Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex1) giai đoạn 2012 - 2017

DANH MỤC CÁC BẢNG.5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.6

LỜI MỞ ĐẦU .7

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.7

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .7

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .8

IV. BỐ CỤC LUẬN VĂN .8

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8

CHƯƠNGI : CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG DOANH NGHIỆP. .9

1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực.9

1.1.1. Nguồn nhân lực. .9

1.1.1.1. Khái niệm. .9

1.1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực .9

1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực. .10

1.1.2.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực .10

1.1.2.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực . .10

1.2. Các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực. .12

1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. .12

1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.13

1.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.13

1.3. Nội dung phân tích đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực. .15

1.3.1. Nội dung phân tích thu hút nguồn nhân lực.15

1.3.1.1. Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực. .15

1.3.1.3. Sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực vào từng vị trí. .21

1.3.2. Nội dung phân tích đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.22

1.3.2.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần đào tạo.22

1.3.2.2.Quy trình đào tạo nguồn nhân lực. .23

1.3.2.3. Đánh giá hiệu quả quá trình đào tạo. .25

pdf110 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex1) giai đoạn 2012 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng cổ đông thông qua quyết định, sau khi đã báo cáo với tổng công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, bao gồm kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và kiến nghị các sai phạm, thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến vấn đề quản lý điều hành hoạt động của Công ty theo đúng thẩm quyền, thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. Việc báo cáo đại hội đồng cổ đông của ban Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  43  Hoµng V¨n Tr×nh kiểm soát đảm bảo phải chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép lưu trữ chứng từ và lập hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của Công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, báo cáo trước đại hội đồng cổ đông những sự kiện bất thường trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị và tổng giám đốc theo ý kiến độc lập của Ban, chịu trách nhiệm về những đánh giá và kết luận của mình. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước nhà nước, trước tổng Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm pháp lý với pháp luật. Ngoài việc ủy quyền cho ba Phó tổng giám đốc thì Tổng giám đốc còn phải chỉ đạo trực tiếp các trưởng phòng, các phòng ban phân xưởng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 04 Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh tế, thi công, đầu tư, dự án và kế toán trưởng. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên, xây dựng các quy chế quản lý và sử dụng lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty và các các công việc khác trong sử dụng lao động và công việc nội bộ Công ty. Phòng tài chính kế toán: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: kế hoạch huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đề xuất phương án phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính của Nhà nước và Điều lệ của Công ty; tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty; lập sổ sách kế toán, lập các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Phòng kinh tế thị trường: Là xương sống của Công ty và có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Công ty, tiếp thị, đấu thầu, tìm kiếm công ăn việc làm cho công ty. Phòng đầu tư: Có chức năng chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Công ty xây dựng các văn bản quy định nội bộ về đầu tư và quản lý đầu tư trình người