Luận văn Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010

Tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh thành phố đến cuối năm 2004 cả nước có 222 trung tâm giới thiệu việc làm trong đó có 177 trung tâm được thành lập theo Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động, số trung tâm được thành lập theo Nghị định 72/CP hiện đang hoạt động là 132 trung tâm, có đến 40 trung tâm đã chuyển đổi chức năng hoạt động mà chủ yếu thành các trường dạy nghề. Số trung tâm thành lập theo Nghị định 72/CP hiện nay không còn hoạt động là 14 trung tâm.

Trong 177 Trung tâm Giới thiệu việc làm cả nước, đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng nhiều nhất là: 59 trung tâm (chiếm 33,33%); tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ với 26 trung tâm (chiếm 14,69%); ít nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên với 8 trung tâm được phân bổ cho hai vùng (chỉ chiếm hơn 4%); cụ thể phân bố các trung tâm ở các vùng kinh tế được thể hiện trong bảng 01 như sau:

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u việc làm. Tính đến cuối năm 2004 cả nước đã có hơn 170 Trung tâm Giới thiệu việc làm (được thành lập theo Nghị định 72/CP) so với 100 trung tâm năm 1994. Vậy trong vòng 10 năm số lượng Trung tâm Giới thiệu vịêc làm ở Việt Nam đã tăng lên gần gấp đôi, tuy nhiên không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng các Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng tăng lên rõ rệt, để hiểu rõ hơn vấn đề này em sẽ đi sâu vào đánh giá hoạt động của các Trung tâm G iới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2004. II. thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2004 Trong giai đoạn vừa qua hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến thể hiện thông qua sự phát triển của mạng lưới các trung tâm và sự biến đổi trong kết quả ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của trung tâm. 1. Mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước Tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh thành phố đến cuối năm 2004 cả nước có 222 trung tâm giới thiệu việc làm trong đó có 177 trung tâm được thành lập theo Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động, số trung tâm được thành lập theo Nghị định 72/CP hiện đang hoạt động là 132 trung tâm, có đến 40 trung tâm đã chuyển đổi chức năng hoạt động mà chủ yếu thành các trường dạy nghề. Số trung tâm thành lập theo Nghị định 72/CP hiện nay không còn hoạt động là 14 trung tâm. Trong 177 Trung tâm Giới thiệu việc làm cả nước, đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng nhiều nhất là: 59 trung tâm (chiếm 33,33%); tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ với 26 trung tâm (chiếm 14,69%); ít nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên với 8 trung tâm được phân bổ cho hai vùng (chỉ chiếm hơn 4%); cụ thể phân bố các trung tâm ở các vùng kinh tế được thể hiện trong bảng 01 như sau: Bảng 01: Phân bố các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo các vùng đến năm 2004 Đơn vị tính: trung tâm STT Vùng kinh tế Số trung tâm thành lập theo NĐ72/CP đang hoạt động Tỷ lệ (%) 1 Đông Bắc 15 8.40 2 Tây Bắc 3 1.69 3 Đồng Bằng Sông Hồng 59 33.33 4 Bắc Trung Bộ 23 12.99 5 Nam Trung Bộ 20 11.30 6 Tây Nguyên 5 2.82 7 Đông Nam Bộ 26 14.69 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 26 14.69 Tổng cộng 177 100.00 Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Từ số liệu trên cho ta thấy có sự phân bố các trung tâm không đồng đều giữa các vùng kinh tế: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là các vùng có số lượng trung tâm nhiều nhất vì đây là các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, lao động tập trung ở các vùng này là đông nên cần có một mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm