Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2 Những hoạt động của NHTM 4

1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.1 Khái niệm cho vay 7

1.1.2.2 Phân loại cho vay 7

1.1.3 Quy trình cho vay 11

1.2 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 13

1.2.1 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 13

1.2.1.1 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 13

1.2.1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 16

1.2.2 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 18

1.2.2.1 Quan niệm về chất lượng cho vay đối với DNVVN của NHTM 18

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với DNVVN của NHTM 20

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN của NHTM 25

1.3.1 Nhân tố chủ quan 25

1.3.1.1 Chính sách cho vay của Ngân hàng 25

1.3.1.2 Phẩm chất và trình độ của cán bộ ngân hàng 26

1.3.1.3 Quy trình cho vay 26

1.3.1.4 Chất lượng thông tin 27

1.3.1.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 27

1.3.1.6 Trang thiết bị, công nghệ Ngân hàng 28

1.3.2 Nhân tố khách quan 28

1.3.2.1 Năng lực tài chính, kinh doanh của DNVVN 28

1.3.2.2 Uy tín trong kinh doanh của DNVVN 29

1.3.2.3 Môi trường kinh tế 30

1.3.2.4 Môi trường chính trị và pháp lý 31

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG 33

CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 33

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33

2.1.2 Hoạt động cơ bản 37

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 37

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 39

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh 42

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại NHCT HBT 45

2.2.1 Thực trạng cho vay đối với DNVVN 45

2.2.1.1 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng cho vay DNVVN 45

2.2.1.2 Phân loại dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 47

2.2.2 Phân tích chất lượng cho vay đối với DNVVN 50

2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN 50

2.2.2.2 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN 51

2.2.2.3 Vòng quay vốn cho vay DNVVN 52

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 53

2.3.1 Kết quả đạt được 53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54

2.3.2.1 Hạn chế 54

2.3.2.2 Nguyên nhân 55

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 60

3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 60

3.1.1 Định hướng phát triển DNVVN 60

3.1.2 Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương 61

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 63

3.2.1 Xây dựng chính sách cho vay hợp lý 63

3.2.2 Tăng cường tìm hiểu, đánh giá, tiếp thị khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 64

3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin 65

3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 66

3.2.5 Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay 67

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 67

3.3 Một số kiến nghị 68

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 68

3.3.2 Kiến nghị đối với DNVVN 69

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 70

KẾT LUẬN 72

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng để chiến thắng trong cạnh tranh. Khi quyết định cấp tín dụng, ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Số lượng và chất lượng thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng… để đưa ra những quyết định đúng đắn. Thông tin càng chính xác, đầy đủ kịp thời thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay càng cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là công cụ để các nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của bộ máy. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tốt sẽ đánh giá được thực trạng của chất lượng cho vay từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao chất lượng cho vay. Trong lĩnh vực cho vay, hoạt động kiểm soát bao gồm: Kiểm soát các khoản vay xem có phù hợp với quy định của pháp luật, với quy chế cho vay và các quy định khác. Kiểm tra việc bộ phận nghiệp vụ thực hiện quy trình cho vay. Thẩm tra lại tính đúng đắn của các số liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng và cán bộ cho vay đã thẩm định. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và các tài sản bảo đảm tiền vay. Chất lượng cho vay tuỳ thuộc một phần vào công tác kiểm tra nội bộ, nhằm đề ra những biện pháp thích ứng để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Trang thiết bị, công nghệ Ngân hàng Muốn cho cán bộ ngân hàng phát huy hết năng lực, trình độ của mình, muốn cho công tác điều hành nhanh nhạy, thông tin được cập nhật, chính xác…đòi hỏi ngân hàng phải có trang thiết bị phục vụ cho nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề công nghệ là điều kiện tiên quyết để ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh trong mọi hoạt động. Đối với hoạt động cho vay thì việc chuẩn hoá các thao tác, quy trình, tránh rủi ro do yếu tố chủ quan nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp lại là vấn đề quan trọng. 1.3.2 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Năng lực tài chính, kinh doanh của DNVVN Nhân tố thuộc về doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngân hàng bởi nếu hoạt động của DNVVN không phát triển hay yếu kém thì các ngân hàng cũng không thể cho các doanh nghiệp này vay vốn. Các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ là nền tảng phát triển khách hàng của ngân hàng. Ngược lại nếu các doanh nghiệp thiếu tính chủ động, kinh doanh kém hiệu quả thì các ngân hàng không muốn mở rộng hoạt dộng tín dụng vì việc cho vay đối với các doanh nghiệp này tiềm ẩn rủi ro, chất lượng cho vay ngân hàng này bị giảm sút. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có vốn tự có thấp, nếu đầu tư dự án quá lớn sẽ khó có khả năng tự chủ về mặt tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm quản lý mà yêu cầu cao hơn nữa là trình độ quản lý, vốn lớn thường quy mô hoạt động lớn và dòng tiền dịch chuyển với nhiều phương thức phức tạp làm cho việc kiểm soát vốn trở nên khó khăn và đa dạng hơn. Do đó doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, vốn ít thì khi phải quản lý nguồn vốn lớn mà tỷ lệ vốn đi vay ngân hàng cao sẽ gặp nhiều khó khăn, trong khi điều này lại ít khó khăn ở doanh nghiệp lớn. Hơn thế nữa là doanh nghiệp lại bị động trong việc sử dụng vốn. Bởi vậy khi ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc đảm bảo nguồn vốn vay an toàn hiệu quả cho ngân hàng là điều phải quan tâm nhiều hơn nữa hay chất lượng của khoản vay sẽ phải đặt ra cho ngân hàng ngay khi quyết định cho vay. Uy tín trong kinh doanh của DNVVN Chất lượng cho vay phụ thuộc vào khách hàng mà Ngân hàng lựa chọn để cấp vốn. Quan hệ cho vay là quan hệ mà ngân hàng tin tưởng vào việc khách hàng vay vốn có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đồng thời về phía khách hàng luôn cố gắng giữ uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có uy tín với ngân hàng ( sử dụng vốn vay đúng mục đích, vay trả nợ đúng hạn, đáp ứng đủ các điều kiện của cơ chế tín dụng hiện hành ) thì quan hệ cho vay sẽ được thông suốt và mở rộng, chất lượng cho vay được nâng cao. Ngược lại, các khách hàng hoạt động kém hiệu quả, bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản hay có ý định lừa đảo thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động cho vay sẽ tăng trưởng và độ rủi ro không lớn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng thì hoạt động cho vay gặp khó khăn và rủi ro cao. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ thấp, biểu hiện tính suy thoái, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng lúc này vẫn tiếp tục tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức cao thì khả năng rủi ro các doanh nghiệp không trả được nợ sẽ tăng lên. Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như về thuế, về xuất nhập khẩu, … sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Nếu đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Chính sách lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng khoản cho vay. Khi lãi suất cho vay trên thị trường điều chỉnh giảm thì các khách hàng có xu hướng trả nợ các khoản vay trước hạn. Ngược lại, khi lãi suất cho vay tăng thì khahcs hàng lại có xu hướng chưa muốn trả nợ ngân hàng, trì hoãn việc trả nợ ngân hàng. Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM. Việc thụ động với xu hướng phát triển toàn cầu sẽ làm cho doanh nghiệp bị tụt hậu, không đạt được hiệu quả trong kinh doanh, không cạnh tranh được trên thị trường. Vì vậy, các doanh ngiệp cũng như ngân hàng đều phải nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, những ảnh hưởng của nó đến các ngành, các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp trong nước để có những kế hoạch thay đổi thích ứng, phát triển cho phù hợp. 1.2.3.4 Môi trường chính trị và pháp lý Môi trường chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng cho vay và đảm bảo chất lượng cho vay. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cho vay. Nhân tố pháp lý thể hiện qua các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng như các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng, quy định về tỷ lệ cho vay một lĩnh vực… đều ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng. Các quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động của các ngân hàng an toàn nhưng nếu các quy định không phù hợp sẽ dẫn đến sự kìm hảm sự phát triển, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ta nhận thấy: Tuỳ theo điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý, cũng như trình độ cán bộ ngân hàng, khả năng quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo và cơ sở vật chất kỹ thuật của từng NHTM mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ở các mức độ khác nhau. Ngân hàng cần hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay và biết vận dụng linh hoạt sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong điều kiện hoàn cảnh thực tế, điều đó sẽ có giúp cho sự thành công của hoạt động cho vay tại NHTM. Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại 285 Trần Khát Chân- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, từ một Chi nhánh ngân hàng cấp quận và một Chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp quận thuộc địa bàn Hai Bà Trưng trực thuộc ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội chuyển thành các Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và II quận Hai Bà Trưng trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội thuộc NHCTVN, với chức năng nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ ,tín dụng và thanh toán đồng thời đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị quốc doanh và tập thể trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. Theo Nghị định số 93/NHCT-TCCB ngày 01/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương về sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCTVN, bỏ cấp thành phố , hai Chi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng trở thành những Chi nhánh trực thuộc NHCTVN được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như một chi nhánh ngân hàng Công thương cấp tỉnh và thành phố. Kể từ ngày 01/09/1993 trên địa bàn Hà Nội chỉ còn duy nhất một Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Là một chi nhánh của NHCTVN nên bên cạnh việc thực hiên đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng còn thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một ngân hàng thương mại. Tuy là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCTVN nhưng chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Nhà Nước Việt Nam như các tổ chức tín dụng khác trên phạm vi cả nước. Đến nay, NHCT HBT đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới trong giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đặc điểm về môi trường kinh doanh và khách hàng của NHCT HBT NHCT HBT hoạt động chính trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng- nơi có mật độ dân cư đông đúc và tập trung các khu công nghiệp các nhà máy lớn của thành phố Hà Nội như cơ khí, may mặc, giầy da… Chính vì vậy mà khách hàng đến với Ngân hàng bao gồm nhiều các thành phần kinh tế từ doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ sản xuất kinh doanh,hợp tác xã đến các đợn vị hành chính sự nghiệp, tầng lớp dân cư. Hơn nữa với sụ ra đời của Quận Hoàng Mai sẽ hứa hẹn mang đến cho Ngân hàng một khối lượng khách hàng tiềm năng lớn. Mặt khác, tiền thân của NHCT HBT là ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội nên khi chuyển giao Ngân hàng đã được thừa hưởng một khối lượng lớn các quỹ tiết kiệm, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cũng như nguồn nhân lực dày dạn kinh nghiệm mà không phải ngân hàng nào cũng có được. Đây là một lợi thế cho Ngân hàng trong việc tiết kiệm chi phí, có nhiều khách hàng truyền thống, có uy tín trên thị trường và thu hút được nhiều khách hàng mới. Bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn như phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ( Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng cổ phần …) về các mặt công nghệ, lãi suất, chất lượng sản phẩm… Ý thức được sự cạnh tranh đó, NHCT HBT đã không ngừng nỗ lực phấn đáu nhằm trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín trên địa bàn Hà Nội mang lại sự phát triển cho các doanh nghiệp cũng như đông đảo dân cư. Cơ cấu tổ chức Để tạo ra một sự hài hoà, đồng điệu giữa ngân hàng và khách hàng, NHCT HBT đã thực hiện theo công văn số 2491/CV-NHCT/2003 về việc cơ cấu lại bộ máy tổ chức của ngân hàng theo mô hình hiện đại hoá. Chi nhánh đã sắp xếp thành 11 phòng ban phù hợp với chức năng của từng phòng, dưới sự điều hành của 1 giám đốc và 4 phó giám đốc và khoảng hơn 300 nhân viên. Ngoài ra chi nhánh còn có 15 quỹ tiết kiệm phân bố trên khắp địa bàn quận Hai Bà Trưng và 2 phòng giao dịch Chợ Hôm, Bách Khoa. M« h×nh tæ chøc t¹i NHCT HBT Ban giám đốc Ho¹t ®éng giao dÞch trong vµ giao dÞch ngoµi quÇy Phßng KÕ to¸n giao dÞch C¸c ho¹t ®éng kinh doanh Phßng Kh¸ch hµng DN lớn Phßng Kh¸ch hµng DNV& N Phßng Kh¸ch hµng c¸ nh©n Phßng Giao dÞch chî H«m Phòng giao dịch Bách Khoa Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Qu¶n lý néi bé Phßng KiÓm tra néi bé Phßng TiÒn tÖ kho quü Phßng Tæ chøc hµnh chÝnh Phßng Th«ng tin ®iÖn to¸n Phòng Tổng hợp Qũy tiÕt kiÖm sè 1 Quỹ tiÕt kiÖm sè 2 Qũy tiÕt kiÖm sè 15 Qũy tiÕt kiÖm sè 3 Theo cơ cấu tổ chức mới có 4 phòng liên quan đến hoạt động cho vay là: + Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn + Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ + Phòng khách hàng cá nhân + Phòng quản lý rủi ro Các phòng trên được phân chức năng và nhiệm vụ phù hợp với tính chất nghiệp vụ của mình. 2.1.2 Hoạt động cơ bản 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể nói vốn là tiền đề, là khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, là nền tảng của hoạt động tín dụng, có quyết định quy mô, phạm vi hoạt động của Ngân hàng. Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng, quyết định thành công trong kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, HNCT HBT xác định “tạo vốn” là khâu mở cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; tạo một mặt bằng vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng cả về nội tệ và ngoại tệ để làm cơ sở quyết định chính sách tín dụng. Mặc dù có nhiều biến động phức tạp về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh từ các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, các quy định của Nhà nước trong công tác huy động vốn nhưng với biện pháp như: mở rộng địa bàn huy động vốn, chính sách lãi xuất linh hoạt và mềm dẻo, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã thu được những kết quả khả quan; nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể và ngày càng được điều chỉnh theo một cơ cấu hợp lý. Ngân hàng đã từng bước áp dụng và mở rộng hình thức tiết kiệm tích luỹ tạo thêm huy động mới từ dân cư, đồng thời Ngân hàng còn cung ứng các dịch vụ ngân hàng có kết quả. Bên cạnh đó NHCT HBT cũng hợp tác kinh doanh với công ty Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương nhằm tạo thêm kênh huy động vốn. Bảng 2.1 Cơ cấu vốn huy động tại NHCT HBT Giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 2.417 2.701 2.869 5.166 - Chia theo loại hình + Huy động từ dân cư + Huy động từ các tổ chức kinh tế 1.485 932 1.664 1.037 1.467 1402 1.272 3.895 - Chia theo thời gian + Nguồn vốn ngắn hạn (< 1 năm) + Nguồn vốn dài hạn (>1 năm) 1.665 752 2.229 472 2.083 786 4.485 681 “Nguồn: Bỏo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2008 NHCT HBT “ Năm 2008,tổng nguồn vốn huy động của NHCT đạt 5.166 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 2.297 tỷ đồng, tăng 80%. Trong đó nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 3.895 tỷ đồng chiếm 75.4% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của việc tăng này là do năm 2008 lãi suất huy động vốn của NHCTVN đã ổn định và phù hợp với thực tế thị trường hơn năm 2007, tiền gửi có kì hạn từ các tổ chức kinh tế tăng 411.7% so với năm 2007 ( 3431 tỷ đồng của năm 2008 và năm 2007 là 833 tỷ đồng). Hơn nữa NHCT HBT đã chủ động triển khai nhiều các biện pháp tích cực như mở thêm các điểm giao dịch mẫu; nâng cao tinh thần phục vụ, thực hiện văn hoá giao tiếp, phát hành tiết kiệm dự thưởng và đặc biệt là phát hành công cụ nợ. Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của NHCT HBT đạt 2.701 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 284 tỷ đồng, tăng là 12%. Trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm 1.664 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2005. Tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 1.037 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2005 Nhìn chung trong năm 2008, bên cạnh những kết quả đạt dược, NHCT HBT vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phục như: Nhiều quỹ tiết kiệm của chi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giao dịch còn chưa thật văn minh – hiên đại, kỹ năng làm việc của cán bộ còn bất cập và chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là tác phong giao dịch của một số giao dịch viên chưa thực sự nhiệt tình phục vụ khách hàng và tính chủ động trong công tác tiếp thị thu hút khách còn chưa cao… nên đã tác động không nhỏ tới kết quả huy động vốn trong lĩnh vực này. 2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì hai nghiệp vụ được xem là quan trọng đó là huy động vốn và cho vay. Mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn; còn cơ cấu nguồn vốn có tác động quyết định đến việc đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn của NHTM. Trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng phát triển tín dụng đi đôi với kiểm soát vốn vay trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn quy định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành. Vì vậy hoạt động cho vay của Chi nhánh đã đạt được các kết quả sau: Bảng 2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHCT- HBT GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 % so sánh 2006-2007 % so sánh 2007-2008 Tổng dư nợ 740,111 668,182 684,929 847,544 102.5% 123.7% Phân theo kì hạn nợ -Dư nợ ngắn hạn 512,635 473,202 477,034 500,561 100.8% 104.9% -Dư nợ trung hạn 61,486 53,669 63,230 33,116 117.8% 52.4% -Dư nợ dài hạn 165.99 141,211 144,665 313,687 102.4% 216.8% Phân loại theo tiền -Dư nợ bằng VNĐ 547.016 387,210 401,213 503,392 103.6% 125.5% -Dư nợ ngoại tệ quy ra VNĐ 193.095 280,972 283,717 344,152 101.0% 121.3% Chỉ tiêu chất lượng -Nợ nhóm 2 14.230 140,098 41,279 27,411 29.5% 66.4% -Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 164,049 16,263 0,507 0,301 3.1% 59.4% Thu nợ xử lý rủi ro 82.442 45,920 71,389 6,440 155.5% 9.0% “Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2008 NHCT HBT “ Tổng dư nợ nền kinh tế của Chi nhánh năm 2008 đạt 847,544 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 23.7%,cao hơn so với tốc độ tăng của các chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội ( các chi nhánh NHCT tăng 14.9%). Trong điều kiện chi nhánh phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng dư nợ trong 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ tiêu kế hoạch có nới rộng nhưng lãi suất tăng cao, tình hình kinh doanh ở hầu hết các doanh nghiệp hết sức khó khăn nên đã giảm nhu cầu vay vốn nên dư nợ không đạt được kế hoạch được giao. Cơ cấu dư nợ cũng có sự chuyển dịch qua các năm, dư nợ cho vay dài hạn tăng mạnh và giảm dư nợ cho vay trung hạn. Cụ thể, năm 2008 dư nợ cho vay dài hạn bằng 216,8% năm 2007 trong khi đó dư nợ cho vay trung hạn chỉ bằng 52,4% năm 2007 ( giảm 47.6%). Chất lượng cho vay ổn định và phát triển tốt qua các năm. Nếu như năm 2005 là năm bộc lộ chất lượng cho vay yếu kém tồn tại của nhiếu năm trước để lại, sang năm 2006 các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh vào các nhóm nợ cao, các khoản nợ cơ cấu lại lại hết thời hạn phải chuyển quá hạn, trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong 2 năm lên tới 176,942 tỷ đồng thì sang năm 2007 chất lượng cho vay đã được quản lý chặt chẽ,các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm lớn. Trong năm 2008 Chi nhánh đã kiểm soát các khoản nợ xấu khá tốt. Nợ nhóm 2, nợ xấu của chi nhánh năm 2008 giảm và ở mức thấp so với toàn NHCT.Chi nhánh thực hiện sàng lọc, chọn lựa khách hàng đảm bảo cho vay có hiệu quả, thực hiện đúng quy trình, các món vay đã được quản lý chặt chẽ… chính vì vậy các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm so với năm 2007. Cụ thể: nợ nhóm 2 chỉ bằng 66.4% năm 2007 ( giảm 33.6%) và chỉ chiếm 2.5% trong tổng dư nợ; nợ xấu ( nhóm 3,4,5) giảm 40.7% và chỉ chiếm 0.03% trong tổng dư nợ. vì vậy số trích dự phòng cụ thể của chi nhánh rất thấp chỉ còn 1,847 tỷ đồng. Công tác thu hồi nợ đã được xử lí rủi ro vẫn tiếp tục được đẩy mạnh nhăm thu nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý. Điển hình là năm 2007 công tác thu hối nợ đã đạt kết quả rất cao, đạt 71,389 tỷ đồng góp phần tăng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Khoản thu từ xử lí rủi ro năm 2008 là 6.440 tỷ đồng chỉ bằng 9% năm 