MỤC LỤC
Mục lục: . 1
Lời cam đoam.4
Lời cảm ơn . 5
Danh mục viết tắt.6
Danh mục các bảng.7
Tóm tắt luận văn.9
MỞ ĐẦU U
1. Lý do chọn đềtài. 11
3. Mục đích nghiên cứu của đềtài. 13
4. Giới hạn nghiên cứu của đềtài. 13
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thểnghiên cứu. 14
5.1 Đối tượng nghiên cứu.14
5.2. Khách thểnghiên cứu.14
6. Câu hỏi nghiên cứu, giảthiết nghiên cứu và khung lý thuyết. 14
6.1. Câu hỏi nghiên cứu.14
6.2. Giảthuyết nghiên cứu.15
6.3. Khung lý thuyết.16
7. Phương pháp nghiên cứu. 17
7.1. Phương pháp thu thập thông tin.17
7.2. Xửlý và phân tích thông tin.19
7.3. Định nghĩa vềphương pháp sưphạm của giảng viên, kiến thức
giảng viên, mức độdân chủtrong giao tiếp.19
Chương 1
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN QUA SINH
VIÊN: BỐI CẢNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đặt vấn đề. 23
1.1.1. Khái niệm.23
1.1.2. Bối cảnh và sơlược lịch sửhoạt động đánh giá giảng dạy của giảng viên Việt Nam và trên thếgiới.24
1.1.3. Các hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy.29
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. 32
1.3. Tiểu kết. 36
Chương 2
TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐHỌC CỦA SINH VIÊN ĐẾN CÁC CHỈ
SỐ ĐÁNH GIÁ VỀHOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
2.1. Tác động của yếu tốgiới. 37
2.2. Tác động của yếu tốtuổi. 39
2.3. Tác động của yếu tốnơi cưtrú trước khi vào đại học. 41
2.4. Tác động của yếu tốvịtrí con trong gia đình. 43
2.5. Tác động của yếu tốnghềnghiệp của bốmẹ. 45
2.5.1. Yếu tốnghềcủa bố.45
2.5.2. Yếu tốnghềcủa mẹ.47
2.6. Tác động của yếu tốtrình độhọc vấn của bốmẹ. 49
2.6.1 Yếu tốhọc vấn của bố.49
2.6.2. Yếu tốtrình độhọc vấn của mẹ.51
2.7. Tiểu kết. 52
Chương 3
TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾVÀ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẾN
ĐÁNH GIÁ VỀHOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
3.1. Tác động đặc điểm xã hội. 54
3.1.1. Yếu tốngành học của sinh viên.54
3.1.2. Yếu tốloại hình trường mà sinh viên đang học.56
3.1.3. Yếu tốnăm học của sinh viên.59
3.1.4. Yếu tốsĩsốlớp của sinh viên.60
3.1.5. Yếu tốkết quả điểm trung bình chung của sinh viên.62
3.1.6. Tác động của yếu tốmức độtham gia trên lớp của sinh viên.63
3.2. Tác động mức sống của sinh viên. 65
3.3. Tiểu kết. 67
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐGỢI Ý VỀCHÍNH SÁCH. 68
4.1.Kết luận: . 68
4. 2. Một sốgợi ý vềchính sách . 69
Bảng hỏi.74
Tài liệu tham khảo.79
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[15,, 57]
Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991 (dựa trên khảo sát của
40.000 giảng viên đại học) thì 97% các giảng viên cho rằng cần sử dụng
“đánh giá của sinh viên” để thẩm định công tác hoạt động giảng dạy [28]
Kết quả của sinh viên đánh giá giảng viên là một trong những kênh
thông tin đáng tin cậy về giảng viên. Bà Đặng Kim Nhung - Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH dân lập Thăng Long cho rằng: Ý kiến phản hồi của sinh viên là
kênh thông tin quan trọng nhất. Sinh viên là người được thụ hưởng hoạt động
giảng dạy của giảng viên, vì vậy sinh viên là nguồn thích hợp để đánh giá
hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Việc sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
không phải là việc mới. Ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ, hoạt động này có từ
lâu và được diễn ra thường xuyên.
