại theo hạn mức do tổng giảm đốc quy định. ( Tổng giám đốc ủy quyền cho phòng Vốn giao dịch nhận gửi vốn bằng VND, phòng kinh doanh ngoại tệ giao dịch gửi vốn bằng ngoại tệ).
Chi nhánh giao dịch với phòng vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ bằng fax, điện thoại, điện SWIFT theo các nội dung:
- Số tiền gửi.
- Loại tiền.
- Kỳ hạn.
- Ngày giá trị.
- Ngày đến hạn.
- Lãi suất do HSC công bố.
Quan hệ vay vốn.
Tổng giám đốc ủy quyền cho phòng Vốn quyết định cho vay bằng VND và phòng Kinh doanh ngoại tệ quyết định cho vay bằng ngoại tệ.
Đối với cho vay trung và dài hạn, phòng vốn và phòng Kinh doanh ngoại tệ chịu trách nhiệm tiếp cận yêu cầu của chi nhánh, phân tích đánh giá và trình TGĐ phân tích, quyết định. Tùy theo điều kiện của từng chi nhánh và tình hình vốn trung và dài hạn từng thời kỳ, TGĐ có thể xác định hạn mức cho từng chi nhánh và trên cơ sở đó phân cấp cho phòng Vốn và phòng Kinh doanh ngoại tệ quyết định cho từng lần vay.
Lãi suất cho vay được áp dụng theo thông báo lãi suất hiện hành của HSC và được duy trì trong suốt thời hạn hiệu lực của khoản vay. Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn có thể áp dụng lãi suất cố định hay thả nổi tùy theo yêu cầu của chi nhánh theo thông báo lãi suất của HSC áp dụng cho từng thời kỳ. Trường hợp áp dụng mức lãi suất và phương thức trả lãi khác với quy định trên phải được sự chấp thuận của TGĐ.
2.2. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của NH TMCP Ngoại Thương Năm 2005 – 2008.
2.2.1. Công tác huy động vốn.
Biểu đồ 2.2.1: Huy động vốn qua các năm của Vietcombank.
Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương – Ngân hàng có tỉ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ nhất, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng. Thứ hai hoạt động huy động USD gặp nhiều khó khăn, nhất là từ dân cư, do lãi suất có xu hướng giảm vì cục dự trữ liên bang Mĩ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỉ giá bất lợi cho người giữ tiền do USD mất giá.
Kết thúc 2007 ngân hàng Ngoại thương đã thu hút được 175436 tỷ quy
đồng, tăng 17,2 % so với 2006. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144810 tỷ quy đồng, chiếm 82,5% so với tổng vốn huy động. Vốn huy động VND đạt 71975 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ đạt 72150 tỷ quy đồng, tăng 29 % so với 2006. Đến cuối 2007, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương đạt 13552 tỷ đồng, tăng 20,7 % so với 2006, duy trì tỉ lệ an toàn vốn ở mức 12,25 %.
Trong điều kiện thị trường vốn hết sức khó khăn trong năm 2008, Ban lãnh đạo đã kiên định chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, đặt công tác huy động vốn lên nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Tính đến 31/12/2008, các chỉ tiêu tổng tích sản và huy động vốn từ nền kinh tế của ngân hàng Ngoại thương đều đã hoàn thành vượt mức không chỉ so với kế hoạch đã điều chỉnh, mà còn so với kế hoạch đã được thông qua tạ đại hội cổ đông vào hồi đầu năm.
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2008 đạt 220.950 tỷ quy đồng, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch điều chỉnh (200.000 tỷ ) cũng như chỉ tiêu kế hoạch được duyệt từ hồi đầu năm (211.000 tỷ ) tăng 12,7 % so với 2007.
Vốn huy động từ nền kinh tế đạt 160.385 tỷ quy đồng,tăng 11,7 % so với đầu năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch điều chỉnh 0 % và vượt chỉ tiêu kế hoạch từ đầu năm là 9.23 %. Tuy vậy mức tăng trưởng này thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng ( 20,5 % ).
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 35.738 tỷ quy đồng, tăng 9,4 % so với 2007. Hội sở chính cũng đã tăng cường mở rộng quan hệ tiền gửi với ngân hàng phát triển Việt Nam, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở với doanh số bán kì hạn giấy tờ có giá 2008 đạt xấp xỉ 100.000 tỷ VND đã góp phần tạo nguồn vốn hợp lí phục vụ hoạt động tín dụng và kminh doanh ngoại tệ.
2.2.2. Hoạt động Đầu tư – Tín dụng.
Biểu đồ 2.2.2.: Tổng dư nợ tín dụng qua các năm – Vietcombank.
