LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CÁM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP.6
1.1 Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp .6
1.1.1 Khái niệm vốn .6
1.1.2 Vai trò của vốn .6
1.1.3 Phân loại vốn .7
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .9
1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn.9
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .9
1.3 Sử dụng vốn trong doanh nghiệp .10
1.3.1 Chi phí sử dụng vốn .10
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.16
1.3.3 Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp .22
1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn.25
1.3.5 Nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp .26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM-XNK
THUẬN THÀNH .32
2.1 Thực trạng kinh doanh công ty những năm gần đây.32
2.1.1 Tổ chức kinh doanh.32
2.1.2 Kết quả kinh doanh.35
2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty .38
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.45
2.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn.47
2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư dài hạn.61
2.3.3 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn .62
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TM - XNK Thuận Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải một phần tại
sao kết quả kinh doanh của công ty lại như trên ta sẽ xem xét việc điều hành sử dụng
các nguồn vốn của công ty được thực hiện như thế nào, những tác động của nó đến kết
quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Việc tổ chức sử dụng vốn được công ty lập kế hoạch vào đầu mỗi năm tài chính cùng
với việc lập kế hoạch kinh doanh. Theo đó:
Sau khi lập kế hoạch kinh doanh công ty tiến hành lập kế hoạch về nguồn vốn để
tài trợ cho kế hoạch kinh doanh đã duyệt.
Trong kế hoạch về nguồn vốn công ty xác định tổng nguồn vốn cần có, tiếp đến
xác định cơ cấu mỗi loại vốn trên cơ sở huy động những nguồn vốn chủ sở hữu trước
rồi tới vốn chiếm dụng và cuối cùng là vốn vay.
Sau khi xác định được nhu cầu vốn vay công ty lập kế hoạch vay vốn và kế hoạch
trả nợ gửi tới ngân hàng để xin cấp hạn mức cho vay.
Khi các kế hoạch được duyệt, công ty tiến hành tổ chức thực hiện.
Như vậy có thể thấy việc lập kế hoạch sử dụng vốn của công ty được thực hiện
khá tốt, nó giúp cho việc sử dụng vốn được chủ động và hiệu quả. Bây giờ ta sẽ xem
những thông số quan trọng trong hoạt động sử dụng vốn của công ty trong những năm
qua như thế nào: (Bảng 2.2)
b) Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đây là một trong những thông số rất quan trọng trong hoạt động sử dụng vốn của công
ty, nó thể hiện mức độ kết hợp sử dụng các nguồn vốn, nó sẽ ảnh hưởng tới chi phí sử
dụng vốn bình quân, tỷ suất sinh lời vốn chủ và mức độ rủi ro tài chính của công ty. Vì
vậy, quyết định về cơ cấu nguồn vốn có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác tài
chính công ty.
39
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán
(Từ 2015-2017)
Chỉ tiêu
Cuối 2015
(triệu đồng)
Cuối 2015
(triệu đồng)
Cuối 2016
(triệu đồng)
Cuối 2017
(triệu đồng)
BQ
(triệu đồng)
Tốc độ tăng (%)
15/14 16/15 17/16 BQ
Tài sản 4589.7 4997.9 5554.7 5314.7 5114.2 8.9 11.1 -4.3 5.2
A - Tài sản ngắn hạn 1414.7 2116.1 2966.2 3019.4 2379.1 49.6 40.2 1.8 30.5
1. Tiền và tương đương tiền 48.1 202.0 468.9 122.3 210.3 319.5 132.2 -73.9 125.9
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 225.0 501.9 381.6 391.2 375.0 123.1 -24.0 2.5 33.9
