Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

Theo khoản 5 điều 474 của Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp mà

khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi nợ

gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố tương

ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ.

Điều 476 thì lại quy định: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không

được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố đối với

loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi

nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi

suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời

điểm trả nợ. Theo các quy định này thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay (vay

và cho vay) của các tổ chức tín dụng được ấn định trên cơ sở và ràng buộc chặt

chẽ về mặt pháp lý với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố.

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phù hợp với pháp luật về phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn, chứng từ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm hoặc quyền sử dụng đối với bất động sản. Còn việc thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh đó là việc của người cho vay chứ không phải là nghĩa vụ của người vay. Vì thế trong chừng mực nào đó tổ chức tín dụng bắt buộc người vay trả các chi phí nêu trên là không hợp lý và cũng không phù hợp với quy định của pháp luật. Chẳng hạn; tại khoản 2 điều 8 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay cho tổ chức tín dụng: “Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thỏa thuận hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố về giá khác”. Từ quy định này ta thấy, rõ ràng đối với những loại tài sản là động sản nếu không thỏa thuận được giá trị thì các bên có quyền thuê tổ chức thứ ba đứng ra định giá tiền thuê này cũng do các bên thỏa thuận trả. Do đó, nếu khách hàng vay không chấp nhận việc định giá của tổ chức tín dụng thì lúc đó chi phí cho việc định giá mới được đặt ra cho khách hàng vay. Thứ ba, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận giải ngân một lần và khách hàng sẽ hoàn trả vốn cộng lãi suất hàng tháng, thì việc tổ chức tín dụng tự động ứng trước tiền lãi mà đáng lẽ ra khách hàng phải trả vào một khoản thời gian sau nữa. Rõ ràng đây là cách hành xử trái quy định của pháp luật vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Mặt khác, với việc không quy định cụ thể thời gian giải ngân có thể là một hạn chế lớn của hợp đồng tín dụng. Ta biết rằng giải ngân là nghĩa vụ cơ bản nhất của người cho vay trong trường hợp này tổ chức tín dụng có giải ngân thì các nghĩa vụ khác của khách hàng mới phát sinh. Về lý thuyết thì như vậy nhưng thực tiễn nếu tổ chức tín dụng giải ngân chậm so với thời gian cam kết trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng có bị phạt do vi phạm hợp đồng này hay không? Vì việc giải ngân chậm cũng ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ thậm chí có thể bị thiệt hại do sự chậm trễ đó gây ra. Ngoài ra nếu khách hàng vay tiếp tục thực hiện hợp đồng thì khả năng sử dụng tiền vay không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu là rất cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng hay nói chính xác hơn nhiều tranh chấp hợp đồng tín dụng có nguồn gốc từ các lý do trên. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 29 Tóm lại, giải ngân là nghĩa vụ cơ bản nhất của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế nghĩa vụ này không được các tổ chức tín dụng thực hiện một cách đầy đủ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau mà khách hàng vay không phát hiện hoặc cho rằng mình đang cần vốn nên sẳn sàng chấp nhận cách giải quyết đó của tổ chức tín dụng. Đây là yếu tố dẫn đến tranh chấp trong quan hệ này là khách hàng vay và tổ chức tín dụng liên quan đến hợp đồng tín dụng giữa hai bên. 1.2.2 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng liên quan đến thanh toán nợ gốc và lãi suất. Về mặt pháp lý ở nước ta vấn đề tranh chấp hợp đồng tín dụng nói chung luôn là vấn đề phức tạp. Nó phức tạp không chỉ từ chính các chủ thể tham gia trong quan hệ đó mà còn từ chính các quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ đó cụ thể là pháp luật về hợp đồng để sao cho hợp đồng được thiết lập chặt chẽ, đúng luật và hiệu quả khi nó được áp dụng thực tế. Giải quyết được vấn đề này chắc chắn tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ được hạn chế tối đa. Về bản chất hợp đồng tín dụng giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho vay) và bên còn lại là khách hàng vay (bên đi vay) chính là hợp đồng vay tài sản mà đối tượng vay ở đây là một lượng tiền tệ nhất định. Hợp đồng tín dụng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Do hợp đồng tín dụng có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế- xã hội. Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng như: Bộ Luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung 2004, Luật Ngân hàng Nhà nước các văn bản dưới Luật trực tiếp quy định cho hoạt động tín dụng như: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng; Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04-04-2000 của Ngân hàng Nhà Nước hướng dẫn thi hành nghị định 178; Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25-10-2002 sửa đổi, bổ sung nghị định 178; quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31-12-2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Gần đây văn bản này tiếp tục bị sửa đổi, bổ sung một số điều bởi quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03-02-2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước. Thông tư số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BTC-BCA-TCĐC ngày 23-04-2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng…. Mặc dù có rất nhiều quy định điều chỉnh cho hoạt động tín dụng nhưng tranh chấp hợp đồng tín dụng vẫn xảy ra từ chính các quy định này, chẳng hạn: Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng tín dụng do không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, lãi suất do từ các các quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 30 Theo khoản 5 điều 474 của Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ. Điều 476 thì lại quy định: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Theo các quy định này thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay (vay và cho vay) của các tổ chức tín dụng được ấn định trên cơ sở và ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo quy định tại khoản 9, điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Tổng hợp các quy định trên ta thấy rằng: Lãi suất cho vay trong hạn lớn hơn lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố và chỉ không được vượt quá 150%, trong khi đó lãi suất áp dụng đối với khoản vay quá hạn theo quy định tại khoản 5 điều 474 thì tối đa chỉ bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Qua đó ta thấy, quy định về lãi suất của Bộ luật dân sự không còn phù hợp với nguyên tắc trên thị trường tín dụng là các khoản vay quá hạn phải bị phạt với mức lãi suất cao hơn so với các khoản vay trong hạn. Do đó, nếu các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cơ bản thì vô hình trung tạo điều kiện cho khách hàng chậm trả nợ vay ngân hàng để hưởng mức lãi suất nợ quá hạn thấp hơn so với lãi suất trong hạn. Khách hàng uy tín trả đúng hạn thì lại trả lãi suất cao hơn khách hàng trả nợ quá hạn. Mặt khác, quy định về lãi suất như thế này chỉ được áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản là không hợp lý gây nhiều khó khăn vướng mắc cho việc huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng. Theo các Ngân hàng đây là một kiểu ràng buộc lãi suất mang tính mệnh lệnh hành chính gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Quy định trên nếu áp dụng trong giao dịch bên ngoài ngân hàng thì có thể góp phần hạn chế tối đa tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội, song nếu áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng có thể nảy sinh nhiều bất cập. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 31 Theo các quy định về lãi suất như trên, thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay (vay và cho vay) của các tổ chức tín dụng được ấn định trên cơ sở và ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Ngân hàng Nhà nước thì Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Loại ý kiến đề nghị xem xét lại các quy định nói trên của Bộ Luật Dân sự cho rằng, Điều 476 áp dụng đối với lãi suất cho vay trong hạn lớn hơn lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và không vượt quá 150%; Trong khi đó, lãi suất áp dụng đối với các khoản vay quá hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 474 thì tối đa chỉ bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Qua đó cho thấy, quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự không phù hợp với nguyên tắc trên thị trường tín dụng là các khoản vay quá hạn phải bị phạt với lãi suất cao hơn so với các khoản vay trong hạn. Do đó, nếu các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cơ bản thì khách hàng vay sẽ có xu hướng chậm trả nợ vay ngân hàng để hưởng mức lãi suất nợ quá hạn thấp hơn so với lãi suất vay trong hạn và điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại được hình thành trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi ro. Áp tỷ lệ nhất định như Bộ Luật Dân Sự vô hình trung tạo ra một kiểu lãi suất trần, khống chế đầu ra của các tổ chức tín dụng, ngược với chủ trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu và cạnh tranh tự do. Quy định như vậy quá gò bó, có thể gây xung đột về mặt lãi suất13. Cụ thể hơn, lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố hằng tháng, hiện giữ mức 8,25%/năm. Nếu chiếu theo quy định trong Bộ luật Dân Sự 2005, những trường hợp cho vay với lãi suất trên 12,375%/năm sẽ gặp rắc rối trước pháp luật. Khi tranh chấp xảy ra, các tổ chức tín dụng có thể không thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thỏa thuận cho vay có thể bị vô hiệu hoá. 13 Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) Vũ Viết Ngoạn cho biết. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 32 Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần, đang ngấp nghé mức 12-13%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 14%/năm thậm chí lớn hơn. Mặt khác, trong các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thường thỏa thuận một mức phạt nhất định nếu chậm trả lãi và gốc, tối đa có thể lên tới 150% lãi suất cho vay. Song quy định về lãi suất cho vay trong Bộ luật Dân Sự không nêu rõ đã bao gồm lãi suất phạt hay chưa. Hiện mỗi ngân hàng đều có hàng chục sản phẩm tín dụng khác nhau, với các kỳ hạn ngắn, trung và dài. Bộ luật Dân Sự thì quy định lãi suất cho vay không được cao hơn 150% so với lãi suất cơ bản của loại vay tương ứng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ có duy nhất một loại lãi suất cơ bản và chỉ là mức lãi suất gợi ý cho vay tốt nhất, chứ không áp dụng cụ thể cho loại hình vay nào. Tóm lại, quy định của pháp luật về lãi suất cho vay như thế là không phù hợp với chủ trương tự do hóa lãi suất cho vay mà ngân hàng đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất tự do thỏa thuận mà chính phủ chỉ đạo các Ngân hàng thực hiện từ tháng 06/2002 đến nay. Đây có thể là một trong những vấn đề gây khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng mà vướng mắc này có có thể dẫn đến tranh chấp về lãi suất giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay một khi tổ chức tín dụng đưa ra lãi suất cho vay quá cao so với lãi suất được quy định trong Bộ Luật Dân Sự. Các chuyên gia pháp lý cho rằng về lâu dài chắn chắn điều 476 phải được sửa đổi. Hiện tại Quốc Hội cũng đang lấy ý kiến về việc sửa đổi điều Luật này. 1.2.3 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng liên quan đến thỏa thuận về bảo đảm thanh toán và xử lý nợ tín dụng. Ta biết rằng việc bảo đảm thanh toán là một biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp khách hàng vay không thể trả nợ. Đây cũng là một trong những điều kiện quyết định việc cho vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để cho vay và mức cho vay cụ thể là bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm thanh toán. Để xác định được giá trị tài sản bảo đảm thì phải định giá theo quy định của pháp luật. * Định giá tài sản bảo đảm và thủ tục đăng ký tài sản bảo đảm Việc định giá tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập; quy định của pháp luật cũng còn sơ sài mà ta biết rằng, giá trị tài sản thế chấp quyết định hạn mức vốn vay, nếu hai bên không thống nhất được giá trị tài sản thế chấp thì hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp sẽ không được hình thành. Cái khó trong việc xác định tài sản thế chấp là phải xác định tài sản thế chấp sao cho vừa đáp ứng được nhu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 33 cầu của khách hàng vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ cho tổ chức tín dụng một khi tài sản thế chấp được đem ra xử lý. Các quy định về định giá tài sản thế chấp luôn được sửa đổi để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng và khách hàng vay nhưng vẫn khó thực hiện trên thị trường biến động về giá này. Đặc biệt, là sự biến động về giá trên thị trường bất động sản, sự định giá sát thực tế mức độ nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ giá trị hiện tại đường phố diện tích, cấu trúc, cấp nhà, cơ sở hạ tầng phục vụ (nếu có)…) đến giá trị tương lai trong việc thay đổi quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Những yếu tố luôn thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến giá bất động sản, có khi tại thời điểm cho vay tổ chức tín dụng định giá cao vì giá thị trường cao nhưng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì thấp hơn khoản đã chi cho vay chưa kể đến lãi suất và tiền phạt nợ quá hạn. Theo nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay cho tổ chức tín dụng thì có quy định cách xác định giá trị tài sản bảo đảm. Việc quy định giá trị tài sản bảo đảm có thể do thỏa thuận của hai bên hoặc theo tổ chức định giá chuyên nghiệp. Thế nhưng, người có tài sản đem thế chấp vẫn chưa được hưởng quyền xác định giá trị tài sản thế chấp theo thị trường. Do cán bộ tín dụng khi định giá tài sản thế chấp trước hết vẫn căn cứ vào bản giá địa phương nơi có tài sản, sau đó tùy từng trường hợp áp dụng hệ số tăng thêm. Mà bảng giá được niêm yết tại địa phương mặc dù đã được nâng lên rất cao so với trước đây nhưng vẫn chưa sát với giá thị trường, không nói là thấp hơn rất nhiều lần. Hay trường hợp này đất vừa được quy hoạch thành