( Chú ý : Các số liệu 2008 mới chỉ là những con số ước tính, không nên dùng để phân tích, so sánh )
Năm 2007, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007 khá thuận lợi. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dung tăng từ 39 % vào cuối 2006 lên đến 49 % tại 31/12/2007. Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Ngoại thương tại cuối 2007 đạt 97532 tỷ quy đồng, tăng 44 % so với năm 2006. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 53,5 % so với cuối năm trước, đạt 45854 tỷ đồng và chiếm 47 % tổng dư nợ cho vay. Cho vay ngắn hạn có số dư 51678 tỷ đồng, tăng 36,4 % so với 2006.
Tại ngày 30/11/2007, nợ nhóm 1 của Ngân hàng Ngoại thương có tỷ trọng 94,33 %, nhóm 2 chiếm 1,8 % và nhóm nợ xấu được kiểm soát ở mức 3,78 % tổng dư nợ. so với tỷ lệ 2,66 % vào cuối năm trước, tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 1,21 % chủ yếu là do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của ngân hàng Nhà nước. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của Ngân hàng Ngoại thương được thực hiện triệt để theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Tính đến 31/12/2007, Ngân hàng Ngoại thương đã trích đủ 100 % dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số dự phòng rủi ro đã sử dụng trong năm để xử lí nợ là 298 tỷ đồng. Sau xử lí bằng dự phòng , việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Riêng trong năm 2007, thu từ các khoản nợ đã xử lí bằng nguồn dự phòng là 392,8 tỷ đồng.
Năm 2008, ngân hàng Ngoại thương đã xác định và kiên quyết thực thi chue trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực theo chỉ đạo của chính phủ và hỗ trợ tối đa, cùng chia sẻ với khách hàng.
Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 16,4 % với số dư là 111.643 tỷ quy đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch điều chỉnh
Dự nợ cho vay trung và dài hạn tăng 15,4% so với cuối năm trước, đạt 52.359 tỷ quy đồng, chiếm 46,9 % trong tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có số dư là59.284 tỷ quy đồng, tăng 17,3 % so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ cho vay bằng VND tăng khá mạnh so với cuối năm 2007 ( tăng 42.1 %) và đạt 66.486 tỷ quy đồng. Trong khi đó cho vay ngoại tệ giảm 12,8 %, phần lớn là do biến động tỷ giá năm nay khá lớn khiến doanh nghiệp e ngại rủi ro tỷ giá nên hạn chế việc vay nợ bằng ngoại tệ. Cơ cấu VND/ ngoại tệ hiện là 60/40 thay đổi nhiều so với năm trước (49/51 )
2.2.3. Hoạt động thanh toán.
Năm 2007.
Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền
Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng Ngoại thương vẫn được duy trì ở mức cao, tiieps tục thể hiện vị trí là ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu ở Việt Nam
Vế hoạt động chuyển tiền, doanh số chuyển tiền của ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007 đạt 20,9 tỷ USD. Chuyển tiền đến đạt doanh số 13,9 tỷ USD, tăng 2,1 tỷ USD so với năm trước, trong đó doanh số chuyển tiền đến cho đối tượng cá nhân đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,3 tỷ USD, nhừ kết quả hợp tác với các công ty chuyển tiền và ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Chuyển tiền đi của tất cả các đối tượng đạt 7 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với 2006.
Kinh doanh thẻ:
Trong năm 2007, 20842 thẻ tín dụng quốc tế và 892145 thẻ ghi nợ đã được phát hành, tăng tương ứng 118 % và 50,8 % so với 2006, đưa thị phần thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng Ngoại thương phát hành tương ứng 19,3 % và 27,5 %.
Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Ngoại thương phát hành tăng 34,1 % và chiếm 26 % thị phần của cả nước, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ tăng 62,4 % so với 2006.
Mạng lưới ATM được mở rộng với 385 máy ATM lắp đặt mới trong năm 2007, nâng tổng số ATM của Vietcombank lên 1090 máy, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ ATM và tăng cường các dịch vụ gia tăng tiện ích như thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm, điện lực, bưu điện và các công ty viễn thông. Đồng thời, ngân hàng Ngoại thương ddax hoàn tất kết nối với 17 ngân hàng đại lí trong số 25 thành viên của liên minh thẻ Vietcombank. Hoạt động của liên minh thẻ Vietcombank luôn được duy trì ổn định, đảm bảo độ an toàn và tin cậy cho các giao dịch thẻ.
Năm 2008
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 32.501 triệu USD, tăng 22,9 % so với năm trước, hoàn thành 108 % kế hoạch năm 2008. Thị phần thanh toán XNK còn 22,7 % so với 24,1 % và cuối năm ngoái.
Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.832 triệu USD, tăng 17,8 % so với cùng kì năm trước, chiếm 26 % thị phần cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua ngân hàng Ngoại thương chủ yế là dầu thô, thủy sản, gạo, lâm sản, than, dệt may.
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9 %
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2898.doc