MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Lý luận chung về NHTM và rủi ro tín dụng của NHTM
I. Ngân hàng Thương mại và chức năng của NHTM
1. Ngân hàng Thương Mại
2. Chức năng NHTM
2.1 Chức năng tạo tièn
2.2 Chức năng thanh toán
2.3 Chức năng trung gian tín dụng
2.4 Chức năng cung ứng dịch vụ
II. Rủi ro tín dụng của NHTM
1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
2. Rủi ro tín dụng
2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
2.2 Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng
a. Do cơ chế quản lý của Nhà nước
b. Do Ngân hàng
c. Do khách hàng
2.3 Những tác động của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng
a. Làm giảm uy tín khách hàng
b. Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng
c. Làm giảm lợi nhuận
d. Làm phá sản Ngân hàng
3. Biện pháp
3.1 Xử lý NQH
3.2 Tăng cường quản lý cho văy
3.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra – kiểm soát
Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Bãi Cháy
I. Tổng quan về chi nhánh NHCT Bãi Cháy
1. Quá trình hình thành
2. Chức năng – nhiệm vụ
3. Cơ cấu tổ chức
II. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Bãi Cháy
1. Hoạt động nguồn vốn
2. Hoạt động sử dụng vốn
3. Kết quả kinh doanh
III. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Bãi Cháy
1. Tình hìnhNQH tại chi nhánh
2. Phân tích nguyên nhân NQH
3. Đánh giá ưu khuyết điểm của chi nhánh
IV. Một số biện pháp và kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một sồ giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cũng như trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Một số cán bộ còn cố tình làm sai trái quy định, quy chế cho vay như: Nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cao hơn giá trị thực, cầm cố khi chưa có lệnh giải chấp của ngân hàng ............đó cũng là những nguyên nhân trong việc giảm thiểu hoặc gia tăng rủi ro.
c. Rủi ro từ phía khách hàng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp rủi ro phổ biến nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa, điều này đồng nghĩa với khả năng trả nợ của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ, sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật công nghệ làm cho nhiều nhà sản xuất bị phá sản do bản thân họ không thep kịp thị trường. Vì vậy vấn đề trả nợ ngân hàng khi đến hạn hết sức khó khănm dẫn đến rủi ro.
Vấn đề về đạo đức khách hàng trong việc vay và trả nợ ngân hàng cũng là một điều đáng quan tâm. Khách hàng vay tiền của Ngân hàng nhưng lại không sử dụng đúng mục đích, vay tiền không sử dụng mà cho người khác vay, vay vốn ngân hàng để kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo ... họ không có ý thức trả nợ ngân hàng vì vậy việc thu nợ là hết sức khó khăn.
2.3 Những tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của Ngân hàng
a. Rủi ro làm giảm uy tín Ngân hàng
Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động có nhiều rủi ro hơn hết. Một hệ thống Ngân hàng tốt có thể giảm bớt tới mức tối thiểu các rủi ro tạo được chữ tín đối với khách hàng mà nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng lại từ chính khách hàng.
Nếu ngân hàng hoạt động không tốt, mất sự tin cậy của khách hàng thì sẽ khó có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Ngoài ra các ngân hàng nước ngoài sẽ xa lánh, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý ...
b. Rủi ro làm giám sát khả năng thanh toán của ngân hàng
Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho viẹc chi trả tiền gửi khi đến hạn thanh toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chức năng của Ngân hàng “đi vay để cho vay”. Nếu cho vay gặp rủi ro cao, không thu hồi được cả gốc và lãi trong khi đó khách hàng đến rút tiền lại tăng lên. Như vậy buộc ngân hàng phải đi vay với lãi suất cao, bán tài sản có lãi suất cao... để chi trả cho các khoản tiền gửi từ đó gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.
c. Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Rủi ro dẫn đến sự mất mát về tài chính, giảm uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, ngân hàng sẽ khó khăn trong hoạt động, thu nhập thấp và kết quả là ngân hàng giảm sút lợi nhuận.
d. Rủi ro làm phá sản ngân hàng
Như chúng ta biết vốn tự có của Ngân hàng là rất thấp mà nguồn vốn huy động lại là chủ yếu. Nếu tác động của rủi ro trên không được ngăn chặn kịp thời, ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng là không có, ngân hàng sẽ bị phá sản.
3. Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và do vậy luôn gặp phải nhiều rủi ro. Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro là một cách phòng và hạn chế rủi ro tốt nhất cho Ngân hàng. Đó là cách tiếp nhận, vô hiệu hóa các rủi ro lớn, từ đó tối đa hóa được lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng.
3.1 Xử lý nợ quá hạn
Nợ quá hạn là dấu hiệu đầu tiên gây ra rủi ro cho Ngân hàng và được hiểu là 1 khoản tín dụng cấp ra nhưng lại không thu hồi được đúng hạn. Nếu dư nợ quá hạn xảy ra sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, khách hàng và lớn hơn là nền kinh tế sẽ bị
thiếu thốn trong phạm vi một thời gian nhất định. Nợ quá hạn xảy ra với quy mô lớn sẽ gây áp lực cho Ngân hàng và nền kinh tế bất ổn.
Do vậy cán bộ tín dụng ngân hàng nên thẩm định khách hàng trước khi cho vay, nhất là khả năng tài chính của họ, giúp khách hàng biết được khả năng tài chính và giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Đồng thời ngân hàng cũng nên phân loại nợ quá hạn thành: Nợ quá hạn theo thời gian, theo chức năng, đối tượng vay, mục đích sử dụng các khoản vay, theo khả năng thu hồi nợ ....... để có giải pháp giải quyết khi nợ quá hạn xảy ra, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.
3.2 Tăng cường quản lý cho vay
Quá trình cho vay là toàn bộ hoạt động diễn ra từ khi ký quyết định vay đến khi ngân hàng thu hồi được cả vốn và lãi. Quá trình cho vay có nhiều khâu, nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Do vậy cần phải tăng cường quản lý cho vay, phân loại khách hàng, thực hiện tốt các điều kiện cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định trước khi cho vay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh, giúp ngân hàng tránh được rủi ro.
3.3 Hoàn thiện công tác thanh tra – kiểm tra
Mục đích của công tác này là làm tăng độ an toàn, tính ổn định và khả năng khống chế rủi ro cho ngân hàng. Quă đó tìm được thực trạng chính xác nhất của ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng luôn có hiệu quả.
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro. Nếu ngân hàng từ chối cho khách hàng vay ngân hàng sẽ mất khách hàng vì vậy để tránh điều này ngân hàng đã có biện pháp đó là chuyển rủi ro để hạn chế rủi ro.
Ngân hàng chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (Công ty bảo hiểm) bằng cách mua bảo hiểm cho vay.
- Vay đồng tài trợ: Nhiều Ngân hàng cùng cho vay 1 khách hàng mang nhiều rủi ro
- Bán rủi ro: Bán rủi ro cho ngân hàng khác hoặc trung gian tài chính để hưởng hoa hồng.
Ngoài ra ngân hàng sử dụng các báo cáo thu thập thông tin, thanh tra tại chỗ, kiểm tra, kiểm soát từ xa, mua thông tin về các khoản vay ở các tổ chức hay các Công ty tư vấn có uy tín.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY
1. Quá trình hình thành
Ngân hàng Công Thương Việt Nam gọi tắt là InComBank (Industual and Commercial Bank of Viet Nam) thành lập ngày 01/07/1988.
Ngân hàng Công thương Quảng Ninh thành lập 08/08/1998 có trụ sở tại 120 – Lê Thánh Tông – Tp. Hạ Long – Quảng Ninh.
Ngân hàng có 4 hội sở chính và 4 chi nhánh trực thuộc, hoạt động tại thị xã Uông Bí, khu du lịch Bãi Cháy, thị xã Cẩm Phả và Móng Cái.
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy là 1 trong 4 chi nhánh của Ngân hàng Công thương Quảng Ninh, được thành lập trên cơ sở một phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Quảng Ninh từ ngày 01/04/1990, đặt tại đường Hạ Long – Phường Bãi Cháy – Tp. Hạ Long.
