LỜI CAM ĐOAN .1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.5
DANH MỤC BẢNG .6
DANH MỤC BIỂU.7
DANH MỤC SƠ ĐỒ .8
PHẦN MỞ ĐẦU.9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH
VIỆN CÔNG.13
1.1. Nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện công. .13
1.2. Các nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện công. .15
1.2.1 Nguồn thu Bảo hiểm y tế.15
1.2.2 Nguồn thu dịch vụ y tế từ người bệnh không có thẻ BHYT. .18
1.2.3 Nguồn thu từ các hoạt động tài trợ, viện trợ.18
1.2.4 Nguồn thu từ hoạt động y tế dự phòng.19
1.2.5 Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ liên doanh, liên kết.19
1.3 Mục tiêu và nội dung quản lý nguồn thu sự nghiệp tại bệnh viện công. .21
1.3.1 Mục tiêu quản lý nguồn thu sự nghiệp.21
1.3.2. Nội dung quản lý nguồn thu sự nghiệp tại bệnh viện công.23
1.4 Những nhân tố cơ bản tác động đến nguồn thu sự nghiệp ở bệnh viện công
.28
1.4.1 Nhân tố tác động bên ngoài. .28
1.4.2 Nhân tố tác động bên trong.30
Tóm tắt Chương I.32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH
VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 -2012 . 33
2.1 Khái quát chung về Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc .33
2.2 Tổng nguồn thu của Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc .43
127 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu sự nghiệp tại bệnh viện giao thông vận tải Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng cho bệnh nhân điều trị nội trú được bệnh
viện mua theo hợp đồng đối với các nhà cung cấp có đủ điều kiện trên thị trường,
giá được thẩm định qua việc tổ chức đấu thầu, hoặc được lấy theo giá đầu thầu tại
địa phương. Thuốc mua về được quản lý chặt chẽ có hội đồng kiểm nhập thuốc,
được phân chia thành các loại thuốc có biệt dược riêng. Thuốc được xuất ra sử
dụng theo đơn thuốc và phác đồ điều trị cho bệnh nhân nằm viện, số lượng thuốc và
loại thuốc được chỉ định dùng cho từng bệnh nhân theo phác đồ điều trị, thuốc dùng
cho bệnh nhân khi ra viện được kế toán BHYT tính toán và xác định số kinh phí sử
dụng thuốc dùng cho bệnh nhân, được tổng hợp quyết toán với BHYT, theo từng
quý trong năm. Bảo hiểm y tế có trách nhiệm quyết toán số thuốc cho bệnh nhân đã
dùng. Một điểm đáng lưu ý là giá thuốc dùng cho bệnh nhân kể từ khi mua vào,
xuất ra dùng cho người bệnh và quyết toán với BHYT là giá thuốc ban đầu nhập
vào không có sự chênh lệch. Như vậy việc nguồn thu từ thuốc quyết toán BHYT,
dùng cho bệnh nhân về bản chất đó chỉ là nguồn thu đơn thuần xuất ra sau đó thu về
không có lãi trong quá trình xuất nhập thuốc. Như vậy bệnh viện nên sử dụng thuốc
như thế nào trong quá trình điều trị, để không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị,
đem lại hiệu quả kinh tế, nguồn thu cho bệnh viện sẽ được bàn luận ở các phần
tiếp theo.
Thứ hai, nguồn thu ngày điều trị chính là số thu tiền giường bệnh mà bệnh
nhân nằm điều trị tại bệnh viện, đối với khoản thu này chiếm tỷ lệ bình quân là 19%
trong tổng số nguồn thu quyết toán BHYT nội trú. Bệnh nhân nằm điều trị dài ngày
tại bệnh viện, tiền giường bệnh được BHYT chi trả với định mức theo quy định,
61
ngày điều trị được BHYT quyết toán theo mức là 40.000 -50.000 đồng/ngày/giường
điều trị. Như vậy đối với nguồn thu này số lượng bệnh nhân đông, ngày điều trị dài
bệnh viện sẽ được quyết toán khoản thu này cao. Điều đáng lưu ý đối với nguồn thu
này là các chi phí cho bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện như: điện nước và các
chi phí khác trong qúa trình điều trị như thế nào? để nguồn thu này đem lại hiệu
quả, nhưng chất lượng điều trị vẫn được đảm bảo.
