Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực trong chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Ký hiệu các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.1. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm Quản trị nhân lực 1

1.1.1.1 Khái niệm về quản trị 1

1.1.1.2 Khái niệm Quản trị nhân lực 1

1.1.2. Đối tượng và mục tiêu quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 3

1.1.2.1 Đối tượng: 3

1.1.2.3 Mục tiêu của quản trị nhân lực: 3

1.1.2.3 Mục tiêu của người lao động trong doanh nghiệp, cơ bản gồm: 3

1.1.2.4 Mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng lao động là: 3

1.1.3. Vai trò của quản trị nhân lực đối với doanh nghiệp 4

1.1.4. Các chức năng chủ yếu của quản trị nhân lực 5

1.1.4.1 Nhóm chức năng thu hút (hình thành) và tuyển dụng nguồn nhân lực:6

1.1.4.2 Nhóm chức năng sử dụng và duy trì nguồn nhân lực: 6

1.1.4.3 Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 7

1.2. CÁC NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7

1.2.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực 7

1.2.1.1 Khái niệm, vai trò kế hoạch hóa nguồn nhân lực: 7

1.2.1.2. Các loại kế hoạch hóa nguồn nhân lực: 8

pdf115 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực trong chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, công ty có mạng lưới bán hàng trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống kinh doanh, phân phối đạt tiêu chuẩn GDP, GPP do Cục quản lý Dược Việt Nam chứng nhận. Công ty luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng đầy đủ và kịp thời đến tận tay khách hàng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. 2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 41 - 2.1.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Với phương châm ‘‘Tôn trọng khách hàng và mang tới cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng hiệu quả’’. Nhà máy có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng, sản xuất trong môi trường khép kín, vô trùng các công đoạn sản xuất nhanh với kỹ thuật hoá lý cao, chuẩn xác đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.. Ngoài ra, để chuẩn bị cho kế hoạch triển khai GMP – WHO các sản phẩm Đông Dược theo quy định của Cục Quản lý Dược, Chi nhánh công ty đã phối hợp với Viện Dược Liệu triển khai dự án nuôi trồng dược liệu tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với diện tích khoảng 100 ha, tổng vốn đầu tư tại Cao Bằng khoảng 10 tỷ VNĐ Sản phẩm của Chi Nhánh bao gồm nhiều loại, mỗi loại có những tiêu chuẩn định mức riêng nên quy trình sản xuất cũng khác nhau gồm 3 giai đoạn cơ bản: - Giai đoạn chuẩn bị : Chuẩn bị nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất - Giai đoạn sản xuất : Đưa nguyên vật liệu, tá dược vào dây truyền sản xuất thích hợp sau đó phân chia theo lô. - Giai đoạn kiểm nghiệm và nhập kho : Tiến hành kiểm nghiệm đóng dấu xác nhận thành phẩm - đủ tiêu chuẩn. Tại Chi nhánh hiện nay có 2 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng lại gồm nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau. Sau đây là một số dây chuyền sản xuất điển hình chủ yếu :  Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 42 - Hình 2.2 : Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng Tiến trình Giải trình Thiết bị công nghệ Xử lý NVL Nhận NVL từ kho, tiến hành cân chia, nghiền tán. Sấy hoá chất đến độ ẩm quy định theo từng sản phẩm - Cân điện tử - Máy tán siêu tốc Trộn bột kép Trộn bột hỗn hợp thuốc tạo hỗn hợp đồng nhất - Máy nhào ngang Tạo hạt Cho hỗn hợp thuốc tạo hạt trên máy xát hạt, lắc nhằm tạo ra hạt thuốc đồng đều - Máy sát hạt lắc Sấy hạt Cho hạt vào tủ xấy, tiến hành sấy theo thời gian cụ thể từng mặt hàng - Tủ sấy Trộn ngoài Hạt sau khi sấy chhuyển sang trộn ngoài, trộn tá dược trên -Máy trộn lập phương loại 100 kg Dập viên Hạt sau khi trộn ngoài tiến hành dập viên nén - Máy dập viên Đóng gói cấp 1 Đóng tuýp Đóng gói cấp 2 Đóng thùng Xử lý NVL Trộn bột kép Tạo hạt Sấy hạt Đóng gói cấp 2 Đóng gói cấp 1 Dập viên Trộn ngoài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 43 -  Dây chuyền sản xuất dạng bào chế siro, thuốc viên Hình 2.3 : Dây chuyền sản xuất dạng bào chế siro, thuốc nước Tiến trình Giải trình Thiết bị Công Nghệ Sơ chế dược liệu Dược liệu sau khi lĩnh về phải tiến hành nhặt rồi cho vào máy rửa sạch, thái và đập (nếu cần) tuỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm - Máy rửa dược liệu - Máy thái, đập dược liệu - Tủ hấp dược liệu Chiết suất Dược liệu sau khi sơ chế cho vào nồi, đổ ngập nước, cấp hơi vào nồi để gia nhiệt nấu. - Nồi chiết suất - Hệ thống bản tuần hoàn Rút dịch chiết Sau khi đun đủ thời gian, rót dich chiết ra khỏi nồi cho vào các thùng chứa Inox Lô dịch chiết Dịch chiết được bơm vào hệ thống ủ chân không, gia nhiệt hệ thống, bơm rút chân không làm giảm áp suất, tăng khả năng bay - Nồi cô chân không - Buồng nước ngưng - Hệ thống bơm dịch vào Sơ chế dược liệu Chiết suất Rút dịch triết Lô dịch chiết Nấu siro thuốc nước Hoàn thiện siro thuốc nước Đóng thành phẩm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 44 - hơi nước nồi cô chân không Nấu siro, thuốc nước Sau khi cô dịch chiết còn thể tích yêu cầu rút dịch chiết ra ngoài cho vào nồi trộn đồng nhất thêm các tá dược và tiến hành gia nhiệt ở nhiệt độ yêu cầu - Nồi quấy trộn đồng nhất Hoàn thiện siro, thuốc nước Sau khi khuấy đồng nhất, rút dịch chiết pha thêm tá dược để hoàn thiện Đóng thành phẩm Dịch chiết sau khi hoàn thiện rót vào chai - Máy siết nút chai - Thiết bị đo nhiệt độ  Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm Hình 2.4: Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm 2.1.5 Kết quản sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Sử lý nguyên liệu Pha chế dịch cô Pha chế dịch ruột Tạo nang sấy nang Chọn viên đóng lọ hay ép ủ Đóng thùng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 45 - Bảng 2.1 : Tình hình tài chính tại Chi Nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010 Tổng Nguồn vốn đồng 50.213.157.361 65.546.086.459 15.332.929.098 Doanh thu thuần bán hàng đồng 41.924.838.487 50.361.373.736 8.436.535.249 Giá vốn hàng bán đồng 28.542.308.126 34.285.876.790 5.743.568.664 Lợi nhuận sau thuế đồng 435.682.712 523.355.144 87.672.432 Tài sản Cố Định đồng 26.149.925.188 34.653.246.080 8.503.320.892 Tài sản Lưu động đồng 28.757.179.712 35.357.626.110 6.600.446.398 Nợ phải trả đồng 29.284.100.607 44.254.842.576 14.970.741.969 Vốn Chủ Sở Hữu đồng 11.060.905.482 11.853.049.740 792.144.258 Nợ phải trả / Tổng Nguồn vốn % 58,32 67,52 9,20 TSCĐ/Tổng tài sản % 47,63 49,50 1,87 Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,87 1,58 -0,29 Khả năng thanh toán nhanh lần 1,22 1,25 0,03 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 46 - Ghi chú : Tổng Tài sản hiện có Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng nợ phải trả Tổng số vốn bằng tiền và các khoản đầu tư NH Khả năng thanh toán nhanh = Tổng số nợ Ngắn hạn Chi Nhánh Công Ty CPDP Trường Thọ là môt nhà máy tuổi đời còn trẻ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006 nhưng đã dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển về quy mô cũng như nâng cao chất lượng và sản lượng sản xuất từng bước mở rộng thị phần.Tổng nguồn vốn năm 2011 so với năm 2010 tăng 15.332.929.098 đồng. Với tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao trên 18 % làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và của các Doanh nghiệp một cách đáng kể làm tăng chi phí sản xuất, giá nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm bán nhưng doanh thu thuần của chi nhánh công ty vẫn tăng 20,12% so với năm 2010 vượt kế hoạch đề ra ( Doanh thu thuần tăng 18%). Bên cạnh những thuận lợi thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ như sự đổi mới đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại thì Chi Nhánh Công Ty CPDP Trường Thọ cũng gặp không ít khó khăn như việc liên tiếp ra đời các công ty, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng