MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
MỤC LỤC. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG. xi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu luận văn. 4
6. Đóng góp của đề tài. 5
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở
CƠ SỞ . 6
1.1. Cơ sở lý luận về nhân lực và nguồn nhân lực . 6
1.1.1. Một số khái niệm, cơ cấu và quan điểm về nguồn nhân lực. 6
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực . 6
1.1.1.2. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực . 7
1.1.1.3. Nguồn nhân lực trong một tổ chức . 9
1.1.1.4. Cơ cấu nguồn nhân lực. 9
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực . 10
1.1.3. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội. 11
1.2. Chất lượng và các tiêu chí đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực . 13
1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực. 13
1.2.2. Tiêu chí dánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 15
1.2.2.1. Tiêu chí phản ánh năng lực về thể chất. 15
1.2.2.2. Tiêu chí phản ánh năng lực về trí lực. 16
1.2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua chỉ số phát triển con người - HDI
(Human Development Index). 18
1.2.2.4. Chỉ tiêu năng lực phẩm chất chính tri, đạo đức . 19
1.3. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở . 21
1.3.1. Khái niệm chung về hệ thống chính trị. . 21
1.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở . 22
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính
cấp phòng, ban ở huyện. 22
1.4. Khái niệm cán bộ, công chức; phân loại và tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức
hành chính cấp phòng, ban ở huyện. 23
1.4.1. Khái niệm về cán bộ, công chức . 23
1.4.2. Phân loại cán bộ công chức. 23
1.4.3. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. 25
1.4.4. Một số tiêu chí chung đối với cán bộ, công chức hành chính ở các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện. . 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức hành chính cấp phòng,ban ở huyện . 31
1.5.1. Yếu tố khách quan. 31
1.5.1.1. Cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức . 31
1.5.1.2. Chính sách về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. 32
1.5.1.3. Yếu tố văn hóa địa phương . 32
1.5.1.4. Yếu tố chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với cán bộ, công chức. 33
1.5.1.5. Môi trường làm việc và phong cách lãnh đạo của cấp trên. . 33
1.5.1.6. Công tác đánh giá cán bộ, công chức. 35
1.5.1.7. Công tác thanh tra, kiểm tra . 35
1.5.2. Yếu tố chủ quan . 36
1.5.2.1. Yếu tố nhận thức của cán bô, công chức . 36
1.5.2.2. Yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của cán bộ, công chức . 36
1.5.2.3. Thu nhập của cán bộ, công chức. 37
1.5.2.4. Kinh nghiệm công tác của cán bộ, công chức. 37
1.5.2.5. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức. 38
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH CẤP PHÒNG, BAN Ở HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ. 39
2.1. Khái quát tổng quan về huyện Đakrông. 39
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đakrông – Tỉnh Quảng Trị. 39
2.1.1.1. Vị trí địa lý . 39
2.1.1.2. Địa hình. 40
2.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt. 40
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội . 41
2.1.2.1. Nguồn lao động và dân số. 41
2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất . 43
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Đakrông. 44
2.1.2.4. Tình hình kinh tế xã hội . 45
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội. 45
2.1.3.1. Những kết quả đạt được . 45
2.1.3.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân. 46
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức cấp
phòng, ban hành chính cấp huyện. 49
2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng, ban hành chính cấp huyệnĐakrông. 49
2.2.1.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy các phòng, ban hành chính cấp huyện Đakrông . 53
2.2.1.3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng, ban hành chính cấp huyện Đakrông. 54
2.2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban ở
huyện Đakrông . 54
2.2.2.1. Đánh giá về số lượng . 54
2.2.2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban
ở huyện Đakrông. 58
2.2.2.3. Trình độ ngoại ngữ và tin học đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 63
2.2.2.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban ở huyệnĐakrông. 65
2.2.2.5. Mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 66
2.2.2.6. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 68