Thứ ba, nguồn thu từ các cận lâm sàng nói đúng hơn đó là nguồn thu từ các
xét nghiệm chẩn đoán trước, trong và sau trong quá điều trị gồm có: Chụp chiếu;
siêu âm chẩn đoán hình ảnh; làm các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm huyết
học, xét nghiệm nước tiểu, vv. Về giá các dịch vụ, kỹ thuật y tế theo quy định tại
Thông tư số 14 năm 1995 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Y tế, quy định khung giá
của 352 dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, thủ thuật. Sau khi rà
soát, liên bộ tiến hành điều chỉnh giá của 330 dịch vụ, trong đó bỏ 130 dịch vụ lạc
hậu hiện nay các cơ sở y tế không còn triển khai và tăng giá 227 dịch vụ. Trong số
này có 5 dịch vụ giảm so với mức tối đa tại Thông tư 14; 181/277 dịch vụ (chiếm
64%) có mức điều chỉnh dưới 5 lần và 94 dịch vụ (khoảng 34%) có mức điều chỉnh
từ 5 lần trở lên. Chính vì vậy nên nguồn thu từ các dịch vụ cận lâm sàng được đánh
giá là nguồn thu có tỷ lệ thu khá cao trong nguồn thu sự nghiệp đối với phần quyết
toán BHYT nội trú chiếm tỷ lệ tới 33% trong tổng số nguồn thu. Đây là nguồn thu
được đánh giá là tương đối hiệu quả, có chi phí thấp chủ yếu là chi phí vật tư hóa
chất trong điều trị chẩn đoán, bản chất của nguồn thu này chính là chuyên môn của
bệnh viện trong chẩn đoán, dùng các thủ thuật, phẫu thuật với chi phí thấp thì hiệu
quả của nguồn thu sẽ cao. Cơ cấu nguồn thu BHYT nội trú được phản ánh qua biểu
số (2.5)
62
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn thu từ BHYT nội trú năm 2008 -2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm Tổng số thu
Thu từ bệnh nhân nội trú
Thu
thuốc
điều trị
Tỷ lệ
%
Thu tiền
ngày
điều trị
Tỷ lệ
%
Thu cận
lâm sàng
Tỷ lệ
%
2.008 4.736 1.956 41% 952 20% 1.828 39%
2.009 5.967 3.121 52% 896 15% 1.950 33%
2.010 5.715 2.902 51% 956 17% 1.857 32%
2.011 7.703 4.130 54% 1.517 20% 2.056 27%
2.012 13.392 5.650 42% 2.950 22% 4.792 36%
Cộng 37.512 17.759 48% 7.271 19% 12.483 33%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc năm 2008 - 2012)
Biểu đồ (2.5) phản ánh mức độ quyết toán BHYT nội trú, biểu đồ phản ánh
chi tiết các nội dung nguồn thu được quyết toán. Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhìn
thấy mức độ phản ánh chi tiết của nguồn thu này trong nguồn thu quyết toán BHYT
nội trú, phân tích nó và tìm ra các giải pháp hữu hiệu khi khai thác.
Biểu đồ: 2.5 Biểu đồ nguồn thu BHYT Nội trú giai đoạn 2008-2012
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2009 2010 2011 2012
Thu tiền
thuốc
Thu tiền
giường
bệnh
Thu tiền
cận lâm
sàng
63
2.3.1.2 Nguồn thu bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Nếu xét trên góc độ nguồn thu sự nghiệp thì nguồn thu Bảo hiểm y tế bệnh
nhân điều trị ngoại trú chính là những bệnh nhân đến khám và điều trị trong ngày họ
được bác sỹ khám và kê đơn thuốc điều trị, sau đó bệnh nhân được điều trị tại nhà
theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Đối với nguồn thu này chiếm tỷ lệ rất thấp trong
tổng quyết toán thu sự nghiệp BHYT. Theo số liệu báo cáo nghiên cứu tại bệnh
viện thời điểm từ năm 2008 đến năm 2012 tổng số quyết toán BHYT ngoại trú là
12.422 triệu đồng chiếm 24% trên tổng số thu.