a. Phải thu của khách hàng 116.0 273.5 185.6 127.2 175.6 135.7 -32.1 -31.5 24.0
b. Trả trước cho người bán 84.5 150.0 165.0 182.0 145.4 77.5 10.0 10.3 32.6
c. Các khoản phải thu khác 24.5 78.5 31.0 82.0 54.0 220.2 -60.5 164.5 108.1
3. Hàng tồn kho 1051.5 1322.8 2053.8 2338.5 1691.6 25.8 55.3 13.9 31.6
4. Tài sản ngắn hạn khác 90.1 89.4 61.8 167.4 102.2 -0.8 -30.9 170.9 46.4
a. Thuế GTGT được khấu trừ 77.5 85.2 38.7 155.3 89.2 9.9 -54.5 301.3 85.5
b. Các khoản phải thu Nhà nước 12.6 4.2 23.1 12.1 13.0 -66.4 447.7 -47.7 111.2
B - Tài sản dài hạn 3175.0 2881.8 2588.5 2295.3 2735.1 -9.2 -10.2 -11.3 -10.2
1. Tài sản cố định 3175.0 2881.8 2588.5 2295.3 2735.1 -9.2 -10.2 -11.3 -10.2
a. Nguyên giá 4398.4 4398.4 4398.4 4398.4 4398.4 0.0 0.0 0.0 0.0
b. Giá trị hao mòn luỹ kế 1223.4 1516.7 1809.9 2103.1 1663.3 24.0 19.3 16.2 19.8
2. Tài sản dài hạn khác - - - - - - - - -
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP TM-XNK Thuận Thành
40
Chỉ tiêu
Cuối 2014
(triệu đồng)
Cuối 2015
(triệu đồng)
Cuối 2016
(triệu đồng)
Cuối 2017
(triệu đồng)
BQ
(triệu đồng)
Tốc độ tăng (%)
15/14 16/15 17/16 BQ
Nguồn vốn 4589.7 4997.9 5554.7 5314.7 5114.2 8.9 11.1 -4.3 5.2
A - Nợ phải trả 2089.1 1993.4 1844.4 1279.0 1801.5 -4.6 -7.5 -30.7 -14.2
1. Nợ ngắn hạn 1227.6 1291.9 1392.9 1077.5 1247.5 5.2 7.8 -22.6 -3.2
a. Vay ngắn hạn 750.0 920.0 1050.0 720.0 860.0 22.7 14.1 -31.4 1.8
b. Phải trả cho người bán 328.5 282.2 222.8 188.2 255.4 -14.1 -21.0 -15.6 -16.9
c. Các khoản phải nộp Nhà nước 62.1 21.3 53.4 60.8 49.4 -65.6 150.3 13.7 32.8
d. Phải trả người lao động 86.9 68.3 66.7 108.5 82.6 -21.4 -2.4 62.8 13.0
2. Nợ dài hạn 861.5 701.5 451.5 201.5 554.0 -18.6 -35.6 -55.4 -36.5
B - Vốn chủ sở hữu 2500.6 3004.5 3710.2 4035.7 3312.8 20.1 23.5 8.8 17.5
1. Vốn chủ sở hữu 2488.2 2995.8 3697.6 4010.3 3298.0 20.4 23.4 8.5 17.4
a. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2000.0 2000.0 2000.0 2000.0 2000.0 0.0 0.0 0.0 0.0
b. Vốn khác của chủ sở hữu 301.8 469.5 943.2 1622.2 834.2 55.6 100.9 72.0 76.1
c. LNST chưa phân phối 186.4 526.3 754.4 388.1 463.8 182.4 43.3 -48.6 59.1
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 12.4 8.6 12.6 25.4 14.8 -30.5 46.3 101.5 39.1
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP TM-XNK Thuận Thành
* Ghi chú: Một số chỉ tiêu không có phát sinh trên Bảng cân đối kế toán đã được lược bỏ.
41
Các chỉ tiêu được đưa ra phân tích sẽ được tổng hợp từ số liệu trên Bảng 2.2 - Bảng
cân đối kế toán công ty qua các năm. Vì số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ là số liệu
tại một thời điểm trong năm (31/12) nên khi phân tích sử dụng các nguồn vốn mỗi năm
phải xác định mức sử dụng bình quân trong năm bằng cách lấy số bình quân của thời
điểm đầu năm và cuối năm.
Từ Bảng 2.2 ta có Bảng 2.3 - CƠ CẤU NGUỒN VỐN của Công ty CP TM-XNK
Thuận Thành, qua bảng ta thấy:
Tổng giá trị nguồn vốn hay tổng giá trị tài sản của công ty không ngừng gia tăng
qua các năm với mức bình quân 6.5% một năm. Điều này có nghĩa là quy mô kinh
doanh của công ty liên tục gia tăng qua các năm, tuy nhiên mức gia tăng như vậy đối
với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là chưa cao.
Hệ số nợ của công ty liên tục giảm qua các năm với mức bình quân 17.8% một năm,
điều này cũng đồng nghĩa với xu hướng giảm dần nợ phải trả và tăng dần vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn của công ty, tình hình tài chính của công ty theo đó cũng ngày
càng lành mạnh hơn.
