CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam Chi nhánh Huế
Theo Quyết định số 68/QĐ-NH ngày 10/08/1993 của Tổng Giám đốc
Vietcombank; Vietcombank Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày
02/11/1993. Sự ra đời của Vietcombank Huế đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán
được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
Với số lượng cán bộ lúc đầu chỉ có 8 người, Vietcombank Huế không tránh
khỏi những khó khăn ban đầu trong việc phát triển khách hàng. Tuy nhiên, với uy
tín của Vietcombank, một ngân hàng hàng đầu trong hoạt động đối ngoại, nên
Vietcombank Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ thương hiệu này.
Trải qua 17 năm hoạt động, với những thuận lợi nhất định, Vietcombank Huế
đã đạt được một số kết quả tương đối khích lệ: số lượng cán bộ, quy mô nguồn vốn,
dư nợ cho vay, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng trưởng khá. Với dự án
hiện đại hoá Vietcombank, Vietcombank Huế đã không ngừng được trang bị những
thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình
116 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được hoàn thiện phục
vụ cho quá trình điều tra chính thức.
1.4.1.2. Nghiên cứu chính thức
a. Thiết kế bảng hỏi
Sau quá trình thảo luận với chuyên gia và khách hàng, bảng câu hỏi được
thiết kế gồm hai phần như sau:
- Phần I của bảng câu hỏi là các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn.
- Phần II của bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập sự đánh giá của khách
hàng về chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử (10
khách hàng) để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Sau
khi điều chỉnh bảng câu hỏi, bảng câu chính thức (xem phần phụ lục) được gởi đi
phỏng vấn.
Phần II của bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm 21 biến quan sát.
Trong đó, 20 biến quan sát đầu tiên được sử dụng để đo lường chất lượng hoạt
động cho vay, 01 biến quan sát kế tiếp dùng để đo lường sự thỏa mãn chung của
khách hàng về chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
b. Thu thập số liệu và chọn mẫu điều tra
Sau khi bảng hỏi đã được hoàn thiện, bảng hỏi này được thiết kế theo thang
đo 5 điểm Likert (gồm 2 phần nói trên), với mục đích nhằm lượng hóa sự đánh giá
của khách hàng về chất lượng cho vay của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam Chi nhánh Huế. Sau đó tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu
thập các số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình đánh giá vấn đề nghiên cứu. Cụ thể
được tiến hành như sau:
Phiếu điều tra đã được gởi đến 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vay
vốn tại ngân hàng, 120 doanh nghiệp được chọn từ danh sách. Tuy nhiên, nếu một
doanh nghiệp được chọn không thể tiếp cận được thì doanh nghiệp khác phù hợp sẽ
được chọn để thay thế. Kết quả thu được 107 phiếu, trong đó có 7 phiếu không đạt
yêu cầu (do thiếu nhiều thông tin), nên số lượng mẫu hợp lệ được sử dụng để đánh
giá là 100 mẫu.
c. Phương pháp xử lý số liệu
Về việc xử lí dữ liệu định lượng, kĩ thuật thống kê mô tả (thống kê mô tả đối
tượng khách hàng), kiểm định phân phối chuẩn và phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha (của toàn thể các câu hỏi, các biến điều tra), Phân tích nhân tố
khám phá EFA (xác định các nhân tố phản ánh chất lượng cho vay ngân hàng),
Phân tích hồi quy tuyến tính (nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến
chất lượng cho vay của ngân hàng). Để thực hiện các kỹ thuật nêu trên, tác giả đã sử
dụng phần mềm SPSS 16.0 làm công cụ xử lý.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
* Thống kê tần suất
+ Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần
suất), Valid Percent (% phù hợp).
* Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach Alpha
Nguyên tắc kết luận, theo nhiều nhà nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson ,
1994; Slater, 1995) thì khi:
0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt.
0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được.
0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người
trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
Trong luận văn này chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá (EFA: exploratory factor analysis) với mục đích rút gọn một tập nhiều biến
quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các yếu tố) ít hơn để chúng
có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của biến nguyên thủy (biến
quan sát hay các thuộc tính đo lường).