2. Chức năng – Nhiệm vụ
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn 3 phường, 2 xã thuộc khu vực phía Tây Tp. Hạ Long. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, xăng dầu và du lịch.
Hoạt động chủ yếi của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy là huy động tiền gửi, cho vay và làm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hạch toán theo hệ thống tài khoản của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Thực hiện quản lý tài chính theo chế độ hạch toán nội bộ trực thuộc Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh và Ngân
hàng Công Thương Việt Namtrên toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều được tập trung hạch toán tại Ngân hàng Công thương Việt Nam để thống nhất phân phối toàn hệ thống. Hàng năm chi nhánh ngân hàng Công Thương Bãi Cháy tự xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và thống nhất chỉ tiêu đã được cấp trên duyệt chính thức. Kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch thu nợ quá hạn kế hoạch về tài chính.
3. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy với bộ máy nhân sự gồm 56 cán bộ công nhân viên: Giám đốc, 2 phó Giám đốc, 4 Trưởng phòng, 3 phó phòng và 46 nhân viên. Mạng lưới hoạt động gồm 2 trụ sở chính, 2 phòng giao dịch, 6 phòng ban (phòng kinh doanh, phòng nguồn vốn, phòng hành chính, tiền tệ kho quỹ (ngân quý), kế toán phòng kiểm tra) và 3 quỹ tiết kiệm.
Giám đốc
* Sơ đồ tổ chức
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng ngân quỹ
Phòng hành chính
Phòng giao dịch
Phòng nguồn vốn
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
* Nhiệm vụ các phòng – ban
-Phòng kế toán: Cập nhật kịp thời tình hình hoạt động của chi nhánh, thực hiện việc lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch khi được giao theo dùng pháp luật của Nhà nước và Ngân hàng.
- Phòng kinh doanh: Phụ trách công tác kế hoạch và đầu tư cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn hoạt động. Đầu tư vốn: Vay, xử lý rủi ro, nợ khoanh, giải nợ ... đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn vốn.
- Phòng nguồn vốn: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc thực hiện công tác huy động vốn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh.
- Phòng giao dịch: Thực hiện đúng chức năng, hoạt động như một ngân hàng con nằm trong ngân hàng mẹ.
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, quản lý kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh. Đảm bảo tuyệt đối về tiền bạc, kho quý.
- Phòng hành chính: Thực hiện công tác phục vụ, chăm lo cải thiện điều kiện công việc, chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn trong ngân hàng.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY.
1. Hoạt động nguồn vốn
Bảng nguồn vốn
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
2002
2003
2004
I
Tổng nguồn vốn huy động
Triệu đồng
168.513
215413
230.491
1
Tiền gửi VNĐ
Triệu đồng
152.418
198.805
201.123
2
Tiền gửi ngoại tệ
USD
USD 395,718 = 6.095 triệu đồng
USD 322,189 = 5.040 triệu đồng
USD 381,798 = 6.009 triệu đồng
3
Kỳ phiếu, trái phiếu
Triệu đồng
10.000
11.568
23.359
Xuất phát từ nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các ngân hàng là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy luôn chú trọng công tác huy động vốn để tạo điều kiện chủ động trong công tác cho vay.
Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường hoạch toán kinh doanh với nhiều hình thức huyd dộng cùng thái độ phục vụ nhanh chóng, chính xác, kịp thời, thuận tiện cho khách hàng nên ngân hàng Công Thương Bãi Cháy không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà nguồn vốn không ngừng tăng lên qua các năm.
Tổng nguồn huy động vốn ( qua bảng số liệu) trên như sau:
Năm 2002: 168.513 triệu đồng
Năm 2003: 215.413 triệu dồng tăng 27,8% so với năm 2002
Năm 2004: 230.491 triệu đồng tăng 6,9% so với năm 2003.
Năm 2004 nguồn vốn Việt Nam đồng đạt 201.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,25% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,16% so với năm 2003.
Nguồn vốn huy động: Ngoại tệ quy VNĐ đạt 6.009 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,6% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,2% so với năm 2003.
