DANH MỤC CÁC BẢNG .3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .4
LỜI NÓI ĐẦU .5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP .8
1.1. Tổng quan về kế hoạch. .8
1.1.1. Khái niệm về kế hoạch sản xuất. .8
1.1.2. Vai trò công tác lập kế hoạch.10
1.1.3. Phân loại kế hoạch sản xuất.11
1.2. Các nhân tố, yếu tố đầu vào cho quá trình lập kế hoạch sản xuất. .15
1.2.1. Tài chính. .15
1.2.2. Dự báo nhu cầu của khách hàng. .15
1.2.3. Công suất thiết bị, hàng tồn kho.15
1.2.4. Công nghệ.15
1.2.5. Cung ứng vật tư đầu vào. .15
1.2.6. Nguồn nhân lực.16
1.3. Quá trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. .16
1.3.1. Soạn lập kế hoạch.18
1.3.2. Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch.23
1.3.3. Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch.23
1.3.4. Đánh giá chất lượng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch.23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch. .25
1.4.1. Các yếu tố bên trong.25
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài. .26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH.28
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần sữa TH.28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .28
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. .29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.31
2.1.4. Các sản phẩm chính của công ty.33
2.1.5. Đặc điểm về các nguồn lực.36
2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.38
2.2. Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần
sữa TH. .40
2.2.1. Hệ thống kế hoạch tại công ty cổ phần sữa TH.40
2.2.2. Phân tích về bộ máy lập kế hoạch sản xuất.42
2.2.3. Phân tích quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty. .44
2.2.4. Phân tích chất lượng kế hoạch ngắn hạn của công ty.59
106 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phẩn sữa TH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T.
Sữa chua ăn, sữa chua uống: sử dụng trang thiết bị của nhà cung cấp Sacmi
(Italia). Sacmi là nhà cung cấp độc quyền trang thiết bị cho dòng sản phẩm sữa chua
ăn và sữa chua uống.
2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4: Doanh thu và tổng thu nhập của CBCNV của công ty qua từng năm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 555 1.584 1.421
2 Tổng thu nhập/người/tháng Triệu đồng 6.5 7.7 9.0
(Riêng số liệu năm 2013 mới tính đến 6 tháng đầu năm)
Mặc dù mới ra đời từ năm 2010 nhưng dựa vào số liệu bảng trên ta có thể
thấy được rằng doanh thu của công ty đang có chiều hướng đi lên. Vì công ty đang
còn nằm trong diện dự án từ 2010 tới năm 2017. Tuy nhiên trong 3 năm đầu sau khi
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 39
thành lập, doanh thu của công ty đã mang lại những tín hiệu đáng mừng. Doanh thu
tăng dần theo mỗi năm và mục tiêu của công ty trong năm 2013 là đạt doanh thu
3.500 tỷ. Đây là con số khả thì vì theo số liệu thống kê tới 6 tháng đầu năm thì
doanh thu của công ty đã đạt được con số 1.421 tỷ.
Điều đáng nói hơn ở đây là thương hiệu TH ra đời đang nhận được sự chào
đón của người tiêu dùng trong cả nước. Trong tháng 7/2013 công ty đã tiếp tục tung
ra các sản phẩm thuộc dòng sữa chua và sữa chua uống men sống & tiệt trùng. Với
việc tung ra các sản phẩm này thì công ty đang dự kiến có được bước đột phá trong
việc tăng doanh thu đáp ứng theo kế hoạch đã đề ra.
Theo lộ trình kế hoạch thì đến năm 2017 thì doanh thu của TH milk sẽ đạt
mức 1 tỷ USD. Để đạt được mức doanh thu này ở năm 2017 công ty cũng đã có
những chiến lược bán hàng cực kỳ rõ ràng. Bên cạnh việc bán hàng theo kênh
truyền thống thì công ty cũng mạnh dạn mở ra kênh bán hàng cho riêng mình bằng
hệ thống siêu thị mini TH true mart. Nắm bắt được nhu cầu phát triển của nghành
tiêu dùng bán lẻ hiện nay nên TH milk mạnh dạn đầu từ vào kênh bán hàng tương
đối mới mẻ ở Việt Nam này. Dù biết rằng kênh bán hàng này sẽ làm tăng chi phí
bán hàng lên cao.
