Luận văn Một số mô hình trồng trọt trong mùa lũ tại thành phố Long Xuyên năm 2004

CẢM TẠ i

TÓM LƯỢT ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH x

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Long Xuyên 3

2.2. Hiện trạng sử dụng đất 4

2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên 4

2.4. Một số mô hình canh tác trong mùa lũ 6

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1. Phương tiện nghiên cứu 9

3.2. Phương pháp nghiên cứu 9

3.3. Phân tích thống kê 9

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10

4.1. Phân bố mẫu điều tra ở các phường, xã của Thành Phố 10

4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra

pdf81 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số mô hình trồng trọt trong mùa lũ tại thành phố Long Xuyên năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững chương trình tập huấn kỹ thuật có tỷ lệ là 93,3%, chiếm khá cao so với mô hình trồng rau màu là 53,3%. Trong khi mô hình trồng rau nhút vì chưa có chương trình nào tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác loại cây này nên chỉ có 20,0% chủ hộ tham gia lớp tập huấn nhưng chủ yếu chỉ là phổ biến kỹ thuật trồng màu và nuôi cá (Bảng 13). Theo các hộ nông dân đã tham gia tập huấn thì những kỹ thuật được đưa vào giảng dạy trong nông dân là: kỹ thuật nhân giống, làm lúa giống, IPM, thâm canh lúa tổng hợp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng rau, sản xuất rau an toàn, Các chương trình này được thực hiện bởi một số tổ chức như Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông thành phố Long Xuyên, Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh, Hợp tác xã, Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Sở Nông Nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, 34 4.3.2. Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ Quyết định của nông hộ trong việc lựa chọn loại cây trồng để sản xuất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau được thể hiện trong Bảng 14. Bảng 14: Tỷ lệ (%) chủ hộ đồng ý chọn các yếu tố để sản xuất và thông tin giá bán Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút *Các yếu tố Giá cao 60,0 33,3 33,3 Dễ bán 86,7 86,7 80,0 Có sẵn giống 26,7 13,3 40,0 Hợp đồng với người bán 13,3 13,3 20,0 Kỹ thuật sản xuất 46,7 26,7 33,3 Điều kiện đất đai và nước tốt 46,7 46,7 86,7 *Thông tin giá bán Thăm dò giá cả ở chợ 0,0 73,3 73,3 Hỏi hàng xóm 53,3 60,0 60,0 Hỏi những người thương buôn 66,7 0,0 0,0 Phần đông các hộ nông dân canh tác lựa chọn loại cây trồng để sản xuất vì nó dễ bán (có đến 86,7% hộ đồng ý ở mô hình canh tác lúa và rau màu, 80,0% hộ đồng ý ở mô hình trồng rau nhút). Yếu tố điều kiện đất đai và nước tốt thích hợp cho canh tác cũng được đa số các hộ nông dân trong 3 mô hình đồng ý, mô hình trồng lúa và trồng rau màu cùng có 46,7% và mô hình trồng rau nhút là 86,7% hộ đồng ý. Thông tin giá cả thị trường mà các hộ nông dân canh tác lúa biết được chủ yếu là từ những người thương buôn chiếm 66,7% và từ hàng xóm là 53,3%. Còn mô hình trồng rau màu và rau nhút, người dân thăm dò giá cả ở chợ là chủ yếu (chiếm 73,3%) (Bảng 14). Nông dân bán sản phẩm của mình chủ yếu là do được giá và quen biết trước. 35 4.4. