Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN . I

MỤC LỤC . III

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .V

LỜI MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.2

6. Kết cấu của luận văn.3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4

1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.4

1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại .4

1.1.2. Hoạt động cho vay.8

1.2. Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại .18

1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại.18

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại.22

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại .25

1.3.1. Nhân tố thuộc về Ngân hàng Thương mại .25

1.3.2. Nhân tố ngoài Ngân hàng Thương mại .31

KẾT LUẬN CHƯƠNG I .33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH LẠNG

SƠN .35

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn .35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.35

2.1.2. Một số kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt .36

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi 33 là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. - Môi trường chính trị, xã hội Các chính sách của nhà nước, môi trường chính trị xã hội ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư , nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro , khi đó nhu cầu tín dụng củng giảm mạnh. Kết luận chương I Với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại đang và ngày càng trở nên cấp thiếtTrong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997- 1998, và cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước phải tái cơ 34 cấu sát nhập. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho vay ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới. Tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội. Việc củng cố và Nâng cao chất lượng cho vay là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi NHTM. Nhưng thực tế cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ. Trong điều kiện hiện nay để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới là sự cần thiết để Nâng cao chất lượng cho vay cho các NHTM Việt Nam 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Việc đổi tên cũng nằm trong kỳ vọng của Ban Lãnh đạo Ngân hàng là "Hai thương hiệu, triệu giá trị". Sự kết hợp 2 thương hiệu danh tiếng (Bưu điện và Liên Việt) tạo ra sức mạnh cộng hưởng có tác động đến đông đảo khách hàng. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong mười Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. 36 2.1.2. Một số kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Đến thời điểm 31/12/2016 tổng tài sản của Lienvietpostbank đạt 142.020 tỷ đồng, tăng gần 1,3 lần so với thời điểm năm 2015. Sau 8 năm thành lập, tổng tài sản của Lienvietpostbank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt vào nhóm các ngân hàng có mức tổng tài sản cao. Đến nay, Lienvietpostbank sẵn sàng bứt phá để trở thành ngân hàng trong top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam. Vào năm hoạt động đầu tiên 2008, vốn chủ sở hữu của Lienvietpostbank chỉ ở mức 3.447 tỷ đồng. Trải qua 8 năm hoạt động, vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng lên 8.331 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 6.460 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh cùng với phát triển quy mô tổng tài sản đã chứng tỏ sự tăng trưởng nhanh và liên tục của Lienvietpostbank. Bảng 2.2: Bảng các chỉ tiêu cơ bản Đv tính : (%) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROA) 0,46 0,32 0,77 Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROE) 5,93 4,33 13,13 Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 6 8 10 Nguồn : (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016) Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đv tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng tài sản 100.802 107.587 142.020 Vốn chủ sở hữu 7.852 8.065 8.331 Trong đó: Vốn điều lệ 6.460 6.460 6.460 Tổng huy động vốn 77.820 80.723 110.985 Tổng dư nợ tín dụng 46.399 61.352 87.650 Lợi nhuận trước thuế 535 422 1.387 Lợi nhuận sau thuế 466 350 1.094 Nguồn : (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016) 37 Bảng 2.2 chứng tỏ hoạt động kinh doanh ấn tượng của ngân hàng. Chỉ tiêu ROA (Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân) có xu hướng giảm do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Chỉ tiêu ROE đạt những con số ấn tượng tại thời điểm năm 2016. Do quá trình phát triển nhanh, tìm kiếm mở rộng thị trường nên hoạt động quản trị rủi ro vẫn đang trong quá trình được ngân hàng xây dựng, hoàn thiện dần về mặt chính sách. 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lạng Sơn Ngày 28/03/2008 Ngân hàng Liên Việt ra đời thì đến ngày 02/10/2010, Ngân hàng Liên Việt – chi nhánh Lạng Sơn được chính thức khai trương tại địa chỉ số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn và bắt đầu đi vào hoạt động cung cấp đầy đủ các dịch vụ kinh doanh ngân hàng như huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngoại hối và ngân quỹ. Chi nhánh Lạng Sơn là một trong những chi nhánh ra đời sớm cùng với sự thành lập của Ngân hàng Liên Việt trong năm 2008. 