Cách trích nhân tố mà chúng tôi sử dụng là phương pháp trích thành phần chính
(Principal Components) với phép quay vuông góc (Varimax). Hai yêu cầu chính khi sử
dụng phân tích nhân tố khám phá là phương sai trích (nói lên các yếu tố trích được bao
nhiêu phần trăm phương sai của biến quan sát) và trọng số nhân tố (biểu thị mối quan
hệ giữa biến quan sát và yếu tố). Yêu cầu cho phương sai trích là phải đạt từ 50% trở
lên và trọng số nhân tố từ 0.50 trở lên. Ngoài ra, trị số KMO (Kaiser-Meyer - Olkin: là
chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) phải có giá trị trong khoảng
từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, phân tích
nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có
Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng Eigenvalue đại
diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue
nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
* Phương pháp hồi quy tuyến tính bội
Phương pháp này nhằm xây dựng mô hình để xem xét sự tác động của các
yếu tố tác động đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ theo ý đánh giá của chủ doanh nghiệp. Mô hình hồi quy tuyến tính bội
sẽ có dạng tổng quát như sau:
Yt = β0 + β1X1i + β2 X2i + ....+ βp Xpi + ei
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam Chi nhánh Huế
Theo Quyết định số 68/QĐ-NH ngày 10/08/1993 của Tổng Giám đốc
Vietcombank; Vietcombank Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày
02/11/1993. Sự ra đời của Vietcombank Huế đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán
được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
Với số lượng cán bộ lúc đầu chỉ có 8 người, Vietcombank Huế không tránh
khỏi những khó khăn ban đầu trong việc phát triển khách hàng. Tuy nhiên, với uy
tín của Vietcombank, một ngân hàng hàng đầu trong hoạt động đối ngoại, nên
Vietcombank Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ thương hiệu này.
Trải qua 17 năm hoạt động, với những thuận lợi nhất định, Vietcombank Huế
đã đạt được một số kết quả tương đối khích lệ: số lượng cán bộ, quy mô nguồn vốn,
dư nợ cho vay, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàngtăng trưởng khá. Với dự án
hiện đại hoá Vietcombank, Vietcombank Huế đã không ngừng được trang bị những
thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Vietcombank Huế
So với ngày đầu thành lập (năm 1993) quy mô nhân sự của Vietcombank
Huế chỉ gồm 3 Phòng với 8 cán bộ nhân viên (CBNV); cho đến cuối năm 2007,
Vietcombank Huế đã có 9 Phòng, 2 Tổ nghiệp vụ, 2 Phòng giao dịch và 2 Quầy
giao dịch với 125 CBNV.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Cơ cấu tổ chức và quản lý bộ máy của Vietcombank Huế :
Tính đến cuối năm 2010, Vietcombank Huế có các phòng ban cùng các chức năng
và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:
Giám đốc
Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của
chi nhánh. Giám đốc có quyền ra quyết định trong phạm vi được phân cấp ủy quyền
theo quy định của Vietcombank và chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT và Ban
Lãnh đạo Vietcombank, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật
Nhà nước.Quản lý trực tiếp các bộ phận sau : Phòng khách hàng, Phòng Tổng hợp,
Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Kế toán Ngân sách, Phòng Hành chính nhân sự.
Phó Giám đốc
Là người giúp việc cho Giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám
đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ
quyền; hiện nay Vietcombank Huế có một Phó Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ
phận: Phòng Ngân quỹ, Phòng Giao dịch số 1, số 2, Phòng Giao dịch Phạm Văn
Đồng, Phòng Giao dịch Mai Thúc Loan,Tổ Vi tính, Tổ Quản lý nợ, Tổ xử lý nợ
xấu, Phòng Thanh toán Thẻ, Phòng Kinh doanh Dịch vụ.
Phòng Kiểm tra nội bộ
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoạt động
kinh doanh và quy chế hoạt động an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của
pháp luật, của NHNN và Vietcombank.
Tổ Vi tính
Chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng toàn bộ mạng nội bộ của Vietcombank
Huế. Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của
Vietcombank để triển khai tại chi nhánh và làm đầu mối quan hệ với Trung tâm tin
học Vietcombank và các ngân hàng khác trong lĩnh vực tin học.
Phòng Kế toán - Tài chính
- Bộ phận quản lý tài khoản:
Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản khách hàng, tài khoản nội bộ chi nhánh,
tài khoản tiền gửi tiền vay của chi nhánh tại Vietcombank và các TCTD khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
- Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ:
Thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi việc sử
dụng vốn của chi nhánh.