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 của các hộ nông dân ở Thành phố Long Xuyên năm 2004 4.4.1. Kỹ thuật canh tác Qua điều tra, các giống lúa được nông dân ở thành phố Long Xuyên sử dụng trong vụ 3 là OM1490 chiếm tỷ lệ 33,33%, Jasmine chiếm tỷ lệ 40,0% và một số giống khác cùng có tỷ lệ thấp (6,67%) như: 1723OM351, OM2517, OM3536, AG24 (Bảng 15). Bảng 15: Các giống lúa sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Giống lúa Số hộ Tỉ lệ (%) Jasmine 6 40,00 OM1490 5 33,33 1723OM351 1 6,67 OM3536 1 6,67 AG24 1 6,67 OM2517 1 6,67 Tổng số 15 Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 110 ngày, đa số đều là giống lúa thơm, giống lúa chất lượng cao được nông dân sản xuất chủ yếu là làm giống cho vụ sau và bán giống cho nông dân khác ở xung quanh. Điều này phù hợp với nhận định của Mai Thành Phụng (2004) là sản xuất lúa thơm hay nhân giống, bán giống thích hợp cho sản xuất lúa vụ Thu Đông. Theo Mai Thành Phụng (2004) thì mật độ sạ từ 100 – 120 kg giống/ha là tốt nhất (tối đa là 140 kg/ha). Mật độ này tương đương với lượng giống sử dụng của nông dân đã điều tra trong canh tác lúa vụ 3 ở thành phố Long Xuyên (lượng giống sử dụng trung bình cho 1 ha diện tích đất canh tác là 124 kg). Với mật độ sạ hợp lý như thế sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn sạ dày, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Phần lớn nông dân sử dụng giống nhà và giá giống trung bình là 3.900 đồng/kg (Bảng 16). Chuẩn bị đất trước khi gieo trồng như cày, xới, được thực hiện bằng máy (100%), trang bằng đất có 93,3% hộ trang bằng máy và 6,7% hộ trang đất bằng bò; bờ ruộng cũng được tu sửa lại chủ yếu được thực hiện bằng tay. Hiện nay máy sạ hàng đang 36 rất phổ biến trong nông dân, giúp giảm lượng giống sử dụng, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại trên đồng ruộng và tăng năng suất lúa. Theo kết quả điều tra có 53,3% hộ sạ lúa bằng máy sạ hàng; 46,7% hộ sạ lúa bằng tay. Thời điểm nông dân bắt đầu sạ lúa hoặc kéo hàng là từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch. Khoảng từ 18 ngày sau khi sạ nông dân tiến hành cấy dặm và tiến hành bơm nước hay xả nước vào ruộng khoảng 6 ngày sau khi sạ (Bảng 16). Bảng 16: Các hoạt động trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Phương pháp canh tác (%) hộ áp dụng Số lượng Mật độ sạ (kg/ha) 124 Giá giống (đồng/kg) 3.900 Cày, xới đất máy 100 Trang đất máy 93,3 bò 6,7 Sạ lúa kéo hàng 53,3 tay 46,7 Cấy dặm tay 18 NSKS Bơm nước máy, tay 6 NSKS Bón phân tay 7 - 12 NSKS Số đợt bón phân/vụ 3 đến 5 đợt Xịt thuốc tay 36 NSKS Số lần xịt thuốc/vụ 1 - 2 lần Diệt mầm phun thuốc 82,65 Thu hoạch tay 90 - 110 NSKS Năng suất 5,28 tấn/ha Phơi lúa 82,35 Sấy lúa 17,65 Ghi chú: NSKS: Ngày sau khi sạ Nông dân bón phân cho lúa dao động trong khoảng thời gian từ 7 – 12 ngày sau khi sạ, trung bình nông dân bón từ 3 đến 5 đợt phân/vụ. Đối với phân urê, kali và DAP, được hầu hết các hộ nông dân sử dụng cho lúa, còn NPK chỉ có 33,3% hộ sử dụng loại phân này. Trong đó, lượng phân urê sử dụng là 197,3 kg/ha, lượng kali là 89,7 kg/ha, lượng NPK và DAP sử dụng ở mức trung bình từ 145 kg/ha và 105,1 kg/ha (Bảng 17). 