2.1.4. Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của LPB Lạng Sơn - Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lạng Sơn - Địa chỉ: Số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn - Các Phòng giao dịch trực thuộc: + Phòng giao dịch Hữu Lũng + Phòng giao dịch Lộc Bình + Phòng giao dịch Bắc Sơn Cơ cấu tổ chức: Tính đến thời điểm hiện tại Chi nhánh có 3 phòng nghiệp vụ, chuyên môn tại chi nhánh, bao gồm: Phòng khách hàng, Phòng Giám sát hoạt động, Phòng kế toán ngân quỹ. Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lạng Sơn 38  Nhiệm vụ chức năng các phòng ban - Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc + Giám đốc: Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của Chi nhánh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, thu từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; tăng trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với những rủi ro có thể xảy ra, Nâng cao uy tín, ảnh hưởng của LienVietPostBank trên địa bàn. + Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động, kinh doanh, quản lý, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tại chi nhánh, quản lý và phát triển nhân viên. - Phòng khách hàng : Thực hiện các chức năng tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Phát triển thị trường trên địa bàn được giao và phát triển cơ sở khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các khách hàng cá nhân; Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và quy định của Pháp luật - Phòng Giám sát hoạt động : Gồm hai bộ phận là tổ giám sát tín dụng và tổ hành chính nhân sự + Giám sát tín dụng: thực hiện hỗ trợ, giám sát quản lý hồ sơ tín dụng và thực hiện giải ngân cho khách hàng + Hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp và quản lý hành chính - nhân sự tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Liên Việt - Phòng kế toán- ngân quỹ : Thực hiện quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại phòng giao dịch; Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, công tác thanh toán, huy động và thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹtheo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; 39 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của LPB Lạng Sơn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng, vận động nhịp nhàng với nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của đất nước, hệ thống Ngân hàng cũng chuyển mình cho phù hợp với sự đổi mới đó, kiềm chế lạm phát, ổn định lưu lượng tiền, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. - Về địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh: Trụ sở của chi nhánh đặt tại Số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn nằm trên hai mặt đường chính của thành phố Lạng Sơn là đường Tam Thanh và đường Trần Đăng Ninh đây là nơi tập trung khá nhiều các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Lạng Sơn là một trong những địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp so với cả nước. Vì thế, nhu cầu vốn nói chung và nhu cầu vay vốn Ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cũng không cao cộng thêm các Ngân hàng Thương mại mở mới trên địa bàn tăng nhiều trong mấy năm Điều này là một yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của chi nhánh khi muốn mở rộng, tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó mức sống và thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và các huyện là tương đối thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Tuy nhiên ngoài yếu tố khó khăn thì cũng có những thuận lợi do địa bàn Lạng Sơn gần Trung Quốc có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 4 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc người dân có cơ hội giao thoa buôn bán. - Cán bộ ngân hàng: Thời điểm ngân hàng mới thành lập nhân sự tuyển dụng hầu hết cũng là nhân viên của nhiều ngân hàng luân chuyển sang, đa phần là tuổi còn rất trẻ nên có lòng nhiệt huyết, rất năng động, say mê với công việc. Đội ngũ Chuyên viên khách hàng được chi nhánh tuyển dụng đều có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tín dụng và có trình độ đại học trở lên, vì vậy rất dễ dàng cho việc học hỏi kiến thức và đào tạo chuyên sâu trong nghiệp vụ. Song song với đó chi nhánh đã có những buổi đào tạo nội 40 bộ chuyên sâu và nâng cao hơn nữa trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chi nhánh. Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của LPB Lạng Sơn Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đv : tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng tài sản 1.162 1.573 1.889 Nguồn vốn huy động 375 451 670 Tổng dư nợ 176 307 350 Tỷ lệ nợ xấu 0,25 0,31 0,1 Lợi nhuân trước thuế 3,4 5,2 9,4 Nguồn: (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016) Tổng tài sản của chi nhánh tăng trưởng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016. Thời điểm 31/12/2016 tổng tài sản là 1.889 tỷ đồng. Về hoạt động huy động vốn : Trong những năm qua, chi nhánh luôn nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Nằm trên địa bàn có nhiều NHTM cùng hoạt động nên các NHTM cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn. Là chi nhánh mới thành lập nên chi nhánh Lạng Sơn luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị quảng cáo trên các tờ rơi, banno quảng cáo, cử cán bộ xuống tận địa bàn, thâm nhập các tổ chức để phân tích cho khách hàng thấy được những tiện ích khi đến giao dịch tại chi nhánh. Ngân hàng luôn chủ động trong việc đào tạo đội ngũ giao dịch, là bộ mặt trực tiếp của ngân hàng khi khách hàng đến gửi tiền, tạo ra dịch vụ thân thiện, tiện ích, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, giao chỉ tiêu huy động đến từng cán bộ và có mức đãi ngộ xứng đáng với những cán bộ có hiệu quả kinh doanh cao, nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Từ năm 2012 – 2016 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng nhanh. Vốn huy động chủ yếu từ khách hàng là các tổ chức kinh tế và dân cư, nguồn vốn huy động năm 2016 là 670 tỷ đồng, tăng 178,66% so với năm 2014. Thời gian vừa qua công tác huy động vốn ở các NHTM nói chung là rất khó khăn, do lãi suất giảm mạnh, nên nhu 41 cầu gửi tiền tiết kiệm của dân cư theo đó cũng giảm. Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo chú trọng xây dựng văn hóa giao dịch với khách hàng, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, phát động nhiều cuộc thi đua huy động vốn, bằng các biện pháp tiếp thị khách hàng mới, phát triển khách hàng truyền thống bằng biện pháp áp dụng lãi suất linh hoạt và hợp lý, tặng quà trong các chương trình khuyến mại, đảm bảo các thao tác thực hiện nhanh, chính xác và an toàn cho khách hàng. 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn 2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn 2.2.1.1. Các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng tại LPB Lạng Sơn Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Lạng Sơn là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Chi nhánh phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay, Chi nhánh Lạng Sơn đang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:  Quy định của NHNN Việt Nam - Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 1627/2005/QĐ - NHNN ngày 03/02/2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN - Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 42 - Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ úng về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng  Quy định của LienVietPostBank - Hệ thống xếp hạng của Lienvietpostbank: Ngay từ khi mới thành lập Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng các cá nhân, doanh nghiệp để từ đó làm công cụ hỗ trợ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Lienvietpostbank chạy tự động dựa trên việc nhập trường thông tin của cá nhân, doanh nghiệp, các thông tin định tính và định lượng tình hình tài chính của khách hàng từ đó sẽ xếp hạng tương ứng khách hàng và có những biện pháp đối xử phù hợp. - Chính sách về cấp tín dụng: Quy trình về nghiệp vụ cho vay với khách hàng số 4178A/2017/QT-Lienvietpostbank ngày 10/04/2017 → quy định một cách thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, áp dụng trên toàn hệ thống của Ngân hàng để các chi nhánh có cùng một cách làm thống nhất - Chính sách về tài sản đảm bảo: Quy định số 890/2016/QĐ-LienVietBank ngày 05/02/2016 của Tổng giám đốc về việc thẩm định tài sản bảo đảm. Quy định này hướng dẫn và quy định chi tiết về việc bảo đảm tiền vay đối với các nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Nhìn chung, do là ngân hàng ra đời muộn nên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn chủ động học hỏi, tham khảo kinh nghiệm các ngân hàng ra đời trước đó, đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trường. Theo ý kiến chủ quan của tác giả thì các quy trình, quy định của ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu phục vụ công tác tín dụng. Các quy định, quy trình về cho vay, về đảm bảo tiền vay nêu rất chi tiết, cụ thể các công việc, trình tự thực hiện nên rất dễ dàng cho CVKH nắm bắt được thông tin và thực hiện. 2.2.1.2. Quy trình cấp tín dụng tại LPB Lạng Sơn Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp 43 cho ngân hàng Nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. - Tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ vay vốn Căn cứ theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, CVKH tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định. CVKH thực hiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khách hàng, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ Tài sản bảo đảm và Hồ sơ khác phục vụ cho việc thẩm định khoản vay. Đây là bước đầu tiên của quy trình tín dụng và cũng rất quan trọng vì nó là cơ sở để thực hiện các bước sau là phân tích và quyết định cho vay. Tùy theo mục đích vay