Đánh giá nghiên cứu nguồn thu quyết toán BHYT đối với bệnh nhân ngoại
trú, một điều dễ ràng nhận thấy của nguồn thu này chủ yếu quyết toán tiền thuốc tới
70% trên tổng số quyết toán. Nếu chỉ có quyết toán tiền thuốc thì có thể nói rằng
cũng như phần thuốc quyết toán ở BHYT nội trú, quyết toán nguồn thu từ thuốc
chính là việc xuất thuốc ra sau đó lại thu về qua quyết toán của Bảo hiểm y tế, như
vậy tính hiệu quả là không có.
Bênh cạnh nguồn thu từ thuốc còn có phần thu từ công khám bệnh, công
khám cho một bệnh nhân được tính 2000 đồng/đơn/ lần khám (năm 2008), theo
Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Tài
chính -Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực
hiện việc thu một phần viện phí, chính vì lý do này nên công khám thu được từ
bệnh nhân thấp, năm 2012 áp dụng đơn giá khám chữa bệnh theo Thông tư số
04/2012/TTLT- BYT- BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ
Y tế Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước mức giá hiện nay, giá ngày giường
bệnh cũng được điều chỉnh tăng lên là 5.000đồng/lần khám. Mức thu về công khám
bình quân 5 năm 2008-2012 cũng chỉ chiếm 30% trong tổng thu quyết toán BHYT
ngoại trú. Chi tiết nguồn thu quyết toán BHYT ngoại trú tại biểu số (2.6)
64
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn thu từ BHYT ngoại trú năm 2008 - 2012
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Tổng số
thu
Nguồn thu sự nghiệp bệnh nhân ngoại trú
Thu thuốc
điều trị
Tỷ lệ %/
Công khám
bệnh
Tỷ lệ %
2008 1.579 1.095 69% 484 31%
2009 1.683 1.262 75% 421 25%
2010 1.905 1.453 76% 452 24%
2011 2.048 1.450 71% 598 29%
2012 5.208 3.115 60% 2.093 40%
Cộng 12.422 8.375 70% 4.048 30%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc, năm 2008 - 2012)
Quyết toán bệnh nhân BHYT ngoại trú được phản ánh tại biểu đồ số (2.6),
biểu đồ này nhằm minh họa các nội dung được hình thành từ phần quyết toán
BHYT ngoại trú tại Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc.
Biểu đồ: 2.6 Biểu đồ nguồn thu BHYT Ngoại trú giai đoạn 2008-2012
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2008 2009 2010 2011 2012
QT Thuốc,
vật tư
QT công
khám bệnh
65
Qua số liệu nguồn thu sự nghiệp BHYT của Bệnh viện Giao thông vận tải
Vĩnh Phúc, chúng ta có dễ dàng nhận thấy mức thu năm sau cao hơn năm trước tăng
khoảng từ 15% đến 20%. Đặc biệt là từ năm 2011 tới năm 2012 tăng khoảng 45%,
nguồn thu này có tốc độ tăng khá cao. Nếu so với năm 2008 đến năm 2012 số thu
BHYT đã tăng khoảng 66,4%. Nguyên nhân chính là do năm 2012 là những năm
đầu Bệnh viện có quy mô mở rộng lên 190 giường bệnh. Dự án đầu tư nâng cấp cải
tạo Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc về cơ bản đã kết thúc, trang thiết bị và
cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc mới, công nghệ hiện đại. Số bệnh
nhân đến khám, điều trị và xét nghiệm tăng lên rõ rệt.
Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử
dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao, việc thực hiện Thông tư số
04/2012/TTLT- BYT- BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 thu giá viện phí mới cũng
phần nào tác động đến tăng nguồn thu. Đồng thời Bệnh viện đã tổ chức thu viện phí
đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tới từng giường bệnh theo từng
ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu
từ viện phí tăng đáng kể.