có thẩm quyền (Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc) và tổ chức thực hiện sau khi Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  44  Hoµng V¨n Tr×nh được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Công ty lập hoặc chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật và quy định của Công ty đối với các lĩnh vực đầu tư, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức quản lý các dự án đầu tư của Công ty theo quy định hiện hành, báo cáo việc chuẩn bị và tiến độ thực hiện công tác đầu tư các dự án, tổng hợp; đánh giá hàng quý tình hình thực hiện đầu tư; sử dụng và quyết toán vốn đầu tư, báo cáo tổng kết công tác đầu tư trong năm và cho năm tiếp theo. Phòng thiết bị vật tư: Có chức năng theo dõi, quản lý mua vật tư thiết bị, có trách nhiệm báo cáo định ký hoặc đột xuất về tình hình mua bán thiết bị vật tư cho Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc khi có yêu cầu. Phòng kỹ thuật – thi công: Có chức năng quản lý kỹ thuật, chất lượng, quản lý khối lượng thi công, xây lắp, công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác thống kê, kế hoạch. Các đơn vị trực thuộc: Bao gồm các Nhà máy và Đội xây dựng, có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất và các lĩnh vực hoạt động khác phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước và theo sự phân công, phân cấp quản lý của Công ty; phổ biến, hướng dẫn các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh tế của xí nghiệp, của Công ty của Tổng Công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Vinaconex 1 một số năm gần đây. Với mục tiêu: “Phát triển bền vững” Công ty cổ phần xây dựng số 1- VINACONEX 1 đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng; trong đó: - Lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành nghề chính; - Kinh doanh phát triển đô thị, bất động sản là lĩnh vực đột phá tăng trưởng; - Sản xuất công nghiệp VLXD là tiền đề cho sự phát triển bền vững. Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  45  Hoµng V¨n Tr×nh Để thấy được năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây qua các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ Năm TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Giá trị tổng sản lượng 801,989,000,000 900,624,000,000 716,263,000,000 2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 590,740,234,517 630,185,873,340 502,876,309,262 3 Giá vốn hàng bán 481,191,751,220 529,411,826,438 429,119,697,098 4 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 109,548,483,297 100,774,046,902 73,756,612,164 5 Doanh thu hoạt động tài chính 7,982,193,832 9,610,079,965 19,230,685,738 6 Chi phí tài chính 23,592,309,252 17,945,787,249 15,800,472,688 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 17,123,837,916 18,438,085,015 37,864,672,557 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 76,814,529,961 74,000,254,603 39,322,152,657 9 Lợi nhuận khác 603,675,404 2,727,598,622 882,878,897 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 77,418,205,365 76,727,853,225 40,205,031,554 11 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 18,607,083,342 17,766,227,977 10,146,025,535 12 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 58,811,122,023 58,961,625,248 30,059,006,019 13 Vốn chủ sở hữu 209,721,882,831 245,348,196,040 254,718,016,804 14 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 28,04 24,03 11,80 15 Lãi cơ bản trên CP 7,947 8,047 4.172 16 Tỷ suất cổ tức (%) 16 14 20 Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  46  Hoµng V¨n Tr×nh (Nguồn: Trích Báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần xây dựng số 1) Từ bảng kết quả sản xuất của Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex 1) ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2012 so với năm 2011 chưa tốt. So với năm 2011 sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 28,902,619,229 đồng. Nguyên nhân của tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chưa được tốt là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản xuất của hầu hết các lĩnh vực ngành nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là thị trường kinh doanh bất động sản. Đứng trước những khó khăn, thách thức từ thị trưởng, Ban lãnh đạo VINACONEX 1 đã chủ động đẩy mạnh công tác tìm kiếm việc làm, lấy chính sách đa dạng hoá đối tượng khách hàng, đa dạng hoá nguồn việc, mở rộng thị phần trong các lĩnh vực thuộc thế mạnh của Công ty. Cụ thể Công ty đã chuyển hướng hoạt động thi công xây lắp chủ yếu từ nguồn vốn kinh doanh bất động sản trước đây sang các loại nguồn vốn khác như: vốn ngân sách Nhà nước, các công trình an sinh xã hội, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA).... 