MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
I .SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1. Sự cần thiết của Thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.Vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền Kinh tế thị trường 4
1.2.Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Nguyên tắc chung khi thực hiện 7
1.3. Một số thể thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang được dùng ở Việt Nam 7
1.3.1.Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu 7
1.3.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 7
1.3.2.1.Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi 9
1.3.2.2. Séc chuyển tiền 10
1.3.3. Thanh toán bằng Séc 11
3.3.3.1. Séc chuyển khoản 11
3.3.3.1. Séc chuyển khoản 13
1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 15
1.3.5. Thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán 17
1.3.6. Thanh toán bằng Thẻ thanh toán 17
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NHN0 & PTNT QUẬN BA ĐÌNH 19
1.Khái quát NHNo Ba Đình 19
1.1.Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHN0 & PTNT quận Ba Đình 20
1.2 .Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động tại NHNo Ba Đình 21
1.2.1. Hoạt động huy động vốn 21
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 24
1.2.3. Kết quả tài chính 26
1.2.4. Công tác kế toán và ngân quĩ 26
1.2.5. Định hướng công tác hoạt động kinh doanh năm 2002 và những giải pháp 26
2.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội có tác động tới hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt qua chi nhánh NHNo & PTNT quận BA ĐÌNH 28
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình 30
2.3-Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNo Ba Đình 30
2.4-Tình hình thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo Ba Đình 31
2.4.1Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền 34
2.4.2 Thể thức thanh toán bằng séc 35
2.4.3.Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu 37
2.4.4.Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán 38
2.5 Nhận xét về công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Chi nhánh 39
2.5.1Những mặt làm được 39
2.5.2 Những mặt hạn chế 39
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 41
QUA CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẬN BA ĐÌNH 41
3.1 Định hướng chung nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 41
3.2 Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt 42
3.2.1Từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý 42
3.2.2Tiếp tục triển khai và mở rộng Tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán chuyển khoản qua Tài khoản tiền gửi cá nhân 42
3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán Ngân hàng 43
3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán 43
3.3 Một số kiến nghị cụ thể đối với các thể thức thanh toán qua Chi nhánh NHNo & PTNT quận ba đình 44
3.3.1 Thể thức thanh toán Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 44
3.3.2 Kiến nghị đối với thanh toán bằng séc 44
3.3.3 Kiến nghị đối với thanh toán bằng Thẻ 45
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt thông qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba Đình đứng vững trong cơ chế thị trường và hạn chế được nhiều rủi ro.
1.1. Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHN0 & PTNT quận Ba Đình.
-NHN0 & PTNT quận Ba Đình là một ngân hàng cấp 3 nên có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Từ những ngày đầu khi mới thành lập chi nhánh toàn bộ công nhân trong ngân hàng chỉ có 8 người nhưng do hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, vì vậy hiện giờ cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã tăng lên 20 người.
-Sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh NHN0 & PTNT quận Ba Đình
Ban giám đốc
Phòng nghiệp vụ
kinh doanh
Phòng kế toán thanh toán, ngân quỹ
*Ban giám đốc gồm 2 người.
+ Bà Võ Lê Thu Thuỷ - Giám đốc NHN0 & PTNT quận Ba Đình là người điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng.
+ Bà Lê Minh Thuỷ - Phó giám đốc kiêm về kế toán ngân hàng có trách nhiệm điều hành hoạt động của ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh có 6 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên)
*Chức năng của bộ phận tín dụng:
+ Xây dựng các dự án nhỏ, thẩm định dự án đầu tư và dịch vụ tín dụng khác trong địa bàn được phân công theo chỉ định của giám đốc ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý.
+ Làm dịch vụ cho ngân hàng người nghèo.
+ Xác định lựa chọn, xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, làm đại lý giải ngân cho NHNN Việt Nam.
+ Chấp hành chế độ báo cáo thống kê chuyên đề theo quy định.
- Phòng kế toán thanh toán và ngân quĩ có 13 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 11 nhân viên) có nhiệm vụ về các nghiệp vụ hạch toán kinh doanh, thanh toán và kho quĩ.
+ Hướng dẫn mở tài khoản tại chi nhánh cho khách hàng, thực hiện làm dịch vụ thanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh.
+ Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam.
+ Nhận tiền gửi của khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm, có kỳ hạn, không kỳ hạn và làm dịch vụ thu tiền mặt.
+ Quản lý an toàn két quĩ thực hiện mức tồn quĩ, nghiệp vụ thu, chi và vận chuyển tiền trên đường đi an toàn.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Mặc dù là một ngân hàng nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều nhưng ngân hàng luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. Đa số nhân viên đã tốt nghiệp đại học, ngân hàng cũng luôn quan tâm tới việc phát động phong trào thi đua gây khí thế phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm v ụ của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Về nghiệp vụ, ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán và công nghệ ngân hàng, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời giúp cho công tác điều hành và phân tích kinh doanh có hiệu quả.
1.2 .Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động tại NHNo Ba Đình.
1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Hiện nay trong hoạt động của nền kinh tế thị trường các NHTM hướng hoạt động kinh doanh của mình theo phương châm " đi vay để cho vay", sự tăng trưởng của nguồn vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Công tác huy động vốn của NHNo Ba Đình càng chú trọng theo hướng đó để nâng cao về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn huy động. Để hoạt động kinh doanh của mình được chủ động thì ngân hàng luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào. Chính vì vậy, NHNo Ba Đình đã xác định cho mình cách thức cũng như chất lượng huy động vốn, nhanh, nhiều ổn định đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như định hướng kinh tế của Nhà nước.
So với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì NHNo Ba Đình có môi trường hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi, là một ngân hàng mới thành lập với quy mô hoạt động còn nhỏ lại chịu sự cạnh tranh trong chuỗi đan xen với không ít các NHTM có tầm cỡ khác. Nhưng không phải vì thế mà NHNo Ba Đình không ngừng phát triển. Ngân hàng đã khắc phục tình trạng bằng nhiều biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động, từ tổ chức công tác tiếp thị đến công tác phục vụ tốt khách hàng và luôn luôn đề cao năng lực nghiệp vụ của mình. Năm 2001, ngân hàng đã thu được kết quả đáng kể trong công tác huy động vốn. Nhờ việc đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên chi nhánh đã phát huy được khả năng huy động của mình. Để huy động được nhiều vốn nhanh và rẻ chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động phong phú như phát hành kỳ phiếu, nội, ngoại tệ với nhiều kì hạn trả lãi trước, trả lãi sau ... Có nhiều loại tiền gửi khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Tiết kiệm có nhiều kỳ hạn và lãi xuất luôn luôn khác nhau, linh hoạt và hấp dẫn, thoả mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh luôn làm tốt công tác chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử bảo đảm nhanh chóng và chính xác đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tư nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mình, từ đó huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Về hình thức huy động vốn trong năm 2000, 2001 NHNo Ba Đình đã đạt được kết quả về huy động như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Ba Đình (đơn vị trđ)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
`Tổng nguồn vốn
44.050
100%
269300
100%
+225250
+511,35%
1. Theo kết cấu tiền gửi
- TG TCKT,TCTD
- TG tiết kiệm
- TG kỳ phiếu
44.050
4032
18.923
21.095
100%
9,15%
42,96%
47,59%
269.300
153.200
43.288
72.812
100%
56,88%
16,07%
27,05%
+225.250
+149.168
+24.365
+51.717
+511,35%
+369,35%
+128,76%
+245,162%
2. Theo đơn vị tiền tệ
- Nội tệ
- Ngoại tệ
44.050
32.105
11.945
100%
72,88%
27,12%
269.300
243.353
25.947
100%
90,36%
9,64%
+255.250
+211.248
+14.002
+511,35
+657,99
+117,22