Năm 2012, mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan: dịch bệnh phát sinh
nhiều nhưng tổng số thu viện phí và BHYT là 18.600 triệu đồng (tăng tỷ lệ 190,7 %
so với năm 2011 và tăng 294% so với năm 2008). Nguồn thu viện phí và BHYT đã
góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên
trong bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện nay. Trên thực tế
cho đến nay, bệnh viện đã không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống
quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu
quả.
2.3.2 Nguồn thu dịch vụ bệnh nhân không có thẻ BHYT
Đối với nguồn thu viện phí từ những đối tượng không có thẻ Bảo hiểm y tế.
Theo số liệu điều tra thông tin về BHYT kết quả độ bao phủ của BHYT tại các
huyện trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 40 -50%. Học sinh, sinh viên là thành phần
66
chủ yếu tham gia BHYT tự nguyện. Có khoảng 70% nông dân chưa có BHYT.
Người nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người tham gia BHYT, tuy nhiên vẫn
còn khoảng 20-30% hộ gia đình báo cáo thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn chưa được
cấp thẻ BHYT. Hiểu biết và nhận thức về BHYT trong người dân còn rất hạn chế,
khó khăn về tài chính là lý do chủ yếu không tham gia BHYT. Hai vấn đề chủ yếu
làm bệnh nhân ít hài lòng là điều kiện cơ sở vật chất và thái độ của nhân viên y tế.
Bảo hiểm y tế đã có xu hướng giảm rõ rệt, chi phí khám chữa bệnh cả ngoại trú và
nội trú. Bệnh nhân BHYT vẫn phải trả một khoản đáng kể khi đi khám chữa bệnh,
nhận thức như vậy nên tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc số lượng bệnh nhân không có thể
BHYT đến khám và điều trị tại bệnh viện không có thẻ BHYT vẫn còn nhiều. Đối
với những bệnh nhân này họ khám chữa bệnh mang tính dịch vụ, họ đòi hỏi yêu cầu
dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng và phong phú. Nguồn bệnh nhân này cũng tạo
nguồn thu cho bệnh viện nhưng không nhiều, không đáng kể trong tổng số nguồn
thu sự nghiệp của bệnh viện trong 5 năm chỉ đạt 9.351 triệu đồng, và chiếm tỷ lệ
9% trong tổng nguồn thu sự nghiệp, một con số ít ỏi nhưng nó cũng góp phần vào
việc tăng nguồn thu sự nghiệp cho bệnh viện, và hướng tới việc y tế có nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng xã hội.
Các yếu tố cấu thành nên nguồn thu này gồm thuốc điều trị cho bệnh nhân,
công khám, ngày điều trị, và các cận lâm sàng trong điều trị chẩn đoán tỷ lệ nguồn
thu này thuốc chiếm chủ yếu 45%; công khám và tiền giường bệnh chiếm 21% và
các cận lâm sàng chiếm 28%. Về cơ cấu nguồn thu và giá thu cũng được thu theo
giá đã được phê duyệt. Mức độ tác động từng yếu tố tác động đến nguồn thu cũng
như BHYT, chỉ có điều khác biệt cơ bản là đối với những bệnh nhân này họ phải
đóng chi phí 100% giá viện phí theo quy định mà không có hỗ trợ của BHYT trong
thanh toán. Biểu số (2.7) phán ánh cơ cấu nguồn thu bệnh nhân dịch vụ giai đoạn
2008 -2012.
67
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu nguồn thu đối tượng bệnh nhân dịch vụ 2008 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng số
thu
Nguồn thu dịch vụ đối tượng
bệnh nhân dịch vụ
Thuốc
Tỷ lệ
%/
Công
khám;
giường
bệnh
Tỷ lệ
%
Các cận
lâm sàng
Tỷ lệ %
2008 1.042 467 45% 250 24% 325 31%
2009 1.450 710 49% 290 20% 450 31%
2010 1.529 820 54% 310 20% 399 26%
2011 2.070 956 46% 442 21% 672 32%
2012 3.260 1.010 31% 562 17% 688 21%
Cộng 9.351 3.963 45% 1.854 21% 2.534 28%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc năm 2008 - 2012
Biểu đồ: 2.7 Biểu đồ nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh.