2007.Các khoản nợ còn chưa thu được năm 2008 đều là những khoản rất khó khăn thuộc các đơn vị gần như đã ngừng hoặc kinh doanh cầm chừng nên thua lỗ, vì vậy cần có từng bước giải quyết thích hợp để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Từ những số liệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng cho thấy mặc dù còn một số hạn chế nhưng nhìn chung hoạt động của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Với định hướng và nỗ lực cố gắng phát triển thành một đơn vị vững mạnh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng sẽ khắc phục được các hạn chế, phát huy kết quả đã đạt được, sớm đạt được mục tiêu đề ra và đóng góp được nhiều hơn cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.1.2.3 Kết quả kinh doanh Với nỗ lực trên mọi mặt hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả cao, đóng góp nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước hàng năm, đồng thời đảm bảo được an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập Quốc tế. Có thể nói trong những năm qua, kết quả doanh của NHCT HBT khá tốt được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh tại NHCT HBT giai đoạn 2005- 2008 Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng doanh thu 184,411 243,955 366,189 499,757 2.Lợi nhuận trước thuế -95,599 2,132 156,374 89,545 3. Nguồn vốn huy động 2.417 2.473 2.869 5.167 4. Dự nợ cho vay 740,111 686,182 684,929 847,544 5. Trích dự phòng rủi ro 124,452 52,490 71,389 6,440 “Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT HBT 2005 – 2008” Nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 2.701 tỷ đồng, tăng 464 tỷ so với năm 2005.Dư nợ cho vay năm 2006 đạt 686 tỷ đồng, giảm 54 tỷ đồng so với năm 2005. Lợi nhuận của Ngân hàng trong những năm trước 2006 giảm đáng kể . Tuy nhiên năm 2006 kết quả kinh doanh của Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực là thoát khỏi tình trạng lỗ trong nhiều năm. Mặc dù lợi nhuận trước thuế năm 2006 chỉ đạt 2,132 tỷ đồng nhưng điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang dần khắc phục được hết lỗ luỹ kế trong kinh doanh (lỗ 95,599 tỷ đồng trong năm 2005) và bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới tốt hơn. Chi nhánh đã khắc phục được khoản lỗ lũy kế rất lớn do các năm trước để lại vào năm 2007. Để giảm bớt tổn thất do những rủi ro của hoạt động kinh doanh, hàng năm NHCT HBT trích dự phòng cho những khoản nợ có vấn đề và khó có khả năng thu, những hoạt động nghiệp vụ khác có nguy cơ mất vốn. Đến thời điểm 31/13/2007 Ngân hàng đã trích dự phòng rủi ro là 71,389 tỷ đồng. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nước ta do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với ngành Ngân hàng nói riêng cùng là một năm đầy xáo động về nhiều mặt, một năm đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ trước những khó khăn phải trải qua. Những biến động về kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thị trường tài chính – tiền tệ trong nước biến động phức tạp, diễn biến lãi suất bất thường và nhanh, tỷ giá ngoại tệ không ổn dịnh, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt…đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Chi nhánh NHCT HBT cũng phải chịu những tác động không thuận chiều đó. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời và kiểm soát tốt, sự đồng lòng của lãnh đạo,cán bộ nhân viên Chi nhánh với chiến lược kinh doanh linh hoạt nên hoạt dộng kinh doanh của Chi nhánh đã thu được kết quả khả quan. Năm 2008, tổng doanh thu Chi nhánh đạt 499,757 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 133,568 tỷ đồng, tăng 36.5%.Tổng doanh thu tăng như vậy nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2008 lại giảm so với năm 2007 chỉ đạt 89,545tỷ đồng bằng 57.3% năm 2007. Điều này là do khoản được hoàn trả trích dự phòng rủi ro và thu xử lý rủi ro năm 2007 rất lớn 119,571 tỷ đồng, nếu tách riêng yếu tố này thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bình thường của Chi nhánh sẽ là: 83,105 tỷ đồng,so với năm 2007 ( 156,374 - 119.571 = 36,803) tăng 125.8%. Nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm đặc biệt năm 2008 đạt 5.167 tỷ đồng tăng 2298 tỷ đồng so với năm 2007 ( tăng 80.1%). Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại NHCT HBT Thực trạng cho vay đối với DNVVN Doanh số cho vay DNVVN Bảng 2.4. Doanh số cho vay DNVVN tại NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3180.doc.doc
Tài liệu liên quan