Phòng Tổng hợp
Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc để xây dựng chiến lược kinh
doanh, xây dựng các kế hoạch vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, lãi suất, tỷ giá;
thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất; theo dõi công tác thi đua của chi nhánh.
Phối hợp với các phòng ban liên quan lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch kinh doanh
của chi nhánh.
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Mở tài khoản, thu chi tiền mặt, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ, đổi tiền,
thu séc du lịch. Chi trả kiều hối, trã lãi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,
chuyển tiền trong nước, thanh toán thẻ cho khách vãng lai và cơ sở chấp nhận thẻ.
Phòng thẻ
Nhận biên lai của các cơ sở chấp nhận thẻ, nhận điện báo có từ trung tâm thẻ
và thanh toán với Vietcombank, đồng thời hạch toán hoàn ứng cho cơ sở chấp
nhận thẻ.
Phát hành thẻ tín dụng, ATM,phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ.
Phòng Thanh toán quốc tế
Hạch toán các khoản chuyển tiền đến từ nước ngoài, nội bộ trong hệ thống,
liên hàng thanh toán bù trừ, mở L/C và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Phòng Quan hệ khách hàng
Là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng
mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm
ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu
quả và mở rộng thị phần của Vietcombank Huế.
Nghiên cứu phân tích, quản lý rủi ro bao gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro
thị trường) và rủi ro riêng (rủi ro từng khách hàng, từng dự án) nhằm đảm bảo phát
triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu qủa.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có
thể chấp nhận được, cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế.
Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng:
chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch
tín dụng, hồ sơ tín dụng, hiệu quả từng khoản cấp tín dụng, thẩm định dự án đánh
giá TSBĐ, thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, đề xuất tín dụng cho
từng nhóm khách hàng.
Tổ Quản lý nợ
Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi
nợ; Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ; Đảm bảo lưu
trữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn; Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các
bước quy định trong Quy trình tín dụng.
Kiểm soát tính tuân chủ của bộ hồ sơ vay theo đúng quy trình.
Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi.
Các Phòng Giao dịch
Nghiệp vụ thông tin khách hàng: Tiếp nhận mở các hồ sơ khách hàng mới,
quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về tài khoản, kế toán trưởng, mẫu chữ ký.
Nghiệp vụ dịch vụ khách hàng:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu,
trái phiếu, phát hành và thanh toán thẻ; Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước.
Mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.
Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài khoản:
Mở và quản lý tài khoản của khách hàng như tạo điện, bảng kê, tạo file đi
nước ngoài, đi liên hàng, bù trừ.
Phòng Hành chính - Nhân sự
Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức Vietcombank Huế
Giám đốc
PGĐ phụ trách KD PGĐ phụ trách kế tóan
P.
thanh
toán
quốc
tế
Tổ
quản
lý nợ
Tổ
quản
lý nợ
xấu
P.
kinh
doanh
dịch
vụ
P.
Kế
toán
P.
Ngân
quỹ
Các
phòng
giao
dịch
P.
Quan
hệ
khách
hàng
P.
Tổng
hợp
P.
Hành
chính
nhân
sự
P.
Kiểm
tra
nội bộ
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Huế
Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận
và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi tổ chức kinh tế
trong xã hội. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các
sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ... nên trong những
năm qua Vietcombank Huế đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận:
Qua bảng 2.1 cho thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng qua
các năm, cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.223 triệu đồng tương ứng tăng
20,92%; đến năm 2010 so với 2009 lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục tăng, tuy vậy
tốc độ tăng thấp hơn so với mức tăng của năm 2009 so với 2008 (1.549 triệu đồng
tương ứng tăng 12,05%). Xem xét chi tiết cho thấy:
- Đối với thu nhập: tăng qua 3 năm chủ yếu là do các hoạt động thu từ lãi
(năm 2009/2008 tăng 23.428 triệu đồng tương ứng tăng 17,91%; năm 2010/2009
tăng 6.189 triệu đồng tương ứng tăng 4,01%); và thu từ hoạt động kinh doanh (năm
2009/2008 tăng 5.381 tương ứng tăng 95,83%; năm 2010/2009 tăng 287 triệu đồng
tương ứng tăng 2,61%).