0
200
400
600
800
1000
1200
2008 2009
2010
2011
2012
Thu Thuốc
điều trị
Thu công
khám
Thu các cận
lâm sàng
68
2.3.3 Nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết.
Bệnh viện GTVT Vĩnh phúc tiếp cận hoạt động này trong giai đoạn năm 2008
-2012 qua một số các hợp đồng liên kết đã được triển khai. Từ năm 2008 bệnh viện
đã thực hiện xã hội hóa bằng việc hợp tác liên doanh, liên kết hệ thống chạy thận
nhân tạo cho những bệnh nhân bị suy thận cấp, với dây truyền lọc máu được đầu tư
từ Công ty TBYT Đồng Hữu, Bệnh viện với 10 máy chạy thận nhân tạo của Nhật
Bản, dây truyền lọc máu trang thiết bị hiện đại đã góp phần chữa và điều trị cho
những bệnh nhân suy thận nhân tạo tại khu vực tỉnh Vĩnh Phúc, địa bàn khu vực
đơn vị đang hoạt động. Ngoài việc đặt máy và thiết bị y tế bệnh viện còn tham gia
các hoạt động liên kết trong chuyên môn, tại các trạm y tế địa phương như: Trạm y
tế xã Quang Minh, xã Tiền Châu, xã Đạo Đức, tham gia phẫu thuật, hội chẩn bệnh
nhân nặng, liên kết trong Mổ mắt bằng phương pháp Phaco, siêu âm màu 4 chiều
vv.
Bệnh viện đã sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, góp vốn liên doanh giữa
cơ sở y tế tại địa bàn, để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ thực
hiện theo quy định của Thông tư 15/2007/TT-BYT, sử dụng tài sản là trang thiết bị,
nhà cửa, cơ sở hạ tầng để liên doanh, liên kết và tổ chức các hoạt động dịch vụ,
phân chia thu nhập theo tỷ lệ góp vốn, mức độ tham gia của các bên. Trong năm 5
theo số liệu báo cáo của bệnh viện, nguồn thu đạt được trong 5 năm 2008-2012 là
10.900 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 11% trong tổng nguồn thu, năm sau cao hơn năm
trước.
Trên cơ sở các đề án được Cục Y tế GTVT phê duyệt thẩm định, bệnh viện
triển khai tổ chức thực hiện ký hợp đồng với các đối tác, với phương án phân chia
lợi nhuận được các bên thống nhất trong đề án. Mặc dù nguồn thu trong giai đoạn
này không lớn, nhưng đó là bước đi quan trọng, đồng thời cũng là thử thách của
bệnh viện khi khai thác nguồn thu ở một lĩnh vực mới trong cơ chế thị trường hiện
nay. Thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động liên doanh, liên kết cũng chưa
thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia, bước đầu có được kết quả thu như
vậy, cũng đã là một nguồn động viện cho bệnh viện trong lĩnh vực này.
69
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu nguồn thu liên doanh, liên kết năm 2008-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tổng số thu
từ hoạt động
liên doanh,
liên kết
Thu từ hoạt động liên doanh, liên kết
Thu thuê địa
điểm đối tác
đặt TBYT
Tỷ lệ %
Thu đầu tư
góp vốn với
đơn vị khác
Tỷ lệ %
2008 1.700 900 53% 800 47%
2009 2.000 1.100 55% 900 45%
2010 2.000 1.100 55% 900 45%
2011 2.700 1.500 56% 1.200 44%
2012 2.500 1.500 60% 1.000 40%
Cộng 10.900 6.100 56% 4.800 44%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc, năm 2008 - 2012)
Để hiểu rõ hơn nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết cũng như mức độ
thu tăng giảm của từng hoạt động trong nguồn thu này, chúng ta hãy cùng nhau xem
xét biểu đồ số (2.8)
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ nguồn thu từ liên doanh, liên kết 2008-2012
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2008 2009 2010
2011
2012
Thu đặt máy
của đối tác
Thu góp vốn
đầu tư
70
2.3.4 Nguồn thu từ hoạt động y tế dự phòng
Hiện nay việc đầu tư cho hoạt động y tế dự phòng vẫn ở mức thấp mặc dù
hoạt động y tế dự phòng được đánh giá rất cao, góp phần cải thiện các chỉ số sức
khỏe. Xét về mặt kinh tế, các hoạt động y tế dự phòng không mang lại hiệu quả
kinh tế tức thời. Việc đẩy mạnh các dịch vụ y tế phải tập trung cả dự phòng và điều
trị, đảm bảo được mức cân đối trong tỷ lệ đầu tư cho dự phòng và điều trị. Bởi hiện
nay môi trường đang là vấn đề thách thức toàn cầu, những yếu tố nguy cơ về môi
trường, phòng bệnh do tác động của môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
ngày càng tăng. Mặt khác, xã hội đang phát triển theo cơ chế thị trường đã làm xuất
hiện nhiều tệ nạn xã hội, nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do lối sống không
khoa học, thậm chí thiếu lành mạnh. Như vậy, hoạt động y tế dự phòng cần phải
được tăng cường hơn bao giờ hết.