Theo một số phân tích và nghiên cứu cho rằng việc mở rộng thị trường bằng
cách đầu tư hẳn một kênh bán hàng như TH true mart vào thời điểm này sẽ là gánh
nặng về chi phí bán hàng nhưng trong tương lai thì nó sẽ là kênh bán hàng hữu hiệu.
Nắm bắt được thị trường và mạnh dạn đầu tư nên trong tương lai TH milk sẽ có 2
kênh bán hàng là truyền thống và hệ thống siêu thị mini TH true mart. Nhờ đó mà
mục tiêu doanh thu năm 2017 sẽ là 1 tỷ USD càng có căn cứ hơn.
Tuy nhiên sự biến động của thị trường trong 3 năm qua cũng khiến cho TH
milk gặp không ít khó khăn như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình hình lạm phát
gia tăng, cạnh tranh thị trường với các công ty sữa hàng đầu như Vinamilk và Dutch
Lady cũng gây nhiều ảnh hưởng cho mục tiêu của TH milk. Nhưng với mục tiêu có
sẵn cùng với tiềm lực tài chính kèm theo đó là sự tự tin với thương hiệu TH nên
công ty đang từng bước có những bước tiến vững chắc trên con đường chinh phục
thị trường sữa Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 40
2.2. Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần
sữa TH.
2.2.1. Hệ thống kế hoạch tại công ty cổ phần sữa TH.
Hệ thống kế hoạch của công ty bao gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung
hạn, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp.
Đối với kế hoạch dài hạn: Công ty xây dựng theo chiến lược và mục tiêu rõ
ràng, ban giám đốc là người chịu trách nhiệm lập loại kế hoạch này. Hiện nay công
ty cũng đang trong dự án từ năm 2010 tới năm 2017. Mục tiêu của công ty là tới
năm 2017 sẽ đạt sản lượng sữa tươi 1.700 tấn/ngày, trở thành công ty số một trong
việc sản xuất và phân phối sản phẩm sữa tươi tại Việt Nam.
Kế hoạch trung hạn, kế hoạch năm: Từ kế hoạch dài hạn cùng với đó là các
chỉ đạo từ ban giám đốc, các trưởng phòng ban sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch
trung hạn, kế hoạch năm. Kế hoạch năm được xây dựng theo chiến lược có sẵn của
công ty là tập hợp các kế hoạch: sản xuất, tài chính, lao động, vật tư, kỹ thuật, xây
dựng cơ bảnTrong đó phần kế hoạch sản xuất sản phẩm phải đảm bảo mục tiêu
về doanh thu theo lộ trình phát triển, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh và
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu từ thị trường. Thông thường đối với kế hoạch
năm thì khoảng tháng 10 hàng năm, công ty bắt đầu xây dựng kế hoạch cho cả năm
tới (AOP: Annual Operation Plan). Kế hoạch này bao gồm mục tiêu về doanh thu
mà công ty cần đạt trong năm tới. Căn cứ vào mục tiêu đó công ty tiến hành xây
dựng các kế hoạch cụ thể liên quan để đáp ứng mục tiêu trên. Kế hoạch sản xuất sản
phẩm năm: là cơ sở để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo về nhân lực, trang thiết bị,
công nghệ, nhà xưởng, vật tưTừ đó công ty sẽ có kế hoạch tài chính cụ thể để
đảm bảo ngân sách hoạt động trong năm tới.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 41
Bảng 2.5: Danh mục các kế hoạch của công ty TH năm 2013
STT Danh mục kế hoạch Quý1 Quý2 Qúy 3 Quý 4
1 Sản lượng và cơ cấu SP X X X X
2
THM AOP 2013 Plant
capacity
X X X X
3 THM AOP 2013 Capex X X X X
4 THM AOP 2013 Opex X X X X
5 THM AOP 2013 People Cost X X X X
6 THM AOP 2013 TnE X X X X
7
THM AOP 2013 Material
Cost
X X X X
(Nguồn: phòng tài chính)
Trong đó:
Sản lượng và cơ cấu sản phẩm: căn cứ vào mục tiêu doanh thu, công ty tiến
hành phân tích và đưa ra con số sản lượng cần sản xuất cho năm 2013 và tỷ lệ giữa
các sản phẩm cần sản xuất.
