Phần mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động
6
1.1 Khái quát về quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người lao động 6
1.2 Nội dung quản lý Nhà nước về tạo việc làm 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về tạo việc làm của người lao động 22
1.4 Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động
30
Tiểu kết Chương 1 36
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người lao
động tỉnh Đắk Lắk
37
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về tạo
việc làm của người lao động tỉnh Đắk Lắk
37
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người lao động tỉnh Đắk Lắk 41
2.3 Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
56
Tiểu kết Chương 2 64
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tạo việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới
65
3.1 Các căn cứ và dự báo tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2016-2020 có tác động đến nhu cầu tạo việc làm
65
3.2 Mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tạo việc làm 66
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới
72
3.4 Một số kiến nghị, đề xuất 89
Tiểu kết Chương 3 93
Kết luận 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI 97
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả hệ thống chính trị trong tỉnh, trong đó, lực lượng chủ đạo, nòng cốt
trong hoạt động này là Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật tỉnh.
Trong những năm qua, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật
tỉnh đã bám sát kế hoạch hoạt động, quan tâm tư vấn, tham mưu hoàn thiện
thể chế về phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác
định những nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh; đã ký kết kế
hoạch phối hợp với Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh về thông tin, tuyên
truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư
pháp, giai đoạn 2015 - 2020. Các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến
45
giáo dục pháp luật đã bám sát chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết
định số 27/2013/QĐ- TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; công
tác phối hợp ngày càng chặt chẽ, bài bản hơn, trách nhiệm của thành viên Hội
đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được nâng lên, đặc biệt đã phát
huy được vai trò điều hành, tổ chức hoạt động của người có thẩm quyền trong
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật.
Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt vai
trò công tác tuyên truyền. Với nguồn kinh phí trung ương bố trí 350 triệu
đồng, bằng 29,91% kế hoạch; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây
dựng, biên soạn tài liệu, thông tin tuyên truyền về công tác lao động, việc
làm, dạy nghề cho cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, người lao động trên các
phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể:
+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tuyên truyền nội dung về Việc
làm – Dạy nghề trên bản tin Thông tin nội bộ Đắk Lắk được cấp phát tới 184
xã, phường, thị trấn và cán bộ cấp tỉnh, huyện; đây là tài liệu sinh hoạt thường
kỳ của cán bộ thôn, buôn, khối, tổ dân phố; đồng thời phát nội dung trên sóng
phát thanh, truyền hình của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện;
+ Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lập giao diện chuyên
mục về dạy nghề - lao động & việc làm trên Cổng thông tin điện tử tỉnh tại
địa chỉ www.daklak.gov.vn với nội dung chương trình sống động, luôn cập
nhật mới; thực hiện 09 phóng sự, 19 bài viết, 86 ảnh được xây dựng và đăng
tải trên chuyên mục; xây dựng 06 chương trình phát thanh trên hệ thống
Truyền thanh cấp huyện, xã và phát thanh trên hệ thống loa đài của Đội thông
tin lưu động của 15 huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, Sở Thông tin -
Truyền thông đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện
tuyên truyền tới các Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền
hình huyện, thị xã, thành phố, phát thanh của UBND các xã, phường, thị trấn.
46
+ Thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật giáo dục nghề nghiệp,
pháp luật việc làm cho cán bộ, công chức xã gồm các chức danh của xã,
phường, thị trấn: Đảng ủy, văn hóa - xã hội, Mặt trận tổ quốc và lãnh đạo
UBND xã và chức danh: cán bộ chuyên trách dạy nghề và lãnh đạo của Phòng
LĐTB&XH huyện, thị xã, thành phố, tổ chức lớp theo từng huyện và theo
cụm khu vực với hơn 1.000 người tham gia.
+ Phổ biến giáo dục pháp luật về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội
trong thời gian qua, giai đoạn 2011 – 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội đã tiến hành tổ chức 60 lớp tập huấn với số người tham gia là 8.840 lượt
người, nội dung tuyên truyền, PBGDPL chủ yếu: Bộ luật Lao động, Luật Bảo
hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.số tài liệu cấp
phát hơn 4.000 cuốn.