2.2. Tổng quan hiện trạng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 ( Vinaconex1 ). 2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp chính là cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động hợp lý, năng động, luôn biết tự điều chỉnh, thay đổi phù hợp với sự thay đổi của tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo nên sức mạnh, giúp doanh nghiệp phát triển. Chất lượng lao động là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Chất lượng lao động phản ánh qua trình độ nguồn lao động. Để đánh giá chất lượng lao động của Công ty, ta xem xét bảng sau: 9 Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn. Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  47  Hoµng V¨n Tr×nh Bảng 3. : Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn 2010 2011 2012 Năm Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trên đại học. 20 0,5 32 0,83 40 1,41 Đại học và Cao đẳng 316 7,95 383 9,94 401 14,16 Trung cấp, sơ cấp. 82 2,06 106 2,75 111 3,92 Công nhân kỹ thuật 194 4,88 169 4,39 188 6,64 Lao động thời vụ 3.363 84,6 3.163 82,09 2.092 73,87 Tổng số lao động 3.975 100 3.853 100 2.832 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Vinaconex1) Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của Công ty ta thấy: Tỷ lệ người lạo động có trình độ trên đại học chiếm 0,83% năm 2011 và chiếm 1,41 % trong năm 2012. Trong hai năm tăng 0,58 % tương đương với 8 người, con số này không quá cao, do những năm qua Công ty đã tuyển dụng một số nhân viên vào một số vị trí cần thiết dựa trên nhu cầu của Công ty. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học và đại học chủ yếu rơi vào đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Điều này thuận lợi cho Công ty trong lĩnh vực quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Số người lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ trong cơ cấu lao động. Tỷ lệ người lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 2,75 % năm 2011 và chiếm 3,92 % năm 2012. Tỷ lệ người lao động làm công nhân kỹ thuật chiếm 4,39% năm 2011 và chiếm 6,64% năm 2012. Số lượng lao động này thay đổi không đáng kể. Số lao động thời vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của toàn Công ty. Trong năm 2011, tỷ lệ số lao động thời vụ chiếm 82,09 % và trong năm 2012, tỷ lệ số lao động thời vụ chiếm 73,87 %. Số lượng lao động thời vụ luôn luôn thay đổi vì tùy theo nhu cầu lao động của mỗi công trình, có những công trình thi công cần nhiều lao động thời vụ, khônng cần có nhiều lao động có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng có những công trình thi công không cần nhiều đến lao động thời vụ mà chỉ cần đến lao động có chuyên môn sâu về xây dựng. Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  48  Hoµng V¨n Tr×nh 9 Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng 4. : Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 35 1,028 25,86 1,293 33,56 657 23,2 35 - 55 2,065 51,95 1,835 47,63 1,850 65,32 Trên 55 882 22,19 725 18,81 325 11,48 Tổng số 3,975 100 3,853 100 2,832 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Vinaconex1) Lực lượng lao động của Vinaconex1 chủ yếu là đội ngũ lao động còn rất trẻ. Điều này có những ưu điểm là họ tiếp cận được với công nghệ thông tin, với môi trường hoạt động và với công việc rất nhanh chóng, năng động và có tính sáng tạo rất cao trong công việc.Tuy nhiên, do họ còn trẻ nên đa số là thiếu kinh nghiệm làm việc, chi phí đào tạo khi tuyển lao động mới vào làm việc là khá cao. Và do còn trẻ nên khả năng di chuyển chỗ làm việc là lớn. Chính vì vậy, đòi hỏi Công ty cần có những chính sách lương, thưởng và các phúc lợi hợp lý mới có thể giữ chân họ ở lại lâu