Giai đoạn 2008-2012 nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động y tế dự phòng chiếm
tỷ lệ bình quân trong 5 năm là tỷ lệ là 20% trong tổng nguồn thu của bệnh viện, cá
biệt năm 2008 chiếm tới tỷ lệ 26%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 22%, năm 2012 có xu
hướng giảm chỉ chiếm chỉ 15%. Nếu đánh giá chi tiết từng nội dung thu của hoạt
động này ta nhận thấy, nguồn thu từ hoạt động phòng chống dịch bệnh chiếm tới
46% trong tổng thu của hoạt động, đây là khoản thu có tỷ lệ tương đối cao, khám
sức khỏe chiếm tỷ lệ 42% và hoạt động phun thanh khiết, kiểm định môi trường chỉ
chiếm tỷ lệ 6%. Mức thu qua các năm không đều, có sự biến động liên tục tăng,
giảm rõ dệt, không theo chu kỳ hay biên độ nào, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng
khai thác của bệnh viện thông qua các hợp đồng khám sức khỏe, phòng chống dịch,
phun thanh khiết môi trường, kiểm định môi trường làm việc, và một số hợp đồng
tiêm phòng chống vi rút viêm gan B, H1N1, H5N1vv. Báo cáo đánh giá nguồn thu
hoạt động y tế dự phòng tại biểu số (2.9) như để thấy khả năng nguồn thu, thời
gian tới cần có những giải pháp gì để tăng nguồn thu rất tiềm năng này.
71
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu nguồn thu y tế dự phòng năm 2008-2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng
số thu
y tế dự
phòng
Thu từ hoạt động y tế dự phòng
Khám
sức
khỏe
Tỷ lệ
%/
Phòng
chống
dịch
Tỷ lệ
%
Kiểm
định
MT
làm
việc
Tỷ lệ
%
Thanh
kiết
môi
trường
Tỷ
lệ %
2008 3.814 1.800 47% 1.574 41% 420 11% 232 6%
2009 2.968 1.550 52% 1.168 39% 120 4% 130 4%
2010 3.630 1.800 50% 1.770 49% 370 10% 190 5%
2011 4.522 1.760 39% 2.050 45% 230 5% 220 5%
2012 4.682 1.106 24% 2.506 54% 250 5% 370 8%
Cộng 19.616 8.016 42% 9.068 46% 1.390 7% 1.142 6%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc năm 2008 - 2012)
Tại biểu đồ số (2.9) cũng cho thấy mức khai thác cũng khả năng của từng
nhân tố khi tác động nên nguồn thu rất rõ nét.
