Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn tại Chi cục thuế TP. Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ .3

1.1. Các lý luận cơ bản về kiểm tra thuế.3

1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của kiểm tra thuế .3

1.1.2. Nguyên tắc kiểm tra thuế .5

1.1.3. Các phương pháp kiểm tra .6

1.1.4. Các hình thức kiểm tra .8

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế .9

1.2.1. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra .9

1.2.2. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT .10

1.2.3. Hệ thống pháp luật và cơ chế Quản lý thuế .10

1.2.4. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra.12

1.2.5. Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT .13

1.2.6. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế .13

1.3. Các vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn .14

1.3.1. Nội dung cơ bản công tác kiểm tra tại bàn.14

1.3.3. Vai trò của kiểm tra tại bàn .23

1.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra

hồ sơ khai thuế tại bàn.25

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu.25

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra .26

1.5. Kinh nghiệm kiểm tra thuế trong quản lý thuế ở một số nước trên thế giới.27

1.5.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Malaysia .27

1.5.2. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Mỹ .28

1.5.3. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Thái Lan .29

1.5.4. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Việt Nam .30

1.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới về công tác kiểm tra thuế.31

1.6.1. Về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra thuế.31

1.6.2. Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ kiểm tra .31

1.6.3. Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm .32

1.6.4. Về kiểm soát chất lượng kiểm tra .32

1.6.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế .32

1.6.6. Khả năng vận dụng vào hoạt động kiểm tra thuế tại Việt Nam.33

1.7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và điểm mới của đề tài .33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2010-2012.35

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Thanh Hoá.35

2.1.1. Tình hình dân số, lao động và nguồn nhân lực .35

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.36

2.1.3. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội .38

2.2. Tổng quan về Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá .39

2.2.1. Lịch sử hình thành .39

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy .39

2.2.3. Đội ngũ cán bộ .41

2.2.4 Đội ngũ Cán bộ công chức Chi cục thuế TP. Thanh Hoá.41

2.2.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội kiểm tra.42

2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách .44

2.4. Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại bàn tại Chi cục thuế TP. Thanh Hóa.45

2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn .45

2.4.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tại bàn.48

2.5. Đánh giá chung .61

2.5.1. Những kết quả đạt được .61

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân .62

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA

THUẾ TẠI BÀN Ở CHI CỤC THUẾ TP. THANH HÓA TRONG THỜIGIAN TỚI .66

3.1. Định hướng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế TP. Thanh Hoá đến năm2015.66

3.1.1. Định hướng chung.66

3.1.2. Định hướng cụ thể.66

3.2 Quan điểm tăng cường công tác kiểm tra thuế tại bàn.67

3.2.1. Công tác kiểm tra tại bàn phải đảm bảo việc chấp hành các luật thuế, đảm bảo

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước .67

3.2.3. Công tác kiểm tra tại bàn phải được tiến hành đơn giản, hiệu quả; công khai, minh

bạch về thủ tục hành chính; không gây phiền hà cho người nộp thuế.68

3.2.4. Công tác kiểm tra tại bàn phải được coi là một trong những giải pháp để quản

lý thu thuế do đó cần được tiến hành thường xuyên, tuân thủ và phù hợp với các

chuẩn mực và thông ước quốc tế.69

3.3.1. Giải pháp tăng cường kiểm tra tại bàn theo từng nội dung.70

3.3.2. Giải pháp tăng cường kiểm tra tại bàn đối với căn cứ tính thuế .73

3.3.3. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn.73

3.3.5. Xử lý nghiêm khắc, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau

kiểm tra tại bàn.75

3.3.6. Các giải pháp khác .76

3.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp .76

3.4.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế và quy trình kiểm tra tại bàn.76