2.3. Đánh giá chất lượng cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban qua số liệuđiều tra. 69
2.3.1. Qui mô và cơ cấu mẫu. 69
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo . 74
2.3.3. Phân tích các nhân tố khám phá (EFA). 76
2.3.4. Phân tích hồi qui. 78
2.3.5. Kiểm định giá trị trung bình của các biến qua T test . 80
2.3.5.1. Kiểm định giá trị trung bình của nhân tố tuyển dụng và bố trí cán bộ . 80
2.3.5.2. Kiểm định giá trị trung bình của nhân tố tiền lương và phúc lợi. 81
2.3.5.3. Kiểm định giá trị trung bình của nhân tố đào tạo. 82
2.3.5.4. Kiểm định giá trị trung bình của nhân tố sức khỏe. 83
2.4. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban ở
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. . 83
2.4.1. Ưu điểm. 83
2.4.2. Những tồn tại. 84
2.4.3. Nguyên nhân . 85
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan . 85
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 86
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG
CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP PHÒNG, BAN Ở HUYỆN ĐAKRÔNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ . 90
3.1. Quan điểm về mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức
hành chính cấp phòng, ban ở huyện Đakrông. 90
3.1.1. Một số quan điểm xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán
bộ công chức hành chính cấp phòng, ban ở huyện Đakrông . 90
3.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức hành chính
cấp phòng, ban ở huyện Đakrông. 91
3.1.2.1. Mục tiêu chung. 91
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 91
3.2. Một số giải phát nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 93
3.2.1 Giải pháp đổi mới nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công
chức hành chính cấp phòng, ban ở huyện Đakrông . 93
3.2.2. Giải pháp trong tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công chức . 95
3.2.3. Giải pháp về chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài . 96
3.2.4. Giải pháp về công tác sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 97
3.2.5. Giải pháp về đổi mới đánh giá, xếp loại công chức. 99
3.2.6. Giải pháp về xây dựng chính sách đãi ngộ thích hợp đảm bảo lợi ích vật chất
và động viên tinh thần cho cán bộ công chức hành chính cấp phòng, ban ở huyệnĐakrông. 100
3.2.7. Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp
phòng, ban ở huyện Đakrông . 101
3.2.8. Nâng cao tinh thần và đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực trong đội ngũ cán bộ công chức . 102
3.2.9. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ công chức
trong thực thi công vụ . 103
1. Kết luận . 105
2. Kiến nghị. 106
2.1. Đối với Trung ương . 106
2.2. Đối với cấp tỉnh. 106
2.3. Đối với Chính quyền cấp huyện. 107
2.4. Đối với cán bộ, công chức các phòng, ban cấp huyện . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .108
PHỤ LỤC
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
126 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hành chính cấp phòng, ban ở huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h càng nhiều thì cán bộ, công chức
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
càng hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết cũng như cho
bản thân những kinh nghiệm giải quyết công việc mới.
Có thể nói kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng trong quá trình làm
việc của mỗi cán bộ công chức, kinh nghiệm ở đây có thể là do thâm niên làm việc,
cũng có thể kinh nghiệm do tự bản thân cán bộ công chức tìm tòi, học hỏi. Nó đòi
hỏi mỗi cán bộ công chức phải tự trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho mình để có
thể giải quyết công việc một cách hoàn hảo, được lòng dân nhất.
1.5.2.5. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức
Đó là tinh thần tự nguyện, tự giác của cán bộ công chức đối với nghề
nghiệp. Bản thân mỗi cán bộ công chức cần có tinh thần làm việc tự giác, yêu nghề,
gắn bó với nghề nghiệp của mình. Thường xuyên trao dồi kiến thức để nâng cao khả
năng giải quyết công việc. Cán bộ công chức cần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích
giờ làm việc, chấm dứt hẳn hẳn tình trạng đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ
hành chính, uống rượu bia trong buổi trưa các ngày làm việc. Gắn tới đẩy mạnh học
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Ý thức tự giác học tập,
nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng, thái độ ứng xử, tinh thần
phục vụ nhân dân của người cán bộ cần được nâng lên.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP PHÒNG, BAN Ở
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát tổng quan về huyện Đakrông.