Hệ số nợ của công ty liên tục giảm qua các năm cũng có nghĩa là công ty ngày
càng sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn trong hoạt động của mình, từ đó mà khả năng
gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm dần.
Trong nợ phải trả, thì nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn với mức bình quân là
79.5% mỗi năm, trong khi đó các nguồn vốn chiếm dụng là tín dụng nhà cung cấp và
nợ phải trả có tính chu kỳ chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ lần lượt là 13.8% và 6.7%. Điều
này sẽ tạo áp lực nhiều hơn trong khâu thanh toán và chi phí sử dụng vốn có thể sẽ bị
đẩy lên. Để cải thiện điều này doanh nghiệp phải tìm cách nâng tỷ trọng vốn chiếm
dụng lên, tuy nhiên với điều kiện kinh doanh hiện nay của công ty thì việc làm này
không phải là dễ bởi: đối với nợ phải trả có tính chu kỳ thì ít có khả năng nâng tỷ trọng
lên được, còn đối với tín dụng nhà cung cấp thì hiện nay công ty nhập đầu vào rất nhỏ
lẻ, nguồn hàng không ổn định, nên thường phải thanh toán ngay khi mua hàng và do
42
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn sử dụng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ Tốc độ tăng (%)
Giá trị
(triệu
đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)
Cơ cấu
(%)
16/15 17/16 BQ
1. Nợ phải trả 2041.2 42.6 1918.9 36.4 1561.7 28.7 1840.6 35.6 -6.0 -18.6 -12.3
a. Vốn vay 1616.5 79.2 1561.5 81.4 1211.5 77.6 1463.2 79.5 -3.4 -22.4 -12.9
b. Tín dụng nhà cung cấp 305.4 15.0 252.5 13.2 205.5 13.2 254.5 13.8 -17.3 -18.6 -18.0
c. Nợ phải trả có tính chu kỳ 119.3 5.8 104.9 5.5 144.7 9.3 123.0 6.7 -12.1 38.0 12.9
2. Vốn chủ sở hữu 2752.5 57.4 3357.4 63.6 3873.0 71.3 3327.6 64.4 22.0 15.4 18.7
a. Vốn đầu tư của CSH 2000.0 72.7 2000.0 59.6 2000.0 51.6 2000.0 60.1 0.0 0.0 0.0
b. Vốn khác của CSH 385.7 14.0 706.4 21.0 1282.7 33.1 791.6 23.8 83.2 81.6 82.4
c. LNST chưa phân phối 356.3 12.9 640.4 19.1 571.3 14.7 522.6 15.7 79.7 -10.8 34.5
d. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.5 0.4 10.6 0.3 19.0 0.5 13.4 0.4 1.0 79.0 40.0
TỔNG NGUỒN VỐN 4793.8 100 5276.3 100 5434.7 100 5168.2 100 10.1 3.0 6.5
Hệ số nợ 0.43 0.36 0.29 0.36 -14.6 -21.0 -17.8
Hệ số vốn CSH 0.57 0.64 0.71 0.64 10.8 12.0 11.4
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2
43
đó cũng không dễ để nâng tỷ trọng nguồn vốn này lên nếu công ty không thay đổi cách
thức kinh doanh.
Hình 2.2: Cơ cấu nợ phải trả
Hình 2.3: Cơ cấu vốn chủ sở hữu
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, được hình thành từ hai nguồn là vốn đầu tư của
chủ sở hữu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm. Với kết quả kinh doanh
liên tục có lãi qua các năm, nguồn vốn này liên tục được gia tăng cả về giá trị và tỷ
trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn: Năm 2015 giá trị vốn chủ sở hữu bình quân là
2752.5 triệu đồng chiếm 57.4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2016 là 3357.3 triệu đồng
chiếm 63.6% trong tổng nguồn vốn, tăng thêm so với năm trước là 604,8 triệu đồng
44
tương đương với mức tăng 22%. Năm 2017 là 3872.9 triệu đồng chiếm 71.3% trong
tổng nguồn vốn, tăng thêm so với năm 2016 là 515.6 triệu đồng tương đương với mức
tăng 15.4%. Sự gia tăng liên tục này giúp cho công ty ngày càng chủ động hơn trong
việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt trong điều
kiện quy mô kinh doanh tăng không nhiều. Đây cũng là nguồn vốn chủ yếu của công
ty với tỷ trọng bình quân hàng năm trong tổng nguồn vốn là 64.4%, nó được dùng để
hình thành nên phần lớn TSCĐ và hàng tồn kho, nhờ vậy đã làm giảm áp lực vốn vay
cho công ty.