3.4.2. Hoàn thiện cơ chế thưởng phạt đối với cán bộ kiểm tra .78

3.4.3. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra tại bàn.78

3.4.4. Nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của cán bộ thuế trong công

tác kiểm tra tại bàn .79

3.4.5. Sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng .80

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .81

I.Kết luận.81

II.Kiến nghị .81

TÀI LIỆU THAM KHẢO.83

PHỤ LỤC.85

Nhận xét của phản biện 1

Nhận xét của phản biện 2

pdf106 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn tại Chi cục thuế TP. Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phố có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 20 phường và 17 xã. Mật độ dân số là 2.680 người/km2. Thành phố Thanh Hóa là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ, là đô thị có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng, được định hướng để trở thành một trong những trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 phía nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thành phố đang cố gắng trở thành đô thị loại 1 vào năm 2014 năm và thành phố kỉ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại 2. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Với tiềm năng thế mạnh về khai thác tài nguyên khoáng sản, kinh tế biển, du lịch, trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, kinh tế Thanh Hoá đã đạt được những thành tích đáng kể, tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với bình quân của cả nước và luôn giữ ở mức từ 10% đến 12 %/năm. Năm 2012, trong điều kiện suy thoá kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP là 11%, đạt cao so với cả nước, đặc biệt sản xuất công nghiệp tăng 29,7%, các ngành dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch của Hội đồng nhân dân đề ra. Có được kết quả trên là do Thanh hoá có số lượng đông đảo các DN với nhiều loại quy mô, thuộc nhiều thành phần kinh tế,với các ngành nghề kinh tế mũi nhọn đều có bước phát triển tốt như: Vật liệu xây dựng, thương mại, du lịch,thuỷ hải sản,...Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội khoá XVIII, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Thanh Hoá đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2010-2012 đạt 19,07%, (Nghị quyết Đại hội là 22%), cao hơn bình quân thời kỳ 2005-2010 là 2,75%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.466 USD, vượt mục tiêu Đại hội (2.700 USD), gấp 2,15 lần so với năm 2010. Các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện. Dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và có chuyển biến tiến bộ về chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21%. Dịch vụ thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Xuất khẩu được quan tâm và từng bước phát triển. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 282 triệu USD, tăng 106 triệu USD so với nhiệm kỳ trước, đạt 88,4% so với Nghị quyết đề ra. Một số mặt hàng đã được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đá ốp lát, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, nông sản, may mặc. Vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi... được hình thành và tăng nhanh, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị. Dịch vụ viễn thông tiếp tục phát triển mạnh; mật độ điện thoại năm 2012 đạt 91 máy/100 dân, gấp 7 lần so với năm 2005. Công nghiệp và xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; giá trị tăng thêm bình quân hằng năm tăng 19,1%. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khu công nghiệp Lễ Môn, Tây Bắc ga, các cụm công nghiệp đã bố trí hết diện tích đất cho các dự án; một số doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong GDP. Năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp trong GDP tương ứng là: 51%, 48,5% và 4,7%. Trong từng ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Khu vực kinh tế nội thành và ngoại thành từng bước được điều chỉnh phù hợp; trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển thương mại, dịch vụ; một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước được di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng phát huy tiềm năng to lớn của kinh tế dân doanh trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng doanh nghiệp. Đến năm 2013, thành phố có 2.478 DN đăng ký thành lập và đang hoạt động, vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp tăng 48,7% so với năm 2010. + Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá, đến Tháng 10 năm 2013 đạt 2.688 tỷ đồng, chiếm gần 26,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tổng thu ngân sách theo phân cấp 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2.103,5 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 26,6%, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 1.338,2 tỷ đồng. Chi ngân sách 5 năm đạt 1.718,7 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư xây dựng cơ bản: 1.017,4 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản. 2.1.3. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội Thành phố luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 77%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố; đến nay đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,7%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; các phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động văn hoá thông tin đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Công tác quản lý di tích, danh thắng, dịch vụ văn hoá được quan tâm; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, số đề, văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm giảm so với đầu nhiệm kỳ. Điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn: Hơn 30 bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và phòng khám tư được thành lập, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung từng bước được củng cố. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Công tác đào tạo nghề phát triển mạnh: Trong 5 năm đã có trên 17.000 người được dạy nghề, 53.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó có 1.770 người đi lao động nước ngoài. Chính sách đối với người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo đầy đủ, kịp thời; hoạt động nhân đạo từ thiện, phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Các trung tâm cấp vùng như : Kiểm toán Nhà nước khu vực IX, Kiểm lâm Vùng II, VCCI Thanh Hóa, Hải quan Thanh Hóa, Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc trung bộ đều được đặt tại những vị trí trung tâm, tạo điều kiện dễ tìm, dễ làm việc cho người dân. 2.2. Tổng quan về Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá 2.2.1. Lịch sử hình thành Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa được thành lập từ tháng 10/1990 với biên chế: 134 công chức, trong đó Đại học 11 người, trung cấp 67 người, sơ cấp 56 người. Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Thanh Hóa theo Quyết định số 315/TC- QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn bao gồm: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (gồm doanh nghiệp NQD và hộ cá thể), thuế TNCN, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất (từ 2012 trở đi là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), tiền thuê đất, phí và lệ phí. Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa trực thuộc Cục thuế Thanh Hóa, nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền cấp từ trung ương đến địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào dự toán thu ngân sách được Cục Thuế giao hàng năm, bộ máy tổ chức theo mô hình chức năng kê khai - kế toán thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT, thu nợ và kiểm tra thuế. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổ chức quản lý của Chi cục được bố trí như sau: + 01 Chi cục trưởng: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Chi cục Thuế. + 03 Phó Chi cục trưởng: Giúp Chi cục trưởng phụ trách và lãnh đạo Đội thuế được phân công. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Theo thống kê đến Tháng 10/2013 thì hiện nay Chi cục Thuế có 221 cán bộ , trong đó số lượng cán bộ được biên chế là 213 người, số lượng cán bộ theo HĐ68/2000 là 8 người. Các bộ phận trực thuộc Chi cục Thuế được tổ chức như sau: - Đội Kiểm tra thuế (04 Đội): 61 cán bộ - Đội Kê khai kế toán thuế và tin học: 20 cán bộ - Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT: 8 cán bộ - Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: 12 cán bộ - Đội thuế TNCN: 05 cán bộ - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự Toán: 04 cán bộ - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ- Ấn chỉ: 20 cán bộ - Đội Kiểm tra nội bộ: 12 cán bộ - Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ: 07 cán bộ. - Đội thuế Liên phường xã( 11 Phường xã): 73 cán bộ (Nguồn: Chi Cục thuế Thành phố Thanh Hoá) Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá Lãnh đạo chi cục thuế Các đội kiểm tra thuế Đội KK- KKT và Tin học Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT Đội quản lý phí trước bạ và thu khác Đội thuế TNCN Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ Đội kiểm tra nội bộ Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế Đội Tổng hợp- nghiệp vụ- Dự toán Đội thuế liên phường -xã ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Dưới các xã, phường còn có Hội đồng tư vấn thuế do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã, phường làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường gồm: Đại diện UBND, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, phường, thị trấn; Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn do Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn thuế là tư vấn cho cơ quan Thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai. Công tác tổ chức cán bộ tại các bộ phận luôn được lãnh đạo Chi cục quan tâm, bố trí vị trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Đặc biệt việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra, tuyên truyền phải chuyên sâu và có kỹ năng, vì vậy Chi cục luôn quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ của công tác này để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế, nâng cao ý thức tuân thủ của NNT góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm mà ngành giao cho. 2.2.3. Đội ngũ cán bộ Đến 01/10/2013, số lượng cán bộ thuế của Chi cục là 213 cán bộ. Trong đó: Số cán bộ có trình độ trên đại học là: 3 cán bộ, chiếm 1,4% ; đại học là 159 cán bộ chiếm 74,65%; Cao đẳng - Trung cấp là 44 cán bộ, chiếm 20,66 %; sơ cấp là 4 cán bộ, chiếm 1,88%; còn lại 8 cán bộ làm công tác phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, chiếm 3,76%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Chi cục Thuế từ Đội trưởng trở lên đều có trình độ từ Đại học đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao và sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp. 2.2.4 Đội ngũ Cán bộ công chức Chi cục thuế TP. Thanh Hoá Đội ngũ cán bộ công chức trong những năm qua không ngừng được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng. Tổng biên chế năm 2012 tăng 41,2% so với năm 2010. Chất lượng cán bộ công chức có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng dần tỉ trọng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, từ 27,5% năm 2010 lên 72,2% năm 2012. Có được kết quả trên là do những năm qua Chi cục thuế TP. Thanh Hoá luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ mới có trình độ và luôn quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ công tác lâu năm học tập, nâng cao trình độ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ công chức Chi cục thuế TP. Thanh Hoá Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2012/2010 Người % Người % Người % ± % 1/Theo giới tính 153 100 190 100 216 100 63 141,2 - Nam 86 56,2 101 53,2 136 63,00 50 112,1 - Nữ 67 43,8 89 46,8 80 37,00 13 84,5 2/Theo trình độ chuyên môn 153 100 190 100 216 100 63 0,0 - Trung cấp 87 56,9 82 43,2 41 19,0 -46 -37,9 - Cao đẳng 24 15,7 21 11,1 15 6,9 -9 -8,7 - Đại học 42 27,5 85 44,7 156 72,2 114 44,8 - Trên đại học 0 0,0 2 1,1 4 1,9 4 1,9 (Nguồn: Chi cục thuế TP. Thanh Hoá) 2.2.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội kiểm tra Theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ban hành ngày 29/03/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc chi cục thuế thì Đội Kiểm tra tại CCT TP Thanh Hoá sẽ có chức năng: giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định; Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được; Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết; Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...; Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí; Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế; Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế; Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Rà soát, đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; Nhận dự toán thu ngân sách của người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phường, thị trấn, dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý; Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa phấn đấu thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước. Năm 2012, Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Bảng 2.2. Tình hình thực hiện ngân sách năm 2012 CHỈ TIÊU Thực hiện năm 2012 (ngàn đồng) Đạt % dự toán năm 2012 Tỉnh giao T.Phố giao So cùng kỳ TỔNG CỘNG 709.939.323 59,9 59,8 87,7 Tổng thu trừ đất 295.438.530 74,5 74,0 103,2 Thuế SD đất phi N. Nghiệp 13.902.988 77,5 77,5 109,3 Tiền SD đất 414.500.792 52,6 52,6 79,3 Thuế TNCN 34.537.255 67,4 67,4 93,7 Tr.đó:- TN từ ch/nhượng BĐS 27.174.336 62,1 62,1 89,7 - TN từ hộ KD 7.362.889 98,2 98,2 112,6 Lệ phí trước bạ 89.844.458 69,0 69,0 92,2 Tr.đó: - Nhà đất 12.469.263 92,3 92,3 105,4 - Ô tô -Xe máy 77.375.194 66,3 66,3 90,4 Phí và lệ phí 7.356.470 161,7 120,9 183,5 Tiền thuê đất 1.799.894 146,2 137,3 165,2 Thuế CTN-NQD 147.997.464 77,2 76,9 110,3 Trong đó - Môn bài 6.930.271 105,8 110,7 - Thuế Hộ Trực tiếp 31.452.028 100,2 114,2 - Hộ K.Trừ 993.996 94,7 98,5 - Công ty-DNghiệp 101.707.073 71,0 114,1 - XD Tư nhân 895.530 99,5 111,8 - XD Vãng lai 2.854.774 81,6 81,9 - Tiền phạt 3.163.819 63,3 53,6 (Nguồn: Chi cục thuế TP.Thanh Hoá) 2.4. Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại bàn tại Chi cục thuế TP. Thanh Hóa 2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn Công tác xây dựng kế hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một kế hoạch đúng đắn và hợp lý là tiền đề cho việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ luôn đi đúng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 hướng và đạt được hiệu quả mong muốn. Trong nhiều năm qua, tại Chi cục thuế TP. Thanh Hóa, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra tại cơ quan thuế luôn được chú trọng. Kế hoạch năm nay sẽ được xây dựng từ tháng 12 năm trước. Đặc biệt, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra tại được thực hiện ngày càng khoa học hơn, phù hợp với yêu cầu quản lý trong thời đại mới. Việc đánh giá phân tích thông tin người nộp thuế mang tính chuyên sâu đã nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tại bàn. Trên cơ sở đó, nguồn lực của ngành thuế được phân bổ một cách hợp lý. 2.4.1.1. Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế. Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin khác của người nộp thuế để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế. Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán bộ kiểm tra thuế còn tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các cơ quan liên quan. 2.4.1.2. Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế. Bộ phận kiểm tra thuộc Chi cục Thuế kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn: - Cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế. - Cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Thủ trưởng cơ quan Thuế quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn. - Cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên. Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để trình Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, Đội trưởng đội kiểm tra thuế cân đối với nguồn nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách. Đối với các loại hồ sơ khai thuế không ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 thuộc diện lập danh sách, bộ phận được giao kiểm tra bố trí cán bộ kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế phát sinh trong năm. Qua các cuộc khảo sát, điều tra trong công tác kiểm tra tại bàn, năm 2013 Đội kiểm tra Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ; kinh doanh dịch vụ giải khát, dịch vụ ăn uống; ảnh viện, áo cưới; kinh doanh đại lý thuốc tân dược; kinh doanh vận tải, xe máy, xăng dầu, vật liệu xây dựng. 2.4.1.3. Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế Khoảng 18/12 hàng năm, bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan Thuế danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro. Khoảng 28/12 hàng năm, Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt xong danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế Bảng 2.3 Tổng hợp số đơn vị thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế TP. Thanh Hóa ĐVT: đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2102 So sánh2011/ 2010 2012 /2011 Số đơn vị quản lý 2.054 2.052 2.326 99,9 113,3 Số đơn vị kiểm tra 573 783 2.326 136,6 297,1 Tỷ lệ kiểm tra 27,9 38,2 100 + 10,3 + 61,8 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ) Qua bảng tổng hợp ta thấy tỷ lệ số đơn vị được kiểm tra hồ sơ khai thuế trên tổng số lượng đơn vị quản lý tăng lên hàng năm với tỷ lệ năm 2011 tăng 10,3 % năm 2010, năm 2012 tăng 61,8% năm 2011. Về số lượng hồ sơ thực tế là sự tăng trưởng lớn từ 573 lượt đơn lượt đơn vị năm 2010 đến 783 lượt đơn vị năm 2011 và 2.326 lượt đơn vị năm 2012 (bằng 100% số đơn vị quản lý). Để nhận biết được sự khác biệt rõ ràng hơn về sự thay đổi số lượng lượt kiểm tra hồ sơ tại bàn, số liệu được thể hiện qua biểu đồ 2.2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số đơn vị không kiểm tra 1481 1269 0 Số đơn vị kiểm tra 573 783 2326 0 500 1000 1500 2000 2500 ( Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa) Sơ đồ 2.2 Kế hoạch kiểm tra từ năm 2010 đến 2012 2.4.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tại bàn Dựa vào kế hoạch kiểm tra đã được xét duyệt và phân công công tác, từng cán bộ kiểm tra tự lập kế hoạch kiểm tra theo tháng, quý đối với từng người nộp thuế cụ thể để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trong năm. 2.4.2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý và thời hạn kê khai của hồ sơ khai thuế Chi cục thuế TP. Thanh Hóa đã triển khai phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế” với công nghệ mã vạch 2 chiều cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quản lý. Đây là phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xử lý tính toán lập các tờ khai thuế theo quy định của pháp luật. Phần mềm này giúp cán bộ thuế giảm bớt được rất nhiều thời gian, nhân lực, sai sót trong quá trình nhập thông tin dữ liệu của người nộp thuế cũng như kiểm tra ban đầu về hình thức, thủ tục khai thuế. Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế. Cán bộ kiểm tra thường xuyên theo dõi và chấn chỉnh kịp thời nên chất lượng hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp đã tăng lên rõ rệt, giảm thiểu những sai sót về thủ tục hồ sơ, lỗi số học..., tạo điều kiện cho cán bộ kiểm tra sớm chuyển sang các bước tiếp theo. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Đội Kê khai và kế toán thuế mới chỉ kiểm tra được tờ khai mà chưa kiểm tra được các bảng kê. Việc kiểm tra các bảng kê được chuyển cho các Đội kiểm tra thuế song Đội kiểm tra cũng chỉ kiểm tra được rất ít. 2.4.2.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn Hiện nay việc sử dụng hóa đơn tại các doanh nghiệp có rất nhiều điều đáng lưu ý. Một số tổ chức bất chấp luật pháp đã sử dụng hóa đơn giả, ghi khống hàng hóa, dịch vụ, tiền thuế GTGT gây thất thoát lớn cho NSNN. Chi cục thuế TP. Thanh Hóa đã kết hợp giữa kiểm tra hồ sơ thuế với kiểm tra việc chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ để ngăn chặn các hành vi vi phạm cụ thể. Các cán bộ thuế thường xuyên kiểm tra bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra xem xét tính liên tục của hóa đơn, chừng từ; kiểm tra ngày tháng xuất hóa đơn, các thông tin của khách hàng xem doanh nghiệp có thực xuất hay không. Nếu phát h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_cong_tac_kiem_tra_ho_so_khai_thue_tai_ban_tai_chi_cuc_thue_tp_thanh_hoa_0529_191.pdf
Tài liệu liên quan