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đakrông – Tỉnh Quảng Trị.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đakrông là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý
từ 16017’55”- 16049’12” vĩ độ Bắc và 106044’01”- 107014’15” kinh độ Đông.
Huyện thành lập ngày 17/12/1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997
trên cơ sở tách ra 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã của Triệu Phong.
Huyện có ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND
Lào; phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; phía Tây
giáp huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào.
BẢN ĐỒ HUYỆN ĐAKRÔNG
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
2.1.1.2. Địa hình
Nhìn chung địa hình của huyện là đồi núi cao bị chia cắt mạnh bởi các sông
suối và hệ thống sông Đakrông, sông Quảng Trị. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh
Kovaladut cao 1.251m so với mặt nước biển, nằm ở phía Đông Nam huyện, thấp
nhất là bãi bồi ven sông Ba Lòng cao 25m. Huyện có ba dạng địa hình chính:
Dạng địa hình thung lũng hẹp được phân bố ở các xã Hướng Hiệp, Mò Ó,
Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc và một số diện tích ở xã Tà Rụt. Dạng địa hình
này tương đối bằng thích hợp cho việc phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày,).
Dạng địa hình đồi núi thấp có độ dốc 8-200 với độ cao địa hình từ 150-300m,
được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Đông Bắc huyện (Hướng Hiệp, Mò Ó,
Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Đakrông và rải rác ở một số xã phía Nam dọc
sông Đakrông), địa hình này thích hợp để phát triển cây lâu năm như: Cây ăn quả,
cà phê mít, hồ tiêu,
Dạng địa hình đồi núi cao có độ cao địa hình trung bình 600-800m. Dạng địa hình
này được phân bố chủ yếu ở các xã trong huyện nhưng nhiều nhất là các xã Ba Nang, Tà
Long, Húc Nghì, A Vao, Tà Rụt, A Bung, A Ngo (dọc đường Hồ Chí Minh). Đây là
vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm nghiệp.
2.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt.
Nhìn chung Đakrông chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa,
với những đặc điểm như sau:ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Đakrông
Chỉ tiêu Đặc điểm
Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình 24,10C, nhiệt độ cao nhất 41,40C, nhiệt độ thấp
nhất 10,40C.
- Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
Nền nhiệt của vùng có sự phân hoá theo thời gian trong năm tạo nên
mùa nóng và mùa lạnh.
Lượng
mưa
- Lượng mưa bình quân năm 2.375mm
- Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa)
chiếm đến 86% tổng lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10, 11.
- Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ đạt 447mm, thấp nhất 110mm.
Độ ẩm
- Độ ẩm không khí trung bình năm 82%
- Các tháng 5, 6, 7, 8 độ ẩm dao động từ 70 - 77%
- Lượng bốc hơi dao động từ 170- 236 mm
Chế độ
gió
- Chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, trung bình 45 - 50 ngày/năm.
- Vào mùa mưa thì chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu)
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1. Nguồn lao động và dân số
Đakrông là một huyện có nhiều dân tộc cùng định cư và canh tác nên đặc
điểm dân số, lao động, việc làm có những nét chính sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động của huyện năm 2013.
