Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty điện lực Từ Liêm

ỤC LỤC.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.4

DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC .6

LỜI MỞ ĐẦU.7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .9

1.1 Kinh tế đầu tư.9

1.1.1 Khái niệm về kinh tế đầu tư.9

1.1.2 Đầu tư phát triển .9

1.1.3 Đặc điểm đầu tư phát triển.10

1.1.4 Vai trò đầu tư phát triển.11

1.1.5 Nguồn vốn đầu tư phát triển .15

1.2 Đầu tư XDCB.18

1.2.1 Khái niệm đầu tư XDCB .18

1.2.2 Đặc điểm đầu tư XDCB.19

1.2.3 Vai trò đầu tư XDCB .20

1.2.4 Vốn đầu tư XDCB .21

1.2.5 Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB .21

1.2.6 Nội dung của vốn đầu tư XDCB.22

1.3 Đầu tư XDCB ngành điện .24

1.3.1 Các khái niệm .24

1.3.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Điện.26

1.3.3 Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành Điện.28

1.3.4 Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện .29

1.3.5 Trình tự đầu tư XDCB các công trình điện. .31

1.4 Hiệu quả của đầu tư ngành điện.33

1.4.1 Khái niệm về hiệu quả đầu tư .33

1.4.2 Phân loại hiệu quả đầu tư.33

1.4.3 Hệ chỉ tiêu hiệu quả đầu tư ngành điện .35

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư XDCB .38

1.5 Tóm tắt chương 1 .39

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TẠI CÔNG TY

ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM.41

2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội và sự phát triển của huyện Từ Liêm.41