Như vậy, từ số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của năm 2001 tăng gấp 6 lần nguồn vốn huy động năm 2000 tổng nguồn đến 30/12/2001 là 269.300trd, trong đó:
Nội tệ: 243353trd
Ngoại tệ: 25947trd
So với cùng kỳ năm 2000 tăng 225250 trd, trong đó:
Nội tệ tăng: 24248 trd
Ngoại tệ tăng : 14002 trd
Sở dĩ nguồn vốn tăng lên nhiều như vậy là do nguồn vốn tăng lên ở tất cả các thành phần và thể loại tiền gửi. Cụ thể tiền gửi kỳ phiếu đã tăng 51717 trd (tăng khoảng 245,162%) của năm 2001 so với năm 2000. Đặc biệt trong công tác huy động nguồn vốn dựa trên cơ chế thị trường " Ai bán thì mình mua " bảo đảm chênh lệch doanh thu và chi phí và có lãi. Thực tế nguồn vốn nhàn rỗi trong kinh doanh dẫn đến mức tăng tiền gửi của TCTD, TCKT (chủ yếu là TCTD) lên đến 3699,6%. Số vốn thừa này một phần chi nhánh đã dùng để cho vay tại chỗ, hòa chung với nguồn vốn khác và vẫn có lãi. Số phần lớn còn lại chi nhánh đã chuyển cho trung tâm điều hành và được hưởng phí điều vốn với thu nhập không nhỏ. Đó cũng là thế mạnh của các NHNo trong địa bàn thủ đô trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn vì được trung tâm điều hành xử lý vốn thừa cho các NHNo khác nhất là đối với các NHNo ngoại tỉnh nguồn vốn này huy động ở đây thường huy động với lãi suất cao hơn và khó huy động hơn.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của NHNo Ba Đình cũng tự nhận thấy là nguồn chưa thực sự ổn định, vững chắc. Tiền gửi của các dân cư còn chiếm tỷ trọng nhỏ, mà TCTD còn lớn. Nhưng nói chung nguồn vốn huy động đã tăng trưởng vượt bậc, đó là dấu hiệu đáng mừng, để khắc phục phần nào thì được sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Hà Nội trong tháng 12/2001 chi nhánh đã tiến hành khai trương. Quỹ tiết kiệm số 28 tại Hoàng Cầu, quận Đống Đa nhằm mở rộng mạng lưới huy động từ tiền gửi của dân cư và quỹ tiết kiệm số 30 tại 54 Quan Nhân, Đống Đa.
Với sự mở rộng nguồn vốn huy động vượt bậc như trên là do trong thời gian qua nhờ sự nắm bắt nhạy bén và vận dụng tình hình kinh tế trên địa bàn tình hình kinh tế thị trường với việc thực hiện nhiều biện pháp, chính sách mới đặc biệt là trong chính sách khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp với thực hiện một bước quan trọng về đa dạng hoá hình thức huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ với lãi suất linh hoạt. Ngoài việc khai thác khách hàng truyền thống, tích cực phát triển thêm nhiều khách hàng mới với thái độ phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ cán bộ ngân hàng mà khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều. Đặc biệt là sử dụng thế mạnh của hệ thống NHNo với mạng lưới các chi nhánh đông đảo, từ thành thị đến nông thôn ... đều có các chi nhánh của NHNo&PTNT, điều này có tác dụng kích thích người gửi tiền, chuyển tiền vừa tăng được thu dịch vụ, vừa tăng được số dư gửi tiền vãng lai trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Mặt khác cũng chính NHNo rộng khắp đó đã giúp cho việc điều chuyển vốn của trung tâm điều hành NHNo từ nơi thừa vốn dễ huy động (trả phí), đìêu này giúp cho việc kinh doanh nguồn vốn luôn "phát đạt, tăng trưởng liên tục và giúp cho khách hàng đến với NHNo vì chi nhánh thường xuyên huy động các loại tiền gửi, kỳ phiếu với thời gian tiện ích và lãi suất hấp dẫn.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn:
NHNo&PTNT quận Ba Đình cũng như các NHTM khác đều hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay, vì vậy để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả thì ngân hàng không những chú trọng đến công tác huy động vốn mà phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn và nhất là công tác tín dụng của ngân hàng.
Về tình hình sử dụng nguồn dư nợ tính đến 31/12/2001 đạt 50 tỷ đồng.
Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn: 39 tỷ
- Dư nợ trung dài hạn : 11 tỷ
Tăng hơn so với cùng kỳ năm 2000 là .......................
Nợ quá hạn 109 trd chiếm 0,2% so với tổng dư nợ (năm 2000 là 1%)
Thu nợ quá hạn rủi ro: 81trd.