thuốc tân dược làm cho giá cả và khách hàng bị giảm sút và sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ . - Khoản nợ phải trả/ tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 9,2 % so năm 2010. - Trị số khả năng thanh toán nhanh và hiện hành năm 2011 thấp hơn năm 2010 nói lên khả năng thanh toán công nợ của Chi nhánh công ty còn gặp khó khăn. Chính vì thế để tăng cường mối quan hệ và sự ủng hộ của khách hàng Chi nhánh công ty Trường Thọ luôn tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía khách hàng để tự Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 47 - hoàn thiện sản phẩm một cách tốt hơn và có thể đáp ứng đủ nhất yêu cầu của khách hàng tạo uy tín của mình trên thị trường. - Ngoài ra để có thể thu hồi vốn nhanh, khuyến khích với khách hàng Chi nhánh có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thân quen thanh toán nhanh và trước hạn. Khi chiết khấu thanh toán có thể tăng mức chiết khấu từ 5% lên 7% nhưng vẫn có lợi cho Doanh nghiệp. 2.1.6 Tổ chức bộ máy làm công tác quản trị nguồn nhân lực: 2.1.6.1. Chức năng của Phòng Tổ chức nhân sự Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong các lĩnh vực: - Quản trị Nhân sự, - Quản lý Hành chính. 2.1.6.2 Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức nhân sự A.. Quản trị nhân sự: a) Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề sau: - Điều động nội bộ, bố trí lao động phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, - Đề bạt, thuyên chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật CBCNV, b) Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV; c) Kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện nội quy lao động, quy chế hoạt động của Nhà máy; d) Quản lý công tác an ninh, quốc phòng, dân quân tự vệ, bảo vệ. Trực tiếp quản lý Tổ bảo vệ; e) Xây dựng định mức công lao động và đơn giá tiền lương, theo dõi việc thanh toán lương hàng tháng cho các phòng ban, đơn vị; f) Đề xuất, kiến nghị nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV. B.. Quản lý hành chính: a) Xử lý, điều tiết các mối quan hệ đối nội, đối ngoại; b) Công tác văn thư, lưu trữ; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 48 - - Quản lý hồ sơ Nhà máy (Chi nhánh) theo quy chế và Điều lệ Công ty, - Quản lý con dấu theo Quy chế, - Quản lý hồ sơ CBCNV, sổ lao động, sổ BHXH, BHYT, - Soạn thảo, chỉnh sửa văn bản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động...trước khi trình Giám đốc ký kết, phê duyệt, - Quản lý các văn bản hành chính, công văn đi, đến theo Pháp lệnh văn thư lưu trữ. Gửi các văn bản, tài liệu theo yêu cầu của các phòng ban và lãnh đạo Nhà máy, - Đối với công văn tài liệu khẩn, thông báo phòng chống bão lụt,... phải chuyển cho các đơn vị và cá nhân ngay sau khi Ban Giám đốc yêu cầu, - Đối với công văn tài liệu khác, sau khi Ban Giám đốc có ý kiến chỉ đạo phải chuyển cho các cá nhân, đơn vị trong vòng 24 giờ, - Thường trực điện thoại, FAX, nắm bắt thông tin, chuyển tải thông tin nhanh, chính xác. Đánh máy và in ấn tài liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, - Lập kế hoạch mua, phát báo chí, các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Ban Giám đốc, - Quản lý và cấp phát văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng; c) Phục vụ tiếp tân, hội nghị, khánh tiết: - Tổ chức nội dung, chương trình tiếp tân, hội nghị, khánh tiết, - Đón, tiếp khách, phục vụ khách theo chỉ đạo của Ban Giám đốc về sinh hoạt ăn và nghỉ, thanh toán các chi phí tiếp khách, khánh tiết, hội họp, - Bố trí phòng họp theo yêu cầu của Ban giám đốc, - Phân công người phục vụ, nhắc nhở các thành viên khi họp xong sắp xếp bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh phòng họp sạch đẹp như trước khi vào họp; d) Quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiến thiết, xây dựng cơ bản: - Lập kế hoạch, theo dõi và quản lý xây dựng, chống xuống cấp nhà xưởng, - Lập bản vẽ thiết kế, dự toán hạng mục các công trình vừa và nhỏ, - Quản lý, lưu trữ hồ sơ các hạng