Biểu đồ: 2.9 Biểu đồ nguồn thu từ y tế dự phòng năm 2008 -2012
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
2008 2009 2010 2011 2012
Thu khám
sức khỏe
Thu phòng
dịch
Thu kiểm
định môi
trường
Thu thanh
khiết môi
trường
72
2.3.5 Nguồn thu từ hoạt động viện trợ, tài trợ
Nhìn chung đây là nguồn thu không liên tục, không chủ động. Nguồn viện trợ,
tài trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác của bệnh viện và được cấp thông
qua các Chương trình y tế quốc gia, các tổ chức có thể viện trợ, tài trợ bằng tiền
hoặc hiện vật. Hàng năm Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc nhận được một
số khoản tài trợ, viện trợ, chủ yếu dưới dạng máy móc thiết bị y tế, thuốc, hoá chất
vật tư y tế tiêu hao, đào tạo tập huấn, nghiên cứu khoa học. Nguồn vốn viện trợ, tài
trợ cho Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc hằng năm chưa lớn, số tiền được
cấp bằng hiện vật năm 2008 là 700 triệu đồng đến năm 2012 bằng là 800 triệu đồng,
các năm có số lượng tăng, giảm không đều nhau, Theo số liệu nghiên cứu nguồn tài
trợ, viện trợ giai đoạn năm (2008-2012) các tổ chức trong nước tài trợ tỷ lệ tới 91%,
còn lại là của tổ chức nước ngoài chiếm tỷ lệ 9%. Đây là các dự án tài trợ, viện trợ
do các nhà tài trợ trong nước và các tổ chức quốc tế viện trợ cho bệnh viện, nên
không chủ động được nguồn vốn này. Nguồn vốn này bệnh viện chủ yếu chi cho
hoạt động chuyên môn, và chi cho các đối tượng bệnh nhân nghèo tại địa phương,
và tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh trong
công đồng dân cư. Tuy ít nhưng cũng góp phần vào nguồn thu của bệnh viện. Tại
biểu số (2.10) phán ánh các nguồn tài trợ, viện trợ giai đoạn năm 2008-2012.
Bảng 2.10: Bảng cơ cấu nguồn thu tài trợ, viện trợ năm 2008 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng số
thu viện
trợ, tài
trợ
Thu từ hoạt động tài trợ, viện trợ
Trong
nước Tỷ lệ %/
Ngoài
nước Tỷ lệ %
2008 700 500 71% 200 29%
2009 600 600 100% 0%
2010 850 700 82% 150 18%
2011 900 900 100% 0%
2012 800 800 100% 0%
Cộng 3.850 3.500 91% 350 9%
Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc năm 2008 - 2012)
73
Để có cái nhìn tổng hợp nguồn vốn tài trợ, viện trợ chúng ta hãy xem xét
Biểu đồ số (2.10) Nguồn thu tài trợ, viện trợ giai đoạn 2008-2012 để thấy được
nguồn thu này được hình thành như thế nào?
Biểu đồ: 2.10 Biểu đồ nguồn vốn tài trợ, viện trợ năm 2008 - 2012
2.3.6 Nguồn thu từ các dịch vụ y tế khác.
Ngoài ra, Bệnh viện còn có nguồn thu khác từ hoạt động trông giữ xe, thu cho
thuê địa điểm kinh doanh quầy thuốc vv Nguồn thu này tuy không lớn, nhưng
cũng không ngừng tăng trong những năm qua và được bổ sung vào kinh phí hoạt
động thường xuyên của Bệnh viện.
Phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân, bệnh viện có trang bị xe ô tô cứu thương
chuyên dùng cùng với đội ngũ bác sỹ và y tá chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ
bệnh nhân 24h/24h - 7 ngày. Dịch vụ đưa đón bệnh nhân, chuyển viện sang các
bệnh viện tuyến trung ương. Trong giai đoạn (2008-2012) bệnh viện đã thu được từ
dịch vụ này là 2.490 triệu đồng chiếm tỷ lệ 47% trong thu dịch vụ và tỷ lệ 2,4%
trong tổng nguồn thu sự nghiệp. Dịch vụ đưa đón bệnh nhân đi, hướng dẫn làm thủ
tục, Thanh toán bảo hiểm, và còn rất nhiều dịch vụ hữu ích cho sức khoẻ khác nữa,
mà bệnh viện cần quan tâm khai thác, với phương châm phục vụ mau chóng hoàn
tất, để vận chuyển bệnh nhân đến nơi yêu cầu. Chính điều đó đã đem lại một nguồn
thu cho bệnh viện.