- Đối với chi phí: tăng qua 3 năm chủ yêu là do chi phí lãi (năm 2009/2008
tăng 18.185 triệu đồng tương ứng tăng 19,02%; năm 2010/2009 tăng 1.949 triệu
đồng tương ứng tăng 1,71%); và chi hoạt động như chi CBCNV, chi quản lý, chi tài
sản... (năm 2009/2008 tăng 15.866 triệu đồng tương ứng tăng 99,40%; năm
2010/2009 tăng 761 triệu đồng tương ứng tăng 2,39%).
Như vậy, mặc dù chi phí có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của chi phí
thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nhập, chính điều này đã làm lợi nhuận tăng qua
3 năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Huế qua
ba năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm So sánh
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+ - % + - %
I. Tổng thu nhập 146.428 172.058 176.292 25.630 17,50% 4.234 2,46%
1. Thu từ lãi 130.808 154.236 160425 23.428 17,91% 6.189 4,01%
2. Thu từ hoạt động kinh doanh 5.615 10.996 11283 5.381 95,83% 287 2,61%
3. Lãi kinh doanh ngoại hối 2.960 1.826 1816 -1.134 -38,31% -10 -0,55%
4. Thu nhập bất thường 7.045 5.000 2768 -2.045 -29,03% -2.232 -44,64%
II.Tổng chi phí 135.800 159.207 161.892 23.407 17,24% 2.685 1,69%
1. Chi phí lãi 95.619 113.804 115753 18.185 19,02% 1.949 1,71%
2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.659 575 599 -1.084 -65,34% 24 4,17%
3. Chi phí hoạt động khác 22.560 13.000 12951 -9.560 -42,38% -49 -0,38%
4. Chi phí hoạt động 15.962 31.828 32589 15.866 99,40% 761 2,39%
III. Tổng lợi nhuận trước thuế 10.628 12.851 14.400 2.223 20,92% 1.549 12,05%
Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP NT VN – Chi nhánh Huế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
2.1.4. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế
2.1.4.1. Doanh số cho vay DNVVN
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm),
không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Qua bảng số liệu cho thấy, doanh
số cho vay qua các năm đều tăng. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 931.086 triệu
đồng, tăng 30,40% so với năm 2008; năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.488.487
triệu đồng, tăng 59,87% so với năm 2009. Xét theo các tiêu chí cụ thể, ta có tình
hình doanh số cho vay như sau:
a. Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp ở TT-Huế đó là quy mô các doanh
nghiệp không lớn, chủ yếu là các DNVVN với chu kỳ sản xuất, chu kỳ vốn ngắn,
vòng quay vốn lưu động không dài, vay vốn các tổ chức tín dụng với mục đích chủ
yếu để phục vụ cho việc mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, hay trang trải các
khoản chi phí trước mắt ... nên các món vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn.
Dư nợ cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp SMEs tại Vietcombank năm 2008 đạt
450.042 triệu đồng, năm 2009 đạt 569.642 triệu đồng, tăng 119.600 triệu đồng;
tương ứng tăng 26,58% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 978.728 triệu đồng, tăng
409.086 triệu đồng; tương ứng tăng 71,81%.
Đối với các món cho vay trung và dài hạn đang có sự gia tăng về mặt giá trị
qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 36,93% tương ứng với 97.474 triệu đồng so
với năm 2008, năm 2010 tăng 41,03% tương ứng với 148.315 triệu đồng so với năm
2009. Khoản vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay theo dự án, tài trợ dự án để
đầu tư vào TSCĐ như mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất. Việc mở
rộng cho vay trung dài hạn sẽ làm tăng thu nhập cho Ngân hàng nhưng rủi ro tín
dụng sẽ khá cao. Điều này, đòi hỏi Ngân hàng phải thận trọng trong công tác thẩm
định và ra quyết định cho vay.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
b. Doanh số cho vay theo ngành nghề
Với đặc điểm địa lý của mình nên tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đủ các
ngành nghề: NLNN, CNXD và TMDV. Trong đó, Thừa Thiên Huế ưu tiên phát
triển ngành công nghiệp, dịch vụ đồng thời duy trì NLNN ở mức cân đối nhằm tạo
điều kiện cho khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Nhìn chung, cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNXD vẫn
chiếm giá trị lớn trong doanh số cho vay của Vietcombank Huế. Thực hiện chủ
trương của Đảng và nhà nước ta là công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nên
chính sách Vietcombank Huế đã có những chính sách cho vay ưu đãi đối với các
doanh nghiệp thuộc ngành CNXD. Doanh số cho vay của Vietcombank Huế năm
2009 đối với doanh nghiệp thuộc ngành CNXD tăng thêm 196.061 triệu đồng;
tương ứng với tốc độ tăng 60,12% so với năm 2008, năm 2010 tăng thêm 236.978
triệu đồng; tương ứng với tốc độ tăng 45,39%.