mục công trình của Nhà máy theo đúng Pháp lệnh lưu trữ; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 49 - - Đảm bảo điện nước cho khu vực sản xuất, văn phòng; e) Công tác thi đua khen thưởng, an toàn - vệ sinh lao động và bảo hộ lao động: - Kết hợp với Phân xưởng Cơ điện – Hơi lập kế hoạch định kỳ kiểm định danh mục các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, - Hàng năm, phối kết hợp với Phân x ưởng Cơ điện – Hơi, lập kế hoạch, luận chứng và tham mưu cho Ban Giám đốc về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của Pháp luật, - Đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện chăm sóc và bảo dưỡng các khu vực trồng cây xanh, cây cảnh..., - Đáp ứng kịp thời nhu cầu vệ sinh quần áo bảo hộ lao động hàng ngày cho các Tổ sản xuất, - Hàng tháng tập hợp các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại, xử lý nước thải, rác thải gửi về Phòng Tài chính - Kế toán, làm thủ tục thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ, f) Chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất cho CBCNV: - Quản lý tủ thuốc sơ - cấp cứu, cấp phát thuốc men, vật tư y tế cho CBCNV, - Chăm sóc, khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, - Căn cứ đăng ký ăn cơm ca của CBCNV, tổng hợp và báo cho đơn vị phục vụ đáp ứng đầy đủ và đúng thời gian quy định. Cuối tháng tổng hợp và gửi báo cáo về Phòng Tài chính - Kế toán, làm thủ tục thanh toán cho đơn vị phục vụ, g) Thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế chung của Công ty (Tiền lương, tiền thưởng, nghỉ lễ, nghỉ Tết, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động...), h) Quản lý tốt tài sản được giao như máy Photo, máy FAX, máy Vi tính..., i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc phân công; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 50 - 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY 2.2.1 Đặc điểm của nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty Biến động của tổng số nhân lực Từ ngành nghề kinh doanh là nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, các mặt hàng về thuốc đông dược, tân dược và thực phẩm chức năng. Do vậy, đội ngũ lao động của công ty bao quát trên diện rộng, từ lao động trình độ dược sĩ đại học là công tác quản lý, nghiên cứu phát triển, chuyên viên kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật... đến lao động làm nhiệm vụ sản xuất tại các phân xưởng, thủ kho, bốc xếp, bảo vệ, vệ sinh viên... Lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn trong công ty, chủ yếu công nhân sản xuất tại các phân xưởng chủ yếu được đào tạo tại các trường trung cấp dược trên cả nước. Bảng 2.2 : Số lượng cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh công ty thời điểm 30/06/2012 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 51 - Trình độ đại học là 30 trong đó dược sĩ đại học là 12, cao đẳng là 5, trung cấp 91 trong đó dược sĩ trung học là 82, dược tá là 74, còn lại là 38 lao động phổ STT Đơn vị, phòng ban Số lượng Trình độ Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Dược Khác D- ược Khác Dược Khác Dược Khác Dược Khác 1 Ban Giám đốc 4 3 1 2 Phòng Tổ chức – Nhân sự 23 3 1 1 18 3 Phòng Tài chính - Kế toán 7 5 2 4 Phòng Kế hoạch - Cung ứng - Kho 15 2 1 4 1 1 6 5 Phòng Nghiên cứu - Sản xuất thử 5 3 2 6 Phòng Đảm bảo Chất lượng 12 2 10 7 Phòng Kiểm tra Chất lượng 14 1 4 9 8 Phân xởng Cơ điện - Hơi 11 3 2 3 3 Phân xởng sản xuất 0 9 Văn phòng x-ưởng 2 1 1 10 Tổ Pha chế - Tạo hạt 35 14 19 2 11 Tổ Dập viên - ép vỉ 30 3 14 1 8 4 12 Thành phẩm GMP 27 1 11 15 13 Thành phẩm Thuốc viên (Đông Dược) 39 14 24 1 14 Tổ Chiết xuất 7 3 2 2 15 Tổ In 7 1 4 2 Tổng cộng toàn Chi nhánh 238 0 0 12 18 0 5 82 9 74 38 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 52 - thông được học bồi dưỡng qua các lớp nghiệp vụ cần thiết theo nhu cầu sử dụng của chi nhánh công ty. Từ năm 2006 đến năm 2011, Chi nhánh công ty triển khai đầu tư các dây truyền sản xuất mới như xây dựng phân xưởng sản xuất Đông dược, xây dựng phân xưởng sản xuất viên sủi, đặc biệt là xây dựng nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh Non – betalactam theo tiêu chuẩn thế giới (GMP). Do vậy, nhân lực của chi nhánh công ty các năm qua luôn biến động tăng, đặc biệt năm tăng cao nhất là 2008, 2009 bình quân với số lao đông tuyển dụng thêm là trên 60 người vì vào thời gian này Chi nhánh chuẩn bị đưa vào hoạt động phân xưởng sản xuất thuốc GMP. Hình 2.5 Biến động tổng số lao động từ năm 2006 đến năm 2011 80 120 149 210 223 238 0 50 100 150 200 250 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Người Biến động theo trình độ: Chi nhánh công ty đã chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ, năng lực của CBCNVC để thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng các năm tăng, bình quân 8,9%, trung cấp tăng 5,7%. Sự biến động của lao động có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp đều tăng, năm sau cao hơn năm trước và mức tăng của đại học, cao đẳng tăng cao hơn mức tăng của trung cấp; mức tăng của lao động có tri thức (bao gồm đại học, cao đẳng, ) cao hơn mức tăng của số lao động phổ thông được tuyển dụng năm. Cơ cấu độ tuổi: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 53 - Do đặc thù là công ty mới thành lập nên số lượng lao động trẻ tuổi dưới 30 chiếm tỷ trọng lớn 56%. Đây chính là điểm yếu của doanh nghiệp khi lực lượng này hầu hết là nhưng công nhân mới gắn bó với doanh nghiệp, trình độ tay nghề chưa cao, mức độ gắn bó với doanh nghiệp chưa bền chặt. Vì vậy chi nhánh công ty cần có các chính sách phù hợp để khắc phục điểm yếu trên và chuyển thành lợi thế so với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm khác. Hình 2.6: Cơ cấu lao động theo lứa tuổi Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong Chi nhánh công ty: Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh, chi nhánh công ty đã quan tâm tuyển dụng, đào tạo lại lao động, bên cạnh đó lao động đã tự học tập để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, do vậy mà kiến thức năng lực của CBCNV đã từng bước được nâng cao. Về lao động gián tiếp: số có trình độ đại học hiện nay là 30 chiếm sấp xỉ 37.5 % lao động gián tiếp; số có trình độ cao đẳng là 2 người chiếm 2.5 % lao động gián tiếp; trung cấp có 32 người chiếm 40%. Số còn lại là trình độ sơ cấp hoặc lao đông phổ thông. Về lao động trực tiếp: công nhân sản xuất tại các phân xưởng chủ yếu là dược sĩ trung học, và dược tá trong đó dược sĩ trung học là 59 người chiếm 37.3% tổng số lao động gián tiếp. Số còn lại là dược tá là 99 người chiếm 62.7% Dưới 30 tuổi, 53%31 - 45 tuổi, 40% 46 - 55 tuổi, 5% trên 56 tuổi, 2% Dưới 30 tuổi 31 - 45 tuổi 46 - 55 tuổi trên 56 tuổi Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 54 - Về tỷ trọng lao động gián tiếp: số lao động gián tiếp của chi nhánh công ty là khoảng 33.6%. Đây là một tỷ lệ cao nhưng có thể chấp nhận được vì chi nhánh mới đi vào hoạt động và chưa đạt được tối ưu về quy mô. Xét về lâu dài thì con số này sẽ phải giảm xuống (theo quy định nhà nước thì tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ là 10%) 2.2.2 Phân tích công tác quản trị nhân lực tại chi nhánh công ty 2.2.2.1 Công tác hoạch định nguồn nhân lực Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ được giao trong năm, phân cấp của Công ty. Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ luôn đảm bảo nguồn nhân lực để đáp ứng được kế hoạch sản xuất của Công ty. Do có hệ thống định mức công lao động đầy đủ cập nhật nên Chi nhánh công ty luôn chủ động xác định nhu cầu về nhân lực để từ đó có những biện pháp để đáp ứng nhu cầu đó: Khi có nhu cầu về lao động tăng đột biến chi nhánh công ty thường áp dụng các biện pháp như thuyên chuyển nội bộ (giữa các phân xưởng, tổ sản xuất); Làm thêm giờ theo đúng luật Lao động; Thuê lao động thời vụ, partime; Khi các áp dụng các biện pháp trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực thì chi nhánh công ty mới tổ chức tuyển mới Bên cạnh những nội dung đã làm được, công tác kế hoạch