Chỉ tiêu
Số hộ
(hộ)
Số nhân khẩu (người) Số lao động (lao động
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
A 1 2 3 4 5
Tổng số 8.286 39.159 19.387 20.095 9.405
Chia theo xã
1. Thị trấn Krông
Klang
864 3552 1.784 2.085 997
2. Ba Nang 530 3.046 1.506 1.286 583
3. A Vao 529 2.661 1.359 1.099 536
4. A Bung 559 2.471 1.252 1.364 643
5. A Ngo 603 2.857 1.379 1.453 670
6. Tà Rụt 923 4.060 2.065 2.071 1.002
7. Húc Nghì 299 1.519 756 702 320
8. Tà Long 614 3.218 1.578 1.499 721
9. Đakrông 1055 5.045 2.476 2.281 1.072
10. Mò Ó 417 1.789 878 1.018 477
11. Hướng Hiệp 858 4.213 2.027 2.351 1.069
12. Triệu Nguyên 281 1.360 668 860 397
13. Ba Lòng 621 2.772 1.359 1.678 755
14. Hải Phúc 133 596 301 348 163
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.3: Cơ cấu đất theo từng loại có đến 31/12/2013
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu
Tổng diện
tích tự
nhiên
Trong đó
Sản xuất
nông
nghiệp D
T
nu
ôi
trồn
g
th
ủy
sản
Đất lâm
nghiệp
Đất
c
hu
yê
n
dù
ng
Đất
thổ
cư
Đất chưa
sử dụng
khác
A B 1 2 3 4 5 6
Toàn huyện 122.444,64 5.363,41 10,96 92.335,47 856,08 261,5 21.820,19
Chia ra
1. T.T Krông Klang 1841,20 307,16 0,20 1241,38 68,72 30,00 142,00
2. Xã Ba Nang 6503,10 226,49 0,68 4911,08 30,6 14,03 1239,68
3. Xã Avao 7712,70 289,83 1,22 6640,32 17,61 12,36 677,92
4. Xã Abung 14668,10 1092,32 1,15 7442,00 55,56 15,08 5991,74
5. Xã Ango 4938,79 310,08 0,49 2855,88 53,87 19,51 1605,73
6. Xã Tà Rụt 6061,93 599,37 0,58 3859,54 46,13 27,66 1388,73
7. Xã Húc Nghì 13539,90 166,76 0,80 11960,28 24,11 7,15 1229,68
8. Xã Tà Long 18495,40 481,49 2,41 14585,48 61,28 20,27 3074,58
9. Xã Đakrông 10930,20 364,26 0,74 8167,01 64,4 30,15 2032,51
10. Xã Mò Ó 2503,57 299,44 0,47 1724,38 38,68 13,87 375,24
11. Xã Hướng Hiệp 14191,70 428,78 1,96 9506,53 281,4 32,16 3804,6
12. Xã Triệu Nguyên 5311,190 146,51 0 4989,98 54,26 9,77 24,89
13. Xã Ba Lòng 7316,85 524,03 0 6350,74 35,9 17,91 129,38
14. Xã Hải Phúc 8430,10 126,89 0,26 8100,87 23,56 11,58 103,51
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Đakrông
Huyện Đakrông có đường huyện dài 169,462km. Đến năm 2013 có 14/14 xã
có đường ô tô về đến trung tâm xã với loại đường nhựa thâm nhập. Đường liên
thôn, nội thôn đã và đang được xây dựng ở tất các các xã. Đến nay các xã đã được
đầu tư lưới điện quốc gia đến trung tâm, người dân ở các xã đặc biệt là các xã A
Ngo, A Vao, A Bung đều đã có điện để sử dụng. Các công trình thủy lợi quy mô
nhỏ và vừa được xây dựng, 01 công trình thủy điện Đakrông và 01 công trình thủy
điện ở xã Tà Long đang được gấp rút thực hiện.
Cấp nước sinh hoạt: Huyện có 01 nhà máy nước ở thị trấn Krông Klang (công
suất 3000m3/ngày đêm), cung cấp nước sạch chủ yếu cho các cơ quan, hộ gia đình
ở khu vực thị trấn.
Nước sinh hoạt: Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số 60 công trình cấp
nước sinh hoạt, trong đó: Có 33 công trình đang sử dụng (tuy nhiên phần lớn các
công trình bị bồi lấp đập đầu nguồn, các bể chứa tập trung hầu hết bị hỏng các van
đóng mở do đó làm giảm công năng sử dụng), 27 công trình đã bị hư hỏng không
còn sử dụng.