Lợi nhuận phát sinh hàng năm của công ty được sử dụng chủ yếu để bổ sung cho
nguồn vốn kinh doanh với mức 90%, số còn lại được phân bổ cho quỹ khen thưởng
phúc lợi. Theo quyết định của đại hội cổ đông công ty thì từ năm 2014 công ty không
chia cổ tức hàng năm mà sẽ dùng số lợi nhuận này để trả nợ dài hạn, sau khi trả hết nợ
dài hạn mới chia cổ tức hàng năm.
Qua phân tích ở trên ta thấy: quy mô vốn kinh doanh của công ty còn nhỏ, mặc dù
có sự gia tăng liên tục hàng năm nhưng mức tăng còn chậm. Hệ số nợ của công ty ở
mức không cao và liên tục giảm qua các năm, điều này làm cho tình hình tài chính của
công ty ngày càng lành mạnh hơn nhưng khả năng gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ vì
vậy cũng sẽ giảm theo.
c) Mô hình tài trợ vốn của công ty
Từ Bảng 2.2 ta có Bảng 2.4 - TÀI SẢN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH, từ Bảng 2.4 ta
có Hình 2.4 - MÔ HÌNH TÀI TRỢ VỐN của Công ty CP TM-XNK Thuận Thành.
Qua Bảng 2.4 và Hình 2.4 ta có thể thấy công ty đã lựa chọn mô hình tài trợ vốn thứ 3
cho hoạt động của mình, tức là toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ
TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Với mô hình tài trợ này, việc
sử dụng vốn của công ty sẽ linh hoạt hơn, chi phí sử dụng vốn được hạ thấp hơn do sử
dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn, mô hình này cũng phù hợp với công ty hiện nay khi
đang trong giai đoạn tăng trưởng.
45
Khi sử dụng mô hình tài trợ này thì về mặt lý thuyết khả năng công ty gặp rủi ro tài
chính sẽ tăng do áp lực thanh toán cao hơn khi sử dụng nhiều vốn ngắn hạn. Tuy nhiên
hệ số nợ của công ty hiện nay còn ở mức thấp, quy mô kinh doanh của công ty còn
nhỏ, nên mặc dù tỷ trọng vốn tín dụng ngắn hạn có cao nhưng tính ra số lượng tương
ứng với quy mô vốn thì lại không lớn, nên rủi ro về mặt tài chính đối với công ty lại
không phải là cao. Do vậy, việc sử dụng mô hình tài trợ vốn của công ty như hiện nay
là hợp lý.
Hình 2.4: Mô hình tài trợ vốn (bình quân)[1, tr. 292]
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Như đã phân tích ở các phần trên, kết quả kinh doanh của công ty qua một số năm liên
tục có lãi, hệ số nợ của công ty cũng liên tục giảm qua các năm. Với kết quả như vậy,
sơ lược có thể cho rằng hoạt động điều hành sử dụng vốn của công ty là có hiệu quả.
Tuy nhiên, để thấy được hoạt động điều hành sử dụng vốn của công ty có thực sự hiệu
quả hay không và hiệu quả ở mức độ nào thì cần phải có sự đánh giá nhiều chiều dựa
trên những chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cổ phần TM-XNK Thuận
Thành được thành lập từ cổ phần hóa công ty quốc doanh. Khi cổ phần hóa năm 2007,
các tài sản của Nhà nước được đánh giá lại để bán cho công ty với mức giá rất thấp.
