Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU. vii

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC . 4

TRONG DOANH NGHIỆP. 4

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC.4

1.1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực: .4

1.1.1.1. Khái niệm:.4

1.1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực:.5

1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực.6

1.1.2.1. Khái niệm:.6

1.1.2.2. Vai trò của quản trị nhân lực:.6

1.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.8

1.2.1. Chức năng thu hút nguồn nhân lực: .8

1.2.2. Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:.8

1.2.3. Chức năng duy trì nguồn nhân lực:.8

1.3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG

DOANH NGHIỆP.8

1.3.1. Các nội dung thuộc chức năng thu hút nguồn nhân lực:.8

1.3.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực .8

1.3.1.2. Phân tích công việc: .10

1.3.1.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực.12

1.3.2. Các nội dung thuộc chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: .17

1.3.2.1. Khái niệm:.17

1.3.2.2. Mục đích: .18

1.3.2.3. Xác định nhu cầu đào tạo :.19

1.3.2.4. Thực hiện quá trình đào tạo: .20

pdf97 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ. Cơ chế quản lý - Hệ thống Luật pháp Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là Luật lao động - các bộ luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến các lợi ích chính đáng của người lao động trong đó có nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến ..v.v. Các bộ luật này cũng ràng buộc những điều khoản sử dụng lao động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm...do Nhà nước qui định. Văn hoá - Xã hội Văn hoá xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân lực của các doanh nghiệp. Sự thay đổi giá trị văn hoá của một nước cũng tạo ra các thách đố cho các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Tỷ lệ phụ nữ gia tăng trong lực lượng lao động là một ví dụ. Quan điểm trọng nam khinh nữ hoặc "nam giới làm việc và nữ giới ở nhà" đã thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Điều này làm cho các nhà quản trị nhân lực phải thay đổi tư duy và phải quan tâm hơn đối với lao động nữ. Ngoài ra sự thay đổi về lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng tới cấu trúc của các công ty, doanh nghiệp và dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động, trong các ngành nghề kinh doanh. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 33 Khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khi khoa học-kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lượng lao động dư thừa. Khách hàng Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không còn doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này. Cường độ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà còn phải cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, vì nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh. Cường độ cạnh tranh tác động tới việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện các kế hoạch đó. Do đó cường độ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị nhân lực, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngươì có trình độ, doanh nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 34 sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề. 1.4.2. Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp Phương hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự. Chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Các chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có được thực hiện tốt hay không là tùy thuộc vào chiến lược dùng người của doanh nghiệp. Với mỗi chính sách và chiến lược kinh doanh doanh nghiệp phải lập cho được các kế hoạch nhân lực để tìm cho ra những người có đủ kỹ năng, trình độ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp Mô hình tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới công tác quản trị nhân lực thể hiện ở chỗ: mô hình tổ chức sẽ chi phối đến nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp. Mô hình tổ chức càng ổn định, hợp lý càng tạo điều kiện tốt cho công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp Nhân tố nhà quản trị Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 35 đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ. Bầu không khí văn hoá của công ty - doanh nghiệp Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có bầu không khí văn hoá của riêng mình. Bầu không khí văn hoá này được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo. Nhân tố con người Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thíchvì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra những đòi hỏi buộc các nhà quản trị nhân lực doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực để phù hợp với nó, nhằm phát huy có hiệu quả nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1, đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học và khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội và đối với các doanh nghiệp. Công tác quản trị nguồn nhân lực ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng, nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với từng cá nhân. Cố gắng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, đồng thời tạo ra môi trường hoạt động năng động hơn và yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực. Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của doanh nghiệp. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Cũng chính vì vậy, việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực vào trong môi trường ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ là sự cần thiết cho sự phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 37 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH PHÚ THỌ 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình thành lập: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 2008, theo quyết định số 1023/2008/QĐ-UB ngày 16/4/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh Phú Thọ về việc thành lập Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú thọ, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục thể thao - Sở Văn hoá, thông tin – Tiếp nhận chức năng và tổ chức về du lịch từ Sở Thương mại, du lịch – Tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban dân số trẻ em và gia đình. Địa chỉ: Đường Trần Phú – Phường Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì; Điện thoại/ Fax: 0210 3846390 – 0210 3848545 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: - Chức năng: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tình và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thười chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 38 - Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch ở địa phương. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; trưởng, phó phòng văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện, sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông. Trình Chủ tịch UBND tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các hội đồng chuyên ngành về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy: - Lãnh đạo: Có giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc: Là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Phó giám đốc Sở: Là người giúp giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở và trường pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi giám đốc vắng mặt, một phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 39 Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở VHTTDL Phú Thọ năm 2012) - Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Sở: Có 10 phòng chức năng. + Văn phòng + Thanh tra + Phòng Tổ chức cán bộ + Phòng Kế hoạch – Tài chính + Phòng Nghiệp vụ văn hóa + Phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình TT HUẤN LUYỆN TDTT TRƯỜNG NĂNG KHIẾU TDTT TT QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHU LIÊN HỢP THỂ THAO TỈNH THƯ VIỆN TỈNH TT PHÁT HÀNH PHIM TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ, DU LỊCH BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG TT VĂN HOÁ THÔNG TIN ĐOÀN CHÈO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐOÀN KỊCH PHÒNG DI SẢN VĂN HOÁ PHÒNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH PHÒNG NGHIỆP VỤ TDTT PHÒNG XÂY DỰNG NẾN SỐNG VĂN HOÁ VĂN PHÒNG THANH TRA PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ VĂN HOÁ BAN GIÁM ĐỐC Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 40 + Phòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao + Phòng Nghiệp vụ Du lịch + Phòng Di sản văn hóa + Phòng Phát triển tài nguyên du lịch - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: Có 11 đơn vị. + Thư viện tỉnh + Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng + Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh + Trường Năng khiếu TDTT tỉnh + Ban quản lý dự án Văn hoá, Thể thao và Du lịch + Trường Trung cấp văn hóa, du lịch + Trung tâm quản lý, khai thác Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh + Bảo tàng Hùng Vương + Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh + Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh + Đoàn kịch nói tỉnh 2.1.1.4. Tình hình hoạt động của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thời gian qua: Xác định rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác văn hóa, thể thao và du lịch trong chiến lược phát triển nền kinh tế xã hội, góp phần đắc lực xây dựng con người mới XHCN, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời góp phần xóa đói giảm ngèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng nhiều chương trình, đề án mang tính chiến lược nhằm định hướng phát triển sự ghiệp VHTTDL như: Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2020; quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ thời tiền sử, sơ sử giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020; đề án Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 41 “Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn lực trùng tu, tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng”; đề án “Phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh phú Thọ”; đề án “Xây dựng điểm, tạo tuyến du lịch gắn với lễ hội giai đoạn 2009- 2020”; chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”; chương trình “Du lịch về cội nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai Đây chính là định hướng và quan điểm chỉ đạo quan trọng để phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ thời gian qua và những năm tiếp theo. Sau khi được hợp nhất đến nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống trên quê hương Đất Tổ được khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả tích cực. Phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng, miền trong tỉnh tham gia tập luyện. Hoạt động du lịch đã có bước phát triển, đã góp phần tích cực trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng văn hóa, du lịch vùng Đất Tổ. Về lĩnh vực Văn hóa: Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay toàn tỉnh có 245.537/314.792 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” (chiếm 80%); 2.292/2.865 làng, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa (chiếm 80%); 723 cơ quan, đơn vị văn hóa cấp huyện, 234 cơ quan, đơn vị văn hóa cấp tỉnh. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các thiết chế văn hóa được quan tâm, chú trọng. Toàn tỉnh hiện có 2.292 nhà văn hóa khu dân cư (đạt 79,28%); 1.629 nhà văn hóa được xây mới; có 204/277 xã, phường, thị trấn xây dựng được nhà văn hóa và hội trường kiêm nhà văn hóa. Công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa truyền thống: Trong 5 năm qua đã sưu tầm trên 2.000 hiện vật tư liệu có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và trưng bày bảo tàng. Quản lý tốt 1.300 di tích lịch sử văn hóa; hoàn thành hồ sơ đề nghiếp hạng 11 di tích cấp quốc gia, 45 di tích cấp tionhr, nâng số di tích xếp hạng của tỉnh lên 254 di tích (trong đó 70 di tích lịch sử cấp quốc gia). Tiến hành nghiên cứu và khôi phục các lễ hội truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa như: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 42 Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Mường, tết nhảy của đồng bào Cao Lan Đồng thời hàng năm tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống như: Lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao), Hội Phết ở Hiền Quan (huyện Tam Nông), Hội chọi Trâu ở huyện Phù Ninh, cướp bông, Khôi phục và đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình dân ca truyền thống: Hát Xoan ở Kim Đức, Phượng Lâu (Việt Trì), Hát Ghẹo ở Thanh Uyên, Nam Cường (Tam Nông) Đặc biệt hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật cần bảo vệ khẩn cấp, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại, đã góp phần giữ gìn được các giá trị văn hóa đặc sắc của vùng Đất Tổ. Về lĩnh vực thể dục thể thao: Trong 5 năm qua phong trào thể dục thể thao của tỉnh đã có bước phát triển đáng khích lệ. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương bác Hồ vĩ đại” được duy trì thường xuyên, liên tục. Đến nay, toàn tỉnh có 23,5% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (trung bình mỗi năm tăng 1,12%); số gia đình thể thao đạt 17% (tăng trung bình mỗi năm 1.46%); có 980 câu lạc bộ thể thao; 90% cơ quan, đơn vị; 85% xã, phường, thị trấn có phong trào tập luyện TDTT thường xuyên đã tạo nên phong trào luyện tập TDTT rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Thành tích thi đấu thể thao tại các đấu trường khu vực và toàn quốc được cải thiện rõ rệt. Trong 5 năm, các đoàn thể thao tỉnh đã tham gia thi đấu 49 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế đạt 231 huy chương các loại. Trong 5 năm, 13/13 huyện, thành, thị đã hoàn thành quy hoạch đất cho các hoạt động TDTT (đạt 100%); có 259/277 xã, phường, thị trấn đã quy hoạch được đất cho các hoạt động TDTT (đạt 93,5%). Hiện nay toàn tỉnh có 15 sân vận động, 14 nhà luyện tập và thi đấu thể thao, 1.126 sân bóng chuyền, 39 sân quần vợt, 7 bể bơi, 294 sân bóng đá.. Về lĩnh vực du lịch: Xác định rõ vị trí, vai trò của du lịch – là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang tĩnh văn hóa sâu sắc, liên ngành, liên vùng, góp phần xóa đói, giảm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 43 nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực kích thích phát triển kinh tế - xã hội. Ngành đã tích cực tham mưu UBND tỉnh xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng khu du lịch, điểm du lịch, xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. Do có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, tổ chức các sự kiện, lễ hội lượng khách đến với du lịch Phú Thọ ngày một tăng cao: Năm 2008 – 4 triệu lượt; năm 2009 – 5,5 triệu lượt; năm 2010 – 5,6 triệu lượt; năm 2011 – 5,9 triệu lượt; năm 2012 – 6,1 triệu lượt. Với tốc độ tăng nhanh của lượng khách tham quan du lịch, doanh thu du lịch cũng tăng liên tục với tốc độ cao: Năm 2008 đạt 532,4 tỷ đồng; năm 2009 đạt 550 tỷ đồng; năm 