Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục chữ viêt tắt .iv

Danh mục các bảng .v

Mục lục.vi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA THUẾ.4

1.1. Tổng quan về kiểm tra thuế.4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò và ý nghĩa của Kiểm tra thuế.4

1.1.2. Nguyên tắc kiểm tra thuế .9

1.1.3. Các hình thức kiểm tra thuế .11

1.1.4. Nội dung kiểm tra thuế.13

1.1.5. Quy trình thực hiện kiểm tra thuế .17

1.1.6. Tổ chức kiểm tra thuế .31

1.1.7. Kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp.32

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế .36

1.2.1. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức làm công tác kiểm trathuế.36

1.2.2. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm trathuế.37

1.2.3. Hệ thống pháp luật và cơ chế Quản lý thuế .38

1.2.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT .39

1.2.5. Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT .40

1.2.6. Sự hợp tác giữa các ban ngành và cơ quan hữu quan .40

1.2.7. Thời gian .41

1.3. Đặc điểm công tác kiểm tra thuế tại Việt Nam .42

1.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm trathuế.42

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu.42

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế .43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CH CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2010-2013.47

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Thanh Hoá.47

2.1.1. Tình hình dân số, lao động và nguồn nhân lực .47

2.1.2. Cơ sở hạ tầng.48

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.51

2.1.4. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội .53

2.2. Tổng quan về Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá .54

2.2.1. Lịch sử hình thành.54

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.54

2.2.3. Đội ngũ cán bộ .56

2.2.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội kiểm tra.57

2.3. Thực trang công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá .59

2.3.1. Cơ sở vật chất hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin.59

2.3.2. Tổ chức cán bộ làm công tác kiểm tra thuế .61

2.3.3. Tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế .62

2.3.3.1. Tại trụ sở Cơ quan thuế.63

2.3.3.2 Tại trụ sở Người nộp thuế .70

2.4. Đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thành phố ThanhHoá .76

2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra .78

2.6. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế ở thành phố Thánh Hóa .83

2.6.1. Ưu điểm.83

2.6.2. Hạn chế.85

2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế trên.87

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM

TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA.91

3.1. Định hướng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế đến năm 2016.91

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cụcthuế.92

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý thuế. .92

3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.93

3.2.3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chất cũng như về lượng .95