Triệu đ
Triệu đ
2735.1
TSCĐ
TSLĐ
THƯỜNG XUYÊN
TSLĐ TẠM THỜI
4425.6
5168.2
NGUỒN VỐN
THƯỜNG XUYÊN
NGUỒN VỐN
TẠM THỜI
3889.1
5168.2
46
Bảng 2.4 Mô hình tài trợ vốn
Chỉ tiêu
Tài sản
Chỉ tiêu
Nguồn vốn
2015
(triệu
đồng)
2016
(triệu
đồng)
2017
(triệu
đồng)
BQ
(triệu
đồng)
2015
(triệu
đồng)
2016
(triệu
đồng)
2017
(triệu
đồng)
BQ
(triệu
đồng)
1. Tài sản tạm thời 578.3 852.8 796.6 742.6 1. Nguồn vốn tạm thời 1259.7 1342.4 1235.2 1279.1
a. Tiền và tương đương tiền 125.1 335.4 295.6 252.0 a. Vay ngắn hạn 835.0 985.0 885.0 901.7
b. Phải thu ngắn hạn 363.5 441.8 386.4 397.2 b. Phải trả cho người bán 305.4 252.5 205.5 254.5
c. Tài sản ngắn hạn khác 89.7 75.6 114.6 93.3 c. Phải nộp Nhà nước 41.7 37.4 57.1 45.4
d. Phải trả người lao động 77.6 67.5 87.6 77.6
2. Tài sản thường xuyên 4215.5 4423.5 4638.1 4425.7 2. Nguồn vốn thường xuyên 3534.1 3933.9 4199.5 3889.1
a. TSLĐ thường xuyên 1187.1 1688.3 2196.2 1690.5 a. Nợ dài hạn 781.5 576.5 326.5 561.5
b. TSCĐ 3028.4 2735.1 2441.9 2735.1 b. Vốn chủ sở hữu 2752.5 3357.4 3873.0 3327.6
TỔNG CỘNG 4793.8 5276.3 5434.7 5168.2 TỔNG CỘNG 4793.8 5276.3 5434.7 5168.2
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2
47
Vì vậy nếu xét trên giá trị sổ sách thì giá trị vốn của công ty hiện nay là khá nhỏ, khác
xa so với giá trị thực của nó. Để việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty được
chính xác, song song với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dựa trên giá trị sổ sách
thì đề tài cũng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dựa trên giá trị tài sản của công ty mà đã
có sự điều chỉnh lại theo giá thị trường. Cụ thể những tài sản được điều chỉnh giá như
sau:
Bảng 2.5 Điều chỉnh nguyên giá một số tài sản
Tên TSCĐ
Theo giá trị
sổ sách
(đ)
Theo giá trị
điều chỉnh
(đ)
Ghi chú
Quyền sử dụng đất 1 (Bách hóa Hồ) 452.500.000 9.050.000.000 Tăng 20 lần
Quyền sử dụng đất 2 (Bách hóa Dâu) 383.600.000 7.672.000.000 Tăng 20 lần
Quyền sử dụng đất 3 (Bách hóa Trạm Lộ) 215.200.000 4.304.000.000 Tăng 20 lần
TỔNG CỘNG 1.051.300.000 21.026.000.000
Ở đây đề tài xem xét việc điều chỉnh giá trị các tài sản từ thời điểm năm 2008, nó được
dùng để: xác định lại lượng vốn mà công ty sử dụng, mức khấu hao đối với các tài sản
được điều chỉnh, từ đó xác định lại kết quả kinh doanh, giúp cho việc đánh giá hiệu
quả sử dụng các nguồn vốn của công ty được chính xác và khách quan. Với sự điều
chỉnh giá trị tài sản như trên, mức khấu hao tăng thêm:
- Hàng tháng = (135.4 - 24.4) = 110.97 triệu đồng
- Hàng năm = (110.97 x 12) = 1331.6 triệu đồng
* Ghi chú: với sự điều chỉnh như trên, mức khấu hao tăng thêm:
- Hàng tháng = (135.4 - 24.4) = 110.97 triệu đồng
- Hàng năm = (110.97 x 12) = 1331.6 triệu đồng
2.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn
Tài sản của doanh nghiệp là biểu hiện của nguồn vốn, vì vậy đánh giá hiệu quả sử
dụng các tài sản trong doanh nghiệp cũng chính là đánh giá hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn đã hình thành nên nó.