THM AOP 2013 Plant capacity: là kế hoạch chuẩn bị về trang thiết bị máy
móc để đảm bảo kế hoạch sản xuất.
THM AOP 2013 Capex: là kế hoạch chi phí cần đầu tư để đảm bảo kế hoạch
sản xuất năm.
THM AOP 2013 Opex: là kế hoạch chi phí hoạt động cần có khi triển khai từ
kế hoạch sản xuất năm. Từ kế hoạch này thì công ty sẽ có kế hoạch tài chính chuẩn
bị nguồn tiền hàng tháng để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch Opex
này bao gồm tất cả chi phí hoạt động của tất cả các phòng ban trong công ty theo
năm, theo quý và theo tháng.
THM AOP 2013 People Cost: là kế hoạch về chi phí nhân sự để đảm bảo kế
hoạch sản xuất năm.
THM AOP 2013 TnE: là kế hoạch về các chi phí hoạt động như chi phí công
tác, chi phí tiếp khách của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 42
THM AOP 2013 Material Cost: là kế hoạch nguyên vật liệu và chi phí mua
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng năm, hàng quý và hàng tháng.
Kế hoạch ngắn hạn và tác nghiệp: Căn cứ từ kế hoạch sản xuất năm, công ty
tiến hành phân bổ theo quý và chi tiết xuống từng tháng để tiến hành sản xuất và
đảm bảo tiến độ cho cả năm.
Ngoài ra, đối với kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, hàng tuần thì công ty còn
sử dụng các lệnh sản xuất để gửi tới các bộ phận liên quan. Lệnh sản xuất này bao
gồm: số lượng sản phẩm cần sản xuất, số giờ sản xuất. Từ đó các bộ phận sẽ tính
đến cơ cấu nhân sự, máy móc trang thiết bị để chuẩn bị đáp ứng sản xuất.
Ở công ty cổ phần sữa TH, kế hoạch rất linh động. Do đó mục tiêu của năm
được chia thành mục tiêu các quý, mục tiêu các quý được chia thành mục tiêu các
tháng. Khi áp dụng mục tiêu của tháng thì công ty tiến hành rất linh động để có thể
cập nhật nhu cầu của thị trường. Công ty áp dụng mục tiêu 1 tháng cố định và 2
tháng kế tiếp có thể thay đổi. Nhờ đó mà các kế hoạch của công ty có thể thay đổi
một cách linh hoạt. Cuối mỗi tháng lại tiến hành họp định kỳ để tổng hợp kết quả
đạt được và cập nhật tình hình thị trường để đưa ra mục tiêu cho tháng kế tiếp. Tất
nhiên do đã có kế hoạch cho năm và quý nên sự thay đổi trong kế hoạch trong công
ty chỉ cho phép +/- 20%. Ngoài con số chênh lệch trên thì phải giải trình lý do tại
sao?
2.2.2. Phân tích về bộ máy lập kế hoạch sản xuất.
2.2.2.1. Sơ đồ bộ máy lập kế hoạch sản xuất tại TH milk.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 43
Chủ tịch hội đông quản trị
Kiểm tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Khối kinh doanhKhối chuỗi cung ứng
Khối tổ chức hành
chính
Khối
tài chính - kế toán
Bộ phận kế hoạch
nhu cầu
Bộ phận mua hàng
Bộ phận kho & vận
tải
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
Phòng kế toán
Khối sản xuất
Phó tổng giám
đốc
Khối trang trại
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy lập KHSX
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Theo sơ đồ bộ máy lập kế hoạch sản xuất tại công ty thì hoạt động lập kế
hoạch sản xuất có sự tham gia của hầu hết các bộ phận trong công ty. Trong đó, ban
giám đốc (gồm tồng giám đốc và năm phó tổng giám đốc) là cơ quan có nhiệm vụ
phê duyệt các kế hoạch cũng như đánh giá tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch của
công ty. Các khối phòng ban có trách nhiệm triển khai và theo dõi tình hình thực
hiện kế hoạch của công ty.