Nhìn chung, trong những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật được Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
quan tâm chỉ đạo sâu sát nên đã đạt được hiệu quả cao, đa dạng hơn về hình
thức. Các đối tượng được phổ biến pháp luật như: người lao động, người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp; công chức, viên chức, người lao động
thuộc Sở và nhân dân đã nắm bắt kịp thời, nâng cao hiểu biết và nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật.
Qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại Sở với nội
dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần ổn định tình hình an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội chung ở tỉnh; hạn chế các hành vi vi
phạm pháp luật trong xã hội, chủ động phòng và chống mọi hành vi vi phạm
pháp luật.qua đó đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn tỉnh,
huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh.
47
2.2.4. Triển khai các chương trình, hoạt động tạo việc làm cho người
lao động
2.2.4.1.Các chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm cho thanh niên
Bảng 2.2: Kết quả cho vay vốn giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2016
Chỉ tiêu
ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số tiền cho vay
vốn GQVL
Tr.đồng
17.500 21.500 20.500 22.000 22.500 30.000
Số dự án vay Dự án 250 307 360 314 321 428
Số lao động tạo
việc làm qua
vay vốn
Người
875 1.260 1.150 1.250 1.500 1.146
[Sở Lao động – TBXH tỉnh Đắk Lắk]
Trong nhiều năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy,
UBND tỉnh, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đã
được những kết quả đáng kể. Trung bình mỗi năm, tỉnh tổ chức được 40-50
lớp dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng với hơn 2.000 người tham gia mỗi
năm, giải quyết việc làm cho hơn 26.000 lao động. Tuy nhiên, công tác đào
tạo nghề và giải quyết việc làm nói chung và đối với thanh niên nói riêng vẫn
có một số vấn đề bất cập, cần được tiếp tục quan tâm, phối hợp giải quyết
như: công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh niên về tầm quan
trọng của việc học nghề và tạo việc làm; việc phối kết hợp trong công tác đào
tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, công tác khảo sát, thống
kê, phân loại định hướng tạo nghề cho thanh niên
Triển khai Chương trình hỗ trợ việc làm cho thanh niên giai đoạn 2011-
2016 doanh số cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm khoảng 134 tỷ
48
đồng cho khoảng 5.300 hộ gia đình đã góp phần tạo việc làm cho 7.181 lao
động, phát triển ngành nghề, kinh tế trang trại, sản xuất kinh doanh dịch vụ
được mở rộng góp phần tăng sản phẩm xã hội, tăng doanh thu cho cơ sở, hộ
gia đình được vay vốn và người lao động có thêm thu nhập. Hầu hết số vốn
vay được sử dụng đúng mục đích. vốn vay tập trung chủ yếu cho hộ gia đình
vay để đầu tư trồng, chăm sóc cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Cho vay vốn giải quyết việc làm đã góp phần từng bước giảm
dần tỷ lệ người chưa có việc làm, tăng thời gian làm việc của người lao động;
khuyến khích phát triển sản xuất; đầu tư chăm sóc cây công nghiệp và chăn
nuôi có bước phát triển khá. Vốn cho vay giải quyết việc làm đã giúp cho đời
sống người lao động được cải thiện, ổn định. Vốn vay chủ yếu tập trung vào
sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên song tỷ lệ
hoàn trả vốn vay đúng hạn cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
Ngoài hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách
xã hội - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện nhiều chương trình cho vay
khác đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động như: cho vay hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vay xuất khẩu lao động, cho vay
sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân vùng khó khăn và
các chương trình cho vay dân tộc thiểu số khác; kết quả, có hơn 123.500 đối
tượng được vay vốn với doanh số là 2.108,4 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc
làm, tăng thời gian làm việc, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn
định cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
49
2.2.4.2. Kết nối cung, cầu lao động
Bảng 2.3: Kết quả điều tra cung – cầu lao động giai đoạn 2011-2016
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số hộ cập nhật thông
tin biến động cung lao
động
Nghìn
hộ
311
309
316
320
343
403
Số hộ có thông tin
biến động
Nghìn
hộ
81,6
90
91
80
65,5
102
Số doanh nghiệp khảo
sát nhu cầu lao động
Doanh
nghiệp
1.060
1.100
1070
1.200
870
1.500
Kinh phí thực hiện Tr.đồng 1.246 1.300 1.250 1.050 1.384 1.500
[ Sở Lao động – TBXH Tỉnh Đắk Lắk]
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu UBND
tỉnh ban hành Kế hoạch cập nhật thông tin cung, cầu lao động để tổ chức triển
khai, hướng dẫn nghiệp vụ cập nhật, ghi chép thông tin cung, cầu lao động
kịp thời, đúng thời gian cho các địa phương; công tác tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ điều tra, công tác giám sát, kiểm tra được tăng cường,
hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ và gửi kết quả cập nhật thông tin cung,
cầu lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định.