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội .41

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty điện lực Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm thứ nhất, trong quá trình kinh doanh điện năng tổn thất điện năng là điều không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như biện pháp quản lý có thể làm giảm tỷ lệ tổn thất xuống. Đặc điểm thứ hai, nhu cầu về điện năng tăng trưởng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế. Điện năng có một vai trò quan trong trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, góp phần tăng trưởng quốc phòng, cũng cố an ninh và phát triển nền kinh tế đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Như vậy nhu cầu về điện năng luôn có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Các doanh nghiệp này không phải lo lắng nhiều về việc tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm thị trường. Chi phí để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá như quảng cáo, tiếp thị hay khuyến mại sẽ nhỏ hơn các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa thông thường. Đặc điểm thứ ba, việc tổ chức kinh doanh mua bán điện vẫn do Nhà nước độc quyền. Như chúng ta biết rằng, nước ta bước vào cơ chế thị trường nhưng có một đặc điểm của kinh tế thị trường là chỉ quan tâm đến các nhu cầu có khả năng thanh toán, còn các nhu cầu cơ bản như: điện, nước, y tế, giáo dụckinh tế thị trường khó có thể giải quyết được. Để khắc phục khuyết tật của thị trường Nhà nước đứng ra tổ chức cung ứng hàng hoá công cộng vì lợi ích của toàn xã hội. Điện năng là một trong những hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quảng đại tầng lớp nhân dân. Chính vì lẽ đó, đối với điện năng Nhà nước vẫn độc quyền kinh doanh, quản lý thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước - Các Công ty Điện lực và các Điện lực chi nhánh. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh điện năng chưa bị nguy cơ cạnh tranh đe doạ. Các quyết định quản lý, kinh doanh của Công ty Điện lực Từ Liêm chưa chịu sự chi LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 50 phối của môi trường cạnh tranh mà chỉ phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc điểm thứ tư, giá cả hàng hoá điện năng do Nhà nước ấn định và quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ do hoạt động của qui luật Cung - Cầu quyết định, nhưng điện năng lại do Nhà nước độc quyền quản lý. Các điện lực mua điện của Công ty Điện lực TP Hà Nội, sau đó tổ chức kinh doanh bán cho các khách hàng mua điện. Giá mua điện do nhà nước quy định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móccó tham khảo ý kiến của các điện lực thành viên. Tuy hạch toán độc lập nhưng các Công ty Điện lực Từ Liêm kinh doanh điện năng không chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp và không thể tác động vào giá mua sản phẩm đầu vào. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội, mọi quyết định của Công ty Điện lực TP Hà Nội về giá điện đều có ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến hoạt động của Công ty Điện lực Từ Liêm. Còn giá bán điện năng cho khách hàng mua điện, các Công ty Điện lực Từ Liêm điện lực vẫn không có quyền quyết định, giá bán này do Uỷ ban vật giá Nhà nước qui định theo mục đích sử dụng điện của khách hàng. Như vậy, thực chất hoạt động kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Từ Liêm là việc tổ chức cung ứng điện năng phục vụ cho nhu cầu của xã hội với tổn thất nhỏ nhất và cố gắng thu hết tiền bán điện. Để đảm bảo kinh doanh có lãi, Công ty Điện lực Từ Liêm phải cố gắng tổ chức bộ máy kinh doanh, quản lý, vận hành, đồng thời phải áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật để giảm tỷ lệ tồn thất xuống dưới mức cho phép, cố gắng thu hết nợ phát sinh.. Đặc điểm thứ năm, chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Hàng hoá điện năng có tính chất kỹ thuật nên việc quản lý kinh doanh ngoài các yêu cầu về mặt kinh tế còn phải quản lý cả hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối, trạm biến áp, các đồng hồ đo đếm điện năng và phải phối hợp chặt chẽ các hoạt động từ việc vận hành lưới điện, sữa chữa, đại tu, ghi chỉ số công tơ, thu tiền điệntạo thành một vòng khép kín của quá trình quản lý. Chính vì vậy, chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đặc điểm thứ sáu, về phương diện đo đếm cũng mang tính chất chất đặc biệt, ở những ngành nghề kinh doanh thông thường, người bán có thể dùng phương tiện đo đếm chung để cân, đong, đo đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh doanh điện, đồng LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 51 hồ đo điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lường sản lượng điện khách hàng đã tiêu thụ. Khách hàng tiêu dùng điện năng trước, thanh toán tiền mua điện sau. Do đó khoảng cách về mặt thời gian giữa việc tiêu dùng điện và việc trả tiền điện nên hiện tượng không chịu trả tiền gây khó khăn cho hoạt động của Công ty Điện lực Từ Liêm. 2.6 Hiện trạng lưới điện phân phối: Để kinh doanh điện năng, Công ty Điện lực Từ Liêm phải tổ chức xây dựng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, mạng phân phối này không giống như thông thường mà là hệ thống lưới điện, trung thế, hạ thế, máy biến áp, thiết bị bảo vệ và điều khiển. 2.6.1 Nguồn cung cấp Hiện tại, phụ tải trên địa bàn Huyện Từ Liêm được cấp từ nhiều nguồn khác nhau: trạm 110kV Chèm E6, 110kV Mỹ Đình E25,110kV Cầu Diễn E33, 110kV Thanh Xuân E20trong đó nguồn cấp từ110kV Chèm E6 và 110kV Mỹ Đình E25đóng vai trò chủ đạo, các nguồn cấp khác chủ yếu cấp kết hợp và dự phòng. Lưới điện phân phối Huyện Từ Liêm đang được vận hành với 4 cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV, 35kV. Trong đó có 6 lộ 6kV, 1 lộ 10kV, 24 lộ 22kV và 03 lộ 35kV . 2.6.2 Trạm biến áp phân phối Các trạm biến áp phân phối chủ yếu gồm các loại: trạm xây, trạm treo, trạm cột. Ngoài ra, còn có một số các trạm kiosk được xây dựng tại các khu vực chật hẹp và yêu cầu cao về mỹ quan đô thị. Trong những năm gần đây nhu cầu phụ tải tăng cao việc đầu tư xây dựng trạm treo là khá phổ biến với lý do vốn đầu tư nhỏ, kết cấu gọn nhẹ, tốn ít diện tích nhưng chưa phù hợp trong thời kỳ hiện đại hoá. Tính đến hết tháng 06/2013, tổng số trạm do Công ty Điện lực Từ Liêm quản lý là 834 trạm/960MBA/607.165kVA. Bảng 2.1: Khối lượng trạm biến áp phân phối trên địa bàn Huyện Từ Liêm STT Trạm biến áp Số trạm Số máy Dung lượng (kVA) 1 Trạm biến áp công cộng 453 485 266.620 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 52 2 Trạm biến áp khách hàng 381 475 340.545 Tổng 834 960 607.165 (Nguồn: Báo cáo quản lý kỹ thuật 6/2013 của Công ty Điện lực Từ Liêm) 2.6.3 Đường dây phân phối Hiện tại, lưới điện phân phối Huyện Từ Liêm tồn tại ba cấp điện áp đan xen nhau làm giảm hệ số dự phòng, gây khó khăn trong công tác vận hành. Kết cấu lưới hầu hết là dạng mạch vòng vận hành hở, có nhiều tuyến ở dạng hỗn hợp giữa đường cáp ngầm và đường dây nổi nên độ tin cậy cấp điện bị ảnh hưởng đáng kể. Các đường dây nổi có kết cấu theo dạng hình tia. Một số tuyến đường dây trên không mạch kép đi chung cột, vận hành không linh hoạt, đặc biệt trong tình trạng hiện nay