3.2.4. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra .96

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế.97

3.2.6. Thời gian .99

3.2.7. Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế và cácban ngành .99

3.2.8. Tổ chức tốt công tác sau kiểm tra .100

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .101

I. Kết luận.101

II. Kiến nghị .101

TÀI LIỆU THAM KHẢO.103

PHỤ LỤC.105

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

pdf117 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày; và nếu có trường hợp cần thiết xảy ra, quyết định kiểm tra sẽ được gia hạn 1 lần và thời gian gia hạn không quá thời gian quy định của cuộc kiểm tra diễn ra trước đo. Điều nay sẽ dẫn đến việc gây hạn chế trong công tác kiểm tra. Với những đơn vị có quy mô lơn, xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp thì thời gian kiẻm tra sẽ trở nên quá ít, khó phát hiện được các sai phạm của NNT. Nhưng với những trường hợp NNT có quy mô vừa và nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, hoặc việc kê khai và nộp thuế đúng quy định, thì thời gian của đoàn kiểm tra lại trở nên thừa so với quy định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 1.4. Đặc điểm công tác kiểm tra thuế tại Việt Nam Theo mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác kiểm tra thuế tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra; đảm bảo tính khách quan, công khai minh bạch trong kiểm tra NNT. Công tác kiểm tra được thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy trình đã nâng cao hiệu qủa các cuộc kiểm tra, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho NNT. Giúp phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của NNT góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước; các kẽ hở trong cơ chế chính sách được phát hiện để kiến nghị sửa đổi. 1.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập thông tin Số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu kiểm tra từ các phòng, ban liên quan của CCT TP Thanh Hoá. Ngoài ra, còn thu thập thông tin từ các văn bản pháp luật thuế, các giáo trình về thuế, các tạp chí chuyên ngành và các thông tin trên các website của các cơ quan trung ương và địa phương. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trên cơ sở sử dụng phiếu điều tra dành cho đối tượng là Cán bộ làm công tác kiểm tra.và NNT. Cụ thể: - Phỏng vấn trực tiếp 20 cán bộ làm công tác kiểm tra tại Cục thuế Thanh Hoá và 50 cán bộ tại Chi cục Thuế TP.Thanh Hoá và 120 nhân viên tại các đơn vị nộp thuế để lấy ý kiến đánh giá của họ về chất lượng công tác kiểm tra tại Chi Cục thuế thành phố Thanh Hoá. * Phương pháp tổng hợp số liệu: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ để tổng hợp các thông tin về chất lượng của công tác kiểm tra trong giai đoạn nghiên cứu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 * Phương pháp phân tích tinh tế: Được sử dụng để phân tích thực trạng công tác kiểm tra trên cơ sở số liệu đã được tổng hợp. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. * Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để đánh giá những vấn đề có tính ước định. Đặc biệt là tận dụng những kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia để làm sáng tỏ các vấn đề có tính phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại những tính toán và những nhận định làm căn cứ đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn. Các chuyên gia mà tác giả được gặp gỡ, trao đổi gồm: Trưởng phòng Thanh tra ; Trưởng phòng Kiểm tra thuế; Trưởng phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ NNT; * Phương pháp kiểm định thống kê: Tác giả sử dụng các phương pháp kiểm định chủ yếu sau: + Phương pháp T Test được áp dụng để kiểm định xem có hay không sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới công tác kiểm tra của các đối tượng khác nhau. Với độ tin cậy < 5%. Điều đó có nghĩa là có ít nhất một sự khác biệt trong cách đánh giá của các cán bộ kiểm tra với NNT về mức độ ảnh hưởng của nhân tố đối với chất lượng công tác kiểm tra. Với độ tin cậy > 5%, . Điều đó có nghĩa là không có sự khác biệt trong cách đánh giá của các cán bộ kiểm tra với NNT về mức độ ảnh hưởng của nhân tố đối với chất lượng công tác kiểm tra. 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế 1) Nhóm chỉ tiêu định lượng đánh giá kết quả công tác kiểm tra * Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra (%) = Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra x100 Số lượng doanh nghiệp quản lý Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một trăm doanh nghiệp thì có bao nhiêu doanh nghiệp được kiểm tra. Mục tiêu quan trọng của kiểm tra thuế là phòng ngừa các hành vi vi phạm về thuế; phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Công tác kiểm tra thuế càng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 hoàn thiện khi các hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện, xử lý thích đáng và qua đó để phòng ngừa, răn đe đối với các doanh nghiệp khác. Đồng thời công tác thu thuế cũng được đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh bỏ sót khoản thu. Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra càng nhiều thì hành vi vi phạm pháp luật càng được phát hiện và xử lý kịp thời, công tác kiểm tra thuế càng được hoàn thiện hơn. * Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra Kế hoạch kiểm tra đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác kiểm tra trên người nộp thuế. CQT chỉ được kiểm tra các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch kiểm tra được duyệt (trừ các trường hợp kiểm tra đột xuất). Lập kế hoạch kiểm tra giúp cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lực kiểm tra được hiệu quả. Do đó, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra cho thấy nguồn lực kiểm tra có được phân bổ hợp lý hay không, có lãng phí nguồn lực không, hiệu suất làm việc của đoàn kiểm tra có tối ưu hay không. Đồng thời, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra còn cho thấy công tác lập kế hoạch và việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra có khoa học hay không. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra (%) = Số doanh nghiệp đã kiểm tra x100Số doanh nghiệp phải kiểm tra theo kế hoạch * Trung bình số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra của doanh nghiệp Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra thể hiện mức độ vi phạm pháp luật về thuế của doanh được kiểm tra. Trung bình số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra của một doanh nghiệp càng lớn thì mức độ vi phạm pháp luật về thuế càng cao, phản ánh mục tiêu phòng ngừa và răn đe các hành vi vi phạm về thuế chưa được đảm bảo, kiểm tra thuế chưa hoàn thiện. Trung bình số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra = Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra Số doanh nghiệp được kiểm tra ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 * Tỉ lệ hồ sơ vi phạm Tỉ lệ hồ sơ vi phạm (%) = Số hồ sơ vi phạm x 100 Tổng số hồ sơ kiểm tra Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng số lượt hồ sơ đã kiểm tra trong năm có bao nhiêu hồ sơ vi phạm, phản ánh kết quả công tác kiểm tra hồ sơ tại CQT. Số hồ sơ vi phạm bao gồm số hồ sơ phải điều chỉnh thuế sau kiểm tra; số hồ sơ phải thực hiện ấn định thuế và số hồ sơ thực hiện chuyển kiểm tra tại trụ sở NNT. Ngoài việc phản ánh tình hình tuân thủ pháp luật thuế, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác kiểm tra tại bàn của CQT. * Tỉ lệ doanh nghiệp vi phạm Tỉ lệ doanh nghiệp vi phạm (%) = Số doanh nghiệp vi phạm x 100 Tổng số DN kiểm tra Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng số doanh nghiệp được kiểm tra có bao nhiêu doanh nghiệp vi phạm. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tuân thủ pháp luật của NNT đồng thời phản ánh chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm tra. Phản ánh kết quả thực hiện kiểm tra. 2) Nhóm chỉ tiêu định tính đánh gía chất lượng công tác kiểm tra Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những chỉ tiêu mang tính xã hội, chính trị như: - Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Chỉ tiêu này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng được kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm). - Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 - Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ CQT và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung kiểm tra tương ứng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CH CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2010-2012 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Thanh Hoá 2.1.1. Tình hình dân số, lao động và nguồn nhân lực Tỉnh Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích tự nhiên 11.131,9. km2 và dân số 3.412.600 người. Cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Phía Bắc giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, Phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp với Hủa Phăn ( của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102km. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Hiện tại Thanh Hoá có 01 Thành phố, 02 Thị xã và 24 Huyện. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, là một đô thị phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ, là một trong 3 trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ cùng với Vinh và Huế, đồng thời thành phố có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ. Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp với huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Theo số liệu thống kê năm 2012, Thành phố hiện nay có diện tích tự nhiên 146,77 km², dân số là 393.294 người, với 71.04% là thành thị, 28.96% là nông thôn. Thành phố có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 20 phường và 17 xã. Mật độ dân số là 2680 người/km2. Thành phố Thanh Hóa là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ, là đô thị có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng, được định hướng để trở thành một trong những trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 phía nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thành phố đang cố gắng trở thành đô thị loại 1 vào năm 2014 năm và thành phố kỉ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại 2 2.1.2. Cơ sở hạ tầng Những năm vừa qua cơ sở hạ tầng trên địa thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều điểm nhấn và năng lực sản xuất mới để xứng đáng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh. Thành phố Thanh Hoá hiện nay có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh so với các địa phương trong tỉnh. * Giao thông: Hiện tại thành phố có đường bộ nối liền sang nước bạn Lào là đường 47, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có đường quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa bàn thành phố gần 20 km và con đường này đang được cải tạo, mở rộng có dải phân cách. Các trục giao thông chính khác là: Đại lộ Hùng Vương(đường tránh quốc lộ 1A qua địa phận thành phố); Đai lộ Nguyễn Hoàng, Đường quốc lộ 47 nối thành phố với Sầm Sơn đã hoàn thành cải tạo, mở rộng thành