Theo Tiến sĩ Peter J.Gray - Học viện Hải quân Hoa Kỳ: Ở Mỹ trong 20
năm gần đây, việc sinh viên đánh giá giảng viên đã trở thành phương pháp
đánh giá giảng dạy phổ biến nhất trong các trường đại học. Giảng viên được
đánh giá thường xuyên bởi sinh viên, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức
chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài, về các mặt như
việc chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy, và những đóng góp cho sự
phát triển của khoa, của trường. Đồng thời, các trường cũng thường xuyên tổ
chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
Không chỉ là một hình thức mang tính tự nguyện, việc thu thập ý kiến
sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ lâu trở thành một quy
định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới. Khi vào trang web của một trường
đại học bất kỳ nào thuộc một nước nói tiếng Anh, cũng có thể tìm được cuốn
cẩm nang hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện thu thập ý kiến sinh viên sau
mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về các hoạt động giảng dạy của
giảng viên ngay tại các khu vực có phong trào đảm bảo chất lượng muộn
màng nhất thế giới như Đông Nam Á, cũng thấy việc sử dụng ý kiến góp ý
của sinh viên để nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng trở thành một xu
thế chung tại các nước rất gần gũi với Việt Nam về mặt địa điểm địa lý như
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái -lan v . v [7, 48]
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả sinh
viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu được từ
đánh giá của sinh viên đã ko chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phương pháp
dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại chương trình và nội dung đào tạo của
trường [18, 121]
Và các nghiên cứu về ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên cho thấy quá trình đánh giá của sinh viên chịu nhiều
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tác động về nhân khẩu và xã hội của sinh
viên. Mỗi sinh viên lớn lên theo những môi trường xã hội khác nhau mà tuỳ
theo giới tính, độ tuổi, ngành học, gia đình mà họ hình thành những thói
quen, suy nghĩ, hiểu biết… cũng khác nhau. Điều này tạo sự đa dạng và
phong phú về cách đánh giá về hoạt động giảng dạy từng giảng viên.
Việc sinh viên được đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên có
thể coi là sự nỗ lực thể hiện tính dân chủ trong giảng đường đại học. Sinh
viên người thì nhiệt tình đánh giá, người thì e dè vì sợ bị trù dập. Còn về phía
giảng viên thì sinh viên là những người sử dụng sản phẩm trí tuệ của các
thầy, cô giáo (cả về lý thuyết lẫn thực hành) nhưng thầy, cô lại không cần biết
sinh viên nghĩ gì về mình.
Cô Đặng Kim Nhung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long,
người chủ nhiệm đề tài "đánh giá giảng viên" cho biết: Căn cứ vào những
phản hồi này, nhà trường sẽ nắm được phần nào công tác nghiên cứu và giảng
dạy của giáo viên. Đây là một kênh tham khảo đối tượng được phục vụ để
lượng hoá sự đóng góp của các thành phần tham gia giảng dạy. Và hơn hết,
nó tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các giảng viên. Ông Phùng Xuân
Nhạ (trường ĐHQGHN) cho rằng: Khi biết có chủ trương cho trò đánh giá
thầy, nhiều giảng viên là các giáo sư tỏ ý không đồng tình…Và đến giờ,
nhiều giảng viên đã ủng hộ chủ trương này
Việc đánh giá giảng viên chủ yếu được thực hiện trong kiểm điểm,
bình xét thi đua cuối năm học. Giảng viên viết một bản tự kiểm điểm liên
quan tới ba lĩnh vực: a) tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, b) ý thức tổ
chức kỷ luật, c) chuyên môn nghiệp vụ được giao. Các đồng nghiệp trong bộ
môn nhận xét, đánh giá giảng viên theo ba nội dung trên. Việc kiểm điểm và
đánh giá theo cách trên rất chung chung, thường là giống nhau; đa số đạt
danh hiệu “lao động tiên tiến”, một số người được xét là “chiến sĩ thi đua”,
nhiều khi theo cảm tính. Đôi khi, người ta còn thoả thuận với nhau: “Năm
nay tập trung cho đồng chí này, sang năm (hay những năm tới) sẽ bầu cho
đồng chí khác”.