48
Bảng 2.6 Báo cáo tài sản cố định (giá ghi sổ)
(Tại ngày 31/12/2017) Đơn vị tính: triệu đồng
Tên TSCĐ Đặc điểm
Năm đưa
vào sử
dụng
Số tháng
KH
Nguyên giá
Mức
KH/tháng
Lũy kế KH Giá trị còn lại
A. Tài sản cố định hữu hình 3347.1 18.6 1384.7 1962.4
1. Nhà Bách hóa Hồ 735 m2 2008 180 264.0 1.5 180.4 83.6
2. Nhà Bách hóa Dâu 561 m
2
2011 180 1865.7 10.4 818.8 1046.9
3. Nhà Bách hóa Trạm Lộ 360 m2 2013 180 1217.5 6.8 385.5 831.9
B. Tài sản cố định vô hình 1051.3 5.8 718.4 332.9
1. Quyền sử dụng đất 1 (Bách hóa Hồ) 1154 m2 2008 180 452.5 2.5 309.2 143.3
2. Quyền sử dụng đất 2 (Bách hóa Dâu) 1015 m2 2008 180 383.6 2.1 262.1 121.5
3. Quyền sử dụng đất 3 (Bách hóa Trạm Lộ) 530 m2 2008 180 215.2 1.2 147.1 68.1
TỔNG CỘNG 4398.4 24.4 2103.1 2295.3
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP TM-XNK Thuận Thành
49
Bảng 2.7 Báo cáo tài sản cố định (giá điều chỉnh)
(Tại ngày 31/12/2017) Đơn vị tính: triệu đồng
Tên TSCĐ Đặc điểm
Năm đưa
vào sử
dụng
Số tháng
KH
Nguyên giá
Mức
KH/tháng
Lũy kế KH Giá trị còn lại
A. Tài sản cố định hữu hình 3347.1 18.6 1384.7 1962.4
1. Nhà Bách hóa Hồ 735 m2 2008 180 264.0 1.5 180.4 83.6
2. Nhà Bách hóa Dâu 561 m
2
2011 180 1865.7 10.4 818.8 1046.9
3. Nhà Bách hóa Trạm Lộ 360 m2 2013 180 1217.5 6.8 385.5 831.9
B. Tài sản cố định vô hình 21026.0 116.8 14367.8 6658.2
1. Quyền sử dụng đất 1 (Bách hóa Hồ) 1154 m2 2008 180 9050.0 50.3 6184.2 2865.8
2. Quyền sử dụng đất 2 (Bách hóa Dâu) 1015 m2 2008 180 7672.0 42.6 5242.5 2429.5
3. Quyền sử dụng đất 3 (Bách hóa Trạm Lộ) 530 m2 2008 180 4304.0 23.9 2941.1 1362.9
TỔNG CỘNG 24373.1 135.4 15752.5 8620.6
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.5 và 2.6
50
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn sẽ được tiến hành dựa trên hai
nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất sử dụng vốn và nhóm chỉ tiêu phản
ảnh mức sinh lời của vốn.
Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn trong từng hoạt động kinh doanh của công ty, ngoài
việc đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn, đề tài còn tiến hành so sánh hiệu quả sử
dụng vốn giữa hoạt động kinh doanh bán lẻ và hoạt động cho thuê mặt bằng. Trên cơ
sở đó giúp công ty có hướng điều chỉnh đối với từng hoạt động kinh doanh nhằm gia
tăng hiệu quả chung trong hoạt động sử dung vốn.
2.3.1.1 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ảnh gián tiếp hiệu quả sử dụng vốn, nó cho thấy vốn được
lưu chuyển nhanh hay chậm trong kỳ. Khi lượng lưu chuyển vốn trong kỳ cao, tức là
với cùng một mức doanh thu thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng lượng vốn ít hơn, từ đó
mà chi phí cho việc huy động và sử dụng vốn cũng ít đi và hiệu quả trong kinh doanh
sẽ tăng lên. Ngược lại, khi lượng lưu chuyển vốn trong kỳ thấp, tức là với cùng một
mức doanh thu thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng lượng vốn nhiều hơn, từ đó mà chi
phí cho việc huy động và sử dụng vốn cũng cao hơn và hiệu quả trong kinh doanh sẽ
giảm. Qua Bảng 2.8 và 2.9 ta thấy:
Số vòng quay khoản phải thu: phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt, chỉ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, từ đó giúp công
ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ vốn lưu động, giảm
bớt áp lực vốn vay, giảm rủi ro không thu hồi
Chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty qua các năm đều ở mức rất cao, bình
quân mỗi năm là 22.9 vòng.
Điều này có được không phải do khả năng thu nợ của công ty tốt mà do đặc điểm kinh
doanh của công ty chủ yếu bán lẻ tới người tiêu dùng và thu tiền ngay, ít bán chịu nên
khoản phải thu luôn ở mức thấp, do đó khi tính vòng quay khoản phải thu chỉ số này
mới cao như vậy.