Đã tổ chức rà soát, cập nhật thông tin cung, cầu lao động 2.002.000 lượt
hộ, trong đó có 510.000 lượt hộ có thông tin biến động, chiếm tỷ lệ 25,47%;
tổ chức ghi chép thông tin về lao động của 5.300 lượt doanh nghiệp; tổng kinh
phí thực hiện là 7.730 triệu đồng, bằng 55,79% kế hoạch (trong đó: Trung
ương 2.770 triệu đồng, đạt 42,96%; ngân sách tỉnh 1.670 triệu đồng, đạt
41,05%; ngân sách cấp huyện 3.290 triệu đồng, đạt 74,77%).
Ngoài ra còn thực hiện điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng
lao động trong các loại hình doanh nghiệp với 1.576 phiếu doanh nghiệp và
3.416 phiếu người lao động theo chỉ tiêu Cục Việc làm giao. Kinh phí thực
hiện là 456 triệu đồng (do trung ương bố trí).
50
2.2.4.3. Quan hệ hợp tác quốc tế với người nước ngoài về lao động
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu lao động tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số
Chia theo nước
700 680 788 650 580 700
Nhật Bản 10 14 20 24 20 25
Hàn Quốc 15 17 10 20 25 40
Đài loan 6 5 4 4 12 14
Malaisia 300 290 350 320 287 250
Trung Đông 50 35 39 40 45 40
Lào 90 95 95 100 86 80
Các nước khác 229 224 270 142 105 251
[ Sở Lao động – TBXH Tỉnh Đắk Lắk]
Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta
nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập,
tăng nguồn thu ngoại tệ, giảm tệ nạn xã hội.
Từ năm 1998 về trước, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh
còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, chủ yếu là các đơn vị xin chỉ tiêu hoặc
người lao động tự tìm theo các đầu mối xuất khẩu lao động khác nhau đã phần
nào gây khó khăn cho công tác quản lý. Thực hiện chỉ thị 41/CT-TW ngày
22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Nghị định
152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao
động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, công tác
xuất khẩu lao động tỉnh có nhiều tiến bộ.
Tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, giai đoạn 2012-2015 hỗ trợ
đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 700 lao động, với
51
kinh phí là 4.900 triệu đồng (trung ương hỗ trợ) và hỗ trợ cho 500 lao động
được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, kinh phí bố trí 6.000
triệu đồng (trung ương 2.000 triệu đồng, địa phương 4.000 triệu đồng).
Trước khi triển khai Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt XKLĐ), Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội đã phối hợp với các địa phương tổ chức khảo sát thông tin của người lao
động có nhu cầu đi XKLĐ, đang làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tư
vấn, tuyển lao động đi xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, từ đó lựa chọn
doanh nghiệp để ký hợp đồng đặt hàng đào tạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ
cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên kết quả
khảo sát, Sở đã lựa chọn 02 đơn vị: Công ty cổ phần Phát triển Nguồn nhân
lực Hoàng Long và Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất - Nhập khẩu Hải Dương
tại Hà Nội.
Bình quân hằng năm lượng ngoại tệ từ người đi XKLĐ gửi về cho gia
đình khoảng 3.000 - 3.500 USD/người/năm (khoảng 60.000.000 VNĐ -
70.000.000 VNĐ). Đây là nguồn vốn đáng kể giúp gia đình của người đi
XKLĐ ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo
bền vững, tăng thu nhập tại địa phương. Tổng số người được hỗ trợ đi làm
việc ở nước ngoài là 377 người, trong đó xuất cảnh 316 người, đạt 53,85% kế
hoạch Nghị quyết đề ra, kinh phí thực hiện là 1.509,48 triệu đồng.