2.2.2.2. Phân tích vai trò của bộ máy lập kế hoạch sản xuất tại TH milk.
Ban giám đốc: triển khai từ kế hoạch kinh doanh của công ty, ban giám đốc
đã chuyển thành kế hoạch nhu cầu mà công ty cần sản xuất. Sau đó kế hoạch này
được chuyển đến khối chuỗi cung ứng để triển khai thành kế hoạch sản xuất.
Khối trang trại: căn cứ vào kế hoạch hàng năm của ban giám đốc, khối trang
trại sẽ cân đối mua bò để đáp ứng sản lượng sữa mong muốn và vận chuyển đến tận
nhà máy để phục vụ sản xuất.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 44
Khối chuỗi cung ứng: bộ phận chịu trách nhiệm đặc biệt triển khai kế hoạch
sản xuất từ kế hoạch nhu cầu của công ty là bộ phận kế hoạch nhu cầu. Căn cứ vào
kế hoạch nhu cầu, công suất của nhà máy và sản lượng sữa từ trang trại, bộ phận kế
hoạch nhu cầu sẽ tính toán và cân đối sản lượng cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu
của công ty (hay nói cách khác là nhu cầu của bộ phận bán hàng). Từ kế hoạch cần
sản xuất này thì bộ phận sẽ tính ra nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết mua để đáp ứng
kế hoạch sản xuất. Kế hoạch này sẽ được chuyển đến bộ phận mua hàng để tiến
hành mua nguyên vật liệu.
Kế hoạch sản xuất cuối cùng sẽ được triển khai đến khối sản xuất (thuộc
khối chuỗi cung ứng). Căn cứ vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và nhu cầu cần
sản xuất, thì khối này sẽ tiến hành sản xuất ra đúng số lượng yêu cầu của kế hoạch.
Và cuối cùng toàn bộ thành phầm sản xuất ra sẽ được bộ phận kho & vận tải
vận chuyển ra thị trường.
Khối tài chính và khối tổ chức hành chính: có vai trò hỗ trợ và đảm bào tài
chính và nhân lực luôn đầy đủ và sẵn sàng để phục vụ sản xuất.
Tuy vai trò và công việc ở bộ máy lập KHSX được phân công tương đối rõ
rang nhưng vẫn còn đó một số hạn chế như:
- Thiếu các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho đội ngũ lập kế
hoạch sản xuất. Do đó việc nâng cao các kỹ năng vẫn còn hạn chế.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy lập kế hoạch sản xuất ở công ty TH cũng đã lâu,
thiếu sự cải cách trong sơ đồ tổ chức để giúp bộ máy hoạt động linh hoạt
hơn trong việc đối phó các tình huống.
- Thiếu đội ngũ kế thừa trong bộ máy. Điều này có thể dẫn đến việc hoạt
động không lâu dài, thiếu sự ổn định trong tương lai.
2.2.3. Phân tích quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty.
2.2.3.1. Quy trình lập kế hoạch của công ty.
Quy trình lập kế hoạch sản xuất ở TH chia làm hai quy trình là quy trình
soạn thảo KHSX và quy trình triển khai, theo dõi và điều chỉnh KHSX.
Cụ thể về hai quy trình như sau:
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 45
¾ Quy trình soản thảo kế hoạch sản xuất. (Quy trình S&OP).
Sản xuất Mua hàng Xuất - nhập khẩuTrang trại Bán hàng Kế hoạch nhu cầu
Sản lượng
sữa
Tồn nhà PP
Dự báo bán
hàng
Điều kiện SX
liên quanKHSX dự
kiến
KHSX liên quan
Tồn kho NVL liên quan
Thông tin
mua hàng liên
quan
Xác nhận
Họp các bộ
phận
Xác nhận KHSX tháng chính
thức & 2 tháng dự kiến
Xác nhận KHSX
tuần trong tháng
Đối chiếu
tồn kho
Hình 2.3: Quy trình soạn thảo KHSX
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 46
¾ Quy trình triển khai kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh KHSX.