nguồn nhân lực cũng còn những hạn chế như: Từ Công ty đến Chi nhánh công ty mới lập được quy hoạch đối với các chức danh cán bộ quản lý (từ trưởng phòng/ban trở lên) và quy hoạch được xây dựng trên mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, chưa dựa trên chiến lược và các chính sách kinh doanh trung, dài hạn. Chất lượng quy hoạch không cao, chưa dự báo được nhu cầu cán bộ trong tương lai, quy hoạch chưa gắn kết với chiến lược kinh doanh. Chi nhánh chưa có quy hoạch đối với cán bộ kỹ thuật, các bộ đứng đầu các lĩnh vực hoạt động. Chưa xây dựng được định biên lao động gián tiếp cho từng bộ phận. Chi nhánh công ty nhiều năm qua mới chỉ xây dựng kế hoạch nhân lực ngắn hạn theo năm, chưa xây dựng kế hoạch trung và dài hạn. Từ hạn chế trên dẫn đến tình trạng cán bộ dược sĩ đại học thiếu và mỏng cho các chức danh: Quản đốc, phó Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 55 - quản đốc phân xưởng sản xuất GMP, Phân xưởng sản xuất thực phẩm chức năng, Phân xưởng đông dược 2.2.2.2 Công tác tuyển dụng Sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao và tương đối ổn định, do vậy Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ tập trung cao cho công tác tuyển dụng để đảm bảo cán bộ cho chỉ đạo điều hành sản xuất, đảm bảo đủ công nhân, đặc biệt là cán bộ, công nhân kỹ thuật để phát triển mở rộng sản xuất các mặt hàng về thuốc, vận hành dây chuyền sản xuất thuốc đông dược, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng Nhu cầu tuyển dụng được xác định hàng năm, theo phân cấp. Các đơn vị căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, chủ động xây dựng kế hoạch lao động trình Ban giám đốc công ty. Phòng Tổ chức nhân sự là đầu mối rà soát đề nghị của đơn vị và báo cáo Ban giám đốc phê duyệt kế hoạch lao động cho đơn vị. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, Phòng tổ chức nhân sự có nhiệm vụ thực hiện công tác tuyển dụng lao động thông báo các điều kiện, tiêu chuẩn và tổ chức nhận hồ sơ. Chi nhánh công ty lựa chọn đối tượng, tuyển dụng theo thứ tự ưu tiên được quy định; Có bố hoặc mẹ đang công tác tại công ty; Có bố hoặc mẹ đang công tác tại công ty đến tuổi nghỉ hưu nhưng gia đình chưa có con nào có việc làm; Là vợ (chồng), con CBCNV trong công ty. Chi nhánh công ty tổ chức tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển thông qua hồ sơ, các trường hợp qua vòng sơ tuyển phải qua kiểm tra sức khỏe của cơ quan y tế. Các trường hợp đủ điều kiện được Phòng tổ chức nhân sự báo cáo ban giám đốc để tuyển dụng. Khi lao động đã được tuyển vào làm việc, nhân viên mới được bố trí thử việc theo yêu cầu công việc dự tuyển. Đối với chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ từ cao đẳng trở lên áp dụng thời gian thử việc không quá 60 ngày. Đối với chức danh có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thời gian thử việc không quá 30 ngày. Đối với lao động phổ thông thời gian thử việc không quá 6 ngày. Hết thời gian thử việc, đơn vị thông báo trường hợp đạt yêu cầu và quyết định tuyển dụng. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ Học viên: Vũ Huy Giang Viện Kinh Tế & Quản Lý – ĐH Bách Khoa Hà Nội - 56 - Tuy vậy, công tác tuyển dụng lao động hiện đang thực hiện rất đơn giản, theo cách làm cũ, trực tuyến, do phòng Tổ chức nhân sự xem xét, tham mưu báo cáo Ban giám đốc quyết định. Công ty không áp dụng các hình thức thu hút ứng viên như các doanh nghiệp khác như thông qua quảng cáo, văn phòng giao dịch, các trường học... để tạo sự đa dạng phong phú về ứng viên, có nhiều lựa chọn lao động có năng lực. Không áp dụng hình thức thi tuyển. Không có kế hoạch tuyển dụng lao động giỏi, thi tuyển giám đốc và các chức danh quản lý khác. Từ 2006 đến nay tuyển dụng lao động gần như khép kín trong nội bộ, chất lượng lao động tuyển vào chưa cao, không theo yêu cầu công việc, không có ứng viên ngoài doanh nghiệp. Chưa có định biên đối với lao động gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271708_3524_1951909.pdf
Tài liệu liên quan