lớn để đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm của người lao động. Trong khi đó Tây Nguyên và Tây Bắc là hai vùng có số lượng trung tâm rất ít vì: do lao động ở vùng này thường phân bố dải dác gây ra khó khăn trong việc tổ chức giới thiệu việc làm nên các Trung tâm Giới thiệu việc làm thường không tập trung nhiều ở hai vùng này. Mặt khác, do điều kiện vật chất còn rất hạn chế chính vì vậy việc tập trung quá nhiều các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong vùng sẽ không đảm bảo việc cung cấp đủ các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của các trung tâm. Chính vì có sự phân bố không đồng đều các trung tâm trong các vùng kinh tế không những đã gây khó khăn trong việc qui mạng lưới trung tâm và đã dẫn đến sự chênh lệch rất lớn trong việc phân bổ số lượng lao động bình quân cho một trung tâm giữa các vùng trong cả nước, cụ thể là: Bảng 02: Số lượng lao động bình quân trên một trung tâm ở các vùng kinh tế tính đến năm 2004 Đơn vị tính: lượt lao động STT Vùng kinh tế Số lượng lao động / trung tâm 1 Đông Bắc 333.580 2 Tây Bắc 436.666 3 Đồng Bằng Sông Hồng 130.095 4 Bắc Trung Bộ 221.738 5 Nam Trung Bộ 174.950 6 Tây Nguyên 452.800 7 Đông Nam Bộ 249.519 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 350.384 Cả nước 238.012 Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Kết hợp số liệu ở bảng 01 và 02 ta thấy không những số lượng các trung tâm được phân bố không đều mà số lượng lao động phân bố bình quân cho một trung tâm cũng có khoảng cánh rất lớn giữa các vùng với nhau. Trong cả nước chỉ có Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Vùng Nam Trung Bộ là có số lượng lao động phân bố trên một trung tâm là thấp nhất điều này sẽ tạo ra thuận lợi cho các trung tâm khi tiến hành hoạt động giới thiệu việc làm của mình. Trong khi đó Vùng Tây Bắc và Vùng Tây Nguyên là hai vùng có số lượng trung tâm ít nhất lại là các vùng có sự phân bổ lao động cho một trung tâm là lớn nhất (nó gấp từ 3 – 4 lần so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Nam Trung Bộ, và gấp 2 lần so với số lượng trung bình của cả nước), chính điều này sẽ gây ra sức ép lớn trong hoạt động của các trung tâm đặc biệt là gây ra nhiều khó khăn đối với người lao động khi liên hệ với trung tâm. Xét theo chủ thể quản lý hoạt động của trung tâm: trong hơn 170 Trung tâm Giới thiệu việc làm đang hoạt động hiện nay thì số trung tâm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý là lớn nhất có đến 61 trung tâm và được phân bố đều trong 61 tỉnh thành của cả nước, tiếp đến là số trung tâm thuộc sự quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể là: Bảng 03: Phân bố mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo cơ quan quản lý tính đến năm 2004 Đơn vị tính: trung tâm STT Cơ quan quản lý Số trung tâm thành lập theo NĐ72/CP đang hoạt động Tỷ lệ (%) 1 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 61 34.46 2 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 41 23.16 3 Đoàn thanh niên cộng sản HCM 15 8.47 4 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 10 5.65 5 Bộ quốc phòng 20 11.30 6 Các cơ quan khác 30 16.96 Tổng cộng 177 100.00 Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Qua số liệu phân tích trong bảng 03 cho thấy: hiện nay Sở Lao động – Thương binh là đơn vị được giao quyền quản lý số lượng Trung tâm Giới thiệu việc làm lớn nhất trong cả nước (chiếm 1/3 số trung tâm trong cả nước) điều này càng khẳng định vai trò chủ đạo của các trung tâm này trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước. Tiếp đến là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là 41 trung tâm (chiếm 23,63% số trung tâm trong cả nước); Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 15 trung tâm (chiếm 8,47%); Hiệp hội phụ nữ Việt Nam là 10 trung tâm; Bộ Quốc phòng có 20 trung tâm; ngoài ra còn có các trung tâm thuộc sự quản lý của Bộ Công An, Bộ Giáo Dục, Bộ Thuỷ Sản, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh... Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã chứng tỏ không chỉ có sự tham gia của các Sở Lao động mà nó còn có sự đóng góp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trong cả nước đối với lĩnh vực giới thiệu việc làm. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các Trung tâm Giới thiệu việc làm nên tính đến nay mỗi địa phương trong cả nước đều có ít nhất một trung tâm giới thiệu việc làm. Không những vậy các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước còn được phân bố đến tất cả các khu chế xuất và các khu công nghiệp; ngay cả vùng sâu, vùng xa cũng có các Trung tâm Giới thiệu việc làm (hầu hết các trung tâm này thuộc sự quản lý của Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng). Có thể nói hiện nay ở nước ta đã hình thành được một mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm phát triển nhất từ trước đến nay. 2. Tình hình thực hịên nhiệm vụ của các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2004 Theo qui định của Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các Trung tâm Giới thiệu việc làm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập và cung ứng thông tin trên thị trường lao động. Ngoài ra các trung tâm còn được phép tổ chức dạy nghề và một số hoạt động khác theo qui định của pháp luật. Qua tổng hợp điều tra và báo cáo của các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong giai đoạn vừa qua thì hiện nay trên cả nước có trên 93% các trung tâm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nêu trên; mỗi nhiệm vụ của trung tâm có vai trò, vị trí riêng và có mối quan hệ trực tiếp, hữu cơ với các nhiệm vụ khác. Trong các nhiệm vụ được thực hiện thì nhiệm vụ thu thập và cung ứng thông tin trên thị trường lao động được qui định là nhiệm vụ trước tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của trung tâm, tuy nhiên nhiệm vụ này chỉ có 80,82% số trung tâm trong cả nước thực hiện đầy đủ. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tư vấn là 93,15% số trung tâm đã thực hiện các hoạt động này. Đối với hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động trên thị trường lao động có 93,83% trung tâm đã tham gia hoàn thành các nhiệm vụ. Đối với hoạt động dạy nghề: đây được coi là hoạt động mang tính chất bổ trợ cho các hoạt động chính của trung tâm nhưng trong giai đoạn vừa qua đã có hầu hết các trung tâm tham gia vào thực hiện hoạt động này và tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ này cũng rất cao vào khoảng 93,83% . Cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 04: Tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm tính đến năm 2004 Đơn vị tính: % STT Vùng kinh tế I II III IV 1 Vùng Đông Bắc 76,92 84,61 69,23 84,61 2 Vùng Tây Bắc 100,00 100,00 66,66 100,00 3 Đồng bằng Sông Hồng 91,11 91,11 86,33 97,77 4 Vùng Bắc Trung Bộ 95,23 95,23 90,47 100,00 5 Vùng Nam Trung Bộ 94,44 94,44 66,66 94,44 6 Vùng Tây Nguyên 100,00 100.00 100,00 100,00 7 Vùng Đông Nam Bộ 95.23 95,23 71,42 85,71 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 100,00 100,00 81,82 86,35 Chung cả nước 93,15 93,83 80,82 93,83 Nguồn Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ghi chú: I: Nhiệm vụ tư vấn II: Nhiệm vụ giới thiệu, cung ứng lao động III: Nhiệm vụ thu thập, cung ứng thông tin thị trường lao động IV: Nhiệm vụ dạy nghề Theo kết quả điều tra của bảng 04 ta nhận thấy tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ của các trung tâm là tương đối cao, có thể nói các trung tâm đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ của mình: - Về nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động