Biểu mẫu theo dõi KHSX
Báo cáo sản xuất
Bộ phận kế
hoạch nhu cầu Biểu mẫu KHSX thay đổi
Bộ phận sản xuất Báo cáo sản xuất
Lưu đồTrách nhiệm Tài liệu
Bộ phận kế
hoạch nhu cầu
Biễu mẫu KHSX
Biễu mẫu đặt hàng NVL
Bộ phận sản xuất
Hình 2.4: Quy trình triển khai, theo dõi và điều chỉnh KHSX
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 47
2.2.3.2. Phân tích quy trình lập kế hoạch của công ty.
1) Quy trình soạn thảo kế hoạch sản xuất.
Quy trình này là tổng hợp của nhiều công đoạn khác nhau từ nhiều bộ phận
khác nhau.
Khối trang trại: trang trại đưa ra sản lượng sữa dự kiến cho từng năm dựa
vào kế hoạch nhập bò, tình hình thực tế lượng bò hiện tại và kế hoạch sinh nở sắp
tới của bò. Bên cạnh đó yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng đến lượng sữa được vắt ra
ví dụ như mùa hè thì lượng sữa vắt được ít hơn so với các mùa còn lại.
Bảng 2.6: Bảng dự báo sản lượng sữa và thực tế nhận sữa của tháng 4, tháng 5
và tháng 6 năm 2013
STT Sản lượng sữa Đơn vị Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
1 Theo kế hoạch Tấn/ngày 225 250 260
2 Thực tế nhận Tấn/ngày 190 210 230
3 Chênh lệch Tấn/ngày (35) (40) (30)
4 Mức độ hoàn thành KH % 84% 84% 88%
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Từ bảng trên ta thấy rằng, sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch dự báo sản
lượng sữa là luôn luôn tồn tại. Do đó một trong những nguyên nhân đầu tiên làm
giảm hiệu quả của quy trình soạn thảo kế hoạch sản xuất chính là độ chính xác của
việc dự báo sản lượng sữa.
Khối bán hàng: sau khi có mục tiêu của một năm, khối này tiến hành phân
tích thị trường để đưa ra dự báo cho từng quý, từng tháng. Căn cứ vào nhu cầu dự
báo và mục tiêu doanh thu năm của công ty. Khối này sẽ có những giải pháp cụ thể
như quảng cáo, khuyến mãi với mục đích là xúc tiến bán hàng để đáp ứng mục
tiêu chung của công ty. Thông thường thì nhu cầu dự báo của 1 tháng, 1 quý hay 1
năm thì nó sẽ tính theo công thức sau:
1
i i
t tF A xα−= [2.1]
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 48
Trong đó:
9 itF : nhu cầu sản phẩm i cho năm kế hoạch t.
9 1itA − : nhu cầu sản phẩm i cho năm kế hoạch t-1
9 α : dự báo mức độ tăng trưởng của sản phẩm i
Ở TH thì mức độ tăng trưởng α là do ban lãnh đạo (BOD) quyết định hàng
năm và đó được coi như là mục tiêu năm của công ty. Tuy nhiên khi xét đến kế
hoạch quý và tháng thì lại đơn giản hơn nhiều và lúc đó α lại không có nhiều ý
nghĩa lắm vì lúc đó các căn cứ để làm kế hoạch sản xuất lại là:
9 Tồn kho thành phẩm tháng trước.
9 Tình hình dự báo bán hàng tháng kế tiếp: tình hình này được bộ phận bán
hàng xác định và theo mùa khác nhau thì nó khác nhau ví dụ như mùa đông
thì sữa khó bán hơn các mùa còn lại.
9 Tình hình sản xuất tháng kế tiếp và dự kiến tồn kho tháng kế tiếp.
Nói như vậy để thấy rằng kế hoạch ở TH là cực kỳ linh động. Nó phụ thuộc
chủ yếu vào nhu cầu thị trường và sản lượng sữa từ trang trại. Do đó công việc của
bộ phận kế hoạch nhu cầu là làm thế nào để đồng nhất được sản lượng sữa và nhu
cầu từ thị trường. Từ đó công ty sẽ có những chiến lược cụ thể để đảm bảo mục tiêu
của công ty.
Bảng 2.7: Kiểm tra độ chính xác của số liệu dự báo SP có đường 110 của quý I &
II năm 2013.