Đánh giá này tuy được triển khai ở nhiều trường đại học trong nước,
nhưng việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy vẫn chưa có những tiêu
chí rõ ràng. Theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học – sau đại học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo , nhiều trường đã triển khai việc này nhưng các quy định
mang tính pháp lý thì chưa có. Theo Ông Nguyễn Hữu Diễn, Cục Nhà giáo
và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD và ĐT) - đơn vị chức năng được Bộ
trưởng giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch quan trọng này cho rằng: Việc đánh
giá này mới được thí điểm, phải cẩn trọng, đi từng bước một, và chủ yếu là
xoay quoanh việc thăm dò xem bài giảng có đáp ứng được yêu cầu của sinh
viên không, có dễ hiểu không, sinh viên có muốn thay đổi gì không.. [20]
1.3. Tiểu kết
Đánh giá giảng viên là một công việc không đơn giản nhưng cần thiết
và đã được thực hiện nhiều năm trên thế giới và bắt đầu được thực hiện ở
Việt Nam. Một số trường đại học đã áp dụng nhưng chưa thật sự thành công
khi triển khai hoạt động đánh giá này do nhiều yếu tố tâm lý, văn hoá, xã hội.
Bên cạnh đó, các tiêu chí đưa ra còn phiến diện không phản ứng đúng thực
trạng chất lượng giảng dạy giảng viên.
Những ý kiến của sinh viên sẽ giúp giảng viên lựa chọn phương pháp
giảng dạy hiệu quả, phù hợp đối tượng người học. Do vậy, giảng viên cần
được biết những ý kiến đánh giá của sinh viên, chứ không phải những phiếu
đánh giá giảng viên từ sinh viên chỉ phục vụ việc quản lý, đánh giá của ban
chủ nhiệm khoa hay trường.
Việc tổng quan các nghiên cứu cho thấy những nghiên cứu về việc sinh
viên đánh giá giảng viên được thực hiện cả trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Tuy nhiên, với phạm vi tài liệu của mình, chúng tôi thấy rằng vẫn còn
vắng bóng các nghiên cứu về tác động của các yếu tố nhân khẩu, xã hội của
sinh viên đến việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
Chương 2
TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẾN CÁC
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
2.1. Tác động của yếu tố giới
Trên cơ sở tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu về việc lấy ý kiến sinh viên
đối với hoạt động giảng dạy, Lally và Myhill (1994) đã rút ra nhận xét là sự
khác biệt về tuổi, giới và “thâm niên” của sinh viên tác động không đáng kể
đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên. [14,25]
Trong luận văn này, đề tài muốn tìm hiểu xem yếu tố giới tác động thế
nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trong bối
cảnh văn hoá Việt Nam. Ngay từ thời phong kiến, phụ nữ không được coi
trọng. Đến nay, sự bình đẳng giới đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Chính vì
vậy, luận văn có ý kiến cho rằng, sinh viên nam thường mạnh dạn, xông xáo,
thích tìm tòi cái mới, thích nghi với hoàn cảnh nhanh hơn nữ giới. Trong khi
đó, nữ sinh viên có ý thức học tập tốt hơn, chăm học hơn nhưng thường có xu
hướng e ngại giao tiếp, ngại va chạm. Chúng tôi quan tâm xem liệu yếu tố về
tâm lý giới như vậy có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của sinh viên với
giảng viên hay không và ảnh hưởng đó như thế nào. Dữ liệu trong bảng 2.1 sẽ
cho ta thấy sự so sánh quan điểm đánh giá của nam sinh viên và nữ sinh viên
theo 3 tiêu chí được đánh giá về phương pháp sư phạm, kiến thức của giảng
viên và mức dân chủ giữa giảng viên và sinh viên.