khu vực đô thị hóa nhưng chủ sử dụng đất nông nghiệp chưa kịp chuyển đổi thì giá thị trường hiện thời là rất cao nhưng tổ chức tín dụng vẫn căn cứ vào giá đất nông nghiệp để xác định mức cho vay làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vay. Ngoài ra theo nghị định 85/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP thì Chính phủ đã giao quyền tự chủ cho phía tổ chức tín dụng quyết định, xem xét mức cho vay. Việc này phần nào dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng định giá theo cảm tính hoặc cố nâng giá lên để cho vay theo ý muốn chủ quan. Tất cả vấn đề trên là những vướng mắc có thể dẫn đến tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng, việc mâu thuẫn về định giá tài sản thế chấp thông thường trước khi các bên đi đến ký kết hợp đồng tín dụng hoặc cũng có thể sau khi các bên đã ký kết hợp đồng tín dụng. Ta biết rằng quy định về tài sản bảo đảm là rất quan trọng đối với hợp đồng tín dụng nó có ý nghĩa bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng một khi khách hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 34 không thể trả thì tổ chức tín dụng sẽ tiến hành xử lý khối tài sản bảo đảm đó để thu hồi nợ. Tuy nhiên, thực tiễn quy định về bảo đảm tài sản và xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia vào hợp đồng tín dụng từ đó dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp lại xảy ra. Chẳng hạn: Những vấn đề trong thủ tục công chứng, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và việc xử lý tài sản nợ vay đã và đang ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hầu như mọi hoạt động của tổ chức tín dụng đều lấy tiêu chí “nhanh”, “gọn” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu mọi thủ tục được giải quyết nhanh chóng để Ngân hàng cung ứng vốn kịp thời, có thể mở ra nhiều cơ hội thành công cho khách hàng trong làm ăn, kinh doanh. Nhiều cán bộ tín dụng cho biết, một số Phòng công chứng chỉ thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản đã hình thành. Trong khi đó, đặc điểm của loại hình này là tài sản hình thành từ vốn vay, tức là tài sản hình thành trong tương lai. Điều này cũng xuất phát từ việc thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng nếu thực hiện như các Phòng công chứng hiện nay thì quyền lợi của các Ngân hàng sẽ không được bảo đảm trong thời gian tài sản đang hình thành. Chưa kể, khi công chứng hợp đồng tín dụng, một số Phòng công chứng bắt buộc ghi cụ thể số hợp đồng tín dụng vào trong hợp đồng đảm bảo tiền vay dẫn đến làm gián đoạn việc cung cấp vốn Ngân hàng cho khách hàng, gây khó khăn cho Ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng, đặc biệt là với hình thức tín dụng theo hạn mức. Theo đó, khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn phải thay bằng hợp đồng tín dụng mới. Điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh là phải liên tục thường xuyên. Việc công chứng các phụ kiện hợp đồng đảm bảo tiền vay nhằm tăng tài sản để tăng hạn mức vay vốn cũng không được các cơ quan công chứng chấp nhận mà yêu cầu Ngân hàng làm một hợp đồng đảm bảo mới. Trong khi, khách hàng còn dư nợ Ngân hàng nên không thể giải chấp hợp đồng bảo đảm cũ để lập hợp đồng bảo đảm mới. * Xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ Khi các bên ký kết hợp đồng tín dụng thì quyền và nghĩa vụ của các bên bắt đầu có hiệu lực pháp luật. Các bên phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết của mình. Nếu có một bên vi phạm thì bên kia có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó hoặc bồi thường thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 35 Như vậy, khi các bên xây dựng các điều khoản cơ bản của hợp đồng tín dụng thì đòi hỏi các bên phải tự nguyện và tôn trọng các cam kết đó. Trong trường hợp người vay họ vi phạm hợp đồng tín dụng thì phải có trách nhiệm khắc phục những vi phạm đó. Nếu họ không tự nguyện khắc phục thì phía tổ chức tín dụng có quyền yều cầu chấm dứt hợp đồng bằng cách thu hồi nợ trước hạn. Tuy nhiên, với người đi vay với tư cách là con nợ mang nặng trọng trách là sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng, họ luôn hiểu rằng họ có trả nợ thì sau này tổ chức tín dụng mới có thể tiếp tục cho vay, vì khách hàng vay đã có “chữ tín” với tổ chức tín dụng. Mặt khác, khi họ được ngân hàng cho vay đa phần là phải có tài sản bảo đảm tiền vay, để giải phóng khối tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng thì khách hàng bắt buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là trả nợ gốc và lãi suất (nếu có). Thế nhưng điều đáng nói là bên còn lại thì thiếu linh hoạt trong quá trình xử lý vấn đề, mà cứ cứng nhắc giải quyết hoặc ép buộc bên gặp khó khăn phải thực hiện dù biết rằng bên bị buộc thực hiện không dễ dàng gì thực hiện được các cam kết trong thời điểm này. Chẳng hạn; Thứ nhất, trong quá trình thực hiện hợp đồng tín, bên vay (khách hàng vay) sử dụng số tiền đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng. Nhưng do yếu tố khách quan xảy ra mà bên vay không lường trước được sự việc làm cho quá trình sản xuất kinh doanh phải đình trệ như hàng hoá không bán được, hoa màu bị sâu bệnh năng suất thấp lại mất giá làm cho khách hàng vay rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hợp đồng vay. Trong trường hợp này thay vì tổ chức tín dụng đứng ra xem xét, đánh giá nguyên nhân khách quan của sự việc, thấy rõ bản chất của sự việc để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ hoặc khoanh nợ lại, tạo điều kiện cho khách hàng vay tái sản xuất để thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình cho tổ chức tín dụng. Thay vào đó tổ chức tín dụng lại gấp rút yêu cầu khách hàng giải quyết, thường thì tổ chức tín dụng đưa ra “thời hạn cuối cùng” cho khách hàng vay trả nợ. Thời hạn cuối cùng mà tổ chức tín dụng đưa ra để buộc khách hàng vay thanh toán các các khoản nợ vay. Nếu sau thời hạn cuối cùng này mà khách hàng vay không thanh toán được nợ thì tổ chức tín dụng sẽ áp dụng các biện pháp để thu nợ. Có thể, đó là các biện pháp đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc các biện pháp thu hồi hồi nợ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Thông tư số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 36 Tuy nhiên, khi đã vướng phải những lý do trên thì thời hạn cuối cùng mà phía cho vay đề ra là không khả thi và cũng không thể thực hiện được. Từ đó, tổ chức tín dụng cho rằng khách hàng vay đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng và yêu cầu thu hồi nợ. Rõ ràng đây là cách thu hồi nợ không hợp lý mà cũng chẳng hợp tình. Nhưng trường hợp như thế đã xảy ra tại nhiều nơi và khiến tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Thứ hai, đa số các loại hợp đồng tín dụng điều là hợp đồng mẫu đã được các tổ chức tín dụng soạn sẳn nên chắc chắn sẽ có những quy định mang lại lợi thế rất lớn cho tổ chức tín dụng và ngược lại đó là những bất lợi và khả năng xảy ra rủi ro rất cao cho khách hàng vay. Trong hợp đồng tín dụng mẫu thường có những điều khoản tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi nợ trong mọi trường hợp bất kể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan của bên đi vay trong việc không đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Ví dụ: Một điều khoản về quyền thu hồi nợ trong hợp đồng tín dụng trung và dài hạn theo mẫu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam như sau: “ Điều 12: Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Khoản 7: Chấm dứt việc cho vay theo hợp đồng này và thu hồi nợ trước hạn đối với toàn bộ dư nợ vay của hợp đồng này khi xảy ra một trong các sự kiện sau: - Bên vay vi phạm các cam kết hoặc các nghĩa vụ quy định tại: (1) Hợp đồng này; hoặc (2) các hợp đồng khác mà bên vay ký kết với ngân hàng; (3) hoặc các văn bản khác mà bên vay gửi đến ngân hàng. - Bên vay cung cấp cho ngân hàng các thông tin sai lạc về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của bên vay, về việc vay vốn và sử dụng vốn vay. - Bên vay có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của bên vay theo hợp đồng này và các thỏa thuận khác bên vay chủ động nộp hoặc bị các chủ thể khác nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; bên vay ngừng hoặc đe doạ ngừng toàn bộ hoặc một phần đáng kể hoạt động của bên vay; Bên vay trong quá trình giải quyết các thủ tục giải thể chia tách hợp nhất hoặc sáp nhập vào các tổ chức khác. - Có các vụ kiện hoặc quyết định của toà án hoặc trọng tài trong hoặc ngoài nước chống lại bên vay và người điều hành của bên vay mà theo ý kiến của Ngân hàng các sự kiên đó có khả năng dẫn đến thay đổi đáng kể đến môi trường kinh doanh, hoạt động, tài sản hoặc tài chính của bên vay, hoặc ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của bên vay cho Ngân hàng; Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 37 - Bất kỳ hành động hay sự kiện nào khác với sự kiện trên xảy ra mà theo ý kiến của ngân hàng có khả năng dẫn đến thay đổi bất lợi đáng kể đến môi trường kinh doanh, hoạt động, tài sản hoặc tài chính của bên vay, hoặc ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của bên vay cho Ngân hàng”. Theo những quy định của điều khoản này thì khách hàng vay là người bất lợi nhất nếu khách hàng gặp bất kỳ sự kiện nào mà theo ý kiến của ngân hàng cho rằng sự kiện đó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, tài sản hoặc tài chính của người vay hoặc ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ thì Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ. Một điều khoản thể hiện sự chủ quan của Ngân hàng cho thấy tổ chức tín dụng quá áp đặt và khách hàng vay là người buộc phải tuân thủ theo cách đấy. Xét về vị thế của người cho vay thì những phân tích trên đây không trái với tâm lý của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng.pdf
Tài liệu liên quan