dài với Công ty. 9 Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động. Bảng 5: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động 2010 2011 2012 Năm chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp 3.275 82,4% 3.248 84,3% 2.420 85,5% Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản 245 6,2% 230 6,0% 145 5,1% Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng 455 11,4% 375 9,7% 267 9,4% Tổng số lao động 3.975 100 3.853 100 2.832 100 Sự phân bố lao động theo lĩnh vực hoạt động là khá phong phú, trong đó, cao nhất là lao động phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đây cũng Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  49  Hoµng V¨n Tr×nh là lĩnh vực kinh doanh mà Vinaconex1 hoạt động mạnh nhất và đang chiếm ưu thế rất lớn. Nhìn chung cơ cấu lao động của Vinaconex1 theo lĩnh vực hoạt động khá hợp lý và cân đối. 9 Cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giới tính (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Vinaconex1) Căn cứ vào bảng cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty, ta thấy số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với lao động nam. Cụ thể qua các năm 2010, 2011, 2012 tỷ lệ phần trăm số lượng lao động nữ lần lượt chiếm 2,7%; 2,83% và 3,50% so với lao động nam. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty. Với đặc thù của công việc đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, bền bỉ và dẻo dai, có thể theo sát các công trình ở các vùng lân cận. 2.3. Phân tích hiện trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 ( Vinaconex1 ) 2.3.1 Phân tích các nội dung thuộc chức năng thu hút nguồn nhân lực. 2.3.1.1 Phân tích công tác xác định nhu cầu nhân lực Để xác định nhu cầu nhân lực một cách khoa học và chính xác, cần phải căn cứ vào kế hoạch SXKD và tính chất đặc thù của mỗi một doanh nghiệp để có phương pháp xác định nhu cầu nhân lực tốt nhất. Quá trình xác định nhu cầu nhân lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 được diễn ra như sau: Qua phân tích cơ cấu lao động tại Công ty có thể thấy, lao động gián tiếp không nhiều, chủ yếu là lao động trực tiếp. Do đó, nhu cầu nhân lực tại các phòng 2010 2011 2012 Năm Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nam 3.868 97,30 3.744 97,17 2.733 96,50 Nữ 107 2,70 109 2,83 99 3,50 Tổng số lao động 3.975 100 3.853 100 2.832 100 Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  50  Hoµng V¨n Tr×nh ban không nhiều bởi yêu cầu tinh giảm bộ máy quản trị gọn nhẹ, mang lại hiệu quả cao, lực lượng lao động gián tiếp cơ bản ổn định và có số lượng không lớn, được định biên theo chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận. Hàng năm Công ty vẫn tiến hành thực hiện công tác xác định nhu cầu nhân lực cho năm kế hoạch. Nhu cầu nguồn nhân lực là lao động trực tiếp hàng năm được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau của Công ty. Phòng tổ chức hành chính sẽ đảm đương trách nhiệm về lập nhu cầu nhân lực cho Công ty, căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng các phòng ban và trình độ chuyên môn, năng lực của mỗi người lao động, tức là so sánh mức độ phức tạp của công việc với trình độ chuyên môn của từng người để bố trí công việc khi có nhu cầu. Các phòng ban trong Công ty sẽ gửi thông báo nhu cầu nhân sự của mình cho phòng Tổ chức hành chính. Từ các báo cáo đó, chuyên viên phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành công việc xử lý số liệu, xem xét tình hình thực tế để có kế hoạch nhân sự hợp lý và đưa ra các quyết định tuyển dụng. Cụ thể là căn cứ vào bản mô tả và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của từng chức danh, từng vị trí làm việc còn khuyết để xác định số lượng và chất lượng lao động. ứng với loại công việc đó. Để hiểu rõ hơn công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại Công ty, ta xem xét nhu cầu nhân sự tại các phòng ban năm 2012. Bảng 7: Nhu cầu nhân sự của các phòng ban tại Công ty cổ phần xây dựng số1 (Vinaconex 1) (Đơn vị: Người) TT Tên phòng ban Hiện có Nhu cầu Chênh lệnh 1 Phòng Tổ chức hành chính 7 8 +1 2 Phòng Tài chính kế toán 16 16 0 3 Phòng Kinh tế thị trường 26 25 -1 4 Phòng đầu tư 20 20 0 5 Phòng thiết bị vật tư 