37 Ngoài ra, còn có một số nông dân sử dụng thêm các loại phân khác như KNO3, phân gà, phân lân. Bảng 17: Các loại phân bón sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân ở thành phố Long Xuyên năm 2004 Sử dụng phân bón Urê Kali NPK DAP Phân khác Hộ có sử dụng (%) 100 80,0 33,3 93,3 11,8 Hộ không sử dụng (%) 0,0 20,0 66,7 6,7 88,2 Hàm lượng sử dụng (kg/ha) Trung bình (kg/ha) 197,3 89,7 145,0 105,1 119,3 Nhỏ nhất (kg/ha) 110 30 70 50 8 Lớn nhất (kg/ha) 400 216 300 192 250 Số lần sử dụng/vụ 3,3 1,8 1,8 1,9 1,3 Giá (đồng/kg) 4.145 3.600 4.193 4.900 8.833 Khoảng từ 36 ngày sau khi sạ, nông dân bắt đầu phun thuốc để diệt sâu và trị bệnh trên lúa. Trung bình phun 1 đến 2 lần/vụ để trị các loại sâu. Một số loại thuốc sâu được nông dân sử dụng là: Padan, Actara, Motox, Basudin, Regent đỏ (xanh), Sunrice, Kinalux, Peran, Qua điều tra cho thấy nông dân cũng phun từ 1 đến 2 lần/vụ để trị bệnh trên lúa, trong đó số hộ nông dân phun 1 lần chiếm 63,33 và phun 2 lần chiếm 36,67%. Một số loại thuốc bệnh được nông dân sử dụng như: Tilt super, Rabcide, Fuan, Arrin, Beam, Adavin, Flash, Tridozole, Folicur, Kasai, Để diệt và hạn chế các loại cỏ, nông dân cũng tiến hành phun một số thuốc như: Sofit, Vibuta, Nominee, Sirius, Lincher, Ekill, Số hộ nông dân phun 1 lần chiếm tỷ lệ cao (93,33%) và phun 2 lần là 6,67%. Đa số các hộ nông có phun thuốc diệt mầm, chiếm tỷ lệ 82,65% (Bảng 16). Cắt lúa bằng tay là phương pháp thu hoạch lúa chủ yếu ở các hộ nông dân điều tra; chỉ có 17,65% hộ sấy lúa sau thu hoạch, còn lại các hộ nông dân khác tiến hành phơi lúa (Bảng 16). 38 4.4.2. Hiệu quả kinh tế Trong mô hình canh tác lúa vụ 3 đã điều tra, tổng chi phí mà các hộ nông dân phải bỏ ra là 5,30 triệu đồng/ha. Trong đó bao gồm chi phí vật tư là 2,80 triệu đồng/ha; gồm khoản chi về phân, thuốc và giống chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoản chi phí khác đầu tư cho sản xuất lúa (52,83%). Tiền công chi trả cho những hoạt động thuê mướn lao động là 1,94 triệu đồng/ha/vụ chiếm 36,60%; bao gồm các chi phí như: chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy dặm, bơm thoát nước, làm cỏ, thu hoạch (cắt, gom, vác, vận chuyển), phơi sấy, Bảng 18: Hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Chỉ tiêu (triệu đồng/ha/vụ) Tỷ lệ (%) Chi phí vật tư 2,80 52,83 Chi phí lao động thuê 1,94 36,60 Chi phí lao động gia đình 0,56 10,57 Tổng chi 5,30 Tổng thu 12,81 Lãi thuần 7,51 Hiệu quả đồng vốn 1,58 Chi phí lao động mà gia đình bỏ ra để tham gia vào sản xuất lúa được quy ra tiền là 0,56 triệu đồng/ha/vụ. Gồm các hoạt động như: chuẩn bị đất, bơm thoát nước, bón phân, xịt thuốc, phơi lúa, chiếm tỷ lệ 10,57%, tỷ lệ này thấp nhất trong các khoản chi phí khác đầu tư trong sản xuất lúa (Bảng 18). Năng suất trung bình của các hộ canh tác lúa đạt 5,28 tấn/ha; giá bán trung bình 2.397 đồng/kg (thời gian bán từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), chủ yếu nông dân bán cho bạn hàng hoặc hàng xóm xung quanh. Tổng thu mà các hộ nông dân có được sau trồng lúa vụ 3 là 12,81 triệu đồng trong khi tổng chi là 5,30 triệu đồng/ha, nên lợi nhuận trung bình có được là 7,51 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 18). Như vậy, khi các hộ nông dân trồng lúa bỏ ra 1 đồng vốn bao gồm chi phí vật tư và chi phí lao động thuê thì thu lại được 1,58 đồng, cho thấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn trong canh tác lúa không cao (Bảng 18). 