Bảng 2.1. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố giới
Giới
tính
Mẫu Chỉ số đánh
giá trung bình
Độ lệch
chuẩn
df t p
Nam 242 83,6 10,6 1,1 0,2Chỉ số đánh giá về phương pháp
sư phạm của GV Nữ 241 82,5 9,8
480
Nam 242 87,6 9,2 480 2,0 0,0Chỉ số đánh giá về kiến thức của
GV Nữ 241 85,9 9,3
Nam 242 85,3 12,5 480 1,5 0,1Chỉ số đánh giá về mức độ dân chủ
trong giao tiếp giữa GV và SV Nữ 241 83,5 12,0
Qua bảng 2.1. ta thấy sinh viên nam chiếm 242 sinh viên, sinh viên nữ
chiếm 241 sinh viên, vậy số sinh viên nam và sinh viên nữ được hỏi là không
chênh lệch nhau. Chỉ số đánh giá trung bình của nam là 83,6 và của nữ giới là
82,5 là có sự chênh lệch nhau, nhưng với mức ý nghĩa p = 0.2 có thể thấy
rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố giới của sinh viên
với chỉ số đánh giá về phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tương tự, ta thấy: Chỉ số đánh giá trung bình về mức độ dân chủ của
giảng viên với sinh viên thì nam giới là 85,3 và nữ giới là 83,5 không có sự
chênh lệch nhau và mức ý nghĩa (p=0,1) là không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê theo yếu tố giới của sinh viên trong chỉ số đánh giá về mức độ dân
chủ trong giáo tiếp giữa giảng viên với sinh viên.
Tuy nhiên với chỉ số đánh giá trung bình về kiến thức của giảng viên
thì nam sinh viên đưa ra chỉ số là 87,6 và nữ giới là 85,9 với mức ý nghĩa
thống kê (p = 0,0) chúng ta có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa chỉ
số đánh giá trung bình về kiến thức của giảng viên với nam và nữ sinh viên.
Điều này dường như ngược lại với giả thiết ban đầu là nam sinh viên
có chỉ số đánh giá chặt chẽ hơn nữ giới. Nhưng nhìn chung kết quả điều tra
thu được từ 483 sinh viên, cho phép kết luận rằng, yếu tố giới không ảnh
hưởng đến kết quả đánh giá của sinh viên đối với giảng viên về phương pháp
giảng dạy và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên. Nghiên cứu chỉ
ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá trung bình về kiến thức của giảng viên. Nói
cách khác, yếu tố giới chỉ ảnh hưởng một phần đến chỉ số đánh giá về hoạt
động giảng dạy của giảng viên. Và điều này cũng đúng như Lally và Myhill
(1994) đã kết luận: Sự khác biệt về giới của sinh viên tác động không đáng kể
đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên
Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định lại các số liệu điều tra định lượng
“ Theo tôi nam hay nữ đều đánh giá về giảng viên như nhau với cuộc
sống công nghiệp hiện nay đòi hỏi sự cạnh tranh cao về kiến thức bất kể nam
hay nữ”
(PVS số 1 – Nữ – ĐH Kiến Trúc năm thứ 4)
“ Tôi thấy nữ giới còn năng động, mạnh mẽ không kém nam giới chúng
tôi. Và có nhiều bạn nữ còn học giỏi hơn chúng tôi. Vậy tại sao chúng ta đã
vội kết luận rằng nữ giới không dám đấu tranh bằng nam giới chúng tôi chứ”
(PVS số 2 – Nam – ĐH Kiến trúc năm thứ 4)
2.2. Tác động của yếu tố tuổi
Càng nhiều tuổi con người thường có nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống nên thường có suy nghĩ, ý kiến chín chắn khi đánh giá một vấn đề nào
đó. Sinh viên ít tuổi thường ít va chạm cuộc sống bằng những sinh viên nhiều
tuổi và còn bỡ ngỡ về nhiều mặt trong cuộc sống và học tập. Vì vậy, chúng
tôi cho rằng sinh viên tuổi càng cao thì càng đánh giá chặt chẽ hơn về giảng
viên của mình.