Việc huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu cũng tăng lên qua các năm, nhưng vẫn chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động. Để nguồn vốn huy động này tăng lên, ngân hàng cần phải lựa chọn hình thức và thời điểm sao cho phù hợp khi phát hành kỳ phiếu – trái phiếu như vậy sẽ đạt được kết quả tốt.
Giúp hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy ta phân nguồn vốn huy động thành những loại sau:
* Phân theo kỳ hạn
Bảng nguồn vốn phân theo kỳ hạn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
1
Loại không kỳ hạn
Triệu đồng
19.705
37.350
45.197
2
Loại có kỳ hạn
Triệu đồng
148.808
178.063
185.294
Tổng cộng:
168.513
215.413
230.491
Như chúng ta đã biết tiền gửi không kỳ hạn thường không ổn định vì khách hàng có thể đến Ngân hàng rút tiền bất cứ lúc nào, nên ngân hàng luôn phải dự trữ một tỷ lệ nào đó. Còn tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có thời gian rút tiền cụ thể, như vậy ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc dùng tiền của khách hàng này.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.
Năm 2003: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 57,67% tổng nguồn vốn
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 82,66% tổng nguồn vốn
Năm 2004: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 19,6 % tổng nguồn vốn
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80,39% tổng nguồn vốn
Để có được nguồn vốn này, Ngân hàng Công thương Bãi Cháy đã có những chính sách hợp lý, ưu đãi về lãi suất, có những chương trình dự thưởng, khuyến khích khách hàng giúp ngân hàng huy động được nhiều vốn và hoạt động tốt hơn.
* Phân theo thành phần kinh tế
Bảng nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
1
Tiền gửi tài chính kế toán
Triệu đồng
13.301
30.170
39.600
2
Tiền gửi dân cư
“
154.844
184.824
190.497
3
Huy động khác (nguồn vốn EC)
“
368
368
368
4
Tiền gửi tài chính kế toán khác
“
0
51
26
Tổng cộng:
168.513
215.413
230.491
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm ngày càng tăng và lượng tiền gửi của dân cư là rất lớn.
Năm 2002 đạt 154.844 chiếm tỷ trọng 91,88% tổng nguồn vốn
Năm 2003 đạt 184.824 chiếm tỷ trọng 85,79% tổng nguồn vốn
Năm 2004 đạt 190.497 chiếm tỷ trọng 82,64% tổng nguồn vốn
Nguồn vốn huy động này ngày một tăng lên, lãi suát đầu vào của Ngân hàng càng nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư vào các hoạt động khác. Song song với việc huy động vốn của dân cư, nguồn huy động tiền gửi của tài chính kế toán cũng tăng dần lên. Đây là thuận lợi của Ngân hàng vì nguồn vốn từ các tổ chức này tương đối rẻ, tốn ít chi phí huy động và ổn định. Song tỷ trọng tiền gửi của các tài chính kế toán trên tổng nguồn vốn còn thấp. Năm 2002 chiếm 7,8%, năm 2003 chiếm 14% và năm 2004 chiếm 17,2% tổng nguồn vốn.
Ngân hàng nên chú trọng cải tiến hơn các dịch vụ để thu hút thêm lượng tiền gửi của các tài chính kế toán.
* Phân theo nội tệ và ngoài tệ
Ta thấy tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Có được tỷ trọng nhiều như vậy là do Ngân hàng đã thu hút tiền gửi dân cư là chủ yếu. Trong những năm qua, Ngan hàng Công Thương Bãi Cháy đã chú trọng nhiều hơn đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Kết quả là, tiền gửi ngoại tệ tăng dần lên qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức khá khiêm tốn.
II. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BẢNG 1: Doanh số cho vay – thu nợ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
I
Doanh số cho vay
Triệu đồng
247.874
257.430
369.474
1
Cho vay ngắn hạn
“
173.382
252.102
365.261
Trong đó QD
“
167.767
250.156
308.270
2
Cho vay trung hạn
“
77.492
5.328
4.213
Trong đó QD
“
76.662
3.921
0
II
Doanh số thu nợ
“
122.354
183.477
383.421
1
Thu nợ ngắn hạn
“
116.857
173.677
372.631
Trong đó QD
“
113.578
171.079
330.220
2
Thu nợ trung dài hạn
“
5.416
9.721
10.712
Trong đó QD
“
1.988
8.176
8.331
3
Thu nợ cho vay tài trợ ủy thác
“
81
79
78
BẢNG 2: bảng dư nợ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
I
Tổng dư nợ
Triệu đồng
166.376
226.581
240.449
-
Ngắn hạn
“
81.971
153.027
160.396
-
Trung – dài hạn
“
84.405
73.554
80.053
-
KTQD
“
161.473
205.334
236.296
-
KTNQD
“
4.903
21.247
4.153
Cùng với việc coi trọng công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn cũng được NHCT Bãi Cháy đặt lên hàng đầu. NHCT Bãi Cháy đã mở rộng đầu tư TD đối vơi
mọi thành phần kinh tế, áp dụng nhiều hình thức cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, vay tài trợ ủy thác, cho sinh viên vay vốn, .... nhằm khai thác triệt để nhu cầu vốn của khách hàng. Hoạt động cho vay của NHCT Bãi Cháy không những tăng lên.
Năm 2002 tổng dư nợ 166.376 triệu đồng
Năm 2003 đạt 226.581 triệu đồng tăng 1,36 lần so với năm 2002
Năm 2004 đạt 240.449 triệu đồng tăng 1,06 lần so với năm 2003.
Điều đó chứng tỏ Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và tạo được uy tín đối với khách hàng, tạo được hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường.
* Phần theo thời hạn vay
Tín dụng của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy tập trung vào cho vay ngắn hạn. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2002 là 81.971 chiếm 49,27% dự nợ cho vay
Năm 2003 đạt 153.027 triệu đồng, tăng 71.056 triệu, tăng 1,87 lần so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 67,54%.
Năm 2004 đạt 160.396 triệu, chiếm tỷ trọng 66.71%, tăng 7.369 triệu so với năm 2003.
Ngược lại dư nợ trung – dài chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 50,73%, năm 2003 là 32,46% đến năm 2004 đạt 33,29% dư nợ.
Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã rất quan tâm tới cho vay trung – dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất để cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập cả về giá cả mẫu mã và chất lượng của sản phẩm.
* Phân theo thành phần kinh tế.
Dư nợ KTNQD còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2002 là 2,95%, năm 2003 là 9,38%, năm 2004 là 1,73% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này nhỏ, không ổn định vốn và tài sản thế chấp ít do sự biến động của cơ chế thị trường.
Do vậy việc quản lý và thu nợ gặp nhiều hạn chế, điều đó buộc ngân hàng phải sàng lọc và có cơ chế cho vay chặt chẽ, giúp Ngân hàng tránh được rủi ro và đó cũng là nguyên nhân làm cho dư nợ tín dụng kinh tế ngoài quốc dân chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong cơ cấu dư nợ ta thấy rõ hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào DNQD.
Dư nợ tín dụng KTQD có xu hướng gia tăng và ngày càng đóng vai trò chủ chốt. Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy đã thu hút được nhiều khách hàng trong đó có không ít khách hàng đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng như: Mỏ than Hà Tu, Công ty gốm Xây dựng Hạ Long, Nhà máy Đóng tàu Hạ Long.
Năm 2002 chủ nợ tín dụng KTQD là 97,05%, đến năm 2003 là 90,62% đến cuối năm 2004 là 98,27% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng làm ăn có hiệu quả, khẳng định vai trò chủ chốt của mình, đứng vững trong cơ chế thị trường.
Đây là thành phần kinh tế chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì vậy ngân hàng cần có chính sách ưu đãi hợp lý và thích hợp cho khách hàng này.
3. Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐVT
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu
Triệu đồng
10.818
20.173
25.902
Tổng chi
“
10.686
15.278
15.899
Lãi hạch toán nội bộ
(LNB)
“
0.132
4.895
9.823
Như vậy nhìn kết quả kinh doanh trê ta thấy LNB của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tăng 4.928 triệu đồng so với năm 2003, tăng 9.691 triệu đồng so với năm 2002.