39 4.5. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố Long Xuyên năm 2004 4.5.1. Kỹ thuật canh tác Trong tất cả các hộ điều tra ở mô hình trồng rau màu, có 73,33% hộ canh tác đơn một loại rau và có 26,67% hộ canh tác nhiều loại rau trên cùng diện tích canh tác. Bảng 19: Các hoạt động trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Công việc Phương pháp thực hiện (%) nông hộ thực hiện Xử lý đất thuốc 20,0 vôi, tro 40,0 bón lót 26,67 Bón phân phun lên lá 6,67 pha nước tưới 60,0 rải lên líp 6,67 phun, tưới, rải 26,67 Thời gian cách ly đạm trước khi thu hoạch 7 ngày Tưới nước máy bơm 33,33 thùng tưới 66,67 Làm cỏ tay 100,0 Giai đoạn xuất hiện cỏ 7 - 15 NSKT Số lần làm cỏ/vụ 1 - 3 lần Số lần phun thuốc sâu/vụ (lần) 4,36 Giai đoạn xuất hiện sâu 5 - 20 NSKT Số lần phun thuốc bệnh/vụ (lần) 2,58 Giai đoạn xuất hiện bệnh 7 - 20 NSKT Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 7 ngày Ghi chú: NSKT: Ngày sau khi trồng Gồm các loại rau màu như: sà lách, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền, cải bẹ xanh, Thời gian sinh trưởng của những loại rau này từ 28 đến 30 ngày và diện tích canh tác trung bình của nông hộ là 0,08 ha (Bảng 9). Trước khi trồng rau màu đất sẽ được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây rau phát triển sau này. Trong các hộ điều tra có 20,0% hộ xử lý đất bằng thuốc và 40,0% hộ xử lý đất bằng vôi và tro (Bảng 19). 40 Các biện pháp xử lý đất nhằm để tiêu diệt cỏ dại cũng như các mầm bệnh còn lưu tồn trong đất có ảnh hưởng đến cây trồng. Bên cạnh đó, họ còn rải thêm vôi và tro vào đất trước khi trồng, phân bón cũng được rải vào (bón lót) nhằm để tăng hàm lượng dưỡng chất trong đất, cung cấp dinh dưỡng từ từ cho cây. Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) thì cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cần kết hợp bón lót và bón thúc nhiều lần, nhưng trong các hộ trồng rau màu đã điều tra duy chỉ có một số ít hộ tiến hành bón lót bằng vôi và phân cho đất và tỷ lệ này có 26,67% (Bảng 19). Bảng 20: Lượng phân bón sử dụng trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Loại phân Hộ có sử dụng (%) Hộ không sử dụng (%) Hàm lượng sử dụng (kg/1000 m2) Urê 100 0,0 21,50 Super lân 13,33 86,67 22,50 Kali 40,0 60,0 11,93 DAP 73,33 26,67 13,67 Qua điều tra cho thấy nông dân trồng rau màu áp dụng nhiều cách bón phân như: pha phân vào nước rồi phun lên rau, có 6,67% hộ áp dụng; hoặc pha phân vào nước rồi tưới hay tạt, có đến 60,0% hộ sử dụng cách này vì cách làm đơn giản mà ít tốn thời gian; hai cách phun và tưới phân nhằm để cung cấp nhanh chất dinh dưỡng; bón phân bằng cách rải có 6,67% hộ áp dụng và 26,67% hộ áp dụng kết hợp tưới với rải, tưới với phun và gồm cả 3 cách tưới, rải, phun (Bảng 19). Một số loại phân được các hộ nông dân sử dụng là phân urê, super lân, kali, DAP, phân bón lá và một số phân khác. Số hộ nông dân có sử dụng phân urê, kali và DAP chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, có 100% hộ có sử dụng urê với hàm lượng 21,50 kg/1000 m2, cao hơn so với lượng urê sử dụng trong canh tác lúa; 13,33% hộ có sử dụng super lân với