Trong quá trình hình thành và phát triển cũng như chiến lược phát triển của
tỉnh Thừa Thiên Huế đã định hình Huế là Thành phố du lịch mà nổi bật là hai lễ hội
lớn được tổ chức xen kẻ nhau đó Festival văn hóa vào những năm chẵn và Festival
nghề truyền thống được tổ chức vào những năm lẻ. Chính những hoạt động này đã
khiến cho ngành thương mại dịch vụ tại tỉnh TT-Huế rất phát triển trong những năm
trở lại đây. Năm 2008 doanh số cho vay ngành TMDV đạt 354.221 triệu đồng, năm
2009 đạt 408.936 triệu đồng; tăng 15,45% so với năm 2008, năm 2010 đạt 640.049
triệu đồng; tăng 56,52% so với năm 2009.
Doanh số cho vay ngành NLNN chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh số
cho vay của Vietcombank Huế. Năm 2009 doanh số cho vay NLNN là 0 triệu đồng,
nghĩa là Vietcombank Huế quyết định không cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này. Năm 2010 doanh số cho vay đối với NLNN đã có bước
phát triển trở lại với giá trị cho vay đạt 89.309 triệu đồng. Thực tế những năm gần
đây tỉnh TT-Huế đã hứng chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài, đặc biệt
ngành NLNN lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này hoạt động kinh doanh không có hiệu quả nên Vietcombank Huế
quyết định không cho vay các doanh nghiệp này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Bảng 2.2: Doanh số cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Huế (Vietcombank Huế)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 450.042 569.642 978.728 119.600 26,58 409.086 71,81
Trung dài hạn 263.970 361.444 509.759 97.474 36,93 148.315 41,03
Theo ngành kinh tế
NLNN 33.702 0 89.309 -33.702 -100,00 89.309 -
CNXD 326.089 522.150 759.128 196.061 60,12 236.978 45,39
TMDV 354.221 408.936 640.049 54.715 15,45 231.113 56,52
Theo loại hình doanh nghiệp
DNNN 172.291 0 372.122 -172.291 -100,00 372.122 -
TNHH. LD. CP 425.051 743.127 833.553 318.076 74,83 90.426 12,17
Khác 116.670 187.959 282.813 71.289 61,10 94.854 50,47
Doanh số cho vay 714.012 931.086 1.488.487 217.074 30,40 557.401 59,87
Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP NT VN – Chi nhánh HuếĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
c. Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Công ty CP, TNHH đang ngày chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị trí trên
thương trường với hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thì các DNNN lại đang trên
đà giảm sút. Theo số liệu thống kê, các DNNN thuộc địa bàn tỉnh TT-Huế phần
đông vốn chủ sở thấp, tài sản khấu hao gần hết nên giá trị còn lại không đủ đáp ứng
yêu cầu vay vốn của Ngân hàng.
Doanh số cho vay DNNN có xu hướng giảm dần về tỷ trọng lẫn giá trị trong
tổng DSCV. Năm 2008 doanh số cho vay đối với DNNN đạt 172.291 triệu đồng.
Đáng chú ý là trong năm 2009 Vietcombank Huế không cho vay đồng nào đối với
loại hình doanh nghiệp này đưa giá trị doanh số cho vay DNNN về mức bằng 0.
Tuy nhiên đến năm 2010, Vietcombank Huế đã cho vay trở lại đối với loại hình
doanh nghiệp này với doanh số cho vay đạt giá trị lên tới 372.122 triệu đồng.