Một trong những nguyên nhân để đạt được kết quả trên là do chi nhánh NHCT Bãi Cháy đã đẩy mạnh công tác cho vay. Đôn đóc thu nợ khi đến hạn, tăng thu dịch vụ ngân hàng, cắt giảm các chi phí chưa thật cần thiết làm cho tỷ lệ thu lãi tăng lên, lợi nhuận của Ngân hàng tăng.
II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT BÃI CHÁY.
Tình trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng vẫn đang là một vấn đề nhức nhối và đang ngày một gia tăng, đó là đầu mối của những cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của rủi ro tín dụng là do tình trạng NQH, trong NQH một bộ phận khó thu hồi hoặc không thu hồi được là rủi ro trong kinh doanh tín dụng mà ngân hàng gặp phải.
Xét tình hình NQH tại NHCT Bãy Cháy.
Bảng: NỢ QUÁ HẠN
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
%
Năm 2003
%
Năm 2004
%
1
Tổng dư nợ
Triệu đồng
166.376
226.581
240.449
2
Nợ quá hạn
“
2.280
1,37%
1.162
0,58%
990
0,4%
-
NQH kinh tế quốc dân
“
1.534
67,3%
709
61,02%
379
60,93%
-
Nợ quá hạn KTNQD
“
746
32,7%
453
38,98%
591
39,07%
-
NQH ngắn hạn
“
1131
49,6%
591
51,2%
552
56,9%
-
NQHtrung – dài hạn
“
1.149
50,4%
567
48,8%
418
43,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy NQH đang có xu hướng giảm dần. Năm 2002 tỷ lệ NQH là 1,37% dư nợ đến năm 2003 giảm xuống còn 0,48% và năm 2004 con số này chỉ còn là 0,4%.
1. Phân tích NQH theo thành phần kinh tế và theo thời hạn.
NHCT Bãy Cháy đã tạo điều kiện giúp DNQD vay vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng NQH của các DNQD là rất lớn, tuy có giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Ta cũng biết được rằng các DNQD được sự bảo trợ của Nhà nước nhưng không vì thế mà ngân hàng không cần quan tâm tới việc thu nợ của các DN này. Trong thời gian tới Ngân hàng nên tập trung để xử lý NQH để hạ tỷ trọng xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh tỷ trọng NQH của DNQD có giảm đi thì NQH đối với doanh nghiệp NQD lại tăng lên. Năm 2003 là 453 triệu đồng, chiếm 38,98%. Đến năm 2004 là 591 triệu đồng, tăng 138 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,95 so với năm 2003. Nếu cứ để tỷ lệ NQH của doanh nghiệp NQD gia tăng thì đó là 1 điều rất đáng lo cho ngân hàng. Vì vạy NHCT Bãi Cháy cần phải cân nhắc kỹ khi quyết định cho doanh nghiệp này vay thời gian qua NHCT Bãy Cháy đã rất cố gắng trong việc nâng cao tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn song tỷ trọng NQH trung – dài hạn trong 3 năm qua vẫn còn ở mức cao.
Năm 2003 NQH trung – dài hạn là 567 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,8% dư nợ nhưng đến năm 2004 chỉ còn 418 triệu đồng, giảm 149 triệu đồng so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng 43,1% dư nợ.
* Phân loại NQH theo thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2002
%
Năm 2003
%
Năm 2004
%
Nợ quá hạn
2.280
1.162
970
12 tháng
30
733
63,08
596
Trên 12 tháng
2.250
429
374
Qua báo cáo về tình trạng NQH phân theo thời gian ta thấy rằng đối với NQH dưới 12 tháng nếu năm 2003 là 733 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63,08% thì đến năm 2004 giảm xuống còn 596 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61,3% dư nợ QH.
Ngược lại các khoản nợ trên 12 tháng là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ QH.
Năm 2002 là 2.250 triệu đồng, nă, 2003 do có sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh trong việc xử lý NQH nên giảm xuống còn 429 triệu đồng và giảm 1.821 triệu so với năm 2002.