Nhưng, Lally và Myhill (1994) đã nhận xét rằng, sự khác biệt về tuổi của
sinh viên tác động không đáng kể đến ý kiến đánh giá của sinh viên. [14, 25]
Kết quả phân tích sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của sinh viên theo
độ tuổi được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố tuổi
Mẫu Chỉ số
Đánh giá
trung bình
Độ
lệch
chuẩn
df
t
p
Nhóm dưới 20 tuổi 201 83,8 9,2 Chỉ số đánh giá về phương
pháp sư phạm của GV Nhóm trên 20 tuổi 282 82,5 10,9
483 2,0 0,2
Nhóm dưới 20 tuổi 201 86,1 9,0 Chỉ số đánh giá về kiến thức
của GV Nhóm trên 20 tuổi 282 87,3 9,5
483 1,8 0,2
Nhóm dưới 20 tuổi 201 84,8 12,2 Chỉ số đánh giá về mức độ
dân chủ giữa GV và SV Nhóm trên 20 tuổi 282 84,2 12,3
483 0,2 0,6
Trong số 483 sinh viên được hỏi, chúng tôi phân nhóm tuổi của sinh
viên theo hai nhóm: Nhóm dưới 20 tuổi và nhóm trên 20 tuổi. Đối với chỉ số
đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên: Nhóm sinh viên dưới 20
tuổi cho chỉ số đánh giá trung bình là 83,8 và nhóm trên 20 tuổi là 82,5 và
mức ý nghĩa (p=0,2) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự với mức
ý nghĩa của chỉ số đánh giá về kiến thức của giảng viên là (p = 0,2) và mức ý
nghĩa của chỉ số đánh giá mức độ dân chủ của giảng viên đối với sinh viên là
(p = 0,6) cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê của
các chỉ số này theo độ tuổi. Do vậy, có thể bác bỏ ý kiến cho rằng, yếu tố về
tuổi của sinh viên ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá hoạt động giảng dạy của
giảng viên. Kết quả này cũng khẳng định thêm điều mà Lally và Myhill
(1994) đã nhận xét khi họ cho rằng: Sự khác biệt về tuổi của sinh viên tác
động không đáng kể đến lấy ý kiến của sinh viên là đúng.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định lại các dữ liệu định lượng
“Tôi tuy lớn tuổi hơn các bạn vì tôi mới đi nghĩa vụ quân sự về nhưng nói
là càng nhiều tuổi càng đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên càng
chặt chẽ, thì theo tôi nghĩ không đúng với tôi vì tôi mới học năm thứ nhất,
chưa học nhiều thầy, cô sao có thể đánh giá về giảng viên hơn các bạn ít tuổi
hơn tôi nhưng học trên tôi. Và tôi thấy một số bạn học lớp trên nhưng toàn bỏ
học thì đâu có hiểu bài, biết thầy, cô dạy ra sao mà đánh giá cơ chứ”
(PVS số 5 – Nam – ĐH Dân lập Đông Đô năm thứ 1)
2.3. Tác động của yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học
Yếu tố nơi cư trú của sinh viên trước khi vào đại học là người ta nói
đến đặc điểm văn hoá vùng miền mà sinh viên từng sinh sống. Chúng ta biết,
mỗi nơi đều có phong tục, tập quán riêng với từng địa phương. Chính vì vậy
mỗi người từ các vùng miền khác nhau, xuất xứ văn hóa khác nhau, thể hiện
qua thói quen ngôn ngữ, sinh hoạt, phong cách ứng xử khác nhau. Phải
chăng, chính yếu tố này ít nhiều ảnh hưởng đến cách sống, sinh hoạt của sinh
viên. Đồng thời, có tác động đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy
hay không là điều mà luận văn muốn làm rõ. Qua nghiên cứu thực tế cho
thấy, những yếu tố về kinh tế như điều kiện ăn ở, sinh hoạt có ảnh hưởng
quan trọng đến việc học của sinh viên, kế đến là mức chi tiêu hàng tháng của
sinh viên. Theo kết quả điều tra các chỉ tiêu dân số (VPAIS) vừa được Tổng
cục Thống kê công bố, mức sống dân cư những năm gần đây đã được cải
thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và
nông thôn. Cho nên chúng ta có thể cho rằng sinh viên nông thôn thường có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn khi học ở thành phố như phải đương đầu với việc
ổn định nơi ăn chốn ở, chi tiêu cá nhân. Chính vì vậy, có thể những sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn thường không có ý kiến cụ thể đến đánh giá giảng
viên vì họ bị nhiều yếu tố cuộc sống ảnh hưởng.