liều lượng là 22,5 kg/1000 m2; 40,0% hộ có sử dụng Kali với liều lượng 11,93 kg/1000 m2; 73,33% hộ có sử dụng phân DAP với liều lượng 13,67 kg/1000 m2 (Bảng 20). Ngoài ra, các hộ nông dân canh tác rau màu còn sử dụng thêm phân bón lá và 41 phân chuồng. Thời gian cách ly đạm trước khi thu hoạch của các hộ nông dân này là 7 ngày. Nhìn chung, lượng phân bón sử dụng trong canh tác rau màu cao hơn so với canh tác lúa trên đơn vị diện tích vì cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao hơn lúa. Tưới nước là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cho cây trồng. Theo kết quả Bảng 19, trong các nông hộ điều tra có 33,33% hộ tưới rau bằng máy và có 66,67% hộ tưới rau bằng thùng. Đa số nông dân sử dụng phương pháp tưới phun là chủ yếu, bình quân tưới 2 lần/ngày vào các buổi sáng sớm và chiều mát. Cỏ cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây trồng, giúp sâu bệnh có nơi ẩn nấp mà phá hoại cây rau nên làm giảm năng suất cây trồng. Vì thế, làm cỏ là một trong những biện pháp kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình canh tác rau màu. Phương tiện làm cỏ chủ yếu của các hộ nông dân trồng rau màu là bằng tay, số lần làm cỏ từ 1 – 3 lần/vụ, nhưng một số hộ cho biết là họ làm cỏ rất thường xuyên trong quá trình chăm sóc, thời gian làm cỏ tập trung từ 7 đến 15 ngày sau khi trồng. Một số loại cỏ thường xuất hiện trong quá trình trồng rau là cỏ gạo, cỏ đuôi phụng, cỏ cứt lợn, cỏ chát, cỏ bông, cỏ chét, rau sam, rau đắng, Một số loại sâu thường xuất hiện trên rau màu ở các nông hộ điều tra là: sâu keo, sâu xanh da láng, sâu dù, sâu tơ và rầy đen, bọ nhảy, Chúng thường xuất hiện từ 5 đến 20 ngày sau khi trồng và tập trung nhiều nhất là ở giai đoạn 15 ngày sau khi trồng. Để trị các loại côn trùng gây hại này nông dân tiến hành phun thuốc để diệt, trung bình số lần phun của những hộ trồng rau màu là 4,36 lần/vụ, họ thường phun thuốc vào buổi chiều mát và chỉ phun thuốc khi có sự xuất hiện của sâu hại. Một số thuốc được nông dân sử dụng để diệt sâu như Perkill, Atabron, Pegasus, Bassa, Actara, Peran, Regent đỏ, Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch của các hộ nông dân trung bình là 7 ngày, khoảng thời gian này có thể vẫn còn dư lượng thuốc lưu tồn trên rau. Bởi theo Nguyễn Thị Hường (2004) thì việc sử dụng thuốc trừ sâu phân hủy nhanh ít nhất là 10 ngày sau khi phun thuốc mới có thể thu hoạch rau để ăn. Bên cạnh đó còn có một số loại bệnh như đốm lá, vàng lá, thúi gốc, phấn trắng, Một số loại thuốc được nông dân sử dụng trị bệnh cho rau màu như Tilt super, 42 Vali, Padan, Rovral, Anvil, Trung bình nông dân phun 2,58 lần/vụ và các loại bệnh này thường xuất hiện từ 7 đến 20 ngày sau khi trồng (Bảng 19). Cây rau màu chủ yếu được bán cho người bán sỉ và bán lẻ ở chợ và giá cả các loại rau được nông dân thăm dò ở chợ và hỏi hàng xóm xung quanh là chủ yếu. 4.5.2. Hiệu quả kinh tế Trong mô hình canh tác rau màu đã điều tra, chi phí vật tư các hộ nông dân này phải chi là 0,48 triệu đồng/1000 m2/vụ; trong đó gồm chi phí về phân, thuốc và giống (Bảng 21). Đa số các hộ nông dân canh tác rau màu đã điều tra có diện tích canh tác nhỏ, nên các hoạt động sản xuất như: xử lý đất, bón phân, tưới nước và các hoạt động