việc sửa chữa điện nóng còn gặp khó khăn. Với tổng số chiều dài đường dây cao thế là: + DDK: - Tài sản công ty: 153,207 km - Tài sản khách hàng: 35,739 km + Cáp ngầm: - Tài sản công ty: 80,078 km - Tài sản khách hàng: 92,244 km Bảng 2.2: Chiều dài đường dây trung thế Huyện Từ Liêm Chiều dài (m) TT Tên lộ Chủng loại Công ty Khách hàng Tổng cộng DDK 12.633 6.158 18.7911 372-E62 Cáp ngầm 389 390 779 DDK 17.848 3.558 21.4062 373-E62 Cáp ngầm 1.024 61 1.085 DDK 19.912 10.190 30.1023 373-E4 Cáp ngầm 2.488 5.801 8.289 DDK 50.393 19.906 70.299 Tổng lộ DD 35kV Cáp ngầm 3.901 6.252 10.153 DDK 12.061 705 12.7664 472-471 E62 Cáp ngầm 5.328 1.437 6.765 DDK 806 8065 483 E20 Cáp ngầm 2.510 1.802 4.312 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 53 DDK 276 2766 486 E25 Cáp ngầm 675 675 DDK 07 480 E21 Cáp ngầm 334 1.298 1.632 DDK 1.251 128 1.3798 478 E20 Cáp ngầm 1.616 12.161 13.777 DDK 30 309 472 E20 Cáp ngầm 0 DDK 010 477 E21 Cáp ngầm 1.786 392 2.178 DDK 011 472+483-E21 Cáp ngầm 10.250 10.250 DDK 6.648 1.040 7.68812 477-E25 Cáp ngầm 7.942 4.482 12.424 DDK 9.425 658 10.08313 476-E25 Cáp ngầm 5.276 5.469 10.745 DDK 014 473+474-E25 Cáp ngầm 12.725 4.729 17.454 DDK 015 479-480 E25 Cáp ngầm 6.822 6.822 DDK 016 481-482 E25 Cáp ngầm 4.122 4.655 8.777 DDK 017 471+472 E25 Cáp ngầm 2.486 1.360 3.846 DDK 018 483 E9 Cáp ngầm 1.131 280 1.411 DDK 019 476+485 E20 Cáp ngầm 1.693 1.693 DDK 020 489 E20 Cáp ngầm 733 733 DDK 021 484 E20 Cáp ngầm 745 745 DDK 022 480,486, 489 E33 Cáp ngầm 2.471 380 2.851 DDK 17.466 2.615 20.08123 474 E21 (480 E9) Cáp ngầm 623 7.706 8.329 DDK 5.234 50 5.28424 478 E62 Cáp ngầm 2.126 899 3.025 DDK 9.293 3.042 12.33525 476 E62 Cáp ngầm 6.110 6.898 13.008 DDK 62.460 8.268 70.728 Tổng lộ DD 22kV Cáp ngầm 60.432 71.020 131.452 DDK 960 45 1.00526 973E9 Cáp ngầm 558 5.837 6.395 Tổng lộ DD 10kV DDK 960 45 1.005 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 54 Cáp ngầm 558 5.837 6.395 DDK 2.681 153 2.83427 671-Cầu Diễn Cáp ngầm 5.300 871 6.171 DDK 4.257 1.831 6.08828 672- CD Cáp ngầm 1.687 4.458 6.145 DDK 2.996 1.589 4.58529 674CD Cáp ngầm 1.361 99 1.460 DDK 11.970 2.392 14.36230 675 CD Cáp ngầm 2.254 445 2.699 DDK 10.226 1.360 11.58631 673-677 Cầu Diễn Cáp ngầm 1.812 1.010 2.822 DDK 7.264 195 7.45932 677E5-676E5 Cáp ngầm 2.773 2.252 5.025 DDK 39.394 7.520 46.914 Tổng lộ DD 6kV Cáp ngầm 15.187 9.135 24.322 (Nguồn: Báo cáo quản lý kỹ thuật 6/2013 của Công ty Điện lực Từ Liêm) Xu hướng phát triển của các đường dây phân phối trung thế là tăng nhanh ở cấp điện áp 22 kV và giảm dần ở các cấp điện áp còn lại. Đồng thời từng bước hạ ngầm. Các tuyến đường dây trên không đặc biệt là những tuyến trong khu vực nội thành hiện vẫn tồn tại tình trạng hành lang tuyến bị vi phạm, ảnh hưởng rất nhạy cảm khi thời tiết thay đổi, thường xuyên xảy ra sự cố trong mùa mưa bão. Các tuyến cáp ngầm đang vận hành chất lượng không đồng đều, những tuyến mới được cải tạo xây dựng mới từ năm 2010 đến nay là đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và khả năng cung cấp điện. Đại đa số các tuyến xây dựng trước đây đều đã xuống cấp, không đảm bảo chất lượng (cách điện kém, tiết diện nhỏ...) nên mỗi khi bị sự cố thời gian mất điện thường bị kéo dài. 2.6.4 Đường trục hạ thế và hệ thống công tơ Năm 2007, Công ty Điện lực Từ Liêm thực hiện chính sách xóa bán tổng, tiếp nhận cung cấp điện cho 11 xã trên địa bàn huyện Từ Liêm. Khi tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp nông thôn, toàn bộ đường dây trung, hạ áp, hệ thống công tơ của khách hàng đã cũ, không đảm bảo an toàn và cũng là nguyên nhân chính gây