Còn những sinh viên thành thị, họ thường ở cùng bố mẹ có gia đình
chu cấp về mọi mặt, nên thường ít bị những yếu tố ngoại cảnh tác động hơn,
cho nên họ có nhiều thời gian hơn trong học tập. Do đó, nếu là những sinh
viên thật sự muốn học tập tốt họ sẽ đòi hỏi nhiều về chất lượng hoạt động
giảng dạy của giảng viên.
Kết quả phân tích sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của sinh viên theo
yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học của sinh viên được trình bày trong
bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo
yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học
Nơi cư trú Mẫu Chỉ số đánh
giá trung bình
Độ lệch
chuẩn
t
df
p
Nông thôn 248 82,4 10,9 -1,3 480 0,2Chỉ số đánh giá về phương pháp
sư phạm của GV Thành thị 235 83,7 9,6
Nông thôn 248 86,9 9,33 0,2 480 0,8Chỉ số đánh giá về kiến thức
của GV Thành thị 235 86,7 9,3
Chỉ số đánh giá về mức dân
chủ giữa GV và SV
Nông thôn
Thành thị
248
235
84,3
84,7
11,9
12,8
-0,3 480 0,7
Khi tìm hiểu về sự khác biệt trong đánh giá theo yếu tố cư trú trước khi
vào đại học của sinh viên, ở bảng 2.3 chúng ta thấy chỉ số đánh giá trung bình
về phương pháp sư phạm của giảng viên với sinh viên sống ở nông thôn là
82,41 và của thành thị 83,69 với sinh viên xuất thân từ thành thị chênh lệch
không đáng kể. Với các chỉ số đánh giá về kiến thức và mức dân chủ giữa
giảng viên đối với sinh viên thì hầu như không có sự chệnh lệch. Mức ý
nghĩa đưa ra của phương pháp sư phạm của giảng viên p = 0,2; của kiến thức
giảng viên p=0,8 và của mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên p=0,7
là không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy giả thiết cho rằng
nơi cư trú trước khi vào đại học của sinh viên ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá
kiến thức của giảng viên là không được khẳng định. Các thông tin từ phỏng
vấn sâu cũng khẳng định kết quả này
“Với mạng thông tin truyền thông phát triển như hiện nay, các bạn
nông thôn cũng cập nhật thông tin cao như chúng tôi ở thành thị, nên sự khác
nhau về tiếp thu những kiến thức đang học ở trường cũng như ở ngoài xã hội
của các bạn ở nông thôn và thành thị là như nhau.”
(PVS số 3 – Nam – ĐHDL Phương Đông năm thứ 4)
“Tôi thấy rằng hiện tại dù các bạn sinh viên đang sống ở đâu, học
ngành gì thì chúng tôi đều cần chương trình đào tạo phù hợp, điều đó có
nghĩa rằng chúng tôi cần những thầy, cô giỏi”
(PVS số 4 - nữ - ĐHDL phương Đông – năm thứ 1)
2.4. Tác động của yếu tố vị trí con trong gia đình
Mọi người khi sinh ra đều như nhau, song khi trưởng thành, ngoài
những yếu tố như gia đình, vị trí xã hội, học vấn v . v khiến cuộc sống mỗi
người khác nhau. Sự chênh lệch này có bắt nguồn từ yếu tố gia đình không?
Trong cuộc sống, con cả được sinh ra trước tiên trong gia đình nên có tính
cách chu đáo, tham vọng và năng nổ. Người con thứ thường có xu hướng dễ
tính, hiền hòa và nhường nhịn hơn. Khi người con út được sinh ra, vô hình
chung người con thứ đã mất đi tiếng nói riêng của mình, vì thế họ học được
cách kết nối và lôi kéo sự ủng hộ từ các thành viên khác trong gia đình. Nhờ
đó, người con thứ có kỹ năng sống và giao tiếp rất tốt. Còn người con út
thường được chiều chuộng và do quan niệm “làm em ăn thèm vác nặng” nên
họ có vẻ như thua thiệt hơn các anh chị của mình, họ luôn chiến đấu vì sự
công bằng cho mình và cho xã hội.