12 14 +2 6 Phòng kỹ thuật thi công 19 24 + 5 Trong đó: Nhu cầu – hiện có. Kết quả: ( + ) Thừa. ( - ) Thiếu Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  51  Hoµng V¨n Tr×nh Đây là một ví dụ về tiến trình công tác xác định nhu cầu nhân sự tại Công ty. Dựa trên báo cáo nhu cầu nhân sự của các phòng ban, phòng Tổ chức hành chính sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá nhu cầu, lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp thích hợp. Đó là tuyển dụng nhân sự mới hay thuyên chuyển công tác giữa các phòng ban có chuyên môn tương tự nhau. Nhận xét 9 Ưu điểm - Công tác qui hoạch cán bộ chủ chốt được công ty thực hiện đều đặn hàng năm, qui trình qui hoạch cán bộ được thực hiện chặt chẽ qua nhiều khâu. Việc qui hoạch cán bộ chủ chốt được thực hiện bằng việc lấy phiếu tín nhiệm rộng rãi, công khai, điều này tạo động lực cho người lao động phấn đấu, cống hiến nhiệt huyết với công ty. - Hàng năm công ty đều lập kế hoạch dự báo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho năm tiếp theo. 9 Nhược điểm - Công tác xác định nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp của Công ty chỉ mới dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn, căn cứ vào mục tiêu kế hoạch hàng năm mà chưa xác định được chiến lược lâu dài về mục tiêu nhân sự. Đây cũng có thể là những hạn chế chung của doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, tuy Công ty có xây dựng các chiến lược kinh doanh và thực hiện kế hoạch xác định nhu cầu nguồn nhân lực nhưng giữa chúng lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ. - Chiến lược kinh doanh không được xây dựng trên cơ sở tiềm năng nhân lực hiện có của Công ty. Kế hoạch xác định nhu cầu nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh. Chính vì vậy, Công ty không có sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực và chưa phát huy được thế mạnh về nguồn nhân lực của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.3.1.2 Phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Vinaconex1. Quy trình tuyển dụng của Công ty hiện nay được thực hiện theo sơ đồ sau: Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  52  Hoµng V¨n Tr×nh Hình 5 : Sơ đồ tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) ¾ Chuẩn bị tuyển dụng: Chuẩn bị tuyển dụng Thông báo tuyển dụng Nghiên cứu hồ sơ Phỏng vấn sơ bộ Kiểm tra trắc nghiệm Phỏng vấn lần 2 Kiểm tra sức khỏe Thử việc Quyết định tuyển dụng Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  53  Hoµng V¨n Tr×nh + Thành lập Hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng và chất lượng thành phần và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng. + Hội đồng tuyển dụng của Công ty thường gồm: Tổng giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, đại diện cán bộ phòng ban có liên quan đến vị trí tuyển dụng. ¾ Thông báo tuyển dụng: + Khi có nhu cầu tuyển dụng, Công ty sẽ thông báo tuyển dụng qua các kênh: Quảng cáo trên báo, quảng cáo trên mạng internet, thông qua trung tâm giới thiệu việc làm. ¾ Nghiên cứu hồ sơ: + Sau khi đăng ký tuyển dụng, các hồ sơ đăng ký gửi về Công ty, sẽ được phòng Tổ chức hành chính xem xét và nghiên cứu chi tiết. Hồ sơ gồm: ƒ Đơn xin tuyển dụng (theo mẫu của Công ty). ƒ Bản sơ yếu lý lịch có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi ứng viên có hộ khẩu thường trú. ƒ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. ƒ Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ứng viên Nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu các văn bản giấy tờ cần thiết, các ứng viên thiếu một trong những giấy tờ trên, ứng viên đó sẽ bị loại. ¾ Phỏng vấn sơ bộ Là cuộc phỏng vấn ngắn giữa ứng viên và cán bộ phụ trách tuyển dụng. Qua cuộc phỏng vấn, cán bộ tuyển dụng sẽ có được những đánh giá, nhận xét ban đầu. Từ đó cũng là căn cứ để loại bỏ những ứng viên không đủ điều kiện. ¾ Kiểm tra, trắc nghiệm Là giai đoạn hội đồng tuyển dụng áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên để kiểm tra kiến thức, trí thông minh (IQ, GMAT), khả năng phản ứng trước các tình huống nhằm chọn ra ứng viên phù hợp với công việc trong thời gian sắp tới. ¾ Phỏng vấn lần hai Phỏng vấn lần hai được dùng để tìm hiểu, đánh giá