vốn và sản phẩm cho vay mà CVKH sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: + Thông tin về năng lực pháp lý của khách hàng + Thông tin về phương án, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của khách hàng + Thông tin về tài sản đảm bảo của khoản vay Đây là khâu đầu tiên và qua những thông tin ban đầu tiếp xúc với khách hàng CVKH có thể nhận định được khoản vay có đủ các điều kiện đáp ứng để cho vay hay không và chuyển sang bước thẩm định hồ sơ tín dụng - Thẩm định hồ sơ tín dụng Sau khi đã tiếp xúc và lập hồ sơ vay vốn của khách hàng, CVKH bắt đầu thẩm định hồ sơ tín dụng, xác định khả năng của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng; phân tích tính chân thực của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong giai đoạn tiếp xúc, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. 44 Thẩm định thông tin tại hồ sơ khách hàng, tại địa chỉ của khách hàng (Trụ sở chính, địa điểm sản xuất kinh doanh,), thông tin về tài sản đảm bảo và bên thứ ba trong trường hợp khoản vay bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba. Thông tin tra cứu CIC về Khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của Khách hàng, TSBĐ của Khách hàng và các thông tin tương tự đối với người đồng trách nhiệm. Thông tin về chính sách tín dụng mà các TCTD khác đang áp dụng với Khách hàng. Thông tin về thị trường/ngành nghề kinh doanh của Khách hàng thông qua các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, các phương tiện truyền thông. Thông tin người nộp thuế trên trang mạng của Tổng cục Thuế. Thông tin, hồ sơ khác phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. Bước thẩm định hồ sơ tín dụng rất quan trọng vì nó quyết định món vay có được phê duyệt hoặc bị từ chối. - Phê duyệt tín dụng Phê duyệt tín dụng tùy thuộc vào số tiền vay vốn, mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo mà có các cấp phê duyệt khác nhau. Ban tín dụng chi nhánh Lạng Sơn được quyền phê duyệt món vay hạn mức là 3 tỷ đồng, những món vay vượt quá số tiền trên sẽ được chuyển lên Phòng Tái thẩm định Hội sở và được trình lên cấp cao hơn tùy thuộc vào quy mô vốn tín dụng lớn hay nhỏ. Hội đồng tín dụng thường phán quyết những món vay có quy mô lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng và những món vay có quy mô nhỏ thường được giao cho chi nhánh phụ trách thẩm định và phán quyết. Đây là sự phân cấp phán quyết hầu hết ngân hàng nào cũng áp dụng để Nâng cao chất lượng cho vay món vay, thẩm định kỹ hơn và tránh rủi ro cho chi nhánh cũng như ngân hàng nói chung. - Giải ngân Sau khi khách hàng có đề nghị giải ngân, CVKH kiểm tra tính xác thực của hồ sơ giải ngân chuyển sang bộ phận GSHĐ hạch toán và chuyển tiền cho khách hàng. Giải ngân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Quản lý sau giải ngân và thu hồi nợ 45 CVKH chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên vốn vay của Khách hàng. Chuyên viên Giám sát hoạt động có trách nhiệm phối hợp cùng CVKH thực hiện công việc này. Việc kiểm tra Khách hàng phải được lập thành biên bản theo quy định của Quy trình này. Và được thực hiện tại nơi cư trú, trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng vốn vay của Khách hàng; kết hợp cùng với việc kiểm tra các giao dịch tài khoản của Khách hàng, Hồ sơ Khách hàng, các nguồn thông tin khác. Kiểm tra định kỳ: Định kỳ tối đa 03 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn, 06 tháng/lần đối với khoản vay trung dài hạn hoặc theo thông báo phê duyệt cụ thể, CVKH có trách nhiệm phối hợp với Chuyên viên Giám sát hoạt động kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân. CVKH phối hợp với Chuyên viên Giám sát hoạt động trong việc thực hiện nhắc nợ Khách hàng đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, đồng thời tránh gây phiền nhiễu cho Khách hàng. Thực tế đang tồn tại thực trạng việc giám sát sau giải ngân không được CVKH chi nhánh Lạng Sơn coi trọng, chỉ làm các biên bản kiểm tra nhằm đối phó với kiểm toán và thanh tra NHNN, không tới tận nơi trụ sở nhà máy của khách hàng để kiểm tra thực tế kho hàng, tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những biện pháp khắc phục kịp thời nâng cao được chất lượng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ sau vay Khoản cho vay được tự động thanh lý khi Khách hàng hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán nợ, gốc, lãi, phí và các nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Hợp đồng tín dụng và các văn bản pháp lý liên quan khác. Phòng Giám sát hoạt động quản lý và lưu trữ Hồ sơ cho vay theo quy định của Ngân hàng. 2.2.1.3. Hoạt động tín dụng tại LPB Lạng Sơn  Cơ cấu dư nợ theo loại tiền 46 Cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo loại tiền thì dư nợ là bằng VND. do địa bàn tỉnh miền núi nên các không có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên không có dư nợ bằng USD chi nhánh. Cho vay bằng đồng nội tệ sẽ giảm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_chat_luong_cho_vay_tai_ngan_hang_buu_dien.pdf
Tài liệu liên quan