Bảng 2.4. Thống kê vị trí con trong gia đình của sinh viên được hỏi
N Tỷ lệ phần trăm
Con thứ 1 213 44.1
Con thứ 2 191 39.5
Con thứ 3 trở lên 79 16.4
Valid
Tổng 483 100.0
Trong số 483 sinh viên được hỏi thì sinh viên là con thứ nhất chiếm
nhiều nhất (44,1%) và con thứ ba trở lên chỉ chiếm 16,4 %.
Kết quả phân tích sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của sinh viên theo
độ tuổi được trình bày trong bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố vị trí con trong gia
đình
Con thứ mấy Mẫu Chỉ số đánh
giá trung
bình
Độ lệch
chuẩn
df
t
p
Con thứ nhất
Con thứ 2
213
191
82,7
83,9
9,9
9,9
480 2,7 0,0Chỉ số đánh giá về phương
pháp sư phạm của giảng
viên Con thứ 3 trở lên 79 81,8 11,7
Con thứ nhất
Con thứ 2
213
191
86,2
86,8
9,5
9,2
480 0,9 0,4Chỉ số đánh giá về kiến
thức của giảng viên
Con thứ 3 trở lên 73 88,3 8,8
Chỉ số đánh giá về mức
dân chủ giữa giảng viên
và sinh viên
Con thứ nhất
Con thứ 2
Con thứ 3 trở lên
213
191
79
84,6
84,9
83,0
12,5
12,2
11,8
480 0,5 0,7
Trong bảng 2.5 ta thấy, sinh viên là con thứ nhất có 213 sinh viên; con
thứ hai có 191 sinh viên và con thứ ba có 73 sinh viên. Mức ý nghĩa p = 0,0
của chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy
của giáo viên với các nhóm sinh viên thuộc nhóm con thứ mấy trong gia đình.
Vì vậy, có thể kết luận rằng việc sinh viên là con thứ mấy trong gia đình có
ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên.
Nhưng, với mức ý nghĩa p = 0,4 trong đánh giá về kiến thức giảng viên trong
môn học và p = 0,7 trong đánh giá về mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh
viên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sinh
viên này. Và như vậy có thể khẳng định một phần giả thiết về mối liên hệ
giữa vị trí của sinh viên là con thứ mấy trong gia đình ảnh hưởng đến chỉ số
đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
2.5. Tác động của yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ
Chúng tôi muốn qua luận văn này muốn tìm hiểu xem yếu tố nghề
nghiệp của bố mẹ có ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá giảng viên hay
không.
2.5.1. Yếu tố nghề của bố
Bảng 2.6 Thống kê nghề nghiệp của bố của sinh viên được hỏi
Số người Tỷ lệ phần trăm
Công nhân 122 25.3
Nông dân 95 19.7
Bác sĩ 66 13.7
Bộ đội, công an 71 14.7
Giáo viên 34 7.0
Cán bộ cơ quan hành chính – chính quyền 48 9.9
Nghề khác 47 9.7
Valid
Tổng: 483 100.0
Trong số 483 sinh viên được hỏi sinh viên ở bảng 2.5.1 có bố làm
công nhân chiếm nhiều nhất là 25,3% và sinh viên có bố làm nghề giáo viên
chiếm ít nhất 7,0%.
Ở phần nghề nghiệp của bố được chia làm hai nhóm:
Nhóm nghề lao động chân tay: công nhân, nông dân và nghề khác
Nhóm nghề lao động trí óc: Bác sĩ, bộ đội, công an, giáo viên, cán bộ
cơ quan hành chính – chính quyền.