Hỗ trợ cho vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn
vốn được bố trí, giai đoạn 2012-2015, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi
nhánh tỉnh Đắk Lắk đã giải ngân 3.412 triệu đồng cho 136 hộ được vay vốn đi
xuất khẩu lao động, bình quân mỗi hộ vay được 25 triệu đồng; hoạt động cho
vay vốn đã giúp cho người lao động trang trải được những chi phí ban đầu để
52
đi làm việc ở nước ngoài, vì vậy đã thu hút được nhiều lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, lao động dân tộc thiểu số tham gia.
2.2.4.4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm,
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Bảng 2.5: Kết quả tư vấn giới thiệu việc làm giai đoạn 2011- 2016
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tư vấn việc làm 16.400 15.270 17.172 19.448 19.500 21.200
Giới thiệu việc làm 3.625 3.449 3.354 3.737 4.000 10.800
Giáo dục định hướng 2.200 2.464 4.150 36.769 5.400 4.400
[Sở Lao động – TBXH tỉnh Đắk Lắk]
Hiện nay trên toàn tỉnh có 4 đơn vị dịch vụ việc làm, trong đó 3 doanh
nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm do Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội cấp giấy phép hoạt động và 01 trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập
theo Quyết định số 541/QĐ-UBND ngày 18-11-1991 của UBND tỉnh và chịu
sự quản lý Nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Tính từ năm
2011 đến năm 2016, các đơn vị dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm và nghề
nghiệp cho trên 109.000 lượt người; tư vấn chính sách, pháp luật lao động cho
18.212 lượt người lao động và người sử dụng lao động; giới thiệu việc làm
cho 28.965 lượt người và đã có hơn 15.517 người có việc làm ổn định sau khi
được giới thiệu. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đảm nhận thêm nhiệm vụ
tiếp nhận, giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đến
cuối năm 2014, Trung tâm đã tiếp nhận 15.134 hồ sơ đăng ký thất nghiệp
trong tỉnh, trong đó, 14.069 người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
với tổng số tiền chi trả trên 103 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, giai đoạn 2012-2015, đầu
tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, mua sắm mới thiết bị, phương tiện cho
53
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Sàn giao dịch việc làm (thuộc Trung tâm)
với tổng kinh phí là 70.000 triệu đồng (trong đó trung ương 60.000 triệu
đồng, địa phương 10.000 triệu đồng); tuy nhiên, trong thời gian qua do nguồn
ngân sách tỉnh gặp khó khăn và nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa bố trí
kinh phí; vì vậy, việc đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Dịch vụ việc làm
không thực hiện được.
Với cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ viên chức, người lao động
hiện có của Trung tâm; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm tiếp tục thực
hiện, có xu hướng phát triển và ổn định; qua đó Trung tâm Dịch vụ việc làm
đã trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động, người sử dụng lao động trong
và ngoài tỉnh; khẳng định vai trò của Trung tâm trong việc chắp nối cung-cầu
lao động. Giai đoạn 2012-2016 Trung tâm đã tư vấn việc làm và nghề nghiệp
cho gần 83.500 lượt người (trong đó tư vấn việc làm 71.000 lượt người); Giới
thiệu, cung ứng cho hơn 32.600 lượt người, khoảng 15.000 người có việc làm
sau khi giới thiệu và cung ứng. Tổ chức 50 Phiên giao dịch việc làm với hơn
520 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia, gần 27 ngàn lao động đến tham gia
tìm việc làm, học nghề.
Phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, thời
gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã đẩy mạnh công tác thông tin thị
trường lao động, liên kết, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp;
đồng thời tăng cường năng lực hoạt động của Sàn giao dịch việc làm bằng
việc tăng tần suất từ 1 phiên/tháng lên 2 phiên/tháng và đặt văn phòng tư vấn,
tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại các
huyện. Mỗi năm tổ chức khoảng 13 Phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm và
09 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện Cư Kuin, thị xã Buôn Hồ
và Tp. Buôn Ma Thuột (phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Phòng Lao động-
Thương binh và Xã hội huyện và các tổ chức đoàn thể), kết quả đã có hơn
54
206 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia với tổng nhu cầu tuyển là 6.400 vị trí
có 8.500 lượt người lao động đến tham gia tìm việc làm, học nghề tại phiên
giao dịch. Số lao động được tuyển dụng trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm
là 1.726 người, số người lao động tra cứu, tìm kiếm, đăng ký thông tin về việc
làm trên website của Trung tâm tại phiên giao dịch là 10.600 lượt người;
Đồng thời, tổ chức thu thập, khai thác thông tin về nhu cầu tuyển dụng của
các đơn vị, doanh nghiệp là 3.300 lượt, tiếp nhận thông tin nhu cầu tuyển
dụng của các đơn vị, doanh nghiệp là 2.100 lượt với tổng nhu cầu tuyển là
13.800 vị trí. Cung cấp thông tin thị trường lao động cho các đơn vị, doanh
nghiệp, người lao động là 16.300 lượt. Cập nhật thông tin cung, cầu lao động
hàng năm và nhập thông tin vào phần mềm quản lý, cụ thể: tổng số hộ đã rà
soát 401 ngàn hộ gia đình, trong đó có 103 ngàn hộ biến động thông tin
(chiếm tỷ lệ là 25,68%) và 298 ngàn hộ không biến động thông tin; cập nhật
thông tin về lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã phi nông nghiệp tại 1.349
doanh nghiệp, hợp tác xã phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2.5. Kiểm tra, thanh tra về việc làm
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2011- 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số đợt thanh tra,
kiểm tra
Đợt 10 10 10 10 10 10
Số DN được thanh
tra, kiểm tra
DN 100 130 125 140 140 150
Kinh phí thực hiện Tr.đồng 44,5 58 55 63 63 66,5
[Sở Lao động – TBXH tỉnh Đắk Lắk]
Quản lý Nhà nước về tạo việc làm là một vẫn đề kinh tế - xã hội đòi hỏi
một cơ hội phối hợp liên ngành cũng như sự tác động đồng bộ của giải pháp
phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Việc thanh tra, kiểm tra
55
trong công tác việc làm đòi hỏi phải đi sâu vào từng khía cạnh của các giải
pháp tạo việc làm cũng như các chương trình, dự án, chỉ tiêu đào tạo và giải
quyết việc làm khi hoạch định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thẩm
định dự án vay vốn quỹ quốc gia về giải quyết việc làm cho người lao động,
hiệu quả của giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh, cá nhân, tổ chức có thuê mướn lao động. Có thể nói rằng việc thực
hiện chức năng thanh tra nhà nước về việc làm mà chủ yếu là thanh tra việc
thực hiện Bộ Luật Lao động, các cấp chính quyền mới chú trọng đến thanh tra
về ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, thực hiện bảo hiểm xã hội, việc thực
hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, vấn đề kỷ luật lao động, trách nhiệm
vật chất trong phạm vi từng doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất. Trong khi đó 1
năm chỉ thanh tra được khoảng trên 30 đơn vị như vậy xấp xỉ 1/10 doanh
nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh được thanh tra mỗi
năm. Còn thực ra chủ yếu vẫn là nắm bắt thông tin chế độ thống kê, báo cáo
hàng năm hoặc định kỳ 6 tháng nhưng cũng chỉ thực hiện được cơ bản ở các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước. Sự nắm
bắt của nhà nước đối với các tổ chức giới thiệu việc làm, hoạt động xuất khẩu
lao động, chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đặc biệt là cơ sở dạy
nghề tư nhân chưa cụ thể, sâu sát. Đội nghũ cán bộ làm công tác thanh tra nhà
nước về lao động, việc làm còn thiếu, trình độ năng lực chưa cao, chưa được
đào tạo chuyên ngành về thanh tra lao động mà chủ yếu vẫn là thông qua các
lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ LĐTB&XH tổ chức.
Tổng nguồn kinh phí bố trí 350 triệu đồng, đạt 43,93% (trong đó, trung
ương 200 triệu đồng, địa phương 150 triệu đồng) đã tổ chức hơn 60 đợt kiểm
tra, thanh tra tình hình thực hiện vốn cho vay giải quyết việc làm, kiểm tra
đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động; kiểm tra, giám sát hoạt động dạy
nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua công tác thực hiện kiểm tra,
56
giám sát về cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề tại các
huyện, thị xã, thành phố, hầu hết các đơn vị đã thực hiện đầy đủ, đúng quy
định; một số đơn vị có sai phạm đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục và tiếp tục
phát huy những kết quả đã đạt được.