Bên cạnh đó các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe cũng được lãnh đạo bệnh
viện quan tâm. Dịch vụ này chính là chăm sóc sức khỏe tại công đồng dân cư thông
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2008 2009 2010 2011 2012
Viện trợ
trong nước
Viện trợ
nước ngoài
74
qua các buỏi nói chuyện, thuyết trình, tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khỏe.
Khai thác nguồn thu này tuy không lớn, năm 2008 chỉ là 260 triệu đồng đến năm
2012 tăng lên 380 triệu đồng, cả giai đoạn 5 năm (2008-2012) bệnh viện thu được
1.418 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 27% trong nguồn thu khác, và chiếm tỷ lệ 1,4% trong
tổng nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện, nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng trong
việc ngăn chặn trước các nguồn dịch bệnh tại cộng đồng dân cư.
Đối với dịch vụ thẩm mỹ, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đem lại vể
đẹp hoàn thiện cho con người là việc mà các cơ sở y tế đang quan tâm, trong đó có
Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc. Thẩm mỹ chính là làm đẹp, là nhu cầu chính đáng của
con người, việc làm đẹp được thông qua các dịch vụ y tế tại bệnh viện như: chăm
sóc da, tẩy nốt rồi, điều trị nám da, điều trị sẹo vv. Bệnh viện đã đầu tư một số trang
thiết bị, đào tạo đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn. Trong giai đoạn năm (2008-
2012) dịch vụ này cũng đem lại nguồn thu là 1.412 triệu đồng chiếm 1,4% trong
tổng nguồn thu sự nghiệp, đây cũng là cơ sở để bệnh viện có thể khai thác nguồn
thu trong lĩnh vực này. Tại biểu số (2.11) phản ánh nguồn thu khác của bệnh viện
GTVT Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2012.
Bảng 2.11: Bảng cơ cấu nguồn thu dịch vụ y tế năm 2008 -2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng số
thu
Thu từ hoạt động dịch vụ y tế
Vận
chuyển
bệnh
nhân
Tỷ
lệ %
Dịch vụ
tư vấn
sức khỏe
Tỷ lệ
%
Dịch vụ
thẩm mỹ
Tỷ lệ
%
2008 980 470 48% 160 16% 250 26%
2009 950 450 47% 270 28% 230 24%
2010 780 350 45% 188 24% 242 31%
2011 1.260 570 45% 320 25% 370 29%
2012 1.350 650 48% 380 28% 320 24%
Cộng 5.320 2.490 47% 1.418 24% 1.412 27%
( Nguồn: Phòng TCKT - Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc năm 2008 - 2012)
75
Biểu đồ số (2.11) miêu tả nguồn thu phục vụ bệnh nhân, dịch vụ vận chuyển
bệnh nhân luôn luôn đem lại nguồn thu cao ổn định cho bệnh viện.
Biểu đồ 2.11. Biểu đồ nguồn thu dịch vụ y tế 2008 - 2012.
2.3.7 Nguồn thu từ hoạt động khác.
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo bệnh viện tạo tâm lý thoải mái cho bệnh
nhân, khi đến liên hệ làm việc hoặc khám chữa bệnh, thăm bệnh nhân; bênh viện tổ
chức Trông giữ xe đạp, xe máy bên trong khuôn viên với giá 1.000 đồng /xe
đạp/lượt và 2.000 đồng /xe máy/lượt khách đến gửi xe. Trong năm 2012 kinh phí
thu được qua hoạt động dịch vụ này là 230 triệu đồng và trong 5 năm (2008-2012)
là 846 triệu đồng chiếm 54% trong nguồn thu khác, tỷ lệ 0,84% trong tổng nguồn
thu sự nghiệp. Về bản chất nguồn thu này không lớn nhưng tạo tâm lý cho người
bệnh, yên tâm khi đến với bệnh viện.
Một lĩnh vực tạo nguồn thu trong Bệnh viện GTVT Vĩnh phúc nữa đó là hoạt
động đầu tư tài chính, theo quy định đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay
được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại. Số tiền thu bệnh
việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273413_1218_1951497.pdf