chăm sóc hàng ngày đều do những thành viên trong gia đình làm. Vì vậy, không có phần chi phí để trả cho hoạt động thuê mướn mà chỉ có chi phí lao động gia đình được quy ra tiền mặt bình quân là 1,23 triệu đồng/1000 m2/vụ chiếm tỷ lệ 71,93%, cao hơn so với chi phí vật tư (Bảng 21). Tổng thu mà các hộ nông dân trồng rau màu có sau 1 vụ trồng là 3,23 triệu đồng/1000 m2, nếu trừ đi khoản chi phí cho vật tư và cả công lao động gia đình thì lợi nhuận trung bình mà các hộ nông dân này đạt được là 15,2 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 21). Bảng 21: Hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Chỉ tiêu (triệu đồng/1000 m2/vụ) Tỷ lệ (%) Chi phí vật tư 0,48 28,07 Chi phí lao động thuê 0,0 0,0 Chi phí lao động gia đình 1,23 71,93 Tổng chi 1,71 Tổng thu 3,23 Lãi thuần 1,52 Hiệu quả đồng vốn 3,17 Khi các hộ nông dân trồng rau màu bỏ ra 1 đồng vốn thì thu lại được 3,17 đồng, nên hiệu quả của đồng vốn trong mô hình canh tác rau màu khá cao. Qua Bảng 21 cho thấy chi phí lao động gia đình bỏ ra có tỷ lệ 71,93% cao hơn rất nhiều so với chi phí vật tư chiếm 28,07%. Chính vì thế mà Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) cho rằng sản xuất rau 43 màu giúp tăng ngày công lao động cho nông thôn vì sản xuất rau đòi hỏi nhiều lao động hơn so với sản xuất lúa và cây lương thực khác. Cây rau màu là loại cây có tổng chi phí khá cao, gấp 3,23 lần so với tổng chi phí trong canh tác lúa và yêu cầu kỹ thuật cũng cao hơn rất nhiều. Do đặc tính cây ngắn ngày, sâu bệnh nhiều đối tượng và tấn công mọi lúc với nhiều loại sâu có tính kháng thuốc cao (từ khi trồng đến khi thu hoạch) nên người dân tốn thời gian chăm sóc nhiều, lấy công lao động làm lời nhưng hiệu quả kinh tế thường cao hơn so với lúa. 4.6. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau nhút tại thành phố Long Xuyên trong mùa lũ năm 2004 4.6.1. Kỹ thuật canh tác Trong tất cả các hộ trồng rau nhút đã điều tra thì có hộ đã bắt đầu trồng sớm nhất là từ năm 1972 cho đến nay và có hộ chỉ mới trồng trong mùa lũ năm 2004 vừa qua. Diện tích canh tác rau nhút trung bình ở các hộ điều tra là 0,37 ha. Bảng 22: Các hoạt động trong canh tác rau nhút của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Khoản mục Đơn vị (m) Tỷ lệ (%) * Khoảng cách trồng Giữa các bụi 1,05 Giữa các hàng 1,13 * Mực nước thích hợp 0,61 Cao nhất 1,0 Thấp nhất 0,2 * Thuốc bảo vệ thực vật Có sử dụng 93,33 Không sử dụng 6,67 * Phân bón Có sử dụng 60,0 Không sử dụng 40,0 * Thu hoạch 4 lần/tháng 33,33 8 – 12 lần/tháng 40,0 30 lần/tháng 26,67 44 Qua điều tra có 93,33% hộ canh tác cây rau nhút quanh năm và 6,67% hộ chỉ canh tác cây rau nhút trong mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch). Các hộ canh tác rau nhút cho biết cây rau nhút dễ trồng, dễ bán và cũng nhẹ công chăm sóc hơn một số loại rau khác. Do đất của họ thấp, trầm thủy nên thích hợp cho việc trồng loại cây này, hơn nữa trồng có lời và có tiền chi tiêu quanh năm do thời gian thu hoạch giữa các đợt ngắn (cách một tuần là có thể thu hoạch được 1 lần). Đối với vùng đất cồn luôn ngập nước thì có thể cung cấp thêm đất vào ruộng rau nếu cần, làm cho đất bằng phẳng, dọn sạch cỏ cũng như rong rêu trong nước. Đối với đất ruộng thì tiến hành