Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.1. Vốn chủ sở hữu 1

1.1.2. Vốn huy động 3

1.1.3. Vốn đi vay 3

1.2. HUY ĐỘNG VỐN 6

1.2.1. Khái niệm huy động vốn 6

1.2.2. Các sản phẩm huy động vốn 6

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 11

1.3.1. Yếu tố khách quan 11

1.3.2. Yếu tố chủ quan 14

1.4. VAI TRÒ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 20

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 20

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Hàng Hải 22

2.1.3. Tiềm lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) 23

2.1.4. Kết quả hoạt động những năm qua 24

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB 28

2.2.1. Các loại sản phẩm huy động vốn 28

2.2.2. Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng 33

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA MSB 39

2.3.1. Những thành quả đạt được 39

2.3.2. Một số hạn chế trong việc huy động vốn của MSB 41

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 47

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRONG THỜI GIAN TỚI 47

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 49

3.2.1. Xây dựng sản phẩm tiền gửi kỳ hạn phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng 49

3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng 49

3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài 51

3.2.4. Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp 51

3.2.5. Gia tăng tiện ích và tính chất của sản phẩm huy động 53

3.2.6. Hạn chế dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn 54

3.2.7. Một số giải pháp khác 55

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 56

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 56

3.3.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Hàng Hải 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảm bảo hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn bệ thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp. Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ dự kiến được hoàn thành vào tháng 6/2009. Cũng trong năm này, Maritime Bank thuê Hãng tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ là McKinsey&Company xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu cho toàn Ngân hàng. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ hiện tại ở mức 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 65.000 tỷ đồng trong năm 2009. Nguồn nhân sự tăng đều qua các năm từ 30-60%, từ 483 nhân viên năm 2005 lên 2.000 nhân viên năm 2009. Số lượng các điểm giao dịch tăng mạnh từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 110 điểm giao dịch vào cuối năm 2009. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Hàng Hải Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Maritime Bank 2.1.3. Tiềm lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) Vốn điều lệ của Maritime Bank ban đầu là 40 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 37,5 lần so với ngày thành lập. Đến 31/12/2009 đạt 3.154 tỷ đồng. Tăng vốn điều lệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, phù hợp với tốc độ tăng trưởng thực tế của Maritime Bank. Lượng vốn tăng lên này sẽ được sử dụng cho mục đích đầu tư cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cấp thêm nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu vay của các cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, để bảo đảm tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng theo quy định, tăng vốn là điều kiện cần thiết để Maritime Bank có thể đầu tư cho các dự án trung, dài hạn cũng như tiếp cận với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc hoàn thành tăng vốn theo đúng kế hoạch đã chứng tỏ sự tăng trưởng vững mạnh của Maritime Bank. Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 17.569 tỷ đồng, tăng 128,2 lần; đến thời điểm 31/12/2009, tổng tài sản của MSB đạt 63.882 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cuối năm 1991 là 34 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 6.528 tỷ đồng, tăng 192 lần, và tại thời điểm 31/12/2009, dư nợ cho vay đã đạt 23.871 tỷ đồng. Ngoài ra khi xem xét tiềm lực tài chính của một NHTM, cũng cần nhắc đến hệ số CAR - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR), đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các Ngân hàng, thể hiện mức độ rủi ro mà các NHTM được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn, hệ số CAR được xác định: Hệ số CAR = Vốn tự có. Tổng tài sản có rủi ro quy đổi. Theo số liệu báo cáo từ MSB, chỉ số CAR là 20,84% năm 2006, 11,96 % năm 2007 và 8,5% năm 2009 . Điều này thể hiện MSB có mức an toàn vốn tối thiểu cao, tạo được sự tin cậy đối với khách hàng và có khả năng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra nhưng đồng thời điều này cũng làm hạn chế khả năng sinh lời về vốn cho MSB. 2.1.4. Kết quả hoạt động những năm qua 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn Năm 2009, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói của chính phủ đã tác động đáng kể lên thị trường tài chính Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, hoạt động của MSB trong những năm qua vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy đông của MSB là 59.287.376 triệu đồng, tăng 29.409.970 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2008, với tỷ lệ tăng là 98,43% so với đầu năm. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng và tiền gửi của khách hàng, hai khoản mục này chiếm hơn 88% trong tổng nguồn vốn, còn lại là vốn cổ phần, các quỹ và nguồn vốn khác; Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế của MSB năm 2009 đạt 30.053.287 triệu đồng, chiếm 47,05% trong tổng nguồn vốn, tăng 15.941.731 triệu đồng so với đầu năm. 2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.1. Cho vay và đầu tư trong tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Cho vay 2.888.130 33,89 6.527.868 37,16 11.124.146 34,00 23.698.496 37,00 Đầu tư 1.028.555 12,07 2.198.946 12,52 4.000.770 12,00 11.311.085 18,00 Tổng tài sản 8.521.285 100 17.569.024 100 32.626.054 100 63.882.044 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính MSB) Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và Chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21, khi mà thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế. 2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của MSB Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động của MSB ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tổng giá trị tài sản 17.569.024 32.626 .054 63.882.044 Tổng vốn huy động 15.478.512 29.877.406 59.287.376 Tổng dư nợ 6.527.868 11.209.764 23.871.616 Tổng thu nhập hoạt động 436.215 802.906 1.675.155 Lợi nhuận trước thuế 239.859 437.008 1.005.315 Chi phí thuế TNDN 67.013 120.358 232.429 Lợi nhuận sau thuế 172.846 316.650 772.886 Tỷ lệ chia cổ tức 15% 12,5% - (Nguồn: Báo cáo tài chính MSB năm 2007, 2008, 2009) Qua bảng trên cho ta thấy được, tình hình kinh doanh của MSB khá thuận lợi, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Cuối năm 2008, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 437 tỷ đồng, sang năm 2009, con số này là 1.005 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2008. Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn thu của MSB ĐVT: Triệu đồng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Thu nhập lãi thuần 354.049 81,16% 726.312 90,46% 1.278.449 76,32% Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 41.121 9,43% 59.300 7,39% 122.742 7,33% Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 6.989 1,60% 10.354 1,29% 87.768 5,24% Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 498 0,11% -8.717 -1,09% 64.292 3,84% Lãi thuần từ hoạt động khác 33.054 7,58% 8.650 1,08% 87.130 5,20% Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 504 0,12% 7.007 0,87% 42.482 2,54% Tổng thu nhập hoạt động 436.215 100.00% 802.906 100,00% 1.675.155 100,00% (Nguồn: Báo cáo tài chính MSB năm 2007, 2008, 2009) Nhìn vào bảng sổ liệu trên, ta có thể thấy thu nhập lãi ròng là khoản thu nhập có sự tăng trưởng cao nhất. Trong năm 2009, nguồn thu từ lãi ròng đạt 1.278.449 triệu đồng, tương đương với mức tăng 76% so với năm 2008. Trong khi đó, thu nhập từ phí chỉ tăng với tốc độ khiêm tốn so với các nguồn thu khác và tỷ trọng của nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập lại có xu hướng giảm, từ mức 7,39% năm 2008 xuống còn 7,33% trong năm 2009. Tất cả các loại thu nhập phí đều bị ảnh hưởng mạnh bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, khiến cho doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng của MSB bị suy giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu của MSB. Một lý do nữa là MSB, giống như nhiều NH khác gần đây đã áp dụng chính sách phí thấp để đổi lấy tiền gửi của khách hàng. Do đó mà doanh thu phí suy giảm nhiều. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng với tỷ trọng lãi từ hoạt động này trong tổng thu nhập tăng từ 1,29% cuối năm 2008 lên mức 5,24% vào cuối năm 2009. Có thể thấy rõ cơ cấu các khoản thu của MSB qua các năm từ biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thu nhập của MSB Mặc dù nguồn vốn trong dân cư còn rất lớn, mức lãi suất mà các NHTM đưa ra nhìn chung ở mức khá cao nhưng cũng không hấp dẫn được người dân có thể là do nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư vào những lĩnh vực khác sẽ hấp dẫn hơn. Trong khi nhiều NHTM khác như Sacombank, ACB có những khoản lợi nhuận rất lớn từ hoạt động cho thuê tài chính, bất động sản,… thì danh mục lĩnh vực kinh doanh của MSB hiện tại vẫn chưa chứng tỏ được sự đa dạng trong hoạt động. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB 2.2.1. Các loại sản phẩm huy động vốn 2.2.1.1. Tiền gửi giao dịch Tiền gửi giao dịch hay còn gọi là tiền gửi thanh toán, là loại tiền gửi mà khách hàng sử dụng để nhận và lưu giữ các khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần gửi vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. - Thủ tục gửi và rút tiền: khi xuất hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Khách hàng chỉ cần điền vào đơn đăng ký theo mẫu của Ngân hàng. Sau đó, cung cấp bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu. - Đặc điểm và lợi ích: An toàn vì khách hàng không phải giữ tiền mặt, không phải kiểm đếm tiền khi thanh toán và nhận thanh toán, tránh được các rủi ro về tiền giả. Số tiền trong tài khoản của khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Maritime Bank công bố. - Các phương tiện thanh toán qua tài khoản: các loại thẻ ATM, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… 2.2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm - Đặc điểm và lợi ích: An toàn Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến rút và không có thoả thuận nào khác thì Ngân hàng sẽ tự động chuyển sang kỳ hạn mới tương đương với lãi suất tại thời điểm chuyển kỳ hạn. Lãi và gốc được trả một lần khi đến hạn. Khách hàng được gửi và rút tại tất cả các điểm giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc và được chuyển nhượng theo quy định của Pháp luật và của Maritime Bank. Loại tiền gửi đa dạng: VND, USD, EUR.. - Các hình thức tiết kiệm như: Tiết kiệm "Lãi suất cao nhất" Tiết kiệm Kỳ hạn duy nhất (Kỳ hạn 13 tháng, rút gốc linh hoạt) Tiết kiệm "Định kỳ sinh lời" Tiết kiệm "Gửi tiền trả lãi ngay" Tiết kiệm thường Tiết kiệm An Lộc Tiết kiệm linh hoạt và Tiền gửi cá nhân VND & USD Tiết kiệm Phú An Thuận 2.2.1.3. Tiền gửi có kỳ hạn     - Đặc điểm và lợi ích: Khách hàng có thể rút toàn bộ hoặc từng phần tiền gốc; Số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút. Số tiền gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn xác định tại thời điểm gửi tiền. Tiền gửi kỳ hạn tuần  Bảng 2.4. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm theo tuần Kỳ hạn Lãi suất VND (%/năm) 1 tuần 2 tuần 3 tuần Dưới 200 triệu 9,20 9,30 9,40 Từ 200 triệu đến dưới 500 triệu 9,30 9,50 9,70 Từ 500 triệu trở lên 9,40 9,60 9,80 Biểu lãi suất này có hiệu lực từ ngày 04/05/2010 (Nguồn: Tiền gửi kỳ hạn tháng Bảng 2.5. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm theo tháng Kỳ hạn Số tiền và Lãi suất huy động VND (%/năm) Dưới 200 triệu Từ 200 triệu  đến dưới 500 triệu Từ 500 triệu trở lên Không KH 3,00 01 tháng 11,30 11,32 11,35 02 tháng 11,30 11,37 11,40 03 tháng 11,50 11,50 11,50 06 tháng 11,50 11,50 11,50 09 tháng 11,50 11,50 11,50 12 tháng 11,50 11,50 11,50 15 tháng 11,50 11,50 11,50 18 tháng 11,50 11,50 11,50 24 tháng 11,50 11,50 11,50 36 tháng 11,50 11,50 11,50 Biểu lãi suất này có hiệu lực từ ngày 04/05/2010 (Nguồn: Bảng 2.6. Bảng lãi suất huy đồng USD Kỳ hạn Số tiền và Lãi suất (%/năm) Dưới 10.000 USD Từ 10.000 USD đến dưới 50.000 USD Trên 50.000 USD Không KH 0,50 01 tháng 3,30 3,32 3,35 02 tháng 3,40 3,42 3,45 03 tháng 3,85 3,87 3,90 06 tháng 4,05 4,07 4,10 09 tháng 4,15 4,17 4,20 12 tháng 4,20 4,23 4,25 15 tháng 4,40 4,40 4,40 18 tháng 4,40 4,40 4,40 24 tháng 4,40 4,40 4,40 36 tháng 4,40 4,40 4,40 Biểu lãi suất huy động USD có hiệu lực từ ngày 19/04/2010 (Nguồn: 2.2.1.4. Phát hành công cụ nợ a. Trái phiếu - Phương thức phát hành trái phiếu của Maritime Bank là phát hành riêng lẻ, lãi suất thả nổi xác định hàng năm. - Kỳ hạn phát hành: 2 năm, 5 năm - Mệnh giá 1 tỷ đồng Nhìn chung, lượng vốn huy động của MSB từ việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu còn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của MSB. b. Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (CCTG) là loại Giấy tờ có giá ngắn hạn ghi danh do Maritime Bank phát hành để huy động vốn trong nước từ các cá nhân và tổ chức. CCTG có các đặc điểm: - Đối tượng mua CCTG: Các cá nhân Việt Nam; Các cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Đồng tiền phát hành: Việt nam đồng (VND). - Hình thức phát hành: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh. - Kỳ hạn CCTG: 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng và 09 tháng. - Mệnh giá tối thiểu: 10.000.000 VND - Lãi suất chứng chỉ tiền gửi: Bảng 2.7. Lãi suất huy động vốn từ chứng chỉ tiền gửi Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 1 11,600 2 11,650 3 11,700 6 11,800 9 11,900 Biểu lãi suất này có hiệu lực từ ngày 10/05/2010 (Nguồn: - Phương thức trả lãi: Toàn bộ gốc và lãi được thanh toán một lần duy nhất khi đến hạn. Sau khi đến hạn mà Khách hàng không đến nhận, gốc và lãi sẽ được tự động đáo hạn sang sản phẩm “Lãi suất cao nhất” kỳ hạn tương đương với lãi suất niêm yết tại thời điểm chuyển kỳ hạn. - Chuyển nhượng CCTG: Khách hàng có toàn quyền cho, tặng và chuyển nhượng CCTG theo quy định của pháp luật mà không cần đăng ký tại Maritime Bank. Việc chuyển nhượng được thực hiện theo phương thức ký hậu ở mặt sau của CCTG. - Cầm cố, ứng trước CCTG: Khách hàng được sử dụng CCTG để ký quỹ, cầm cố vay vốn, chiết khấu tại Ngân hàng theo quy định của luật pháp và Ngân hàng. - Tất toán trước hạn CCTG: Khách hàng tham gia mua CCTG tại Maritime Bank được tất toán trước hạn, hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút. 2.2.2. Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng 2.2.2.1. Kết quả huy động vốn theo cơ cấu Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Các khoản nợ CP và NHNNVN 32.339 0,21 22.491 0,08 29.243 0,05 Tiền gửi và vay của các TCTD 7.820.734 50,53 14.603.271 48,89 23.832.614 40,20 Tiền gửi của KH 7.368.648 47,61 14.111.556 47,24 30.053.287 50,69 Phát hành GTCG 256.762 1,66 1.134.177 3.80 5.368.259 9,06 Tổng số tiền huy động* 15.478.512 100 29.877.406 100 59.287.376 100 (*) kể cả các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ tài chính khác (Nguồn BCTC MSB các năm 2006, 2007, 2008, 2009) Cụ thể cơ cấu nguồn vốn của MSB như sau: Qua bảng số liệu, 2 nguồn vốn chính của MSB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng và tiền gủi của TCTD khác. Hai nguồn vốn này trong năm 2006 chiếm 85,41% và năm 2007 chiếm 86,46%, năm 2008 chiếm 88,03% trong tổng nguồn vốn của MSB, năm 2009 chiếm 84,44%. Mặc dù bị tác động mạnh từ những biến động về lãi suất trên thị trường trong nước năm 2008, nguồn vốn huy động của Maritime Bank vẫn có mức tăng trưởng ổn định mà không phải Ngân hàng cổ phần nào cũng đạt được. Năm 2009, Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng cao và ổn định so với các năm trước. Đến thời điểm 31/12/2009 30.053.287 triệu đồng, tăng 47,05% so với năm 2008. Với kết quả này, Maritime Bank đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu dư nợ tín dụng cho năm 2009, là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế Năm 2007, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi khá ổn định; lãi suất thị trường liên NH ở mức thấp, các thành viên Hiệp hội NH thoả thuận điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi... nhưng nguồn vốn huy động của các NH trong 2007 vẫn tăng cao. Nguồn vốn tăng mạnh trước hết là do vẫn chưa có kênh đầu tư nào thay được kênh NH. TTCK sụt giảm, thị trường BĐS vẫn "đóng băng", giá vàng biến động khá thất thường... Bên cạnh đó, vốn tăng cũng là kết quả cạnh tranh quyết liệt của các NH như mở rộng mạng lưới, tìm kiếm các khách hàng mới... Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khi nguồn vốn trên thị trường có lúc khan hiếm đột biến do các Ngân hàng tập trung giữ thanh khoản, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của Maritime Bank vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, đến cuối năm 2009 đạt 17.731 tỷ VND, chiếm 59% tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Huy động vốn từ dân cư Năm 2007, nguồn vốn dân cư tiếp tục có xu hướng tăng chậm lại. Trong năm này, tiền gửi từ các tổ chức đã chiếm đến 61% vốn huy động của các NH. Trong năm 2009, với sự phát triển nhanh chóng, hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch, sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị kinh doanh trực tiếp, sự điều hành hiệu quả từ trụ sở chính nhằm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu, Maritime Bank đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 12.321 tỷ VND.tăng 297% so với kế hoạch. Mức tăng trưởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, góp phần giúp Maritime Bank luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ. Bảng 2.9. Mức tăng giảm nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn huy động 7.616.245 15.478.512 29.877.406 59.287.376 Mức tăng giảm N/N-1 - 7.862.238 14.393.012 29.411.908 Tốc độ tăng trưởng - 103,23% 92,98% 98,46% (Nguồn BCTC MSB các năm 2006, 2007, 2008, 2009) Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về vốn của MSB là một thành tích đáng khích lệ, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, MSB vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn tương đối ổn định, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được diễn ra một cách suôn sẻ, điều này thể hiện ở tổng nguồn vốn huy động của MSB qua các năm, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của MSB mặc dù có sự suy giảm mạnh trong giai đoạn 2007-2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động đã được cải thiện hơn so với giai đoạn trước, điều này cho thấy việc MSB đã có sự điều chỉnh chiến lược huy động để thích nghi với hoàn cảnh mới. 2.2.2.2. Kết quả huy động vốn theo loại tiền Bảng 2.10. Kết quả nguồn vốn huy động theo loại tiền ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 4.898.167 66,47 9.675.003 68.56 19.998.787 66,54 Ngoại tệ 2.470.481 33,53 4.436.553 31.44 10.054.500 33,46 Tiền gửi KH 7.368.648 100 14.111.556 100 30.053.287 100 (Nguồn BCTC của MSB 2007, 2008, 2009) Năm 2007, mức tăng vốn huy động ngoại tệ của các NH đạt rất thấp so với mức tăng tiền gửi VNĐ . Đó là do cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ của các NH hiện không vững chắc, phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn của một số DNNN lớn, huy động vốn từ dân cư bằng ngoại tệ giảm do tỉ giá ngoại tệ thời gian qua tương đối ổn định trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn thấp hơn VNĐ nên người dân có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm. Trước tình hình chung như vậy khiến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của MSB bị ảnh hưởng nhiều. Vào năm 2009, xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ tăng mạnh trở lại đã giúp cho nguồn ngoại tệ huy động được có sự gia tăng đáng kể so với năm 2008, tăng 2,27 lần và đạt 10.054.500 triệu đồng 2.2.2.3. Kết quả huy động vốn theo sản phẩm Bảng 2.11. Kết quả nguồn vốn huy động theo sản phẩm ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Tiền gửi thanh toán 4.568.562 29,52 8.479.634 28,39 85,61 17.872.690 30,15 110,77 Tiền gửi tiết kiệm 2.800.086 18,09 5.631.922 18,85 101,13 12.180.597 20,55 116,28 Giấy tờ có giá 256.762 1,66 1.134.177 3,80 341,72 5.368.259 9,06 373,32 Nguồn khác 7.853.073 50,74 14.625.762 48,96 86,24 23.861.857 40,25 63,15 Tổng cộng 15.478.483 100 29.871.495 100 92,99 59.283.403 100 98,46 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB, tiền gửi thanh toán của khách hàng còn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2007, nó chiếm 29,52% trong tổng nguồn vốn huy động của MSB, trong khi tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chỉ chiểm khoảng 18% trong tổn nguồn vốn huy động, điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB. Tuy nhiên tình hình này đã có những cải thiện và diễn biến theo hướng tốt dần theo các năm, với tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tăng dần và tỷ trọng tiền gửi thanh toán giảm dần, góp phần xây dựng một cơ cấu huy động hợp lý, vững chắc, mang lại sự an toàn cho hoạt động của NH. Huy động vốn từ GTCG của khách hàng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động của MSB và cũng đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng. 2.2.2.4. Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn Bảng 2.12. Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng 7.368.648 100% 14.111.556 100% 30.053.287 100% Không kì hạn 3.864.974 52,45% 8.097.654 57,38% 16.435943 54,69% Có kì hạn 3.503.674 47,55% 6.013.902 42,62% 13.617.344 45,31% Trong đó: + Ngắn hạn 1.874.466 53,50% 2.946.812 49,00% 6.720.159 49,35% + Trung hạn 1.214.023 34,65% 2.165.004 36,00% 4.768.793 35,02% + Dài hạn 415.185 12,84% 902.085 15,00% 2.128.390 15,63% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009) Trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng, tiền gửi có kì hạn có tỷ trọng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn tương đối nhỏ. Trong nguồn vốn huy động có kì hạn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và là nguồn huy động chủ yếu, nguồn vốn trung và dài hạn tuy chiếm tỷ lệ không cao. Việc các Ngân hàng tại Việt Nam cũng như MSB khó huy động vốn trung và dài hạn không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong lịch sử, Việt Nam đã từng trải qua những giai đoạn lạm phát cao và kéo dài, VND bị mất giá mạnh, người dân càng giữ VND lâu càng bị thiệt hại nặng. Người Việt Nam ưu chuộng những tài sản giữ được giá trị qua thời gian như vàng, USD, bất động sản… Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi lạm phát cao quay trở lại, VND bị mất giá mạnh so với USD, tâm lý phòng thủ nói trên của người dân lại càng trở nên mạnh mẽ. Các chương trình kích cầu của Chính phủ đang tạo nên những lo ngại về lạm phát trong tương lai, bởi NHNN vẫn đang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, chứ không đặt ra một mức lạm phát mục tiêu nào cả. Rõ ràng là mức lạm phát gần 20% trong năm 2008 vẫn đang ám ảnh những người có tiền tiết kiệm. Chính vì khó có thể đưa ra dự báo về tỷ lệ lạm phát trong những năm sau (2010, 2011 …), nên việc người dân không mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói, nguyên nhân chính vẫn là do mức lãi suất mà các Ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ vốn trung và dài hạn cũng đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần qua các năm, từng bước đáp ứng được sự thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn của NH. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA MSB 2.3.1. Những thành quả đạt được Tình hình tài chính của MSB rất minh bạch, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính được đưa lên Internet và báo chí. Hình thức huy động vốn tại NHTM CP Hàng hải khá phong phú, đa dạng, thủ tục đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho người gửi tiền, vì vậy thu hút ngày càng đông đảo lượng khách hàng tìm đến Ngân hàng, điểu đó thể hiện ở lượng vốn huy động tại Ngân hàng không ngừng tăng, từ đó làm tăng nội lực cho Ngân hàng, tạo điều kiện tiền đề để Ngân hàng có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ Ngân hàng khác. Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu Quản lí quy mô, cơ cấu nguồn vốn của NH: đầy đủ, kịp thời. + Quản lý chi phí huy động vốn : bao gồm quản lý lãi suất huy động vốn và chi phí huy động vốn phi lãi suất tốt, đảm bảo vừa có lợi cho Ngân hàng, vừa có lợi cho khách hàng. + Quản lý tính thanh khoản của của các khoản nợ (vốn huy động): xác định kì hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kì hạn sử dụng và tạo sự ổn định của nguồn. Chính sách tăng vốn điều lệ của MSB đã đạt được những thành quả rõ rệt. Hệ số an toàn vốn luôn lớn hơn 8% thể hiện MSB đã duy trì được tỷ lệ an toàn vốn khá tốt trong tình trạng hệ số an toàn vốn của các NHTM khác thường chỉ ở mức từ 3–7%. Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác của MSB chiếm tỷ trọng cao thể hiện uy tín và vị thế của MSB trên thị trường liên Ngân hàng đang ngày càng được củng cố. Nguồn vốn của MSB từ việc phát hành các công cụ nợ không những là cơ sở vững chắc cho MSB trong việc tăng vốn điều lệ mà còn đem lại khoản thặng dư lớn và chi phí sử dụng thấp cho Ngân hàng, là cơ sở để MSB cơ cấu lại nguồn vốn, nâng cao hệ số an toàn vốn. MSB đã ký được thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Đây là mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).doc
Tài liệu liên quan