Năm 2004 còn 379 triệu, giảm 55 triệu so với năm 2003.
Như chúng ta đã biết các khoản nợ trên 12 tháng là những khoản nợ khó đòi, nhưng qua 3 năm NHCT Bãi Cháy đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh việc thu nợ, nên NQH đã giảm xuống đáng kể và đặc biệt là không phát sinh thêm nợ mới, đó là một dấu hiệu rất tốt cho việc kinh doanh của NHCT Bãi Cháy.
2. Phân tích nguyên nhân NQH
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ở bất kỳ cơ chế nào cũng phát sinh NQH đó cũng là tất nhiên như sự rủi ro của mọi ngành nghề kinh doanh khác. Nguyên nhân NQH phần lớn tập trung vào một số các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, quản lý kém do không theo kịp sự chuyển đổi, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Tất nhiên cũng phải kể đến một số NQH do khách hàng lừa đảo hoặc do cán bộ kém năng lực gây ra. Tuy nhiên con số đó là ít trong toàn bộ số NQH của ngân hàng và còn ít hơn trong toàn bộ khối lượng tín dụng ngân hàng phát ra. Nói chung NQH do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ta xét 2 nguyên nhân sau đây:
a. Nguyên nhân khách quan
Do sự biến động của thị trường làm cho các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, một mặt vốn của các doanh nghiệp này bị ứ đọng lại, mặt khác lãi của Ngân hàng cứ tăng lên điều này là nguyên nhân gây ra NQH của chi nhánh.
Một nguyên nhân khác nữa đó là do sơ xuất của các cơ quan có thẩm quyền sự thiếu đồng bộ, không nhất quán trong quản lý đã gây nhiều hậu quả cho các doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc xem xét cẩn thận trước khi cho vay thì việc kiểm tra, kiểm soát cũng rất quan trọng. Khi tiến hành cho vay ngân hàng đã xem xét tư cách pháp nhân, khả năng tài chính của khách hàng, các thủ tục hình thức cho vay rất chặt chẽ nhưng sau khi cho vay ngân hàng không theo dõi các khoản thu nhập, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nên các khoản vay doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, vốn vay sử dụng không đúng mục đích dẫn đến những thiệt hại không đáng có cho ngân hàng.
Mặt khác cán bộ tín dụng quá tin tưởng vào khách hàng của mình. Xem nhẹ các khâu kiểm tra, không nắm vững hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vẫn tiến hành cho vay vốn dẫn tới không có khả năng thu hồi.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khách hàng là người quyết định sự tồn tại của ngân hàng, vì vậy đạo đức của người khách hàng rất quan trọng. Đa số người đi vay ngân hàng đều có suy nghĩ là trả được nợ cho ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng cũng có không ít người nợ có chủ tâm lừa đảo, họ làm giả giấy tờ kinh doanh hay có khách hàng có 1 tài sản thế chấp đã đi công chứng nhiều nơi để được vay nhiều ngân hàng khác nhau ... các khách hàng này sau khi vay được vốn đã không hoàn tra cho ngân hàng gây tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng.
Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo của các doanh nghiệp vẫn còn có nhiều hạn chế, tuy nền kinh tế của nước ta đã chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần song hình ảnh của những thời bao cấp vẫn chưa hẳn đã mất. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Mặt khác công nghệ của nước ta còn lạc hậu, năng suất lao động thấp mà giá thành lại cao vì vậy khôg thể đứng vững và tồn tại trên thị trường có tính cạnh tranh cao. Đối với thành phần kinh tế quốc doanh phần lớn các nhà quản trị đều thiếu sự năng động và kiến thức cơ bản trong kinh doanh. Còn đối với các doanh nghiệp NQD nhiều người lại không qua khóa đào tạo về quản trị kinh doanh.
Chính vì lý do đó mà kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực và kiến thức đối đầu với những thay đổi. Vì nó ảnh hưởng nhiều tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và cả của ngân hàng.
3. Đánh giá ưu – khuyết điểm tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34057.doc