Doanh số cho vay các loại hình doanh nghiệp còn lại (công ty TNHH, công
ty CP, công ty liên doanh) đều tăng qua các năm với tỷ lệ tăng thấp nhất là
12,17%. Doanh số cho vay thuộc loại hình doanh nghiệp không phải là DNNN tăng
là do Vietcombank Huế đã chuyển hướng sang tập trung cho vay các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh nhằm đa dạng hóa khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro và
khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển.
2.1.4.2. Doanh số thu nợ DNVVN
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã
thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng trong một khoảng thời gian nào đó
(thường là một năm). Qua bảng 2.3 cho thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng đối với
DNVVN đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2009 doanh số thu nợ đạt 769.509
triệu đồng, tăng 11,38% so với năm 2008. Đáng chú ý, năm 2010 doanh số thu nợ
của ngân hàng đạt giá trị rất lớn khi giá trị thu nợ là 1.256.992 triệu đồng, tăng
63,35% so với năm 2009. Như vậy, có thể nói công tác thu nợ của ngân hàng trong
3 năm từ năm 2008-2010 là khá tốt. Nếu phân chia theo các tiêu chí thì ta có tình
hình doanh số thu nợ của ngân hàng như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Bảng 2.3: Doanh số thu nợ DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Huế (Vietcombank Huế)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 452.445 512.145 737.299 59.700 13,19 225.154 43,96
Trung dài hạn 238.416 257.364 519.693 18.948 7,95 262.329 101,93
Theo ngành kinh tế
NLNN 39.794 0 62.850 -39.794 -100,00 62.850 -
CNXD 341.907 515.166 867.324 173.259 50,67 352.158 68,36
TMDV 309.160 254.343 326.818 -54.817 -17.73 72.475 28,49
Theo loại hình doanh nghiệp
DNNN 179.831 0 113.129 -179.831 -100,00 113.129 -
TNHH. LD. CP 308.256 584.207 967.884 275.951 89,52 383.677 65,67
Khác 130.504 158.302 175.979 27.798 21,30 17.677 11,17
Doanh số thu nợ 690.861 769.509 1.256.992 78.648 11,38 487.483 63,35
Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP NT VN – Chi nhánh HuếĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
* Theo kỳ hạn:
Doanh số thu nợ chủ yếu là cho vay ngắn hạn với giá trị tăng qua các năm.
Năm 2009 đạt giá trị thu nợ là 512.145 triệu đồng, tăng 13,19% so với năm 2008;
năm 2010 đạt giá trị thu nợ là 737.299 triệu đồng, tăng 43,96%. Đối với cho vay
trung và dài hạn, doanh số thu nợ năm 2009 ít thay đổi so với năm 2008, đến năm
2010 mới có sự thay đổi rất lớn khi giá trị thu nợ đạt 519.693 triệu đồng, tăng
101,93% so với năm 2009.
* Theo ngành kinh tế:
Đối với ngành NLNN, doanh số năm 2009 thu nợ có giá trị bằng 0 vì ngân
hàng tiến hành khoanh các nợ cho các doanh nghiệp trước những khó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải và ngân hàng ngưng cho vay đối với doanh nghiệp thuộc
ngành này. Sở dĩ như vậy, bởi việc cho vay đối với đối tượng khách hàng này chứa
đựng rất nhiều rủi ro do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này thường phụ
thuộc rất nhiều vào tự nhiên mà Huế là một địa phương hàng năm phải hứng chịu
rất nhiều thiên tai.
Đối với ngành CNXD, doanh số thu nợ tăng khá nhanh và tương đối ổn định
qua các năm. Năm 2009 doanh số thu nợ tăng 50,67% so với năm 2008, năm 2010
tăng 68,36% so với năm 2009. Qua đó, ta thấy rằng công tác thu hồi nợ của ngân
hàng là khá tốt và ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các DNVVN thuôc
ngành này.
Đối với ngành TMDV, doanh số thu nợ năm 2009 sụt giảm so với năm 2008
(17,73%). Tuy nhiên, đến năm 2010 thì doanh số thu nợ đối với các DNVVN thuộc
ngành này đã tăng trở lại với giá trị thu nợ đạt 326.818 triệu đồng, tăng 28.49% so
với năm 2009.
* Theo loại hình doanh nghiệp
Đối với D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_cho_vay_doanh_nghiep_vua_va_nho_tai_ngan_hang_tmcp_ngoai_thuong_viet_nam_chi_nha.pdf