tổn thất điện năng. Nhiều khu vực tổn thất điện năng thấp nhất là 20%, cao nhất tới 40%. Từ năm 2007 đến nay, Công ty Điện lực Từ Liêm đã đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn. Thay thế đường trục hạ thế đã cũ nát chủ yếu sử dụng dây VC tiết diện nhỏ 50-70mm2 bằng dây cáp vặn xoắn ABC có tiết diện dây lớn hơn 95-120mm2. Thay thế LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 55 toàn bộ hòm công tơ có bảo vệ bằng cầu chì đang lắp trên lưới bằng hòm công tơ Composite loại 4, 2 công tơ. Các vị trí nhiều hòm 1, hòm 2 công tơ sẽ dồn vào hòm 4 công tơ. Lắp đặt xà gánh công tơ cho các vị trí cột có từ 3 tầng hòm trở lên. Một số vị trí hòm sử dụng cáp ABC 4x25 và 2x25mm2 làm cáp xuống hòm sẽ được thay thế bằng cáp Muyle 2x25mm2 cho hòm 4 công tơ, Muyle 2x16mm2 cho hòm 2 công tơ và cáp muyle 2x11mm2 cho hòm 1 công tơ. Đối với những hòm công tơ 3 pha sẽ thay thế cáp xuống hòm bằng cáp Cu/XLPE/PVC 4x16mm2. Đấu nối trong hòm công tơ sử dụng dây đấu cầu Cu/XLPE/PVC 1x6mm2. Lắp bổ sung hộp phân dây cho các vị trí cột có từ 3 hòm công tơ trở lên. Cáp nối từ đường trục xuống hộp phân dây sử dụng cáp vặn xoắn ABC 4x50mm2. Tính đến thời điểm tháng 6/2013 Công ty Điện lực Từ Liêm đã xây dựng được 966.713 km đường trục và nhánh hạ thế, 166.397 cáp ngầm hạ thế và có 121.213 công tơ khách hàng. Bảng 2.3: Thống kê đường trục hạ thế Công ty Điện lực Từ Liêm quản lý. STT Huyện, thị xã Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1 Đường trục hạ thế km 596.136 631.411 948.659 966.713 2 Cáp ngầm km 81.888 92.108 141.732 166.397 3 Công tơ khách hàng công tơ 107.207 111.773 117.656 121.213 (Nguồn: Báo cáo quản lý kỹ thuật 2010-6/2013 của Công ty Điện lực Từ Liêm) 2.7 Thực trạng quản lý các dự án tại Công ty Điện lực Từ Liêm Công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên khắp đất nước với mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, một mặt làm cho các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung, ngành điện và cụ thể là Công ty Điện lực Từ Liêm nói riêng phải đương đầu với những khó khăn thách thức mới có khi rất phức tạp. Do địa bàn có tốc độ đô thị hóa tăng cao vì vậy năng lực đáp ứng yêu cầu sử dụng điện càng trở nên bất cập so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt yếu kém về khả năng phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống lưới điện trong khu vực đa phần là tiếp nhận từ các xã cùng với quá vận hành đã bị hao mòn do thời gian, do các điều kiện tự nhiên, do con ngườilàm cho các công trình vận hành kém chất lượng, tổn thất điện LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 56 năng cao, không an toàn trong khai thác và sử dụng lưới điện. Nhưng mặt khác, chính bản thân công cuộc đổi mới đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho ngành điện nói chung và cho Công ty Điện lực Từ Liêm nói riêng. Đầu tư XDCB - một bộ phận cốt yếu trong hoạt động đầu phát triển nói chung, nó đóng góp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất TSCĐ, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện, của hoạt động đầu tư XDCB, Công ty Điện lực Từ Liêm đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để góp phần mở rộng mạng lưới cung cấp điện năng, tăng thu nhập của người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng trên địa bàn thuộc diện quản lý của Công ty Điện lực Từ Liêm. Trong những năm qua, Công ty Điện lực Từ Liêm đã không ngừng phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội, mức tăng trưởng hàng năm khá cao tiến hành tiếp nhận lưới điện nông thôn không ngừng củng cố và cải tạo