2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Từ thực trạng quản lý nhà nước về tạo việc làm trên địa bàn tỉnh có thể
rút ra một số nhận xét sau:
2.3.1. Ưu điểm
Việc làm là vấn đề then chốt trong chương trình kinh tế - xã hội quan
trọng đã được tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cấp các
ngành của tỉnh quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, coi đây là yếu tố
quan trọng góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tạo
việc làm, các cấp chính quyền đã có những cách thức lãnh đạo, chỉ đạo điều
hành đúng đắn, nhận thức của người dân về việc làm cũng có thay đổi. Tính ỷ
lại trông chờ vào nhà nước của người dân từ thời bao cấp dần dần được khắc
phục. Người dân đã biết tự mình tìm tòi, học hỏi cùng với những định hướng
của nhà nước để tạo ra nhiều cơ hội việc làm khác nhau, tạo ra nhiều nguồn
thu nhập khác mà pháp luật không cấm.
Nhà nước và chính quyền địa phương đã ban hành hệ thống văn bản
quản lý nhà nước về việc làm, các mối quan hệ lao động, xuất khẩu lao động,
đào tạo nghề, chương trình quốc gia về giải quyết việc làm tạo cơ sở pháp lý
cho người lao động và các tổ chức thuê mướn lao động hoạt động dễ dàng hơn.
Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ,
hội cựu chiến binh, hội nông dân, đoàn thành niên đã tích cực vận động các
57
hội viên của mình tham gia các chương trình do nhà nước phát động như đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, vay vốn xuất khẩu lao
động, vay vốn để phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo.
Thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia về lao động, việc làm,
các chương trình kinh tế - xã hội đã được thực hiện hiệu quả thiết thực.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đã huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát huy được những tiềm năng to lớn
về nhiều mặt trong xã hội. Có thể nói chính sách về việc làm là một trong
những chính sách to lớn, quan trọng trong chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp quan trọng để phát triển nguồn
nhân lực tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm
qua, việc phát triển các chương trình phát triển – kinh tế xã hội của tỉnh đã
đào tạo được hàng vạn lao động có tay nghề, tạo ra được nhiều chỗ làm việc
cho người lao động như phát triển các khu công nghiệp tập trung sản xuất vật
liệu xây dựng (khu công nghiệp Hòa Phú, cụm công nghiệp Tân An 2), ngành
cơ khí, công nghiệp điện từ và điện dân dụng (khu công nghiệp Hòa Phú) hay
tại các nhà máy chế biến cà phê, cao su, nông sản, thực phẩm, chế biến thị gia
súc, gia cầm và chế biến thức ăn gia súc, chế biến gỗ, lâm sản..v..v. Bên
cạnh đó thực hiện các chương trình xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, kế
hoạch hóa gia đình, chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt
132.134.167v.v, định canh định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới.
Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
nhu cầu học tập của xã hội. Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng
và trách nhiệm nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ
của tỉnh và khu vực Tây Nguyên.
Nhận thức của người lao động về học nghề tự tạo việc làm, chủ động
đi tìm việc làm đã được cải thiện, vì vậy chỉ tiêu giải quyết việc làm cho
58
người lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm, giai đoạn cơ bản đạt kế
hoạch đề ra.
2.3.2. Những hạn chế
Quản lý nhà nước về việc làm mang tính liên ngành và tổn hợp rất rõ
rệt, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, giữa Trung Ương,
địa phương và cơ sở. Nhưng đồng thời phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm
của cơ quan chủ trì. Thực tế sự phối hợp liên ngành này còn mang tính hành
chính theo chức năng của mỗi ngành mà chưa xây dựng được quy chế, quy
định cụ thể, trách nhiệm của cơ quan chủ trì.
Các chính sách được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên,
việc triển khai tại một số địa phương gặp nhiều lúng túng, vướng mắc do cơ
chế chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm giữa các cơ quan thực hiện. Một
số địa phương, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách đã được
ban hành, ví dụ như quy định về việc thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mot_so_giai_phap_tao_viec_lam_cho_nguoi_lao_dong_ti.pdf