Quý Tháng Đơn vị
Kế
hoạch(1)
Thực
hiện(2)
Sai số
(2)-(1)
Độ chính
xác
Tháng 1 Thùng 204.421 177.128 (27.293) 87%
Tháng 2 Thùng 178.868 144.011 (34.857) 81%Quý I
Tháng 3 Thùng 245.830 634.221 388.391 -58%
Tháng 4 Thùng 308.122 232.834 (75.288) 76%
Tháng 5 Thùng 438.178 311.331 (126.848) 71%Quý II
Tháng 6 Thùng 385.084 277.214 (107.870) 72%
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 49
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy rằng độ chính xác của dự báo cho sản phẩm
có đường 110 là từ 70% tới 87%. Duy chỉ có tháng 3 là độ chính xác đạt -58% là vì
do kế hoạch thực tế trong tháng đó bán được vượt xa nhu cầu dự báo. Điều này chỉ
ra rằng sự biến động của nhu cầu thị trường là rất khó lường. Do đó tần suất cập
nhật sự thay đổi nhu cầu thị trường càng nhiều thì độ chính xác của dự báo càng
tăng lên.
Từ việc phân tích độ chính xác của khả năng dự báo nhu cầu từ thị trường
cho ta thấy rằng nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quy
trình soạn thảo kế hoạch sản xuất đó chính là độ chính xác của khả năng dự báo nhu
cầu từ thị trường.
Khối chuỗi cung ứng: sau khi nhận được kế hoạch nhu cầu từ bộ phận bán
hàng thì bộ phận kế hoạch nhu cầu chịu trách nhiệm cân đối giữa các yếu tố: tồn
kho thành phẩm và bán thành phẩm, nhu cầu bán hàng trong tháng, tồn dự kiến cuối
tháng, từ đó đưa ra kế hoạch cần sản xuất trong từng tháng.
Bảng 2.8: Bảng cân đối lập KHSX tháng 4, năm 2013
STT Tên TP Đơn vị
Tồn đầu
kỳ
DK Nhu cầu Tồn cuối kỳ
Mức
KHSX
1 Ít đường 110 Thùng 21.992 42.374 22.232 42.586
2 Có đường 110 Thùng 155.468 308.122 219.089 371.743
3 Dâu 110 Thùng 50.774 105.000 62.000 116.226
4 Chocolate 110 Thùng 12.492 25.000 17.000 29.508
5 K đường 180 Thùng 26.526 52.673 31.150 57.297
6 Ít đường 180 Thùng 79.202 173.720 95.660 190.178
7 Có đường 180 Thùng 326.250 571.704 325.620 571.074
8 Dâu 180 Thùng 28.887 60.390 35.880 67.383
9 Chocolate 180 Thùng 19.766 35.000 21.325 36.559
10 Collagen 180 Thùng 7.569 15.000 10.000 17.431
11 Phytos 180 Thùng 9.394 15.000 10.000 15.606
12 Canxi 180 Thùng 6.477 15.000 10.000 18.523
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 50
Từ bảng trên ta thấy sau khi nhận được dự kiến nhu cầu từ bộ phận bán hàng
cho các tháng 4 và tháng 5 thì để lập ra mức KHSX, bộ phận kế hoạch nhu cầu phải
chốt được tồn đầu tháng 4, tồn cuối kỳ tháng 4. Theo chính sách tồn kho thành
phẩm ở công Ty TH thì tồn cuối kỳ mỗi tháng bán được khoảng 15 ngày của tháng
tới. Trong bảng trên thì tồn cuối kỳ tháng 4 bằng một nửa nhu cầu bán hàng tháng 5.
Từ các thông số trên bộ phận kế hoạch nhu cầu đưa ra được mức kế hoạch sản xuất
cho tháng 4 như trên. Hàng tháng, bộ phận bán hàng sẽ cập nhật nhu cầu của thị
trường để bộ phận kế hoạch nhu cầu điều chỉnh kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp
với tình hình của thị trường tại thời điểm đó.