lưới điện để đảm bảo an toàn cung cấp điện năng. Sau đây là trình tự tiến hành đầu tư XDCB của Công ty Điện lực Từ Liêm. - Đề nghị lập kế hoạch ĐTXD năm: Trước ngày 30/10 hàng năm (năm n) phòng quản lý ĐTXD thông báo ĐVQL đăng ký danh mục công trình cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới các công trình theo biểu mẫu. Các ĐVQL nhận được thông báo, rà xoát tổng hợp và đăng ký kế hoạch ĐTXD năm n+2 theo biểu gửi về phòng quản lý ĐTXD đúng quy định. - Kiểm tra hiện trường thực tế: Căn cứ vào đăng ký của ĐVQL, phòng PKT phối hợp với các ĐVQL đã đăng ký khảo sát thực tế và lập biên bản khảo sát tình hình hiện tại của công trình, Phòng quản lý ĐTXD, PKT, ĐVQL thống nhất tên danh mục, quy mô đầu tư, P quản lý ĐTXD tổng hợp danh mục ĐTXD, PKT ký xác nhận danh mục. - Đăng kí danh mục ĐTXD (lần 1): Phòng quản lý ĐTXD trình Giám đốc phê duyệt danh mục ĐTXD năm n+1. Bảng đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 1 được Giám đốc Điện lực duyệt, phòng quản lý ĐTXD nộp về B02 hai bản. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 57 - Duyệt danh mục ĐTXD (lần1): Trên cơ sở bản đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 1, B02, B04, X02 rà soát, thống nhất danh mục ĐTXD năm n+1 của Công ty Điện lực Từ Liêm, trình GĐCT duyệt - Lập PAKT: Trước 15/02 của năm trước năm kế hoạch (năm n+1) B02 thông báo các danh mục dự kiến ĐTXD lần 1 cho các đơn vị. Phòng quản lý ĐTXD làm lệnh điều động trình Giám đốc ký giao nhiệm vụ cho phòng kỹ thuật khảo sát, lập PAKT trình Giám đốc duyệt. - Đăng kí danh mục ĐTXD (lần 2): Vào đầu tháng 3 (từ 01 đến 15/3) của năm báo cáo (năm n+1) phòng kỹ thuật giao cho phòng quản lý ĐTXD mỗi công trình 7 bộ PAKT. Phòng quản lý ĐTXD tổng hợp đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 2 theo biểu mẫu quản lý ĐTXD tổng hợp trình Giám đốc duyệt bản đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 2. - Duyệt danh mục ĐTXD (lần 2): B02 kết hợp với B04 rà soát tổng hợp trình Giám đốc Công ty phê duyệt bản đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 2. - Lựa chọn đơn vị tư vấn: Sau khi Giám đốc công ty phê duyệt Bảng đăng ký kế hoạch ĐTXD lần 2, phòng quản lý ĐTXD làm tờ trình Giám đốc Điện lực duyệt đơn vị tư vấn thiết kế. Khi tờ trình được duyệt phòng quản lý ĐTXD soạn Quyết định trình Giám đốc duyệt đơn vị tư vấn thiết kế. - Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Phòng quản lý ĐTXD giao cho đơn vị tư vấn thiết kế 1 bộ PAKT và soạn thảo hợp đồng tư vấn thiết kế trình giám đốc ký kết với nhà thầu. ĐVTV lập BCKTKT xây dựng công trình dựa trên cơ sở của PAKT, nếu PAKT cần phải bổ sung, sửa đổi; ĐVTV phải thống nhất với chủ đầu tư. - Thẩm định và phê duyệt: Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được thẩm định và phê duyệt theo quy trình thẩm định các dự án đầu tư. Phòng QL ĐTXD được phân nhiệm vụ thẩm định và trình Giám đốc Điện lực phê duyệt. - Đăng ký kế hoạch ĐTXD năm: Vào cuối tháng 6 (từ 15 đến 30/6) các dự án được thiết kế và đã được phê duyệt, phòng quản lý ĐTXD tổng hợp báo cáo nhanh đăng ký kế hoạch vốn đầu tư trình Giám đốc duyệt và nộp về B02 vào đầu tháng 7 (từ 01 đến 15 /7) của năm báo cáo 02 bộ bản gốc cứng và bản mềm. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 58 - Duyệt kế hoạch ĐTXD: B02, B05, B04 rà soát sửa đổi thống nhất bảng đăng ký nhanh của đơn vị vào đầu tháng 8 (01 đến 15/8), phòng quản lý ĐTXD lập bảng đăng ký kế hoạch đầu tư xây dựng chi tiết cho năm sau (năm n+1) trình Giám đốc duyệt nộp về B02 02 bộ bản gốc cứng và bản mềm. B02 Trình GĐCT giao kế hoạch cho Điện lực. - Tạm ứng vốn bằng VTTB: Tổng hợp vật tư thiết bị (đề nghị Công ty tạm ứng vốn bằng vật tư thiết bị) trình Giám đốc duyệt, phòng quản lý ĐTXD rà xoát khối lượng vật tư chính Công ty không cấp, Phòng Vật tư kiểm tra vật tư tại kho Điện lực để cấp, những hạng mục công việc còn lại đơn vị thi công thực hiện. - Tổ chức đấu thầu: Các phòng ban liên quan tổ chức, thực hiện theo quy trình quản lý công tác đấu thầu. - Thương thảo, ký kết hợp đồng: Căn cứ thông báo trúng thầu, Phòng quản lý ĐTXD lập lịch mời nhà thầu đến thương thảo hợp đồng. Đối với trường hợp Điện lực tự thực hiện thì ĐVQL được giám đốc giao nhiệm vụ sẽ thực hiện theo quyết định. - Nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký kết. - Chuẩn bị thi công: Nhà thầu lập bảng tiến độ thi công như hợp đồng đã ký kết. Đối với trường hợp Điện lực tự thực hiện thì ĐVQL được giám đốc giao nhiệm vụ sẽ thực hiện lập bảng tiến độ thi công theo biểu mẫu. - Lập tiến độ thi công: Phòng VT: Triển khai cấp phát vật tư Phòng quản lý ĐTXD: Làm lệnh điều động giao đơn vị giám sát thi công công trình. Lập phương án đền bù ; ra thông báo và lên kế hoạch các đơn vị liên quan để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. - Tổ chức thi công: Đơn vị thi công tiến hành thi công ĐVGS có trách nhiệm lập biên bản nghiệm thu từng hạng mục công việc Phòng KT lập biên bản đo dây tại hiện trường. - Nghiệm thu: Đơn vị thi công công trình xong, đăng ký nghiệm thu với PKT. Phòng quản lý ĐTXD căn cứ hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình để làm thủ tục tạm tăng tài sản cố định. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 59 - Quyết toán: Để thực hiện quyết toán công trình, Đơn vị thi công cung cấp các hồ sơ đúng theo yêu cầu.PKT Kiểm tra khối lượng quyết toán, PVT Đối chiếu vật tư Điện lực cấp và Công ty cấp, P.KH kiểm tra thủ tục quyết toán, P.TCKT duyệt đơn giá và kiểm tra tổng giá trị quyết toán làm thủ tục tăng chính thức tài sản cố định. Trên đây là trình tự lập một dự án đầu tư xây dưng ở Công ty Điện lực Từ Liêm, nhờ vào quy chuẩn ISO này mà việc đầu tư xây dựng ở Công ty được tiến hành thuận lợi nhanh chóng tuy nhiên việc đầu tư xây dựng một công trình điện nói chung và đầu tư xây dựng ở Công ty Điện lực Từ Liêm nói riêng cũng có những đặc điểm riêng. 2.7.1 Nguồn vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB của Công ty Điện lực Từ Liêm chủ yếu từ các nguồn cơ bản sau: - Vốn trong nước: bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn khấu hao cơ bản, vốn huy động của khách hàng. - Vốn nước ngoài: vốn vay của các tổ chức tín dụng như ODA, WB, ADB, SIDA Đối với nguồn vốn trong nước của Công ty Điện lực Từ Liêm cũng chủ yếu từ hai nguồn cơ bản là nguồn là nguồn vốn vay tín dụng và nguồn vốn khấu hao. Bản chất của nguồn vốn khấu hao là vốn hình thành từ việc thực hiện khấu hao trên giá trị tài sản để tái sản xuất các tài sản cố định. Trước đây Công ty Điện lực Từ Liêm trích khấu hao hàng năm và nộp toàn bộ cho Công ty điện lực TP Hà Nội, sau đó hàng năm Công ty điện lực TP Hà Nội sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách. Còn nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là vay từ ngân hàng, nguồn vốn này chiếm một phần quan trọng nằm trong nguồn vốn trong nước. Vốn vay nước ngoài chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn ở Công ty Điện lực Từ Liêm do Công ty không được chủ động về nguồn vốn vay. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB được thể hiện cụ thông qua bảng sau: Bảng 2.4: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB thời kỳ 2010- 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn đầu tư (kế hoạch) 85.242 27.309 28.054 30.593 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 60 * Vốn trong nước 22.794 27.309 28.054 30.593 Vốn KHCB 360 406 2.649 3.691 Vốn vay tín dụng 11.519 15837 24.804 31.664 Nguồn vốn khác * Vốn nước ngoài 62448 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Từ Liêm năm 2010-2013) Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng hoạt động đầu tư XDCB thời gian qua của Công ty Điện lực Từ Liêm đã không ngừng được đẩy mạnh, khối lượng vốn đầu tư đã tăng lên cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng khá cao, làm tăng lượng điện thương phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ điện của các cơ sở SXKD cũng như cho tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quản lý. Việc Công ty điện lực Thành phố Hà Nội giao hạn mức vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở khối lượng tài sản quản lý có thuận lợi là điện lực sẽ biết được vốn kế hoạch hàng năm để lập kế hoạch năm cho đầu tư và sửa chữa những hạng mục theo thứ tư ưu tiên, không đầu tư tràn lan kém hiệu quả. Tuy nhiên riêng đối với Công ty Điện lực Từ Liêm thì tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao, điện thương phẩm tăng nhanh, đặc biệt là thành phần công nghiệp, mặt khác lưới điện hiện hữu lại cũ nát rất nhiều do nhiều năm trước đây không chú trọng đầu tư khu vực huyện Từ Liêm do vậy gây khó khăn thụ động trong việc quản lý vốn. 2.7.2 Công tác kế hoạch đầu tư XDCB Hàng năm Điện lực phải lập kế hoạch cho công tác phát triển lưới điện, bảo trì, sửa chữa lưới điện như kế hoạch hoàn thiện và phát triển lưới điện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng, kế hoạch sửa chữa lớn lưới, kế hoạch bảo trì lưới điện, kế hoạch nhu cầu vật tư nhằm chuẩn bị vật tư cho các phương án phát triển, sửa chữa lưới điện của năm sau. Theo qui định của Công ty Điện lực Từ Liêm, việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Đáp ứng các điều kiện về pháp lý, phù hợp với các qui chế quản lý và các qui định hiện hành. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT 61 - Đảm bảo phù hợp với qui hoạch và kế hoạch của ngành, các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện. Thực tế cho thấy, đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện tốt thì việc đầu tư đạt hiệu quả rõ rệt, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo thuận lợi, công trình đưa vào khai thác đạt hiệu quả, quyết toán công trình nhanh gọn, dứt điểm. Đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện không tốt, thì việc triển khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo sẽ gặp nhiều vướng mắc, việc kết thúc công trình bị kéo dài, thậm chí không quyết toán được. Kế hoạch đầu tư hoàn thiện và phát triển lưới điện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng (vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển, vốn tín dụng thương mại, vốn nước ngoài) được áp dụng cho các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp thuộc chuyên ngành điện, kiến trúc. Đối với các dự án có quy mô nhỏ (≤ 7 tỷ) thì từ khi lên danh mục đầu tư đến khi hoàn thành công trình cũng phải mất 2 năm, các dự án có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian kéo dài đến 3 năm đôi khi còn kéo dài hơn do thay đổi quy hoạch hoặc không huy động được vốn vay hoặc vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Kế hoạch XDCB lưới điện được lập từ tháng 3 hàng năm để thực h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272673_2535_1951740.pdf
Tài liệu liên quan