cày, xới xong phơi khô rồi cho nước vào. Đồng thời đắp đê hay tu sửa bờ bao để giữ nước lại cho rau nhút phát triển (có thể bón lót thêm vôi hay phân). Giống cây rau nhút theo mô tả của các hộ trồng thì có một số đặc điểm như sau: Cọng rau phải giao lóng, tươi tốt, nhánh không quá già, dú dài, mập cây, không bị lặt râu và dài khoảng 5 tấc. Đa số các hộ nông dân đều cấy rau bằng cách dùng tay cắm cọng rau hoặc dùng chân đạp cọng rau cho dính xuống đất. Khoảng cách giữa các bụi là 1,05 m và các hàng cách nhau 1,13 m; mực nước cao thích hợp cho việc trồng rau nhút là 0,61 m; trong đó cao nhất là 1 m và thấp nhất là 0,2 m (Bảng 22). Nguồn nước cung cấp cho ruộng rau ra vào tự nhiên theo thủy triều, khi nước ròng thì đắp bờ giữ nước lại, nếu nước trong ruộng rau quá thấp thì phải bơm nước vào. Các hoạt động như bón phân, xịt thuốc được tiến hành từ 3 đến 4 lần trên tháng, thông thường sau khi thu hoạch nông dân sẽ tiến hành xịt phân và thuốc. Phân và thuốc sẽ được pha loãng vào trong nước rồi xịt lên rau. Qua điều tra cho thấy có 40,0% hộ canh tác rau nhút không sử dụng phân bón và 6,67% hộ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, còn lại các hộ khác đều có sử dụng phân và thuốc (Bảng 22). Phân bón và kích thích tố được nông dân sử dụng gồm: urê, NPK, DAP, Bioted 603, phân tiêu xanh, 3 lá xanh, Atonik, Một số loại sâu bệnh thường xuất hiện trong quá trình trồng rau nhút là: sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu đen, sâu ống, sâu đục thân, sâu keo, và một số bệnh cây như bệnh vàng lá, thúi dây và bệnh chết cây. Để diệt sâu cũng như trị bệnh cho rau thì nông 45 dân sử dụng một số loại thuốc như: Super demax số 3, Sát trùng đan, Tuprong, Hải Ngọc Xanh, Motos, Atabron 5 EC, thuốc hôi, Nếu trong ruộng rau nhút có xuất hiện rong hay bèo thì phải vớt bỏ hay xả nước cũ ra và thay nước khác vào. Rau nhút được các hộ nông dân thu hoạch bằng cách cắt phần đọt non phía trên, nhưng khi mực nước trong ruộng rau quá cao, nông dân phải bơi xuồng đi cắt và dùng cách này thời gian cắt sẽ nhanh hơn so với không sử dụng xuồng. Một số hộ thu hoạch 4 lần/tháng chiếm tỷ lệ 33,33% và một số hộ ngày nào cũng thu hoạch (30 ngày/tháng) chiếm 26,67%, còn lại là các hộ thu hoạch từ 8 đến 12 ngày/tháng chiếm 40,0% (Bảng 22). Rau nhút không bán bằng cách cân ký mà người ta bó thành từng bó, bó lớn có 40 cọng thường bán cho bạn hàng là chủ yếu và bó nhỏ 5 cọng thường bán lẻ cho các khu chợ nhỏ trong xã. * Trở ngại trong quá trình trồng rau nhút Một số ruộng rau nhút do đất hơi cao nên nước khó vào và cũng khó giữ nước lại nên một số hộ phải tốn thêm một phần chi phí để bơm nước vào hay sử dụng cao su bao lại để giữ nước. Giá bán không ổn định nhất là mùa lũ do rau nhút nhiều nên giá rẻ. Hơn nữa rau thường bị sâu bệnh nhiều trong mùa mưa, nước quay làm cho rau bị sâu và ít đọt. Thời tiết lạnh cũng làm cho cây rau hạn chế ra đọt, đồng thời khi mưa nhiều cũng ảnh hưởng đến cây rau nhút, làm cho đọt bị chùn lại và trở nên già, làm giảm năng suất cây rau. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng trên rau nhút rất đa dạng, phần đông là bắt chước theo người dân khác ở xung quanh. 