Thu lãi cho vay đạt: 3600trd.
Ngoài chỉ tiêu dư nợ, trong năm chi nhánh còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho 4 đơn vị chủ yếu là bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng. Doanh số bảo lãnh là 3 tỷ đồng. Dư nợ bảo lãnh đến nay là 2,5 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ đến năm 2001 như sau.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNTquận Ba Đình
(đơn vị trđ)
Chỉ tiêu
Thực hiện
Năm 2000
Thực hiện
Năm 2001
Tỷ trọng (%)
Chênh lệnh
- Doanh số cho vay
64.000
130.000
+66.000
- Doanh số thu nợ
60.000
107.000
+47.000
- Tổng dư nợ
+ Ngắn hạn
+ Trung hạn
27.000
24.000
3.000
50.000
39.000
11.000
100
78
22
+23.000
+15.000
+8.000
- Tổng dư nợ
+ DNNN
+ DN ngoài QD
+ Hộ sản xuất
+ Cầm cố GTCG
+ Vay tiêu dùng
27.000
12.00
200
900
12.400
1.500
50.000
22.000
700
2.100
22.800
2.400
100
44
1,4
4,2
45,6
4,8
+23.000
+10.000
+5.000
+1.200
+10.400
+900
- Nợ quá hạn
+ DNNN
+ Hộ sản xuất
+ Tiêu dùng
281
(1 % tổng dư nợ)
0
224
57
109
(0,2 % tổng sư nợ)
0
73
36
100
0
66,9
33,1
-172
0
-151
-21
(Nguồn :báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001)
Sở dĩ số dư nợ năm 2001 có mức tăng trưởng tương đối cao là do chi nhánh đã có nhiều biện pháp khắc phục hạn chế của năm trước. Tập trung tìm kiếm thị trường, đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn từ lâu. Đồng thời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế hộ gia đình, cho vay tiêu dùng. Đầu tư vốn chung dài hạn cho hai doanh nghiệp nhà nước là Công ty in tài chính và Xí nghiệp xuất khẩu y tế với số tiền là 8 tỷ đồng, cho vay mới nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổng số hộ khẩu cho vay tiêu dùng từ 120 hộ lên 200 hộ, năm 2001 tăng 80 hộ.
Đi đôi với việc mở rộng tín dụng chi nhánh luôn quan tâm tới chất lượng tín dụng, tìm mọi cách hạn chế nợ quá hạn phát sinh và thu hồi nợ quá hạn cũ, nợ đã được sử lý rủi ro. Doanh số thu nợ qúa hạn trong năm là 300 triệu đồng.
Số dư nợ tuy có tăng trưởng hơn năm 2000 nhưng cơ cấu dư nợ chưa ổn định vững chắc, tỷ lệ vốn trung dài hạn mới chiếm 22%, số lượng hộ sản xuất và doanh nghiệp vay vốn còn ít, vay tiêu dùng chưa khai thác hết. Công tác Marketing của phòng kinh doanh còn một mặt hạn chế. Thu nợ rủi ro đạt được chưa cao.
1.2.3. Kết quả tài chính.
Năm 2001 hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là cuộc dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của tập thể ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Ba Đình đã thu được kết quả đáng khích lệ, kết qủa kinh doanh của ngân hàng như sau:
Tổng thu: 10.925trd
Tổng chi: 11053trd
Quĩ thu nhập: -148trd
Quĩ lương thực chi: 352trd
Lý do âm quĩ thu nhập là do ngân hàng trả lãi trước cho việc huy động kỳ phiếu 9 tháng năm 2002 là 852trd.
1.2.4. Công tác kế toán và ngân quĩ .
Công tác kế toán và ngân quĩ năm 2001 phòng kế toán đã thực hiện tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng trên địa bàn, trong cùng một hệ thống không xảy ra nhầm lẫn. Đảm bảo hạch toán chính xác kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ, các thông tin báo cáo.
Doanh số thanh toán trong năm là 333.561 trd.
Thực hiện chuyển tiền điện tử; 60 món số tiền 20 tỷ đồng
Công tác ngân quĩ: đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời, chính xác, không xảy ra nhầm lẫn mất mát để khách hàng kêu ca phàn nàn.