51
Bảng 2.8 Mức độ chu chuyển vốn
(Theo giá ghi sổ)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ
Tốc độ tăng (%)
16/15 17/16 BQ
A - vốn bình quân sử dụng
1. Khoản phải thu Triệu đồng 194.8 229.6 156.4 193.6 17.9 -31.9 -7.0
2. Vốn Hàng tồn kho " 1187.1 1688.3 2196.2 1690.5 42.2 30.1 36.1
3. Vốn lưu động " 1765.4 2541.1 2992.8 2433.1 43.9 17.8 30.9
4. Vốn cố định " 3028.4 2735.1 2441.9 2735.1 -9.7 -10.7 -10.2
5. Vốn kinh doanh " 4793.8 5276.3 5434.7 5168.2 10.1 3.0 6.5
B - hoạt động bán hàng
1. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 2537.6 3408.1 3005.6 2983.7 34.3 -11.8 11.2
2. Doanh thu thuần bán hàng " 3878.4 5109.1 4146.0 4377.9 31.7 -18.9 6.4
C - mức chu chuyển vốn
1. Khoản phải thu Vòng 19.9 22.3 26.5 22.9 11.8 19.1 15.4
2. Vốn Hàng tồn kho " 3.3 3.0 1.9 2.7 -7.4 -37.6 -22.5
3. Vốn lưu động " 2.2 2.0 1.4 1.9 -8.5 -31.1 -19.8
4. Vốn cố định " 1.3 1.9 1.7 1.6 45.9 -9.1 18.4
5. Vốn kinh doanh " 0.8 1.0 0.8 0.8 19.7 -21.2 -0.8
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2
52
Bảng 2.9 Mức độ chu chuyển vốn
(Theo giá điều chỉnh)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ
Tốc độ tăng (%)
16/15 17/16 BQ
A - vốn bình quân sử dụng
1. Khoản phải thu Triệu đồng 194.8 229.6 156.4 193.6 17.9 -31.9 -7.0
2. Vốn Hàng tồn kho " 1187.1 1688.3 2196.2 1690.5 42.2 30.1 36.1
3. Vốn lưu động " 1765.4 2541.1 2992.8 2433.1 43.9 17.8 30.9
4. Vốn cố định " 12682.8 11057.9 9433.1 11057.9 -12.8 -14.7 -13.8
5. Vốn kinh doanh " 14448.2 13599.1 12425.8 13491.0 -5.9 -8.6 -7.3
B - hoạt động bán hàng
1. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 2537.6 3408.1 3005.6 2983.7 34.3 -11.8 11.2
2. Doanh thu thuần bán hàng " 3878.4 5109.1 4146.0 4377.9 31.7 -18.9 6.4
C - mức chu chuyển vốn
1. Khoản phải thu Vòng 19.9 22.3 26.5 22.9 11.8 19.1 15.4
2. Vốn Hàng tồn kho " 3.3 3.0 1.9 2.7 -7.4 -37.6 -22.5
3. Vốn lưu động " 2.2 2.0 1.4 1.9 -8.5 -31.1 -19.8
4. Vốn cố định " 0.3 0.5 0.4 0.4 51.1 -4.9 23.1
5. Vốn kinh doanh " 0.3 0.4 0.3 0.3 40.0 -11.2 14.4
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2 và 2.7
53
Số vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty qua các năm là 2.7 vòng, hệ số
hàng này của công ty ở mức thấp so với các công ty trong ngành, không những thế hệ
số này còn liên tục giảm qua các năm với tốc độ bình quân 22.5% một năm. Điều này
cũng đồng nghĩa với tốc độ bán hàng của công ty rất chậm và thời gian hàng tồn kho
dài, kéo theo việc tăng chi phí về vốn để dự trữ hàng tồn kho, tăng khả năng hàng bị
giảm phẩm cấp, tăng rủi ro mất giá do hàng cũ từ đó làm gia tăng chi phí và giảm
đáng kể hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên, số liệu tồn kho trên là tại thời điểm cuối năm
dương lịch, vào thời điểm này công ty cũng tăng lượng hàng tồn kho hơn mức bình
thường khoảng 1.5 lần để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tết nguyên đán, tuy nhiên ở
mức bình thường thì hệ số tồn kho của công ty cũng chỉ vào khoảng 4.1 vòng, vẫn ở
mức thấp so với các công ty trong ngành. Như vậy ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn
hàng tồn kho của công ty là kém, nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Theo giá ghi sổ, số vòng quay vốn cố định của công ty có sự biến động tăng giảm
qua các năm và có xu hướng tăng với mức bình quân là 18.4% mỗi năm, nhưng hệ số
này của công ty vẫn nằm ở mức thấp so với các công ty trong ngành khi giá trị bình