trên thị trường lao động: chỉ có vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long là hoàn thành được 100% nhiệm vụ đã đề ra; song trong số này thì Tây Bắc và Tây Nguyên lại là hai vùng có số lượng trung tâm rất ít trong cả nước (Tây Bắc có ba trung tâm và Tây Nguyên có hai trung tâm). Bên cạnh ba vùng trên thì Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ cũng là những vùng có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ khá cao (trên 95%). Trong cả nước chỉ có Đông Bắc là vùng có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ này thấp nhất trong cả nước: đối với nhiệm vụ tư vấn vùng này chỉ hoàn thành với tỷ lệ 77% so với kế hoạch đã đặt ra; đối với nhiệm vụ giới thiệu việc làm và cung ứng lao động trên thị trường lao động tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ là 85%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Vùng Đông Bắc hoàn thành các nhiệm vụ này với tỷ lệ thấp là do các trung tâm giới thiệu việc làm trong vùng chưa có các biện pháp thu hút được người lao động đến với mình. - Về nhiệm vụ thu thập, cung ứng thông tin trên thị trường lao động: trong cả nước chỉ có vùng Tây Nguyên là vùng hoàn thành được 100% kế hoạch đã đặt ra, còn các vùng khác đều đã không hoàn thành được nhiệm vụ này. Không những vậy vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Nam Trung Bộ thực hiện nhiệm vụ này với tỷ lệ rất thấp chưa đến được 70%, các vùng khác cũng có tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ này rất thấp (khoảng trên dưới 80%). Nguyên nhân chủ yếu của việc thu thập và cung ứng thông tin trên thị trường lao động không đạt hiệu quả là do các vùng này đều chưa có biện pháp để thu thập thông tin và sử lý thông tin hợp lý, cũng như việc cung cấp các thông tin này chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết của khách hàng. - Về nhiệm vụ dạy nghề: trong cả nước các Trung tâm Giới thiệu việc làm của các vùng đều hoàn thành nhiệm vụ này với tỷ lệ khá cao (trên 85%), trong đó có ba vùng đã hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra là: Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Nhìn chung đây là nhiệm vụ được các trung tâm hoàn thành với tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các nhiệm vụ mà các trung tâm đang thực hiện; điều này góp phần rất lớn trong việc cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vậy trong cả nước chỉ có vùng Tây Nguyên là vùng hoàn thành được hết các nhiệm vụ được giao, song đây lại là vùng có số lượng trung tâm ít nhất trong cả nước (chiếm 2,82% số trung tâm trong cả nước), chính vì vậy việc hoàn thành nhiệm vụ của vùng có đóng góp rất nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước. Riêng vùng Đông Bắc là vùng có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất trong cả nước, vùng này đã không hoàn thành được một nhiệm vụ nào trong số các nhiệm vụ đã được giao; hoạt động mà vùng thực hiện đạt được tỷ lệ cao nhất là hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và hoạt động dạy nghề với tỷ lệ 84,61% (tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ thấp nhất so với các vùng trong cả nước); điều này đã gây ra những khó khăn lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của các trung tâm trong cả nước. Tuy trong giai đoạn 1998 – 2004 các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước chưa đạt được 100% kế hoạch đặt ra song với một tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chung là khá cao (khoảng trên 90%) điều đó đã có đóng góp rất lớn trong việc giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước ta trong giai đoạn vừa qua, vấn đề này đã được thể hiện cụ thể trong phụ lục 1. Theo báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Vịêt Nam giai đoạn 1991 – 1997 ta có kết quả như sau: Về hoạt