các ứng viên về các Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  54  Hoµng V¨n Tr×nh phương diện như kinh nghiệm, trình độ, khả năng làm việc theo nhómKết quả vòng phỏng vấn này có tác động rất lớn đến quyết định tuyển dụng. ¾ Kiểm tra sức khỏe Để đảm bảo chất lượng lao động, tất cả các ứng viên được chọn đều phải đi khám sức khỏe do phòng y tế của Công ty kiểm tra. ¾ Thử việc Trước khi trở thành nhân viên chính thức, các ứng viên được chọn phải trải qua thời gian thử việc ít nhất là 2 tháng (tùy từng vị trí công việc mà ứng viên ứng tuyển), lương thử việc tối đa là 80% mức lương cấp bậc, chức vụ so với nhân viên chính thức. Trong thời gian này, nhân viên thử việc phải chứng tỏ được khả năng làm việc của bản thân. Đồng thời, cán bộ tuyển dụng sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá ứng viên đó có phù hợp với công việc hay không. ¾ Quyết định tuyển dụng Sau thời gian thử việc, căn cứ vào kết quả làm việc của ứng viên cũng như những nhận xét của cán bộ phụ trách tuyển dụng, nếu ứng viên đó đạt được các yêu cầu đặt ra thì phòng Tổ chức hành chính sẽ trình văn bản quyết định tuyển dụng cho Tổng giám đốc Công ty xem xét và phê duyệt. Quy chế tuyển dụng Để đảm bảo quy định và thống nhất các bước tiến hành tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, đảm bảo CBCNV vào làm việc trong Công ty có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, tay nghề, sức khỏe, ý thức tổ chức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và hoàn thành công việc được giao. Yêu cầu khi tuyển dụng, đào tạo CBCNV vào làm việc trong Công ty phải tuân thủ các quy định sau: 9 Trình độ tuyển dụng: Tuyển dụng cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật: kỹ sư, cử nhân bằng chính quy. Tuyển dụng đối với công nhân lao động trực tiếp: phải có bằng công nhân kỹ thuật (tùy theo từng vị trí tuyển dụng). Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  55  Hoµng V¨n Tr×nh 9 Sức khỏe: Nam: cân nặng 50 kg trở lên. Nữ: cân nặng 45 kg trở lên. Không mắc các bệnh kinh niên mãn tính, bệnh truyền nhiễm, không nghiện hút các chất ma túy và không bị dị tật. Trên đây là tất cả các bước của quá trình tuyển dụng tại Công ty. Nhìn chung quy trình tuyển dụng của Công ty được quy định chặt chẽ. Bảng 8: Số liệu tuyển dụng lao động gián tiếp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex 1) qua các năm 2010 – 2012 Kết quả tuyển dụng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 STT Tên phòng ban, đơn vị KH TH KH TH KH TH 1 Phòng tổ chức hành chính 2 1 1 1 2 Phòng tài chính kế toán 3 3 1 1 3 Phòng kinh tế thị trường 2 2 1 1 4 Phòng đầu tư 2 1 2 2 5 Phòng thiết bị vật tư 2 2 1 1 1 1 6 Phòng kỹ thuật thi công 2 2 2 1 1 1 7 Đội xây dựng số 1 2 2 1 1 8 Đội xây dựng số 2 2 2 1 1 1 9 Đội xây dựng số 3 1 1 5 4 2 2 10 Đội xây dựng số 4 2 2 1 1 11 Đội xây dựng số 5 1 0 1 1 1 12 Đội xây dựng số 6 1 0 1 2 13 Đội xây dựng số 7 2 1 1 0 1 1 14 Đội xây dựng số 8 3 2 0 1 1 15 Đội xây dựng số 9 3 4 4 3 1 1 16 Đội xây dựng số 10 3 2 1 1 17 Đội xây dựng số 11 2 3 1 1 5 5 Viện Kinh tế & Quản lý-Trường ĐHBK HN GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hồi Luận Văn Thạc sỹ QTKD  56  Hoµng V¨n Tr×nh 18 Đội xây dựng số 12 2 4 1 0 7 7 19 Đội xây dựng số 13 6 7 5 5 1 1 20 Đội xây dựng số 14 8 10 6 4 1 1 21 Đội xây dựng số 16 1 0 4 3 1 1 22 Đội xây dựng số 21 3 4 1 0 23 Đội xây dựng số 22 3 5 7 6 1 1 24 Đội xe và BTTP 2 1 1 Nhìn vào bảng ta thấy, nhu cầu tuyển dụng ở các phòng ban trong 3 năm qua thay đổi không nhiều. Số lượng tương đối ổn định. Việc tuyển dụng vào các vị trí làm việc ở các phòng ban công ty thường đạt và vượt mức kế hoạch, tuy nhiên với các vị trí ở các đơn vị trực thuộc việc tuyển dụng còn gặp khó khăn, nhiều đơn vị chưa đạt được số lượng như đã định. Đặc biệt năm 2012 cùng với xu thế khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu giảm lao động do vậy công tác tuyển dụng có phần dễ hơn, các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt so với nhu cầu. Công tác tuyển dụng nhân lực. Sau khi xác định nhu cầu nhân lực phòng Tổ chức hành chính sẽ tiến hành tuyển dụng lao động. Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272746_9825_1951759.pdf
Tài liệu liên quan