Tóm lại, trong quy trình soạn thảo kế hoạch sản xuất này có sự tham gia hầu
hết của các bộ phận với mục đích là chuyển từ nhu cầu thị trường sang nhu cầu sản
xuất của công ty. Để nâng cao hiệu quả trong quy trình soạn thảo kế hoạch sản xuất
này, nó đòi hỏi khả năng dự báo sản lượng sữa và khả năng dự báo nhu cầu từ thị
trường phải cực kỳ chính xác. Bên cạnh đó tần suất cập nhật các dự báo phải nhanh
để công ty còn có kế hoạch điều chỉnh sản xuất một cách hợp lý nhằm đáp ứng tối
đa nhu cầu của thị trường.
2) Quy trình triển khai kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh KHSX.
a) Công tác chuẩn bị sản xuất.
Khi nhận được mức kế hoạch sản xuất từ cuộc họp S&OP, phòng kế hoạch
nhu cầu tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị để tiến hành sản xuất.
Phân tích khả năng đáp ứng kế hoạch: xem xét lịch sử sản xuất máy móc
thiết bị. Việc xem xét lịch sử sản xuất các ngày sản xuất trước đó cho phép xác định
và tính toán sản lượng trung bình trong một ngày/trong một ca/trong một giờ thực tế
sản xuất ra được bao nhiêu sản phẩm và tỷ lệ phần trăm đạt kế hoạch đề ra. Từ đó
đối chiếu với sản lượng cần phải sản xuất trong kế hoạch hiện tại có khả thi hay
không? Nếu không, đưa ra các nguyên nhân, biện pháp xử lý và phản hồi về bộ
phận/cấp liên quan để xem xét hoặc đổi lại kế hoạch sản xuất. Khi xem xét tiểu sử
các ngày sản xuất trước đó, các thông tin sau cần phải xem xét:
9 Năng suất sản xuất chung đường chuyền trung bình (LU%).
9 Sản lượng thực tế sản xuất ra.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 51
9 Tỷ lệ phần trăm đạt kế hoạch (PTS).
9 Tỷ lệ thời gian ngừng máy do lỗi thiết bị (EPL) và Hiệu suất sản xuất (LE)
v.v.
Xem xét các yếu tố khẩn cấp, có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
Việc xem xét các yếu tố khẩn cấp giúp việc sản xuất chủ động trong công việc triển
khai kế hoạch sản xuất của bộ phận, từ đó có thông tin phản hồi đến các phòng ban
liên quan. Các yếu tố khẩn cấp có thể có tác động đến kế hoạch sản xuất phải xem
xét như:
9 Thiên tai, hỏa hoạn.
9 Các sự cố về máy móc thiết bị.
9 Xây dựng, chỉnh sửa/nâng cấp và cải tạo nhà xưởng.
9 Các thay đổi về chính sách tại địa phương v.v.
Phân tích tồn kho vật tư: khi có được mức KHSX, bộ phận kế hoạch nhu cầu
tiến hành tính toán và cân đối lượng tồn kho của nguyên vật liệu đủ để đáp ứng kế
hoạch sản xuất. Việc xem xét tồn kho của nguyên vật liệu được tiến hành theo các
bước sau:
9 Bước 1: xem xét tồn kho hiện tại tại các kho chứa nguyên vật liệu của nhà
máy.
9 Bước 2: xem xét tồn kho tại kho nguyên vật liệu đã đặt nhưng chưa về.
9 Bước 3: xem xét tồn kho nguyên vật liệu để đảm bảo chính sách tồn kho an
toàn của công ty.