động tư vấn trong đã tư vấn cho khoảng 970 ngàn lượt lao động; hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng 330 ngàn lượt lao động; các trung tâm đã tổ chức dạy nghề cho khoảng 340 ngàn lượt lao động; thực hiện hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho khoảng 310 ngàn lượt lao động. Nếu tổng hợp kết quả hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam trong vòng 5 năm (1998-2003) thì thu được kết quả sau: các trung tâm giới thiệu việc làm đã tư vấn cho 2.869 ngàn lượt người (tăng gấp ba lần so với số lao động mà các trung tâm đã tư vấn được trong giai đoạn trước); giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 1.069 ngàn người (tăng gấp hơn ba lần so với số lao động đã được giới thiệu việc làm và cung ứng lao động trong giai đoạn 1991 – 1997); số lần cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động là 146 ngàn lần; dạy nghề 859 ngàn lượt người (gấp hơn hai lần so với giai đoạn trước) trong đó số người có việc làm sau đào tạo nghề là 347 ngàn người. Thực hiện chuyển giao công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật cho khoảng 670 lượt lao động (tăng gấp hơn hai lần so với số lao động được hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong giai đoạn 1991 – 1997). Kết quả hoạt động của các trung tâm được cụ thể qua bảng sau: Bảng 05: Kết quả hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm giai đoạn 1998-2003 Đơn vị tính: Lượt người STT Vùng kinh tế A B C D E 1 Đông Bắc 135.497 31.898 27.574 65.858 12.819 2 Tây Bắc 30.838 4.296 1.978 11.750 10.580 3 Đồng Bằng Sông Hồng 586.765 187.944 253.606 181.504 101.563 4 Bắc Trung Bộ 370.745 67.451 46.138 135.903 71.989 5 Nam Trung Bộ 290.273 88.358 7.491 96.884 35.180 6 Tây Nguyên 24.026 4.484 83 9.326 4.790 7 Đông Nam Bộ 1.051.401 557.948 37.027 214.772 60.170 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 439.970 127.178 95.681 143.713 50.760 Tổng cộng 2.869.509 1.069.547 469.623 859.710 347.861 Nguồn Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ghi chú: A: Hoạt động tư vấn B: Hoạt động giơí thiệu, cung ứng lao động C: Hoạt động cung cấp TTTTLĐ cho khách hàng D: Tổng số lượt người được dạy nghề E: Số người có việc làm sau học nghề Trong tất cả các hoạt động thì hoạt động thì hoạt động tư vấn là hoạt động có nhiều khách hàng nhất với hơn 2 triệu lượt lao động được tham gia vào loại hình dịch vụ này, nó gấp ba so với số khách hàng được tham gia hoạt động cung ứng lao động và đào tạo nghề và gấp sáu lần số khách hàng được tham gia cung cấp thông tin thị trường lao động. Hoạt động cung ứng thông tin thị trường lao động cho khách hàng là hoạt động có số lượng khách hàng thấp nhất, kém rất xa so với các hoạt động khác trong số các hoạt động của các trung tâm. Nhìn chung trong giai đoạn 1998 – 2004 hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả khả quan: Về nhiệm vụ tư vấn mỗi năm các trung tâm đã tư vấn cho khoảng 400 ngàn lượt lao động và số lượng khách hàng ngày càng tăng. Về hoạt động giới thiệu việc làm số lượng khách hàng bình quân một năm của các trung tâm là 200 ngàn lao động. Hoạt động dạy nghề ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng với số lượng khách hàng là 180 ngàn lượt lao động một năm. Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ thì số lượng khách hàng trong các trung tâm không có chuyển biến nhiều, hàng năm các trung tâm thực hiện chuyển giao công nghệ cho khoảng 32 ngàn lựơt lao động. Các số liệu này đã được thể hiện cụ thể thông qua phụ lục 2. Theo số liệu bảng 05 trong cả nước Vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều khách hàng tham gia vào hoạt động của các trung tâm nhất (chiếm khoảng 35,34% số lượng khách hàng trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm cả nước) vì đây là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, số