Bệnh viện, trạm xá: Huyện có 01 bệnh viện Đa khoa tại thị trấn Krông KLang,
01 phòng khám Đa khoa khu vực tại trung tâm cụm xã Tà Rụt (TTCX), 14/14 xã có
trạm y tế.
Trường học: Huyện có 45 trường học (Mầm non: 15 trường, Tiểu học: 12
trường; Trung học cơ sở: 12 Trường, 2 Trường phổ thông trung học, 1 Trung tâm
Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề, 01 Trung tâm
dạy nghề tổng hợp và 1 Trường phổ thông trung học nội trú) với 620 lớp học và
12.178 học sinh, 796 giáo viên.
Chợ: Toàn huyện chỉ có 02 chợ: Chợ trung tâm huyện; TTCX Tà Rụt.
Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của huyện gồm 1 thị trấn Krông Klang và 1
thị tứ Tà Rụt.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
45
2.1.2.4. Tình hình kinh tế xã hội
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất (GO) tăng 19,2%
so với năm 2013. Trong đó: Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 27,7%; Công nghiệp –
TTCN - Xây dựng tăng 4,2%; Thương mại - Dịch vụ tăng 21,2 %. Huy động tổng
vốn đầu tư phát triển là 166,123 tỷ đồng, đạt 63,89% kế hoạch, ước tổng thu ngân
sách Nhà nước là 319,855 tỷ đồng. Trong đó: Thu trên địa bàn 7,500 tỷ đồng, đạt
170,84% kế hoạch huyện phấn đấu. Tổng chi ngân sách địa phương 314,948 tỷ
đồng. Trong đó: Chi đầu tư XDCB tập trung 9,331 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm 6.266,6 ha, đạt 99,47% kế hoạch. Trong
đó: Lúa nước 966,5 ha, đạt 96,65% kế hoạch.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 7.633,6 tấn, đạt 109,9% kế hoạch; (tăng
35,7%, tương đương 2.008 tấn so với năm 2013).
- Chăn nuôi: Trâu 5.713 con (103,8% kế hoạch), bò 5.331 con (100,6% kế hoạch),
lợn 8.521 con (85,21% kế hoạch) và gia cầm 52.009 con (94,56% kế hoạch).
- Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 671,5 tấn (trong đó: Gia súc 602,6 tấn; gia cầm
68,9 tấn), tăng 216,68 tấn so với năm 2013 (trong đó: Gia súc tăng 230,1 tấn; gia cầm
giảm 13,42 tấn).
- Trồng rừng tập trung 638,7 ha (kế hoạch 800 ha), bằng 79,84% kế hoạch; 6,2 vạn
cây phân tán, bằng 31% kế hoạch.
Về văn hóa xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,27% so với năm 2013 (kế hoạch 5,5-
6,5%), giảm tỷ suất sinh 0,7 ‰ (kế hoạch 0,7‰), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,77 % (kế
hoạch 1,76%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (theo cân nặng) 27,74% (kế hoạch
< 28%), tạo, giải quyết việc làm cho 700 lao động, đạt 100%, xuất khẩu 14 lao động, đạt
28% kế hoạch.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội
2.1.3.1. Những kết quả đạt được
Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá; giá trị sản xuất các ngành tăng so
với năm 2012; năng suất các loại cây trồng cao hơn năm trước; công tác thu chi ngân
sách đảm bảo theo chỉ tiêu tỉnh giao và chỉ tiêu huyện phấn đấu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Quy mô, số lượng và chất lượng ngành giáo dục ngày càng tăng. Công tác y tế
và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Các hoạt động văn hóa ngày càng
phong phú góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm được các cấp, các ngành
quan tâm. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
Công tác tổ chức cán bộ được đặc biệt quan tâm, các xã được tăng cường đội
ngũ cán bộ tri thức trẻ có trình độ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.