quân của hệ số này qua các năm chỉ là 1.6 vòng. Hệ số này của công ty càng thấp khi
được xác định theo giá điều chỉnh, bình quân theo giá điều chỉnh thì hệ số này của
công ty chỉ là 0.4 vòng. Qua đây ta có thể thấy hiệu suất sử dụng các TSCĐ phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của công ty rất thấp, nó kéo theo hiệu quả sử dụng vốn cố
định là kém. Tất nhiên cũng phải kể đến việc công ty sử dụng một nửa số TSCĐ để
cho thuê kinh doanh, nhưng ngay cả khi xác định hệ số này theo doanh thu bao gồm cả
doanh thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng thì bình quân hàng năm hệ số này cũng chỉ
là 2.1 vòng theo giá ghi sổ và 0.5 vòng theo giá điều chỉnh, như vậy vẫn ở mức rất
thấp hay sử dụng kém hiệu quả.
Dưới tác động của việc sử dụng vốn hàng tồn kho kém hiệu quả như trên sẽ làm
giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bởi hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn
trong vốn lưu động của công ty (Bình quân 71% mỗi năm). Vì vậy mà hệ số sử dụng
vốn lưu động bình quân của công ty cũng ở mức thấp so với các công ty trong ngành là
1.9 vòng và hệ số này cũng liên tục giảm qua các năm với mức bình quân là 19.8%
54
một năm. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty là thấp và hiệu quả sử
dụng vốn vì vậy cũng giảm theo.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động và cố định của công ty ở mức thấp, hệ quả tất yếu
của nó là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cũng sẽ thấp. Số vòng quay vốn kinh
doanh bình quân của công ty chỉ là 0.8 vòng theo giá ghi sổ và 0.3 vòng theo giá điều
chỉnh, đây là mức rất thấp và nó sẽ làm giảm nghiêm trọng hiệu quả sử dụng vốn trong
kinh doanh.
Tóm lại, hiệu suất sử dụng các nguồn vốn trong công ty là rất thấp, điều này càng
trở nên trầm trọng khi xác định các hệ số theo giá trị điều chỉnh. Nó làm tăng chi phí
cho việc sử dụng các nguồn vốn từ đó làm giảm rất nhiều hiệu quả trong kinh doanh
của công ty.
2.3.1.2 Đánh giá mức sinh lời của vốn
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ảnh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn, nó cho thấy sức sinh lời
của mỗi đồng vốn khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Qua Bảng 2.10 - 2.11 và
Hình 2.5 ta thấy:
Theo giá ghi sổ, các chỉ số ROAE và ROA luôn dương qua các năm, tuy nhiên mức
sinh lời như trên là tương đối thấp so với các công ty trong ngành, và các hệ số này
của công ty qua các năm có xu hướng giảm với mức 8.1% một năm đối với ROAE và
9.9% một năm đối với ROA. Nếu tính theo giá điều chỉnh, các hệ số này luôn âm qua
các năm và có xu hướng giảm tiếp với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với khi tính theo
giá ghi sổ, mức giảm bình quân là 809.1% một năm đối với ROAE và 64.2% một năm
đối với ROA. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là tương đối
thấp nếu tính theo giá ghi sổ, còn nếu tính theo giá điều chỉnh thì việc sử dụng vốn
kinh doanh của công ty không có hiệu quả.
Chỉ số ROE theo giá ghi sổ cũng luôn dương qua các năm và mức bình quân của chỉ
số này là 16.7% mỗi năm, chỉ số này của công ty ở mức trung bình so với ngành.
Ngoài ra hệ số này có xu hướng giảm qua các năm với mức 18.8% một năm. Nếu tính
theo giá điều chỉnh, hệ số này luôn âm qua các năm với mức bình quân là -5.1% mỗi
năm và có xu hướn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_tai.pdf