Trong năm trả tiền thừa cho khách hàng là 67trd. Trong giao dịch với khách hàng nhân viên kế toán luôn có thái độ niềm nở, lịch sự trong giao tiếp, phòng kế toán ngân quĩ cán bộ tuy đông nhưng luôn có ý thức cao trong việc phối hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.5. Định hướng công tác hoạt động kinh doanh năm 2002 và những giải pháp:
* Mục tiêu phấn đấu năm 2002.
- Nguồn vốn phấn đấu tăng trưởng 10%.
- Chú ý tập trung tăng trưởng ở tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và dân cư.
- Dư nợ tăng trưởng 10%
- Chú trọng cho vay vốn trung dài hạn để nâng tỷ lệ cơ cấu vốn trung hạn lên 30-35%, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng.
- Nợ quá hạn dưới 0,3%.
- Đảm bảo quĩ thu nhập và có lợi nhuận
* Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên chi nhánh đề ra một số giải pháp sau:
- Tiếp tục khai thác và mở rộng thêm bàn tiết kiệm nhằm thu hút tiền gửi ngoài dân cư.
- Từng thời kỳ chủ động xin ý kiến thành phố để đa dạng hoá các hình thức huy động.
- Bám sát và phục vụ tốt hơn nữa các doanh nghiệp đang có quan hệ vay vốn, tăng cường công tác tiếp thị để tìm, mời một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh về quan hệ vay vốn.
- Cải tiến và làm tốt các nghiệp vụ thanh toán đảm bảo nhanh gọn chính xác kịp thời.
- Tăng cường nêu cao vai trò công tác kiểm tra kiểm soát của tập thể và cá nhân để hạn chế sai phạm .
- Tiết kiệm kinh phí không cần thiết và tận thu lãi, thu nợ đã được xử lý rủi ro để tăng nguồn thu.
- Ngân hàng nghèo quận sẽ tích cực tìm mọi biện pháp cùng với phường thành lập tổ vay vốn thì mới tiến hành làm dịch vụ cho vay người nghèo.
Bảng3:Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn
tại NHN0 & PTNT quận Ba Đình
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn
Huy động
44050
100%
269300
100%
+ 225250
100%
- Không kỳ hạn
4520
10,3%
6841
2,6%
+2321
+1,2%
- Có kỳ hạn < 1 năm
10374
23.5%
228215
77,6%
+217841
+84,6%
- Có kỳ hạn>1năm
29156
66,2%
34244
19,8%
+5088
+14,2%
Như vậy ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 327430 triệu đồng, trong đó tăng ở tất cả các loại tiền gửi theo thời hạn, cụ thể:
- Nguồn vốn không kỳ hạn tăng 4339 triệu đồng chiếm 1,4%
- Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 1 năm tăng 277841 triệu đồng chiếm 84,6%
- Nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm tăng 45268 triệu đồng chiếm 14%.
+ Nguồn tăng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và với nguồn vốn ngắn hạn có lãi suất huy động thấp, có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Nguồn vốn trung, dài hạn năm 2001 tăng so với năm 2000, thể hiện nguồn vốn của ngân hàng có tính ổn định có lợi cho hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.
2.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội có tác động tới hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt qua chi nhánh NHNo & PTNT quận ba đình
Sau đại hội Đảng VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển Kinh tế - Xã hội Việt nam. Chủ trương xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcđã thực sự khởi đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta. Từ khi chuyển sang nền Kinh tế thị trường đến nay, chúng ta đã thực hiện được thành công sự nghiệp phát triển kinh tế. Lúc này sản suất phát triển, các doanh nghiệp tổ chức Kinh tế - Xã hội trong và ngoài nước được tự do cạnh tranh, hàng hoá được lưu thông phát triển và phong phú hơn bao giờ hết
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX vừa khép lại . Đất nước vừa trải qua 10 năm phát triển với những thành tựu được giới nghiên cứu kinh tế thế giới đánh giá là “tuyệt vời” về tốc độ tăng trưởng, khả năng tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo. Như vậy là so với thập kỷ 90, sau 10 năm phát triển đầy cam go, quy mô của nền kinh tế đã tăng gấp 2 lần. Với thành tích như vậy là nhờ vào sự cố gắng và nỗ lực của Đảng và Chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cải cách luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp đối với các nhà Đầu tư trong nước và ngoài nước.