2.1.3.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Nhiều chỉ tiêu chưa đạt so với Nghị quyết đề ra (13/26 chỉ tiêu). Cụ thể:
- Huy động vốn đầu tư phát triển (đạt 63,89% kế hoạch): Vốn chủ yếu là ngân
sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ có
mục tiêu. Kế hoạch năm 2013 Trung ương tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công
(theo tinh thần Nghị quyết 11/CP của Chính phủ) nên số vốn được giao kế hoạch
đầu tư của tỉnh giảm, kéo theo vốn đầu tư trên địa bàn huyện giảm theo.
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 99,47% kế hoạch. Diện tích lúa nước
đạt 96,65% kế hoạch. Nguyên nhân do một số công trình thủy lợi chưa được đưa
vào sử dụng theo đúng như dự kiến: Thủy lợi Khe Nha Triều xã Triệu Nguyên; Khe
Tà Lang xã Ba Lòng; Khe Luồi xã Mò Ó. Mặt khác, người dân chưa làm tốt công
tác cải tạo đồng ruộng.
- Trồng rừng tập trung đạt 79,84% kế hoạch; trồng cây phân tán đạt 31% kế
hoạch. Nguyên nhân do nguồn đầu tư, hỗ trợ trồng rừng của Dự án đầu tư bảo vệ và
phát triển rừng và rừng do người dân tự đầu tư còn thấp so với kế hoạch.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không đạt so với kế hoạch; tỷ lệ sinh con thứ 3
còn cao (28,5%). Nguyên nhân do một số địa phương còn buông lỏng việc quản lý,
chỉ đạo về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; người dân còn mang nặng tư
tưởng “đông con hơn đông của”, “có nếp có tẻ”.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
- Xuất khẩu lao động đạt 14% kế hoạch. Nguyên nhân do thị trường xuất
khẩu lao động khó khăn dẫn đến không có công ty môi giới tuyển dụng lao
động xuất khẩu.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 87,88% kế hoạch. Nguyên nhân do
người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề, một số lao
động ở xã đăng ký nhưng không tham gia (Mò Ó).
- Công nhận làng văn hóa đạt 86,7% kế hoạch, công nhận đơn vị văn hóa đạt
66,67% kế hoạch. Nguyên nhân do chất lượng làng văn hóa còn nhiều bất cập; một
số làng, đơn vị trường học thiếu quan tâm trong việc xây dựng đời sống văn hóa.
- Xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; xây dựng trường học đạt chuẩn không
đạt theo kế hoạch. Nguyên nhân do trong năm thiếu nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị; công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện chưa quyết liệt; công tác
tham mưu của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế.
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 50% kế hoạch.
Nguyên nhân do tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, phòng học cho trẻ 5 tuổi ở
một số xã còn tạm bợ.
- Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh nông thôn không đạt kế hoạch là do trong năm
một số công trình nước sinh hoạt chưa đưa vào sử dụng như dự kiến, một số công
trình hư hỏng chưa có nguồn để khắc phục, sửa chữa; công tác quản lý, sử dụng của
các địa phương còn hạn chế.
- Thu nhập bình quân đầu người có tăng so với năm trước. Tuy nhiên còn
khoảng cách xa so với bình quân chung của tỉnh.
- Công tác giao đất trồng rừng khó khăn do rừng sản xuất xa dân cư, diện tích
manh mún, địa hình khó khăn. Tiến độ hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Nông
thôn mới và xây dựng đề án xây dựng Nông thôn mới còn chậm so với yêu cầu.
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số công trình còn kéo dài. Tiến
độ xây dựng và giải ngân một số công trình còn chậm. Các đơn vị quản lý dự án của
huyện còn thiếu công tác kiểm tra giám sát tại hiện trường và đôn đốc tiến độ thi
công của các nhà thầu. Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, lập hồ sơ đối với các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
công trình xây dựng mới còn chậm. Việc bảo quản và sử dụng các công trình sau
đầu tư còn bất cập.
- Ý thức người dân trong việc chấp hành Luật đất đai còn hạn chế, còn xảy ra
tình trạng khiếu nại do ranh giới sử dụng đất.