Nếu số lượng tồn kho của nguyên vật liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu sản
xuất theo mức kế hoạch sản xuất thì bộ phận kế hoạch chủ động tính toán và gửi kế
hoạch đến bộ phận mua hàng để tiến hành mua hàng theo đúng chủng loại và số
lượng yêu cầu nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất và chính sách tồn kho nguyên vật
liệu của công ty.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 52
Bảng 2.9: Bảng cân đối lập KH NVL cho tháng 4, năm 2013
STT Tên TP Đ/vị
Tồn đầu
kỳ
DK Nhu
cầu
Tồn cuối
kỳ
Cần đặt
hàng
1 Đường RE Kg 68595 254604 59408 245417
2 Seakem Kg 500 5664 800 864
3 Rikemal 105 Kg 4000 5656 3394 5049
4 Riplex DU Kg 954 802 782 630
5 Hương dâu 59 Kg 611 305 183 (124)
6 Hương dâu 60 Kg 611 305 183 (124)
7 Màu 1000 Kg 200 141 146 87
8 Chomilk 150 Kg 1000 807 635 442
9 Rikemal 200S Kg 500 368 267 134
10 Dark chocolate Kg 7137 11093 6656 10611
11 Flavor chocolate Kg 500 202 159 (139)
12 Vanila Natural Kg 411 252 214 55
(Nguồn: phòng kế hoạch nhu cầu)
Sau khi cân đối số lượng nguyên vật liệu cần thì bộ phận kế hoạch nhu cầu
sẽ tính toán và gửi số lượng cần đặt cho bộ phận mua hàng, với những nguyên liệu
mà có số lượng cần đặt là âm thì không cần đặt, nghĩa là tồn kho đủ sản xuất theo
kế hoạch đề ra. Thông tin mà bộ phận kế hoạch nhu cầu gửi cho bộ phận mua hàng
như sau:
9 Số lượng đặt hàng.
9 Ngày yêu cầu về.
9 Số yêu cầu mua hàng.
Dựa vào các thông số đó thì bộ phận mua hàng sẽ tiến hành liên hệ với nhà
cung cấp để đàm phán và đưa về theo yêu cầu của bộ phận kế hoạch để đảm bảo kế
hoạch sản xuất.
b) Công tác lên kế hoạch sản xuất chi tiết.
Việc xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết hàng ngày tuần cho từng khu
vực/bộ phận và dây chuyền sản xuất sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 53
9 Lên kế hoạch sản lượng sản xuất hàng ngày: sau khi có được kế hoạch sản
xuất tuần/tháng từ cuộc họp S&OP, bộ phận kế hoạch tiến hành tính toán,
cập nhật các thông tin sản xuất mới nhất và lập kế hoạch sản xuất về sản
lượng cần phải sản xuất cho mỗi ngày nhằm:
o Đạt chỉ tiêu sản lượng đề ra.
o Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến sản xuất, từ đó có các biện
pháp xử lý và cải tiến kịp thời.
Luận văn thạc sĩ
Thái Ngô Hiếu – Lớp QTKD3- 2011B Page 54
00
Tuần số: 14 Từ ngày/ From 1-Apr-12 Đến ngày/ To 07-Apr-12
MON UHT đường: 64(tấn) UHT đường: 161(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp)
SWEETENED SWEETENED SWEETENED
1-Apr-12 225 (tấn)
TUE UHT đường: 64(tấn) UHT đường: 161(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp)
SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED
2-Apr-12 225 (tấn)
WED UHT đường: 60(tấn) UHT đường: 115(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT đường: 320,000 (hộp) UHT đường: 320,000 (hộp)
SWEETENED UHT Dâu: 50(tấn) SWEETENED SWEETENED UHT Dâu: 140,000 (hộp) UHT Dâu: 140,000 (hộp)
3-Apr-12 225 (tấn)
THU UHT đường: 64(tấn) UHT đường: 150(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT đường: 386,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp)
SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED
4-Apr-12 214 (tấn)
FRI UHT đường: 60(tấn) UHT k đường: 115(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT k đường: 320,000 (hộp) UHT k đường: 320,000 (hộp)
SWEETENED UHT Dâu: 50(tấn) SWEETENED SWEETENED UHT Dâu: 140,000 (hộp) UHT Dâu: 140,000 (hộp)
5-Apr-12 225 (tấn)
SAT UHT đường: 64(tấn) UHT đường: 161(tấn) UHT đường: 127,000 (hộp) UHT đường: 455,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp) UHT đường: 447,000 (hộp)
SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED SWEETENED
6-Apr-12 225 (tấn)
SUNDAY UHT ít đường: 50(tấn) UHT ít đường: 175(tấn) UHT ít đường: 455,000 (hộp) UHT ít đường: 486,000 (hộp) UHT ít đường: 486,000 (hộp)
LESS SUGAR LESS SUGAR LESS SUGAR LESS SUGAR LESS SUGAR LESS SUGAR
7-Apr-12
Tên sản phẩm/ DISCRIPTION
Duyệt Lập Bởi
Tổng
UHT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272378_0344_1951957.pdf