46 4.6.2. Hiệu quả kinh tế Đối với mô hình canh tác rau nhút trong mùa lũ đã điều tra thì chi phí vật tư trung bình mà các hộ nông dân phải chi là 4,05 triệu đồng/ha; trong đó cũng bao gồm các chi phí về phân, thuốc và giống (Bảng 23). Bảng 23: Hiệu quả kinh tế trong canh tác rau nhút tại thành phố Long Xuyên trong mùa lũ năm 2004 Chỉ tiêu (triệu đồng/ha) Tỷ lệ (%) Chi phí vật tư 4,05 30,71 Chi phí lao động thuê 2,75 20,85 Chi phí lao động gia đình 6,39 48,45 Tổng chi 13,19 Tổng thu 28,34 Lãi thuần 15,15 Hiệu quả đồng vốn 2,23 Đa số các hộ nông dân canh tác rau nhút đã điều tra có diện tích canh tác nhỏ (cao hơn diện tích canh tác rau) nhưng hoạt động sản xuất lại đòi hỏi cần nhiều lao động làm trong thời gian ngắn như thu hoạch (cần nhiều lao động để cắt và lặt rau cho kịp buổi chợ). Vì vậy, chi phí để trả cho các hoạt động thuê mướn là 2,75 triệu đồng/ha; công lao động gia đình được quy ra tiền là 6,39 triệu đồng/ha, chiếm tỷ lệ 48,45% cao hơn các khoản chi khác trong canh tác rau nhút, bao gồm các hoạt động như: làm đất, vệ sinh đồng ruộng, trồng rau, chăm sóc và thu hoạch. Vì thế, tổng chi phí trong canh tác rau nhút mùa lũ năm 2004 là 13,19 triệu đồng/ha và tổng thu là 28,34 triệu đồng/ha, như vậy, lợi nhuận trung bình mà những hộ nông dân này đạt được là 15,15 triệu đồng/ha (Bảng 23). Khi các hộ nông dân trồng rau nhút bỏ ra 1 đồng vốn bao gồm chi phí vật tư và chi phí lao động thuê thì thu lại được 2,23 đồng. Như vậy, hiệu quả của đồng vốn trong canh tác rau nhút là tương đối cao (nhưng thấp hơn so với hiệu quả đồng vốn trong canh tác rau màu đã điều tra) (Bảng 23). 47 4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm Trong mô hình canh tác nấm đã điều tra, chi phí vật tư trung bình mà các hộ nông dân phải chi là 133.357 đồng/100 m mô (Bảng 24), gồm các chi phí cho mua rơm, mua meo giống, thuốc bảo vệ thực vật, Tiền công chi trả cho hoạt động thuê mướn lao động là 58.339 đồng/100 m mô; bao gồm các chi phí như chuyểm rơm về, chất mô, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các khoản chi phí sản xuất nấm (19,83%) và cao nhất là chi phí vật tư chiếm 45,34%. Chi phí lao động mà gia đình bỏ ra để tham gia vào sản xuất nấm mất 102.453 đồng/100 m mô; gồm các hoạt động được quy ra tiền như: chuẩn bị đất, chăm sóc, thu hoạch, bán nấm, Trung bình các hộ trồng nấm thu hoạch 2,17 đợt/vụ đạt năng suất 1,24 kg/m mô; giá bán trung bình 6.673 đồng/kg chủ yếu bán cho bạn hàng hay hàng xóm xung quanh. Lợi nhuận mà hộ nông dân trồng nấm rơm thu được là 549.064 đồng/100 m mô và hiệu quả của đồng vốn bao gồm chi phí vật tư và chi phí lao động thuê trong canh tác nấm rơm là 2,86. Bảng 24: Hiệu quả kinh tế trong mô hình canh tác nấm rơm Chỉ tiêu (đồng/100 m mô) Tỷ lệ (%) Số đợt thu hoạch 2,17 đợt/vụ Năng suất 1,24 kg/m mô Giá bán 6.673 đồng/kg Chi phí vật tư 133.357 45,34 Chi phí lao động thuê 58.339 19,83 Chi phí lao động gia đình 102.453 34,83 Tổng chi 294.149 Tổng thu 843.213 Lãi thuần 549.064 Hiệu quả đồng vốn 2,86 Tóm lại, việc trồng nấm trong mùa lũ giúp nông dân có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi và tận dụng khoảng đất trống trong sân, vườn. Nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào với chi ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1215.pdf
Tài liệu liên quan