- Cơ sở vật chất trường lớp học còn thiếu nhiều. Đề án kiên cố hóa trường lớp
học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 thực hiện chưa hoàn thành. Nhà
công vụ tại các xã đã xuống cấp không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công
tác tại các xã miền núi.
- Nhiều hoạt động về văn hóa, kế hoạch hóa gia đình mặc dù được triển khai
rộng rãi trên địa bàn tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, một số nơi còn mang
tính hình thức. Công tác việc làm một số xã còn thiếu sự quan tâm, lực lượng lao
động trình độ học vấn còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chủ yếu là
lao động trình độ phổ thông. Việc tìm kiếm thị trường lao động xuất khẩu còn gặp
khó khăn. Việc xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn, một số địa phương ỷ
lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo.
- Việc quản lý Nhà nước ở một số cơ sở còn hạn chế. Việc điều hành, xử lý
còn lúng túng, thiếu tính chủ động.
- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở một số nơi còn hạn chế. Tình
trạng khai thác vàng trái phép diễn biến còn phức tạp. Tai nạn giao thông, các vụ
phạm pháp hình sự có xu hướng tăng cao.
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thủy sản, thương mại, dịch
vụ phát triển chưa mạnh, quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, giá trị sản xuất còn thấp.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn hạn chế và chưa đồng bộ.
- Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện còn khó khăn và thiếu ổn định.
- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, việc đổi mới phương
pháp dạy và học còn chậm chưa tiếp cận được miền xuôi.
- Y tế tuy phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tuy
nhiên trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu và yếu, một số trạm y tế đã xuống
cấp. (Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện năm 2013).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp phòng, ban ở huyện
Đakrông
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức
cấp phòng, ban hành chính cấp huyện.
2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng, ban hành chính cấp huyện
Đakrông
- Phòng Nội vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công
chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp
đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức;
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công
tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
- Phòng Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo
dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực,
bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật;
quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất
quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải
đảo (đối với các huyện có biển, đảo).
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao
động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới;
phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phòng Văn hóa và Thông tin:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn
thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ
sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu
chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ
chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo
dục và đào tạo.
- Phòng Y tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ
truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm;
bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Thanh tra huyện:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà
nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban
nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân:
Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin
phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ
quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng
dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá
nhân, tổ chức.
Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ
tiêu chí để thành lập cơ quan làm công tác dân tộc, Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức
Hội đồng nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác dân tộc.
Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia
trên đất liền, trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân
dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác ngoại vụ, biên giới.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông
thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm
sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp
tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến
trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;
chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản
lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà
ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
- Phòng Dân tộc:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác dân tộc.
- Ban quản lý dự án Đầu tư và xây dựng:
Ban quản lý dự giúp chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công
trình do UBND huyện làm chủ đầu tư. Các dự án đầu tư chưa xác định được đơn vị
quản lý sử dụng để giao làm chủ đầu tư hoặc dự án đầu tư có nhiều đơn vị sử dụng.
Dự án đầu tư mà đơn vị quản lý sữ dụng không đủ điều kiện để làm chủ đầu tư được
UBND huyện giao.
- Ban Quản lý Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững:
Xây dựng kế hoạch giảm nghèo nhanh và bền vững từ thôn xã có sự tham gia
của cộng đồng và đề xuất phân bổ ngân sách cụ thể cho từng hoạt động thuộc các
lĩnh vực được xác định trong đề án đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm
các nội dung theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ
ngành, các quyết định của UBND tỉnh về lĩnh vực liên quan đề án.
Trình Ban chỉ đạo, UBND huyện phê duyệt các kế hoạch hoạt động của đề án
và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động đó.
Đề xuất các cấp phân đủ ngân sách hằng năm cho đề án đảm bảo thực hiện
đúng kế hoạch đã phê duyệt.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội
thảo, đào tạo, tham quan học tập, bồi dưỡng nâng cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_can_bo_cong_chuc_hanh_chinh_cap_phong_ban_o_huyen_dakrong_tinh_quang_tri_0263_19.pdf