đường một chiều. Ngoài ra để kết nối Tp Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn có hai đại lộ đang gấp rút thi công là: Đại lộ Nam sông Mã và Đại lộ Ngã ba Voi- Sầm Sơn. Một số con đường lớn khác công đang thi công là: Đại lộ Đông Tây và công trình tuyến đường vành đai hợp phần 1 - phát triển đô thị thuộc Dự án “Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa”. Ngáy 04/8/2013 tiểu dự án 2 thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 1A được khởi công xây dựng, trong dự án này nổi bật có cầu Nguyệt Viên nối 2 bên bờ sông Mã sẽ được xây dựng.Như vậy đây là cây cầu thứ 3 bắc qua sông Mã, góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, đồng thời mở rộng không gian đô thị, góp phần phát triển mạnh mẽ thành phố lên hướng Bắc, đưa sông Mã vào lòng thành phố. Ngoài ra thành phố cũng nghiên cứu thêm dự án đường vành đai Tây. Hiện nay Sân bay Sao Vàng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía tây, có một đường băng dài 3200 mét, đã chính thức khai trương ngày 05/2/2013. Với việc khởi công dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn vào ngày 23/10/2013 với số vốn trên 9 tỷ đô la thì khả năng sân bay Thọ Xuân sẽ có nhiều cơ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 hội để phát triển thành cảng hàng không quốc tế. Như vậy, hình thức giao thông của TP Thanh Hóa rất đa dạng và thuận tiện, tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước cũng như việc đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ một cách toàn diện. * Công nghiệp: Hiện nay ở thành phố có 3 khu công nghiệp chính: - Khu công nghiệp Lễ Môn: Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87ha. Đã có hơn nhiều doanh nghiệp FDI đến đầu tư và hoạt động hiệu quả như: Công ty TNHH Sunjade(Đài Loan), Công ty TNHH Sakurai(Nhật Bản), Công ty TNHH Yotsuba Dress(Nhật Bản), cùng với đó là những doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk.... Khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao,chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông. - Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga: Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa. Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá trình thu hút đầu tư mạnh mẽ. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ. Hiện nay công ty nổi bật ở khu công nghiệp này là Công ty TNHH Điện tử Bình Minh: đơn vị đầu tiên sản xuất chip thạch anh công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam. - Khu công nghiệp Hoàng Long: Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam(Doanh nghiệp Đài Loan).... , Công ty nước mắm Thiên Hương... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Thành phố còn dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh. * Thương mại và dịch vụ Với sự tồn tại song song của các chợ theo mô hình cũ và các siêu thị mua sắm hiện đại, hàng hóa trở nên rất đa dạng, phong phú và người dân thành phố có thêm nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng hưởng lợi về giá cả từ sự cạnh tranh lành mạnh. Nhiều siêu thị hiện đại và trung tâm mua sắm lớn đã xuất hiện như: Trung tâm thương mại Vinaconex, trung tâm thương mại Thanh Hoa - Sông Đà, Trung tâm thương mại Vinafood, Trung tâm thương mại Lam Sơn, Trung tâm thương mại Phú Hùng, Trung tâm thương mại HD- siêu thị Coop-mart, Trung tâm thương mại- văn phòng cho thuê Viettel, Siêu thị Điện tử HC, Trung tâm thương mại Trần Phú, Trung tâm thương mại Pertect...và đặc biệt là trung tâm thương mại Đại siêu thị Big C với tổng số vốn 1000 tỷ đồng đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 với 500 tỷ đồng đồng thời đang tiến hành xây dựng giai đoạn 2, trung tâm thương mại Thanh hoa Mê linh Plaza 1300 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng[ nhưng không vì thế mà chợ theo mô hình cũ mất đi vị thế, vai trò của nó trong đời sống người dân thành phố. Đặc biệt, ở thành phố Thanh Hóa có rất nhiều chợ lớn được xây dựng khá hoàn thiện và quản lý chặt chẽ. Có thể kể tên một số chợ lớn như: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Thọ, chợ Tây Thành, chợ Nam Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên, chợ Đông Thọ, Chợ Đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương... Cũng theo số liệu thống kê năm 2012, các nguồn vốn huy động ngày càng đa dạng, trong 5 năm qua, từ năm 2009-2012 đã huy động được 16.038 tỷ đồng theo giá thực tế. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ quỹ đất đã được tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị; vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ cho phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tham gia thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là y tế, giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà ở. Đã vận động thu hút được nguồn vốn ODA cho Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố, tạo điều kiện để thành phố phát triển trong những năm tới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Với tiềm năng thế mạnh về khai thác tài nguyên khoáng sản, kinh tế biển, du lịch, trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, kinh tế Thanh Hoá đã đạt được những thành tích đáng kể, tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với bình quân của cả nước và luôn giữ ở mức từ 10% đến 12 %/năm. Năm 2012, trong điều kiện suy thoá kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP là 11%, đạt cao so với cả nước, đặc biệt sản xuất công nghiệp tăng 29,7%, các nghành dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế haọch của Hội đồng nhân dân đề ra. Có được kết quả trên là do Thanh hoá có số lượng đông đảo các DN với nhiều loại quy mô, thuộc nhiều thành phần kinh tế,với các ngành nghề kinh tế mũi nhọn đều có bước phát triển tốt như: Vật liệu xây dựng, thương mại, du lịch,thuỷ hải sản,...Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội khoá XVIII, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Thanh Hoá đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. - Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2010-2012 đạt 19.07%, (Nghị quyết Đại hội là 22%), cao hơn bình quân thời kỳ 2005-2010 là 2,75%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.466 USD, vượt mục tiêu Đại hội (2.700 USD), gấp 2,15 lần so với năm 2010. Các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện. - Dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và có chuyển biến tiến bộ về chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21%. Dịch vụ thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. Xuất khẩu được quan tâm và từng bước phát triển. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 282 triệu USD, tăng 106 triệu USD so với nhiệm kỳ trước, đạt 88,4% so với Nghị quyết đề ra. Một số mặt hàng đã được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đá ốp lát, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, nông sản, may mặc. Vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi... được hình thành và tăng nhanh, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị. Dịch vụ viễn thông tiếp tục phát triển mạnh; mật độ điện thoại năm 2012 đạt 91 máy/100 dân, gấp 7 lần so với năm 2005. - Công nghiệp và xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; giá trị tăng thêm bình quân hằng năm tăng 19,1%. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khu công nghiệp Lễ Môn, Tây Bắc ga, các cụm công nghiệp đã bố trí hết diện tích đất cho các dự án; một số doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong GDP. Năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp trong GDP tương ứng là: 51%, 48,5% và 4,7%. Trong từng ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Khu vực kinh tế nội thành và ngoại thành từng bước được điều chỉnh phù hợp; trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển thương mại, dịch vụ; một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước được di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng phát huy tiềm năng to lớn của kinh tế dân doanh trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng doanh nghiệp. Đến năm 2013, thành phố có 2478 DN đăng ký thành lập và đang hoạt động, vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp tăng 48,7% so với năm 2010. + Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá, đến Tháng 10 năm 2013 đạt 2.688 tỷ đồng, chiếm gần 26.7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tổng thu ngân sách theo phân cấp 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2.103,5 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 26,6%, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 1.338,2 tỷ đồng. Chi ngân sách 5 năm đạt 1.718,7 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư xây dựng cơ bản: 1.017,4 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản. 2.1.4. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội Thành phố luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 77%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố; đến nay đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,7%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; các phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động văn hoá thông tin đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Công tác quản lý di tích, danh thắng, dịch vụ văn hoá được quan tâm; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, số đề, văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm giảm so với đầu nhiệm kỳ. Điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn: Hơn 30 bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và phòng khám tư được thành lập, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung từng bước được củng cố. Công tác đào tạo nghề phát triển mạnh: Trong 5 năm đã có trên 17.000 người được dạy nghề, 53.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 1.770 người đi lao động nước ngoài. Chính sách đối với người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo đầy đủ, kịp thời; hoạt động nhân đạo từ thiện, phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Các trung tâm cấp vùng như : Kiểm toán Nhà nước khu vực IX, Kiểm lâm Vùng II, VCCI Thanh Hóa, Hải quan Thanh Hóa, Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc trung bộ đều được đặt tại những vị trí trung tâm, tạo điều kiện dễ tìm, dễ làm việc cho người dân. 2.2. Tổng quan về Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá 2.2.1. Lịch sử hình thành Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa được thành lập từ tháng 10/1990 với biên chế: 134 công chức, trong đó Đại học 11 người, trung cấp 67 người, sơ cấp 56 người. Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Thanh Hóa theo Quyết định số 315/TC- QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn bao gồm: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (gồm doanh nghiệp NQD và hộ cá thể), thuế TNCN, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất (từ 2012 trở đi là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), tiền thuê đất, phí và lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_cong_tac_kiem_tra_thue_tai_chi_cuc_thue_thanh_pho_thanh_hoa_1521_1912077.pdf
Tài liệu liên quan