2010 đạt 600 tỷ; năm 2011 đạt 739 tỷ đồng và năm 2012 đạt 865 tỷ đồng. Ghi nhận những thành tích đạt được trong 5 năm qua, toàn ngành đã có 2.550 lượt tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng, trong đó có 01 tập thể được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất; 02 các nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba; 283 cá nhân được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, thể thao và du lịch; 03 tập thể, 07 cá nhân được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; hàng trăm tập thể các nhân được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và của UBND tỉnh Phú Thọ 2.1.2. Bộ phận triển khai công tác quản trị nguồn nhân lực: Đó là phòng Tổ chức cán bộ, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở về tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý công chức, viên chức, người lao động toàn ngành; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ: 2.2.1. Phân bổ lao động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Theo báo cáo về công tác cán bộ của Sở Văn Hoá, Thể thao và du lịch Phú Thọ, đến năm 2012 toàn Sở có 270 công chức, viên chức trong đó khối quản lý Nhà Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 44 nước là 64 người, khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc là 206 người, được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Tình hình phân bố lao động tại Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2012 Đơn vị tính: Người. Trong đó STT Đơn vị Số lao động Nam Nữ I Khối quản lý nhà nước 64 41 23 1 Ban Giám đốc 4 4 0 2 Văn phòng 13 9 4 3 Phòng Tổ chức cán bộ 4 1 3 4 Thanh Tra 4 4 5 Phòng Kế Hoạch Tài Chính 9 3 6 6 Phòng Nghiệp vụ văn hóa 4 2 2 7 Phòng Di sản văn hóa 4 2 2 8 Phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình 6 5 1 9 Phòng Nghiệp vụ du lịch 5 3 2 10 Phòng phát triển tài nguyên du lịch 3 1 2 11 Phòng Nghiệp vụ TDTT 8 7 1 II Khối đơn vị sự nghiệp 206 107 99 1 Thư viện tỉnh 19 7 12 2 Trung tâm phá hành phim và chiếu bóng 2 1 1 3 Trung tâm huấn luyện TDTT 25 20 5 4 Trường Năng khiếu TDTT 21 15 6 5 Trung Quản lý khai thác khu liên hợp TDTT 6 4 2 6 Ban Quản lý dự án VHTTDL 3 2 1 7 Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và du lịch 31 16 15 8 Bảo tàng Hùng Vương 15 6 9 9 Trung tâm VHTT tỉnh 22 10 12 10 Đoàn Nghệ thuật chèo 36 16 20 11 Đoàn kịch nói 26 10 16 Tổng cộng (I+II) 270 154 116 (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 45 2.2.2. Cơ cấu đội ngũ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ: Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ được thể hiện trong Bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ (2008-2012) Đơn vị tính: Người. Năm 2008 2009 2010 2011 2012 TT Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % I Tổng số l.động 214 226 240 254 270 II Phân loại theo lĩnh vực công tác 1 Văn hóa 132 61,6 138 61,1 145 60,5 154 60,7 166 61,5 2 Thể thao 49 22,8 54 23,9 58 24,2 59 23,2 61 22,6 3 Du lịch 4 1,8 5 2,2 6 2,5 8 3,1 9 3,3 4 Khác 29 13,8 29 12,8 31 12,8 33 13 34 12,6 III Phân loại theo trình độ 1 Trên đại học 4 1,9 4 1,8 7 2,9 12 4,7 18 6,7 2 Đại học, cao đẳng 165 77,1 178 78,8 191 79,6 207 81,5 221 81,8 3 Trung cấp 36 16,8 35 15,5 32 13,3 25 9,8 21 7,8 4 Đào tạo khác 9 4,2 9 3,9 10 4,2 10 4 10 3,7 IV Phân loại theo độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi 102 47,7 109 48,2 115 47,9 124 48,8 136 50,4 2 Từ 30 - 39 tuổi 58 27,1 61 27 67 27,9 69 27,2 70 25,9 3 Từ 40 - 49 tuổi 47 21,9 48 21,2 48 20 50 19,7 51 18,9 4 50 tuổi trở lên 7 3,3 8 3,6 10 4,2 11 4,3 13 4,8 V Phân loại theo giới tính 1 Giới tính nam 119 55,6 127 56,2 133 55,4 143 56,3 154 57 2 Giới tính nữ 95 44,4 99 43,8 107 44,6 111 43,7 116 43 (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 46 2.2.2.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo lĩnh vực công tác: Trong bảng trên ta thấy, trong 5 năm qua (2008-2012) đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tăng 56 người, bình quân mỗi năm tăng 11 người. Như vậy, đây là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên sự phân bố cơ cấu cán bộ theo lĩnh vực công tác đang có sự mất cân đối. Lĩnh vực Văn hóa và Thể thao hoạt động khá đồng đều và đang chiếm ưu thế, trong khi đó đối với lĩnh vực Du lịch, mặc dù tại nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khoá XVII đã đề ra là: “Phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch, từng bước xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, nhưng sự bổ sung nguồn lực về cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của nó. Trong thời gian tới, để hoàn thành nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khoá XVII đã đề ra, thì phòng Tổ chức cán bộ phải khẩn trương có những giải pháp tích cực, tham mưu với lãnh đạo Sở về bổ sung nguồn nhân lực cho lĩnh vực Du lịch của ngành. 2.2.1.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo trình độ học vấn: Trình độ đội ngũ cán bộ công chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272747_4539_1951973.pdf
Tài liệu liên quan