Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH

NHIỆM HÌNH SỰ . 6

1.1. Khái niệm chủ thể chịu trách nhiệm hình sự . 6

1.2. Lịch sử quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình

sự Việt Nam .

1.2.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình

sự năm 1985 có hiệu lực .

1.2.2. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi Bộ luật

hình sự năm 1999 có hiệu lực.

1.3. Quy định của Bộ luật hình sự một số nước về chủ thể chịu trách nhiệm

hình sự.

1.3.1. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự

Liên bang Nga.

1.3.2. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa .

1.3.3. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình

sự Nhật Bản.

1.3.4. Quy định trong về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật

hình sự Cộng hòa Liên bang Đức .

Chương 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM

HÌNH SỰ TRONG BLHS VIỆT NAM HIỆN HÀNH

pdf15 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHÚ BIỀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHÚ BIỀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Sơn HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ............................................................................................ 6 1.1. Khái niệm chủ thể chịu trách nhiệm hình sự .......................................... 6 1.2. Lịch sử quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam ................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực ........................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực ................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Quy định của Bộ luật hình sự một số nước về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự .......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga ........................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ................ Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Quy định trong về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức ............. Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BLHS VIỆT NAM HIỆN HÀNHError! Bookmark not defined. 2.1. Các dấu hiệu chung của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự ............ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Năng lực trách nhiệm hình sự ......... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ........ Error! Bookmark not defined. 2.2. Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. .............. Error! Bookmark not defined. Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH NÀY ....... Error! Bookmark not defined. 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự .............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định về tình trạng không có năng lực chịu TNHS ........................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự Error! Bookmark not defined. 3.1.3 Thực tiễn áp dụng quy định về dấu hiệu đặc biệt của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. .................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Phương hướng hoàn thiện quy định của BLHS về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự: .......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Các quy định về tuổi chịu TNHS: .... Error! Bookmark not defined. 3.3.3 Phương hướng hoàn thiện quy định về dấu hiệu đặc biệt của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. .......................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. ............................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 7 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề quan trọng của luật hình sự là vấn đề chủ thể chịu TNHS. Xác định đúng chủ thể chịu TNHS có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng, mà còn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Đây không chỉ là vấn đề luôn đòi hỏi các cơ quan tư pháp có thẩm quyền phải giải quyết trong việc điều tra, xác định tội phạm, xử lý người phạm tội mà việc giải quyết vấn đề này còn có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng Luật Hình sự, trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung. BLHS năm 1999, kế thừa và phát triển BLHS năm 1985, là bước phát triển mới trong quy định về chủ thể chịu TNHS trong luật hình sự nước ta. Nhiều quy định liên quan đến TNHS và chủ thể chịu TNHS đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 có nhiều điểm mới trong quy định về chủ thể chịu TNHS, đặc biệt thể hiện ở quy định về tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức, đánh giá cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về chủ thể chịu TNHS. Mặt khác, bản thân các quy định về vấn đề này trong BLHS năm 1999 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt là so với yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay và việc áp dụng các quy định này cũng còn có những vướng mắc nhất định. Các vấn đề nổi cộm được đặt ra như: Có nên quy định pháp nhân là chủ thể chịu TNHS hay không? Có cần sửa đổi quy định về tuổi chịu 2 TNHS của người phạm tội theo hướng thấp hơn để phù hợp với trình độ dân trí ngày càng phát triển cao hay không ? Vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc để làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể chịu TNHS, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này, qua đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về chủ thể chịu TNHS là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ thể chịu TNHS theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Chủ thể chịu TNHS là một trong những vấn đề cơ bản quan trọng và phức tạp của luật hình sự. Cho đến nay đã có những công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến vấn đề này như: - Ở khía cạnh nghiên cứu về chủ thể chịu TNHS theo hướng là chủ thể của tội phạm nói chung có thể kể đến các công trình nghiên cứu như các bài viết của tác giả Hồ Sỹ Sơn: “Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự của một số nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 2/2008 và “Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2013. - Nghiên cứu cụ thể về các dấu hiệu của chủ thể chịu TNHS như tuổi, năng lực chịu TNHS có thể kể đến các công trình như: “Vấn đề năng lực TNHS - từ lí thuyết đến sự thể hiện trong BLHS Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí luật học số 4/2014; “Thực thi công ước quyền trẻ em ở Việt Nam: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với người chưa thành niên phạm tội”của tác giả Phạm Thị Thanh Nga, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 8/2014. “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”, của tác giả Phạm Văn Báu, Tạp chí Luật học số 10/2014.; “Năng lực 3 trách nhiệm hình sự nhìn từ góc độ so sánh pháp luật một số quốc gia trên thế giới”, của PGS.TS. Hồ Sĩ Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2011. - Nghiên cứu về dạng chủ thể chịu TNHS là tổ chức hoặc pháp nhân trong luật hình sự thì hiện nay có tương đối nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “TNHS của pháp nhân: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2000; “Pháp nhân có phải là chủ thể của tội phạm không”, của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học 6/1999; “Về vấn đề TNHS của pháp nhân”, của tác giả Nguyễn Công Quý, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 10/2010; “Các học thuyết về cơ sở TNHS của pháp nhân” của PGS.TS. Trần Văn Độ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 6/2011; “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự” của PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2011; “Sự cần thiết của việc quy định TNHS đối với pháp nhân ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Cao Thị Oanh, Tạp chí luật học 12/2011; “Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và vấn đề sửa đổi Bộ luật hình sự Việt Nam” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí Luật học, số 12/2014... Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình này cũng cho thấy, các quy định về chủ thể chịu TNHS mặc dù là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của luật hình sự nhưng cũng là một trong những nội dung còn nhiều vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu luật học. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về chủ thể chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định về chủ thể chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn 4 áp dụng các quy định về chủ thể chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam và trên cơ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định hiện hành về chủ thể chịu TNHS và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thực tiễn. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản nhất về mặt lý luận và thực trạng quy định về chủ thể chịu TNHS theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLHS hiện hành về chủ thể chịu TNHS thông qua nghiên cứu các bản án hình sự đã xét xử. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành về chủ thể chịu TNHS và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: + Phân tích, làm rõ những vấn đề chung về chủ thể chịu TNHS. + Phân tích, đánh giá các quy định của BLHS hiện hành về chủ thể chịu TNHS. + Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về chủ thể chịu TNHS. + Đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về chủ thể chịu TNHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp và so sánh. 5 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hoàn thành là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định về chủ thể chịu TNHS trong BLHS hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định này và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong thực tiễn áp dụng của các cán bộ thực tiễn, làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu của các học gia, học viên và sinh viên chuyên ngành luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự Chương 2: Thực tiễn quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm chủ thể chịu trách nhiệm hình sự Khái niệm chủ thể chịu TNHS là một khái niệm tương đối phức tạp trong luật hình sự. Khái niệm này được quan niệm xuất phát từ khái niệm chủ thể của tội phạm. Trong khoa học pháp lý, khái niệm chủ thể của tội phạm đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ ở các khía cạnh khác nhau. Chủ thể của tội phạm được coi là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, là yếu tố không thể thiếu trong việc xác định tội phạm. Hiện nay trên thế giới quan niệm truyền thống và phổ biến cho rằng chủ thể của tội phạm hay nói cách khác là chủ thể chịu TNHS là cá nhân con người cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm đó còn quan điểm khác khi cho rằng chủ thể của tội phạm hoặc chủ thể chịu TNHS không những chỉ là cá nhân mà còn có thể là tổ chức (có thể là pháp nhân hoặc loại hình tổ chức khác không phải là pháp nhân). Quan điểm thứ hai này đang ngày càng được thừa nhận rộng rãi và được thể hiện trong BLHS của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan niệm cho rằng chủ thể chịu TNHS chỉ có thể là các cá nhân, con người cụ thể đã tồn tại rất lâu trong lịch sử của khoa học luật hình sự. Xuất phát điểm của quan niệm này là việc coi tội phạm theo nghĩa truyền thống chỉ có thể do con người cụ thể thực hiện. Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trước tiên phải là chủ thể của tội phạm. Mà theo khoa học luật hình sự thì "Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể” [11, tr122]. Như vậy, cũng như chủ thể của tội phạm, một người trở thành chủ thể chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn những điều kiện nhất định. Thông thường, về cơ bản là các điều kiện như là 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (1985), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 2. Quốc hội (1999), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 3. Quốc hội (2015), Bản dự thảo BLHS (sửa đổi). 4. BLHS Thụy Điển (bản tiếng Việt), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2010. 5. BLHS Cộng hòa liên bang Nga (bản tiếng Việt), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2011. 6. BLHS Cộng Hòa Liên Bang Đức (bản tiếng Việt), Nxb CAND, Hà Nội 2011 7. BLHS Nhật Bản (bản tiếng Việt), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2011 8. BLHS của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Bản tiếng Việt), Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2007 9. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-9-2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của BLHS năm 1999", mục 4.5. 10. Bộ Tư pháp (2015), báo cáo đánh giá tác động dự án BLHS (sửa đổi). 11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 12. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội. 8 13. Lê Cảm (1990), Hoàn thiện các quy phạm về trách nhiệm hình sự - yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ con người bằng pháp luật hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, các số 2, 3, 4/1990; 14. Lê Cảm (2000), Chế định trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1999 Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2000; 15. Lê Cảm (2000), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2000; 16. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm - lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 20. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân. 21. Lê Thị Sơn (1996), Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, Tạp chí Luật học, số 6/1996; 22. Lê Thị Sơn (1997), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Tạp chí Luật học, số 5/1997; 23. Lê Thị Sơn (2002), Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2002. 24. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học BLHS năm 1999 Phần chung, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 9 25. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), Hoàn thiện quy định của BLHS 1999 về quyết định hình phạt theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án nhân dân,(Tr 13). 26. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2001), “Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,(5). 27. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành tòa án, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành tòa án, Hà Nội. 29. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành tòa án, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của ngành tòa án, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015 của ngành tòa án, Hà Nội. 32. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 33. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Sửa đổi Bộ luật hình sự - những nhận thức cần thay đổi, Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2015, tr. 82 34. Chính phủ (2015), Báo cáo số 497 12/10/2015 về việc Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) 35. Tòa án nhân dân tối cao, Công văn số 01/HS hướng dẫn xét xử một số loại tội phạm, Xem thêm tại: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1 (1945 – 1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, Tr. 13, 14 36. Vũ Hải Anh (2011) Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của một số nước trên thế giới, 10 (duthaoonline.quochoi.vn/.../Trach_nhim_hinh_su_cua_phap_nhan_theo_ quy_dinh_mot_so_nuoc_tren_the_gioi.pdf) 37. Nguyễn Qúy Công (2010), Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2010. Tr. 80-84. 38. Hội nghị tổng kết công tác 4 năm 1965 – 1968 của Tòa án nhân dân tối cao; Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm của việc xét xử các vụ án về người chưa thành niên phạm tội kèm theo công văn 37-NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao. 39. Trịnh Quốc Toản (2013), Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số1 40. TS.Trịnh Quốc Toản – Khoa Luật ĐHQGHN, Một số suy nghĩ về việc xây dựng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam, kỷ yếu hội thảo Hình sự háo và thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam ( Detail.aspx?ItemID=526&TabIndex=3)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007013_3888_2010056.pdf
Tài liệu liên quan