Kết quả phân tích sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của sinh viên theo
độ tuổi được trình bày trong bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nghề nghiệp của bố
Nghề nghiệp của bố Mẫu Chỉ số đánh
giá trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
t
df
p
Nghề lao động chân tay 264 84,0 10,5 Chỉ số đánh giá về
phương pháp SP của GV Nghề lao động trí óc 219 81,9 9,7
2,2 482 0,0
Nghề lao động chân tay 264 87,1 9,4 Chỉ số đánh giá về kiến
thức của GV Nghề lao động trí óc 219 86,3 9,1
0,9 482 0,4
Chỉ số đánh giá về mức
dân chủ giữa GV và SV
Nghề lao động chân tay
Nghề lao động trí óc
264
219
85,2
83,5
12,6
11,8
1,4 482 0.1
Quan sát kết quả trên, với số sinh viên có bố làm nghề nghề nghiệp lao
động chân tay chiếm 264 sv và bố làm nghề nghiệp lao động trí óc chiếm 219
sv. Qua bảng 2.7 ta thấy yếu tố nghề nghiệp của bố chỉ ảnh hưởng đến chỉ số
đánh giá phương pháp sư phạm của giảng viên với (p = 0,0) còn yếu tố nghề
nghiệp của bố lại không ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về kiến thức của
giảng viên (p = 0,4); cũng như ảnh hưởng đến đánh giá tính dân chủ giao tiếp
của giảng viên (p = 0,1).
Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu, chúng tôi lại thấy ý kiến của sinh viên về
vấn đề này không thống nhất
“Tôi nghĩ rằng bố mẹ mà làm công nhân hay làm ruộng thì không giúp
được gì cho con cái. Bố mình làm giảng viên đại học nên mình được bố mình
quan tâm và khuyến khích mình trong học tập rất nhiều”
(PVS nữ - ĐHKT– năm thứ 1)
Thế nhưng một bạn khác lại có ý kiến như sau:
“Bố mình làm ruộng, không được đi học nên bố mình không muốn
mình không có học thức và phải làm nghề như bố nên bố luôn muốn mình học
thật giỏi và mình luôn học giỏi ngay từ khi mới đi học”
(PVS nam - ĐHKT – năm thứ 1)
Vậy với sự đòi hỏi cao của các nhà đầu tư, nhà quản lý khi sinh viên ra
trường nên sinh viên khi còn đang ngồi ghế nhà trường đã phải rất nỗ lực rất
cao trong học tập. Chính vì vậy, với nghề nghiệp của bố sẽ có chỉ số đánh
giá khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê đối với một số trường hợp.
2.5.2. Yếu tố nghề của mẹ
Bảng 2.8: Thống kê nghề nghiệp của mẹ của sinh viên được hỏi
Số người Tỷ lệ phần trăm
Công nhân 77 15.9
Nông dân 140 29.0
Bác sĩ 31 6.4
Bộ đội, công an 22 4.6
Giáo viên 103 21.3
Cán bộ cơ quan hành chính–chính quyền 31 6.4
Valid
Nghề khác 79 16.4
Ở phần nghề nghiệp của mẹ cũng được chia làm hai nhóm:
Nhóm nghề lao động chân tay: Công nhân, nông dân và nghề khác
Nhóm nghề lao động trí óc: Bác sĩ, bộ đội, công an, giáo viên, cán bộ cơ
quan hành chính-chính quyền.
Để kiểm định giả thiết về sự khác biệt của sinh viên đối với chỉ số đánh
giá hoạt động giảng dạy.
Bảng 2.9. So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nghề nghiệp của mẹ
Nghề nghiệp của mẹ Mẫu Chỉ số
đánh
giá trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
df
t
p
Nghề lao động chân tay 296 83,1 10,9 Chỉ số đánh giá về phương
pháp sư phạm của GV Nghề lao động trí óc 187 83,0 9,2
482 0,1 0,9
Nghề lao động chân tay 296 86,9 9,5 Chỉ số đánh giá về kiến
thức của GV Nghề lao động trí óc 187 86,6 9,1
482 0,3 0,8
Chỉ số đánh giá về mức
dân chủ giữa GV và SV
Nghề lao động chân tay
Nghề lao động trí óc
296
187
84,3
84,8
12,6
11,8
482 -0.4 0,7
Người mẹ Việt Nam vốn có truyền thống chăm lo cho con. Vì vậy
chúng ta sẽ có thể cho rằng, nghề nghiệp của mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái.
Khi người mẹ quan tâm nhiều đến học tập của con thì sẽ có đòi hỏi, đánh giá
chặt chẽ với thầy, cô đang dạy con mình. Tuy nhiên, qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van TN Vu Quynh Nga DLDG2005.pdf