Hoạt động Ngân hàng cũng tuân theo quy luật Kinh tế thị trường mà phát triển, sau một thời gian nghiên cứu, tại kỳ họp thứ hai quốc hội khoá X đã quyết dịnh ban hành luật Ngân hàng nhà nước VN (Luật số 01/1997/QH 10) và Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH 10). Luật Ngân hàng ra đời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động Ngân hàng có hiệu quả. Quyết định 101 ra đời phù hợp với thời kỳ chuyển đổi cơ chế, sau đó Quyết định 22/QĐ/NHNo & PTNT VN ngày 21/02/1994 ban hành thể lệ thanh toán Thanh toán không dùng tiền mặt. Quyết định Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã xoá bỏ hàng loạt khó khăn của ngành Ngân hàng và đối với các đơn vị hoạt động Kinh tế - Xã hội. Hiện nay giao dịch thanh toán qua Ngân hàng được thực hiện trên 80 % là Thanh toán không dùng tiền mặt, thử hình dung trong công cuộc Công nghệp hoá - Hiện đại hoá như hiện nay trong thế giới của sự bùng nổ hàng hoá, tiến trình hội nhập đang diễn ra từng giờ, từng ngày, các công ty nước ngoài đang muốn tìm kiếm cơ hội lợi nhuận ở Việt nam nếu công tác Thanh toán không dùng tiền mặt không uư việt, không nhanh chóng thì chắc chắn Việt nam không thể có được nền Kinh tế phát triển như hiện nay. Công tác Thanh toán không dùng tiền mặt ngày một tăng, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động Ngân hàng nói riêng và cho hoạt động Kinh tế nói chung, nó như một thứ dầu nhớt bôi trơn cho toàn bộ hoạt động Kinh tế – Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư , giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt. Đồng thời kiểm soát dòng tiền, đẩy lùi lạm phát. Như vậy hơn lúc nào hết nhu cầu Thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn này là thật cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh những đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, thì tác động của tình hình Thanh toán trên thế giới và khu vực là không nhỏ tới công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền Kinh tế thế giới hiện nay, các nước đều có xu hướng mở cửa hướng ngoại thì khủng hoảng kinh tế tại một nước hay một khu vực sẽ có ảnh hưởng nhất định đến một khu vực hay một quốc gia. Mức độ ảnh hưởng của nền Kinh tế sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế, tiền tệ, Ngân hàng với từng khu vực xảy ra với từng đặc điểm riêng của khu vực đó. Như vậy ta có thể thấy rằng thực hiện các chương trình Kinh tế - Xã hội và các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới công tác Thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay.
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình.
Bảng 4: phân tích cơ cấu dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
CHỉ TIÊU
01/01/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷtrọng (%)
Số tiền
Tỷtrọng
Tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn
1. Dư nợ quá hạn ngắn hạn.
2. Dư nợ quá hạn trung , dài hạn
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
26.958
280
223
57
0
57
100
1,69
0,83
0,21
0
0,21
57.987
359
281
78
0
78
100
0,62
0,48
0,13
0
0,13
2.3-Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNo Ba Đình:
Chi nhánh NHNo& PTNT quận Ba Đình đã nhanh chóng đổi mới và phát triển công tác thanh toán, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt . Ngày 25/11/95 Nghị định của chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 21/04/94 Quyết định của thống đốc NHNN ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN, đã kích thích cũng như tăng cường hơn nữa công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM áp dụng thành tựu công nghệ tin học, đồng thời thi hành một cách có linh hoạt , đúng đắn các Nghị định, Quyết định thông tư về việc hướng dẫn các hướng dẫn mới ban hành về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. Tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, từ năm 2000 đến nay NHNo Ba Đình đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ 1,68%, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 98,32% trong tổng thanh toán chung , điều đó thể hiện lượng tiền mặt lưu thông trong hoạt động kinh tế đã được giảm bớt, giảm chi phí vận chuyển tiền trong lưu thông, tiết kiệm thời gian, hoạt động kinh tế được diễn ra kịp thời nhờ có lượng tiền được thanh toán kịp thời. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt NH còn tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho các đơn vị thuận tiện, dễ dàng, giúp cho khách hàng có thể chuyển hoá một cách nhanh chóng từ tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại. Qua kết quả trên cho thấy công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
-Việc thanh toán liên hàng trên máy vi tính đã chấm dứt hoàn toán sự chậm trễ trong việc chuyển tiền nội bộ trên toàn quốc, chính nhờ đó vốn luân chuyển nhanh hơn nhiều so với trước. Việc tính lãi và cập nhật thông tin rủi ro, quản lý khế ước, quản lý dư nợ được theo dõi chặt chẽ, số dư trên Tài khoản thông báo cho khách hàng kịp thời và chính xác, các nghiệp vụ phát sinh được xử lý hạch toán kịp thời và chính xác. Do thực tiễn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, quỹ đảm bảo thanh toán, quy tiền mặt và khả năng thanh toán, Chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm.
-Thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên là do NHNo & PTNT Ba Đình đã thực hiện chiến lược khách hàng rất đa dạng và phong phú, và khách hàng lại được quyền lựa chọn các hình thức thanh toán cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanh của đơn vị mình. Đảm bảo vòng quay vốn nhanh, chính xác. Mặt khác Chi nhánh luôn tạo điều kiện đáp ứng đủ nhu cầu về vốn thanh toán thường xuyên của khách hàng và đảm bảo khả năng chi trả của Chi nhánh tốt. Do đó gây được niềm tin với khách hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm được ưu thế xong so với các ngân hàng trên khu vực thì công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh nói riêng và trong nước ta nói chung vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn, cần phải giảm thiểu hơn nữa. Do vậy vấn đề mở rộng phát triển đi đôi với bổ xung và không ngừng hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới được đặt ra không chỉ của riêng nghành Ngân hàng mà còn là trách nhiệm chung của Đảng và nhà nước ta. Xét về cơ cấu thanh thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh cụ thể hơn em xin được đi sâu nghiên cứu vào phần tiếp theo.
2.4-Tình hình thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo Ba Đình
Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình luôn thực hiện tốt vai trò thanh toán nên nhiều khách hàng nhận thấy lợi ích,sự tiện lợi, của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thức chủ đạo, khách hàng khi có tiền mặt cũng chuyển vào Tài khoản của mình để sau đó thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản.
Chi nhánh áp dụng rộng rãi các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt , các công cụ thanh toán truyền thống để thanh toán trong nước như Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, Séc, Ngân phiếu thanh toán đã được sử dụng một cách hiệu quả góp phần thay thế một lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông.Theo quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của thống đốc NHNN VN gồm có các thể thức thanh toán Séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, L/C, Ngân phiếu thanh toán, Thẻ thanh toán, nhưng việc sử dụng thể thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn. Thông thường khi lựa chọn khách hàng sẽ chọn thể thức nào mang tính thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng.
Để đánh giá tình hình áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo Ba Đình, sau đây là các bảng tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo số món và theo số tiền
Bảng 5. tình hình thanh toán các thể thức theo số tiền
Đơnvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Số tiền
Tỷ lệ %
B -Thanh toán không dùng TM
1 -Ngân phiếu thanh toán
2 -Séc
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
3 -Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền
- Uỷ nhiệm chi
- chuyển tiền
4 -Uỷ nhiệm thu
5 -Thư tín dụng
6 –Loại khác
333561
1030
78065
68000
10065
165000
145000
20000
39693,76
50034,24
0,3
23,4
20,39
3,01
49,4
43,47
5,99
11,9
15
Tổng cộng
333561
100
Qua bảng phân tích tình hình thanh toán các thể thức trên chúng ta có thể thấy, trong 6 thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, thì có 4 loại thể thức được dùng nhiều hơn qua Chi nhánh đó là: Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền,Séc, Ngân phiếu thanh toán, Uỷ nhiệm thu. Thể thức thư tín dụng được dùng nhiều trong thanh toán quốc tế, thông dụng đối với trườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100261.doc