lượng lao động và số lượng doanh nghiệp tập trung rất đông trong vùng. Vùng Tây Nguyên là vùng duy nhất trong cả nước hoàn thành 100% các nhiệm vụ được giao song đây là vùng có số lượng khách hàng thấp nhất trong cả nước (các trung tâm có số lượng khách hàng chiếm chưa đến 0,1% số lượng khách hàng tham gia vào hệ thống trung tâm trong cả nước). Ngoài ra các vùng như: Vùng Đông Bắc, Vùng Tây Bắc cũng là những vùng có số lượng khách hàng tham gia vào các trung tâm chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng khách hàng của cả nước. Để có thể hỉêu rõ hơn về bức tranh tổng hợp này thì em sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của các trung tâm giới thiệu việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua. 2.1. Về dạy nghề gắn với tạo việc làm Theo kết quả điều tra của Vụ Lao động – Việc làm thì có rất nhiều trung tâm cho rằng hoạt động dạy nghề là hoạt động chính của mình. Các Trung tâm Giới thiệu việc làm được thành lập theo Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ hoạt động dạy nghề ở rất nhiều lĩnh vực và rất đa dạng theo các nhóm nghề. Tổng hợp các phiếu hỏi năm 2001 của 77 Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước thì có 41 nghề đào tạo đã được tổ chức đào tạo ở các trung tâm này. Trong các nghề được đào tạo tại các trung tâm có những nghề đơn giản không cần trình độ cao và có thể ứng dụng trong cuộc sống ngay như: Hàn, nề, chụp ảnh, nấu ăn, thêu ren, khâu nón… Nhưng cũng có nghề đào tạo đòi hỏi trình độ cao của người học nghề như: Thư ký giám đốc, quản trị kinh doanh, y tá, đánh phá mìn, quản lý điện nông thôn… Những nghề được đào tạo tại các trung tâm phần nào có thể đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của thị trường. Tính đến cuối năm 2003 cả nước đã hình thành được một hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trong đó 150 Trung tâm Giới thiệu việc làm và Xúc tiến việc làm có tham gia đào tạo nghề và dạy nghề. Đến năm 2004 đã có thêm 18 Trung tâm tham gia dạy nghề (trong đó có 10 trung tâm dạy nghề ngoài công lập), trong năm 2004 các cơ sở dạy nghề trực thuộc các trung tâm đã dạy nghề cho thêm 235.000 lượt lao động. Theo kết quả điều tra trong bảng 04 thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ đào tạo nghề nổi bật là: Các Trung tâm Giới thiệu việc làm Vùng Tây Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên đã hoàn thành 100% kế hoạch đào tạo nghề của mình, còn các trung tâm khác cũng hoàn thành kế hoạch của mình với tỷ lệ cao (trên 85%). Xét về số tuyệt đối thì kết quả đào tạo nghề của các trung tâm giai đoạn 1998- 2003 được thể hiện trong bảng 05 thì giai đoạn này các trung tâm đã đào tạo nghề cho khoảng 859.710 người, trong đó có 347.861 người đã tìm được việc làm sau khi học nghề (chiếm khoảng 40,5% số người được đào tạo nghề). Theo số liệu của phụ lục 2 thì mỗi năm các trung tâm dạy nghề cho khoảng 150.000 – 200.000 lao động, bình quân mỗi năm số lượng lao động tham gia học nghề trong các trung tâm tăng từ 6% - 11%. Trong đó số lượng lao động được đào tạo nghề đông nhất là ở Vùng Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 25% số lao động được đào tạo nghề trong cả nước); Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Vùng Bắc Trung Bộ cũng là những vùng có số lượng lao động tham gia học nghề đông trong cả nước. Trong khoảng 180.000 lao động được đào tạo nghề mỗi năm cũng chỉ có 69.000 lao động sau khi được đào tạo nghề là có việc làm ngay. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ là hai vùng giải quyết việc làm cho trên một nửa số lao động được đào tạo nghề, các vùng khác tỷ lệ lao động có việc làm ngay sau khi được đào tạo nghề là rất thấp chỉ trên dưới 30% số lao động được đào tạo nghề như: vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau khi được đào tạo nghề cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động Theo kết quả điều tra thì tư vấn, giới thiệu việc làm cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trung tâm. Mỗi năm các trung tâm tư vấn cho khoảng 500.000 lượt lao động và giới thiệu, cung ứng việc làm cho khoảng 200.000 lượt lao động mỗi năm. Đây là những con số đáng khích lệ vì trong giai đoạn 1991- 1997 thì mỗi năm các trung tâm này chỉ tư vấn cho khoảng 200.000 lượt lao động và giới thiệu việc làm cho khoảng 100000 lượt lao động, có thể nói trong giai đoạn này các trung tâm đã sự cố gắng vượt bậc trong các lĩnh vực này. Bảng 05 cũng cho ta thấy vùng Đông Nam Bộ là vùng đã đạt được hiệu quả tư vấn cao nhất, trong giai đoạn này vùng đã tư vấn cho khoảng 1.051.401 lượt lao động (chiếm gần 40% số lao động được tư vấn trong cả nước), trong số hơn một triệu lao động được tư vấn thì vùng cũng đã giới thiệu và cung ứng lao động cho 557.948 lượt lao động, tuy nhiên vùng Đông Nam Bộ cũng chỉ đạt được 95,23% kế hoạch tư vấn và cung ứng lao động đã đặt ra. Trong cả nước thì vùng Tây Nguyên và vùng Tây Bắc là hai vùng đã tư vấn, cung ứng lao động với số lượng rất thấp mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do hai vùng này có rất ít Trung tâm Giới thiệu việc làm. Trong giai đoạn vừa qua để thực hiện tốt mục tiêu của mình các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã kết hợp với các Sở Lao động –Thương binh và Xã hội ở các địa phương tiến hành tổ chức các Hội chợ việc làm mục đích là nhằm: Giới thiệu, quảng cáo về sự phát triển của các doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa phương; Giúp trao đổi trực tiếp giữa người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, học sinh, sinh viên… Ngoài ra còn giúp phỏng vấn và tuyển lao động trực tiếp tại các Hội chợ việc làm. Theo số liệu báo cáo từ năm 2000 đến nay cả nước đã tổ chức 20 lần Hội chợ việc làm trong 14 địa phương khác nhau. Trong mỗi Hội chợ có khoảng 12.500 người đăng ký tìm việc làm (trong đó đông nhất là Hội chợ TP Hồ Chí Minh có đến 47.464 người đăng ký), số người được phỏng vấn ở mỗi Hội chợ là bình quân là 7.557 người (chiếm 60% số người đến đăng ký), bình quân mỗi Hội chợ tuyển trực tiếp là 1.677 người. Các trung tâm cần tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ mới có thể quảng bá cho hình ảnh của mình. 2.3. Hoạt động cung ứng thông tin thị trường lao động Như đã nói ở trên cung cấp thông tin trên thị trường lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Trung tâm Giới thiệu việc làm. Nhưng theo thống kê ở bảng 04 thì nhiệm vụ này ở hầu hết các trung tâm đều không hoàn thành, vùng Tây Bắc và vùng Nam Trung Bộ tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đặt ra là rất thấp chỉ vào khoảng 66%, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ này chung cho cả nước chỉ khoảng 80%, vậy hoạt động cung ứng thông tin thị trường lao động là nhiệm vụ được hoàn thành với tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các nhiệm vụ của hệ thống trung tâm. Đây là vấn đề đòi hỏi các trung tâm cần có biện pháp khắc phục. Qua số liệu ở bảng 05 ta có thể thấy trong vòng 5 năm (1998- 2003) các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức cung cấp thông tin về thị trường lao động cho khoảng 469.623 lượt lao động, có nghĩa là trung bình mỗi năm các trung tâm cung cấp thông tin trên thị trường lao động cho khoảng 95.000 khách hành. Đây là một con số rất nhỏ so với số lượng khách hàng mà các trung tâm đã tư vấn hoặc giới thiệu việc làm. Theo bảng 05 ta cũng thấy vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là các vùng có số lượng khách hàng được cung cấp thông tin nhiều rất. Tuy nhiên Vùng Đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc521.doc
Tài liệu liên quan